ÔI NƯỚC TA CÒN NGHÈO, THIẾU VỐN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG, NỢ CÔNG NẶNG NỀ, THAM NHŨNG TRIỀN MIÊN, DÂN SINH THIẾU THỐN MÀ LÃNG PHÍ VÔ CÙNG.
GNLT. Nhà văn Tô Hoàng, TranNhuong.net,
Từ ngày nhậm chức tới nay, hình như Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện chỉ mới một lần “ xuất chiêu” khi lên tiếng đề nghị biến Nhà Hát Lớn Hà Nội thành “ Thánh đường dành cho nghệ thuật đỉnh cao”. Thiết nghĩ, từ trong tâm tưởng của mình, chắc hẳn Bộ trưởng Thiện còn mong muốn có thêm nhiều lần đề xuất những cải tiến, sửa đổi, nâng cao kiểu như vậy nữa…
Xin mạo muội mách với Bộ trưởng Thiện một số việc như sau:Khoảng mươi, mười lăm năm trở lại đây phim điện ảnh Việt Nam xuất xưởng ( ý nhắm tới những bộ phim chính thống, nghiêm chỉnh, chứ không phải thứ phim “ hàng chợ”) ngày càng giảm xuống số đơn. (sang năm 2016 này thực sự đã thành số O tròn trĩnh ). Ấy vậy, nhưng ngành điện ảnh cứ 2 năm lại diễn ra 2 Liên Hoan Phim tầm cỡ quốc gia: LHP Bông Sen 2 năm /1 lần và LHP Cánh Diều/ năm 1 lần. “ Hàng hóa không có, họp chợ làm chi ? Đã có nhiều ý kiến cho rằng nên 2 thậm chí 3, 4 năm mới tổ chức một lần LHP thôi. Vừa đỡ tốn kém nhân, vật lực; vừa chờ có đủ hàng hóa mới mua bán, trao đổi chứ? Nhưng ý kiến vẫn rơi vào thinh không..
Lại nói tới các Lễ Hội ở các tỉnh. Mỗi năm mỗi tỉnh đều thi đua nhau mở lễ hội nhắm quảng bà cho địa phương mình, nhắm hút khách du lịch. Có điều nhỡn tiền: Lễ hội tỉnh này y trang lễ hội tỉnh kia. Thậm chí lễ hội trong một tỉnh năm này cũng là sự “ sào xáo “ những phất cờ đỏ, rung lắc những ngọn tre, tạo những làm sóng giả bằng những tấm khăn lụa..và mời các ca sỹ chuyên nghiệp ở trung ương về biểu diễn như năm trước, năm kia…
Các cuộc thi Người đẹp, Hoa hậu thì biến tướng đủ hình dạng, mỗi năm rình rang vài ba cuộc. Người đẹp giống như quả chín, rau vào vụ. Cũng phải chịu vun trồng, chăm tưới tắm, chịu kiên trì chờ mới mong có quả thơm, rau tươi. Chứ cứ vội vàng “ bẻ cuống, mau tay ngắt ngọn “ như vầy e quả chưa kịp chín, rau chưa kịp xanh tốt…
Xin mạo muội mách với Bộ trưởng Thiện một số việc như sau:Khoảng mươi, mười lăm năm trở lại đây phim điện ảnh Việt Nam xuất xưởng ( ý nhắm tới những bộ phim chính thống, nghiêm chỉnh, chứ không phải thứ phim “ hàng chợ”) ngày càng giảm xuống số đơn. (sang năm 2016 này thực sự đã thành số O tròn trĩnh ). Ấy vậy, nhưng ngành điện ảnh cứ 2 năm lại diễn ra 2 Liên Hoan Phim tầm cỡ quốc gia: LHP Bông Sen 2 năm /1 lần và LHP Cánh Diều/ năm 1 lần. “ Hàng hóa không có, họp chợ làm chi ? Đã có nhiều ý kiến cho rằng nên 2 thậm chí 3, 4 năm mới tổ chức một lần LHP thôi. Vừa đỡ tốn kém nhân, vật lực; vừa chờ có đủ hàng hóa mới mua bán, trao đổi chứ? Nhưng ý kiến vẫn rơi vào thinh không..
Lại nói tới các Lễ Hội ở các tỉnh. Mỗi năm mỗi tỉnh đều thi đua nhau mở lễ hội nhắm quảng bà cho địa phương mình, nhắm hút khách du lịch. Có điều nhỡn tiền: Lễ hội tỉnh này y trang lễ hội tỉnh kia. Thậm chí lễ hội trong một tỉnh năm này cũng là sự “ sào xáo “ những phất cờ đỏ, rung lắc những ngọn tre, tạo những làm sóng giả bằng những tấm khăn lụa..và mời các ca sỹ chuyên nghiệp ở trung ương về biểu diễn như năm trước, năm kia…
Các cuộc thi Người đẹp, Hoa hậu thì biến tướng đủ hình dạng, mỗi năm rình rang vài ba cuộc. Người đẹp giống như quả chín, rau vào vụ. Cũng phải chịu vun trồng, chăm tưới tắm, chịu kiên trì chờ mới mong có quả thơm, rau tươi. Chứ cứ vội vàng “ bẻ cuống, mau tay ngắt ngọn “ như vầy e quả chưa kịp chín, rau chưa kịp xanh tốt…
Hoạt động truyền hình của nước ta ( điều đương nhiên là ở ngoài tầm tay với của Bộ Văn Hóa-Thể Thao- Du Lịch ). Nhưng xét trên tổng thể, lại có thể xem hiện nay truyền hình là “ mặt tiền”, là “ nhà máy Sản xuất thức ăn Nghe-Nhìn chủ yếu “cung cấp cho 90 triệu đồng bào cả nước. Không hiểu do chủ trương nào, gợi ý của ai, từ đầu thập niên những năm 1990, mỗi tỉnh ( thậm chí có những thành phố ) đều có một đài truyền hình. Tiến xa hơn , mỗi đài đếu phát sóng 8 rồi 12, rồi 24 tiếng trong một ngày. Người am tường một chút đều biết để có được 1 phút phát sóng sẽ phải tốn kém tiền bạc như thế nào. Các đài đua nhau thu quảng cáo để lấy tiền bù cho việc sản xuất chương trình. Kinh tế thế giới đi xuống, kinh tế trong nước thụt lùi. Quảng cáo ngày càng khan hiếm. Các Đài liền biến tướng thành nơi chiếu rặt phim nước ngoài ( mua với giá rẻ ) hoặc nhanh chóng làm chức năng của “ loài nhai lại” tức chiếu lẫn phim, chương trình của nhau. Rảnh rỗi, cầm chiếc rờ-một lên tay, kỳ lạ chưa, trên màn hình lươn lướt logo của 60, 70 chương trình phát sóng mà sao chương trình đài này y hệt chương trình đài kia, cáng khó tìm ra chương trình nào có thể dừng mắt quan tâm chừng mươi, lăm phút…
Nghe qua vài ví dụ “ mách nhỏ” như trên chắc, Bộ trưởng nghĩ rằng người viết những dòng này lưu ý đến chất lượng của các hoạt động văn hóa.Quả là cũng có một phần như vậy.Song ý chính lại là mong Bộ trưởng đế mắt đến khâu LÃNG PHÍ, TỐN KÉM TIỀN BẠC dành cho những hoạt động văn hóa như vậy.
Hoạt động văn hóa hiểu theo nghĩa rộng nhất là làm những gì hợp với lòng dân, hợp với thời buổi. Cả nước ta đang đứng trước những thách thức sống còn trong việc chi tiêu đồng tiền thu được từ thuế má, từ những nguồn hàng xuất khấu, nhất là từ nguồn vay nợ của nước ngoài. Cùng với yêu cầu chống tham những, yêu cầu Tiết kiệm đã trở thành một quốc sách. Bộ trưởng đã nêu lên sáng kiến biến Nhà hát Lớn TP Hà Nội thành “ thánh đường dành cho nghệ thuật đỉnh cao” nay mạnh dạn xin hiến bác mấy biện pháp quyết liệt sau đây nhằm tiết kiệm tiền bạc ngay ở các lĩnh vực nằm trong tầm tay Bộ trưởng như sau:
CỨ TẠM QUY ĐỊNH KHOẢNG THỜI GIAN 5 NĂM TỚI ( TỪ 2017 ĐẾN 2022 ) TRONG KHI CHỜ NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC PHỤC HỒI, HƯNG KHỞI LÊN, XIN BỘ TRƯỞNG KÝ SẮC LÊNH QUY ĐỊNH:
– Liên hoan phim VN 5 năm tổ chức một lần.
– Lễ Hội ở các tỉnh 5 năm tổ chức 1 lần.
– Giải tán đài phát thanh, truyền hình ở các tỉnh. Chỉ giữ lại Đài TIếng Nói Việt Nam, Đài Truyền Hình VN và các trung tâm tiếp sóng ở Huế, Đà Nẵng,Sài gòn.
– Trong 5 năm tới, tuyệt nhiên không cho phép bất cứ địa phương nào tạc tượng, dựng đài tưởng niệm, xây nhà truyền thống…dưới bất cứ lý do nào. Đồng thời cũng không chi tiền “khủng” để quay những bộ phim “sử thi”, “hoành tráng” rồi đem cất vào kho.
..Và còn rất nhiều, rất nhiều những việc kể ra đây không xuể, cần ngưng ngay vì quá tốn kém công sức, tiền bạc.!
Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện.
Điều cuối cùng, xin bác Bộ trưởng đừng ngó nghiêng, khó chịu, bực mình gì với các lĩnh vực khác của đời sống.
Ta là lĩnh vực văn hóa mà !. Bộ ta hãy thử đi tiên phong, được không?
https://giangnamlangtu.wordpress.com/2016/11/14/y-kien-nha-van-giam-le-hoi-bo-dai-th-dia-phuong-cam-tuong-dai/
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét