Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Buồn buồn con ngan già!

Bà Đoàn Hương: ĐANG CÓ HIỆN TƯỢNG "NGÁO" FACEBOOK

Tiến sĩ khoa học Đoàn Hương. Ảnh: Dân Trí.
.
Đang có hiện tượng 'ngáo' Facebook 

Nghiêm Huê
Tiền Phong
06:58 ngày 31 tháng 10 năm 2016

TP - Đó những nhận định của tiến sĩ khoa học Đoàn Hương, nguyên giảng viên khoa Báo chí, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, tại buổi nói chuyện Người Việt trẻ và văn hóa ứng xử được tổ chức cuối tuần qua.


TSKH Đoàn Hương cảnh báo, Facebook (FB) có nhiều hệ lụy mặt trái. “Nếu không làm việc, vào FB sẽ mất thời gian. FB có nhiều hệ lụy, giờ có hiện tượng “ngáo” FB. Người ta nghĩ đến chuyện lập trại cai nghiện FB. Ai vào FB quá hai giờ một ngày mà không phải để làm việc thì hãy cẩn thận” - bà Đoàn Hương lưu ý.

Cũng theo bà Hương, lên FB tưởng là có thể ẩn mặt, nhưng không phải, cái gì cũng phải tuân theo pháp luật. Sinh viên rất dễ mắc phải sai lầm này, đó là có một số kẻ phản động chui vào FB để kích động sinh viên và tuổi trẻ. Kích động các vấn đề chính trị và sinh viên dại dột tham gia. “Có một thứ các em phải giữ trong sạch suốt đời, đó là lý lịch của mình, nhất là những người làm báo. Vì vậy, không nên tham gia. Việc đó là việc của công an, của cơ quan chức năng”.

Tuy nhiên, theo PGS Nguyễn Thị Minh Thái, nguyên giảng viên khoa Báo chí, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, mạng xã hội cũng có những lợi ích nhất định. Đó là dùng chính FB để truyền thông và rất nhiều người đã làm được điều này. 
------------------

Trần Ban

Một câu chuyện liên quan tới TS. Đoàn Hương. 
 .
Xét rằng trí dũng có thừa.
Nghe Trần xúi giục nên cơ hội này
Rằng hay thi thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào.

"Đến khi nữ tiến sĩ đứng lên, Trần Hinh lại một lần nữa hồi hộp lo lắng. Vị nữ tướng này thì Trần Hinh đã chạm trán trong một vài lần cùng đi luyện thi đại học, nhằm đào tạo các nhân tài tương lai và có đọc đôi bài của chị trên báo Văn nghệ. Chị là học trò không biết là thế hệ thứ bao nhiêu của ông già vậy mà bây giờ chị lại ngỗi chễm chệ trên cao để phán về người thầy của mình. Mà món võ của chị lại thuộc môn phái khác. Đó là cái thứ Trần Hinh lo nhất. Nghe nói chị được đào tạo từ Ba Cu ở Liên xô. Ba hay Ta...đại loại như thế. Có lẽ là “Ta” thì có lý hơn chứ “ba” thì nghe buồn cười. Anh chuyên về văn học Pháp nên không thật quan tâm lắm đến tên thành phố của của xứ xở này. Nhưng thôi, điều đó không quan trọng. Miễn là, giám khảo là một tiến sĩ về văn học Việt Nam nhưng được đào tạo từ nước ngoài. Thế mới là thứ của độc. Trần Hinh cứ lo là các vị giám không hiểu thầy mình. Thật là lo phỗng lo loan. Có lẽ do đọc nhiều Camus mà anh đã trở thành “người xa lạ” với xứ sở quê hương mình. Ở xứ ta, tiến sĩ bao giờ cũng có thể làm tuốt. Cũng như giáo sư. Đã là giáo sư thì là giáo sư toàn quốc rồi chứ ai người ta gọi là giáo sư của trường nào, viện nào.

Đang nghĩ lẩn vẩn thì giọng nói của nữ tiến sĩ vang lên. Cái chất giọng khàn khàn đáng yêu, rất riêng của chị làm cho Trần Hinh, theo thói quen, bất thình lình giương cái kính vỡ mắt lên nhìn. Anh quên mất mắt kính bị vỡ. Chỉ thấy trước mắt nhoè nhoè, nhoà nhoà. Mọi thứ lẫn lộn, mờ ảo. Hoá ra ở trong cái tầm quang học như thế mọi thứ lại đẹp. Trời ơi, đeo kính vào nhìn rõ để làm gì? Tốt nhất đừng nhìn rõ một cái gì cả thì có khi lại hay."

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: