(PLO)- Sinh viên ra trường giấu bằng đại học đi làm thợ xây phụ hồ, đánh giày, bán báo thế thì đào tạo đại học làm gì cho lắm.
Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế-xã hội năm 2015 diễn ra chiều 2-11, đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cho rằng trong khi chúng ta phát triển kinh tế thị trường nhưng việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực còn theo nếp cũ, chưa đáp ứng yêu cầu tình hình lao động.
Có doanh nghiệp nhận hàng trăm hồ sơ nhưng khi cho vào vận hành máy móc thì chỉ tìm được có một người. "Sinh viên ra trường giấu bằng đại học đi làm thợ xây phụ hồ, đánh giày, bán báo thế thì đào tạo đại học làm gì cho lắm. Nhân đây tôi khuyên các em đã tốt nghiệp phổ thông và gia đình đừng nặng tâm lý vào đại học, thiết thực cho đi học nghề, trưởng thành từ thực tiễn rồi sau này nâng tầm kiến thức sau" - ông Đương đưa ra lời khuyên.
ĐBQH Đỗ Văn Đương: Sinh viên ra trường giấu bằng đại học đi làm thợ xây phụ hồ, đánh giày, bán báo thế thì đào tạo đại học làm gì cho lắm!
Do đó ông Đương đề nghị từ năm 2016 cần cho phép mở rộng các trường thực nghiệm, thực hành, giảm dần các trường đại học để tạo ra con người nói được viết được làm được. Cơ sở đào tạo dạy nghề phải đổi mới, nâng tầm để ký kết với doanh nghiệp để dạy cho công nhân, ngư dân cách bảo quản, khai thác thủy sản, dạy cho nông nhân cách chăm sóc vật nuôi, cây trồng công nghệ cao, sạch.
Ở khía cạnh tương tự, đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) cho rằng dân tộc ta có truyền thống hiếu học, người dân cũng đang đầu tư rất lớn cho thế hệ trẻ, đặc biệt là đi du học nước ngoài. “Nhiều bậc cha mẹ và bản thân các cháu rất mong muốn về làm việc trong nước nhưng rất tiếc chúng ta đã lãng phí nguồn lực quý báu này do thiếu cơ chế phù hợp để khai thác” - ông Hòa nhận xét.
Ông Hòa nêu dẫn chứng có 13 học sinh nhận học bổng của cuộc thiĐường lên đỉnh Olympia đi du học nước ngoài nhưng có tới 12 em ở lại nước ngoài làm việc. “Chúng ta có trăn trở việc này không, trong khi đó nhiều địa phương đang cố gắng cân đối ngân sách cho chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ?" - ông Hòa đặt vấn đề.
Đại biểu Hòa kiến nghị thời gian tới cần có sự đột phá mạnh mẽ trong việc thu hút, sử dụng nhân tài, hết sức chú trọng nguồn nhân lực đã được xã hội đầu tư bài bản chứ không chỉ dựa vào nguồn nhân lực nhà nước đầu tư đào tạo. Làm thế nào có thể thu hút lực lượng này vào làm việc trong hệ thống chính trị thông qua cơ chế thi tuyển rộng rãi, công khai, minh bạch dựa trên các tiêu chí tuyển chọn khách quan, khoa học.
Cùng với đó, theo ông Hòa, phải có biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết để tinh giản bộ máy và rà soát, hợp lý hóa các đầu mối, hợp nhất các bộ phận tránh chồng chéo, tiết giảm chi phí bộ máy để có điều kiện nâng cao thu nhập cho những người lao động làm việc có hiệu quả.
Ông Hòa nêu dẫn chứng có 13 học sinh nhận học bổng của cuộc thiĐường lên đỉnh Olympia đi du học nước ngoài nhưng có tới 12 em ở lại nước ngoài làm việc. “Chúng ta có trăn trở việc này không, trong khi đó nhiều địa phương đang cố gắng cân đối ngân sách cho chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ?" - ông Hòa đặt vấn đề.
Đại biểu Hòa kiến nghị thời gian tới cần có sự đột phá mạnh mẽ trong việc thu hút, sử dụng nhân tài, hết sức chú trọng nguồn nhân lực đã được xã hội đầu tư bài bản chứ không chỉ dựa vào nguồn nhân lực nhà nước đầu tư đào tạo. Làm thế nào có thể thu hút lực lượng này vào làm việc trong hệ thống chính trị thông qua cơ chế thi tuyển rộng rãi, công khai, minh bạch dựa trên các tiêu chí tuyển chọn khách quan, khoa học.
Cùng với đó, theo ông Hòa, phải có biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết để tinh giản bộ máy và rà soát, hợp lý hóa các đầu mối, hợp nhất các bộ phận tránh chồng chéo, tiết giảm chi phí bộ máy để có điều kiện nâng cao thu nhập cho những người lao động làm việc có hiệu quả.
TRÀ PHƯƠNG
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét