Hình minh họa. Màn hình vi tính với một nội
dung về Luật An ninh mạng của Việt Nam
“Xưa nay họ đã có đủ luật để đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến rồi, thì nếu có thêm luật An ninh mạng đi chăng nữa với điều 8 và điều 16 thì nó chỉ có thêm phương tiện để việc đàn áp trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn chứ không có nghĩa là làm cho việc đàn áp “trở nên trầm trọng hơn rất nhiều” như mọi người đồn đoán,” cô Vi Yên nói với Đài Á Châu Tự Do. Mời khán thính giả của RFA đọc toàn bộ cuộc phỏng vấn với cô Nguyễn Vi Yên - đại diện nhóm SAVENET để nói về cuốn cẩm nang dày 90 trang này và các vấn đề xoay quanh Luật An ninh mạng.Đài Á Châu Tự Do: Được biết nhóm SAVENET đã có nhiều chiến dịch phản đối luật An ninh mạng trong năm vừa qua, cũng như mới phát hành cuốn cẩm nang về luật An ninh mạng trong ngày đầu của năm mới. Chị có thể giới thiệu sơ nét về nhóm của mình cho mọi người cùng biết.
Nguyễn Vi Yên: Nhóm SAVENET (SN) được thành lập ban đầu như một chiến dịch khi bắt đầu Luật An ninh mạng được thông qua vào ngày 12/6/2018.
Lúc đầu nhóm SN gồm có mình và hai bạn nữa cảm thấy luật An ninh mạng ít được sự quan tâm, khi người ta chỉ dồn sự quan tâm của mình vào dự luật Đặc khu thôi thì mình nghĩ phải lên tiếng và làm cái gì đó, và lúc đó là bọn mình đã cho ra cái bản Kiến nghị đầu tiên là Kiến nghị Quốc hội không thông qua luật An ninh mạng. Đó là điểm khởi đầu của tụi mình.
Thú thật là sau một khoảng thời gian làm việc cùng nhau thì tụi mình nhận thấy rằng đây là một vấn đế rất cần thiết và cần được quan tâm, với lại cũng nhờ những thành tựu nhỏ như chỉ sau một vài ngày bản kiến nghị đã thu được 50 ngàn chữ ký thì mình thấy là giống như tụi mình đã đạt được điều gì đó và muốn đi xa hơn nữa.
Cuối cùng thì mình thành lập nhóm và quyết định đi tới ngày nay để không chỉ phản đối luật An ninh mạng mà còn bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên Interner của người dân Việt Nam.
Đài Á Châu Tự Do: Chị có thể giới thiệu đôi chút để bạn đọc hiểu rõ về cuốn cẩm nang Luật An ninh mạng mà nhóm vừa trình làng.
Nguyễn Vi Yên: Sau một thời gian chạy đến 3 bản kiến nghị, thứ nhất là kiến nghị Quốc hội không thông qua dự luật, rồi kiến nghị Chủ tịch nước không ký lệnh công bố luật và sau đó là kiến nghị Quốc hội hoãn thi hành luật, mình đã luôn kỳ vọng là chính quyền sẽ có một hồi đáp gì đó về ý kiến của người dân.
Bởi vì cho đến nay đã có 110 ngàn chữ ký của người dân vào bản kiến nghị của nhóm mình rồi, tuy nhiên họ không có một hồi đáp nào cả, không chỉ vậy họ còn tiếp tục ban hành dự thảo của nghị định hướng dẫn thi hành luật An ninh mạng với những quy định rất khắt khe về quyền riêng tư cũng như quyền tự do ngôn luận của người dân.
Cô Nguyễn Vi Yên, đại diện nhóm SAVENET Courtesy Nguyễn Vi Yên
Cho nên tụi mình biết chắc là luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1 này và điều này là không thể xoay chuyển được nữa, nên tụi mình quyết định sẽ làm điều gì đó để khi luật có hiệu lực thì người dân họ phải sẵn sàng tâm thế để biết được mình nên làm gì.
Bây giờ nhiều người cứ đồn đoán rằng, luật có hiệu lực rồi thì lên tiếng trên Facebook sẽ bị bắt hoặc là Facebook sẽ rút khỏi Việt Nam, đôi khi họ có những cái đồn đoán không rõ ràng và nó tạo nên một sự sợ hãi vô hình thì mình nghĩ đó là điều không nên, nhưng mà làm sao để chống lại sự sợ hãi đó thì chỉ có tri thức mới giúp cho người dân biết được là luật đó nó như thế nào, quy định những gì, đối chiếu với luật pháp các nước ra sao, rồi bản thân mình sẽ bị tác động thế nào.
Từ đó nắm được tri thức rồi, họ sẽ không còn cảm thấy sợ hãi nữa và họ sẽ biết có những giải pháp nào phù hợp cho bản thân khi lên tiếng trên mạng xã hội nhất là lên tiếng trước bất công về chính trị xã hội.
Đài Á Châu Tự Do: Khi biên soạn và cho ra đời cuốn cẩm nang này thì nhóm SAVENET có kỳ vọng gì không?
Nguyễn Vi Yên: Dĩ nhiên là cũng có nhiều hy vọng. Thứ nhất khi nhóm SN cho ra cuốn cẩm nang này do một nhóm các anh chị luật sư và chuyên gia luật biên soạn thì tụi mình đặt kỳ vọng là càng nhiều người đọc càng tốt và khi họ tiếp cận được với nội dung của luật An ninh mạng rồi thì biết cách để lên tiếng 1 cách sáng tạo và hợp lý để bảo vệ an toàn cá nhân của họ.
Khi đó, việc lên tiếng trước các bất công xã hội không còn là gì đó quá sợ hãi nữa và họ vẫn tiếp tục như vậy.
Giống Trung Quốc khi ra luật An ninh mạng hồi tháng 7- 2017, rõ ràng người ta cũng sợ hãi nhưng rồi người dân (Trung Quốc - PV) cũng nghĩ ra các cách rất hay, ví dụ như phong trào #Metoo bên họ bị ngăn chặn.
Bên đó có chữ đồng âm, chữ Me nghĩa là Thỏ, và Too nghĩa là gạo, cho nên họ không dùng #Metoo nữa mà người ta dùng Thỏ Gạo để nói về phong trào của họ. Vi Yên nghĩ sự sáng tạo đó rất là hay và khiến cho làn sóng phản đối, lên tiếng của người dân không ngừng nghỉ.
Bởi vì tự do giống như một hơi thở con người, khi đã có tự do rồi thì rất khó để thu hẹp hoặc bóp chặt nó cho nên tôi vẫn mong rằng làn sóng lên tiếng ở Việt Nam vẫn tiếp tục như vậy nhất là người dân hiểu rõ hơn về Luật An ninh mạng
Đài Á Châu Tự Do: Các tờ báo nhà nước khi đưa tin về luật An ninh mạng đều nhấn mạnh đến các hành vi người dân bị cấm làm như: “Tổ chức hoạt động, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng…”. Liệu rằng Luật An ninh mạng đang nhắm đến giới bất đồng chính kiến?
Nguyễn Vi Yên: Tôi và nhóm SAVENET cũng nhận thấy là mấy hôm nay người ta cũng e ngại khá là nhiều về việc luật An ninh mạng sẽ đàn áp giới bất đồng chính kiến, nhưng khi xem xét các luật hiện thời ở Việt Nam thì nhóm mình không nghĩ như vậy bởi vì mình đã có cái Bộ luật hình sự tu chính với các điều như là 107, 109, 331…
Tức là xưa nay họ đã có đủ luật để đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến rồi, thì nếu có thêm luật An ninh mạng đi chăng nữa với điều 8 và điều 16 thì nó chỉ có thêm phương tiện để việc đàn áp trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn chứ không có nghĩa là làm cho việc đàn áp “trở nên trầm trọng hơn rất nhiều” như mọi người đồn đoán.
Tuy nhiên khía cạnh đáng quan tâm nhất của luật An ninh mạng mà nhóm Vi Yên nghĩ đó là chủ yếu nó hướng tới người dân, nó khiến cho người dân cảm thấy e ngại lên tiếng là thứ nhất và nó muốn thu thập dữ liệu.
Không biết chính quyền Việt Nam họ có đủ khả năng để thu thập thông tin hay kiểm soát người dân hay không, nhưng rõ ràng nó đã tạo ra mối e ngại đó.
Đài Á Châu Tự Do: Người dùng mạng xã hội Việt Nam từ nay cần lưu ý những điều gì?
Nguyễn Vi Yên: Theo nhóm SAVENET thì khi thực hiện nghiên cứu để cho ra đời cuốn cẩm nang “Luật An ninh mạng: Những điều cần biết” này thì mình thấy có 2 khía cạnh quan trọng nhất đối với người dân là quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận.
Bởi vì theo điều 26 của luật An ninh mạng cũng như những điều khoản của Dự thảo hướng dẫn thi hành thì chính quyền hoặc là một cơ quan chấp pháp có khả năng can thiệp vào thông tin của mình và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp mạng có thể cung cấp thông tin của mình cho phía công an.
Mình thấy như vậy là phải bảo mật thông tin một cách kỹ lưỡng và phải làm sao để truyền tải thông tin một cách an toàn. Nhóm Vi Yên cũng đang quá trình tiến hành soạn thảo một cuốn cẩm nang bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng.
Vấn đề thứ hai là khi có những đồn đoán như nãy mình nói về việc mình sẽ bị bắt bớ khi lên tiếng và để tránh những điều đó thì mỗi người nên tìm hiểu kỹ hơn về luật An ninh mạng từ đó mình có những giải pháp hợp lý cho bản thân và không còn lo sợ nữa.
Đài Á Châu Tự Do:Chị là một người trẻ nhưng đã cùng nhóm của mình làm những chuyện nhạy cảm ở Việt Nam như luật An ninh mạng thì mình có lo ngại gì không?
Nguyễn Vi Yên: Tôi nghĩ ai cũng vậy, khi lên tiếng về các vấn đề xã hội hoặc những điều mà mình cho rằng không hợp lý thì mình cũng dễ dàng chịu tác động nào đó từ chính quyền.
Bởi vì ở Việt Nam hiện giờ những điều này được xem là nhạy cảm, nhưng Vi Yên nghĩ nó không phải là mấu chốt quan trọng vì một khi mình đã lên tiếng nói lên sự thật, làm những điều đúng thì mình cứ phải tiếp tục làm việc đó bất kể là việc gì xảy ra đi chăng nữa, nó giống như là một tinh thần không chỉ của một công dân và là của tuổi trẻ nữa.
Đài Á Châu Tự Do:Cảm ơn chị rất nhiều đã đến với cuộc phỏng vấn của RFA.
Bây giờ nhiều người cứ đồn đoán rằng, luật có hiệu lực rồi thì lên tiếng trên Facebook sẽ bị bắt hoặc là Facebook sẽ rút khỏi Việt Nam, đôi khi họ có những cái đồn đoán không rõ ràng và nó tạo nên một sự sợ hãi vô hình thì mình nghĩ đó là điều không nên, nhưng mà làm sao để chống lại sự sợ hãi đó thì chỉ có tri thức mới giúp cho người dân biết được là luật đó nó như thế nào, quy định những gì, đối chiếu với luật pháp các nước ra sao, rồi bản thân mình sẽ bị tác động thế nào.
Từ đó nắm được tri thức rồi, họ sẽ không còn cảm thấy sợ hãi nữa và họ sẽ biết có những giải pháp nào phù hợp cho bản thân khi lên tiếng trên mạng xã hội nhất là lên tiếng trước bất công về chính trị xã hội.
Đài Á Châu Tự Do: Khi biên soạn và cho ra đời cuốn cẩm nang này thì nhóm SAVENET có kỳ vọng gì không?
Nguyễn Vi Yên: Dĩ nhiên là cũng có nhiều hy vọng. Thứ nhất khi nhóm SN cho ra cuốn cẩm nang này do một nhóm các anh chị luật sư và chuyên gia luật biên soạn thì tụi mình đặt kỳ vọng là càng nhiều người đọc càng tốt và khi họ tiếp cận được với nội dung của luật An ninh mạng rồi thì biết cách để lên tiếng 1 cách sáng tạo và hợp lý để bảo vệ an toàn cá nhân của họ.
Khi đó, việc lên tiếng trước các bất công xã hội không còn là gì đó quá sợ hãi nữa và họ vẫn tiếp tục như vậy.
Giống Trung Quốc khi ra luật An ninh mạng hồi tháng 7- 2017, rõ ràng người ta cũng sợ hãi nhưng rồi người dân (Trung Quốc - PV) cũng nghĩ ra các cách rất hay, ví dụ như phong trào #Metoo bên họ bị ngăn chặn.
Bên đó có chữ đồng âm, chữ Me nghĩa là Thỏ, và Too nghĩa là gạo, cho nên họ không dùng #Metoo nữa mà người ta dùng Thỏ Gạo để nói về phong trào của họ. Vi Yên nghĩ sự sáng tạo đó rất là hay và khiến cho làn sóng phản đối, lên tiếng của người dân không ngừng nghỉ.
Bởi vì tự do giống như một hơi thở con người, khi đã có tự do rồi thì rất khó để thu hẹp hoặc bóp chặt nó cho nên tôi vẫn mong rằng làn sóng lên tiếng ở Việt Nam vẫn tiếp tục như vậy nhất là người dân hiểu rõ hơn về Luật An ninh mạng
Đài Á Châu Tự Do: Các tờ báo nhà nước khi đưa tin về luật An ninh mạng đều nhấn mạnh đến các hành vi người dân bị cấm làm như: “Tổ chức hoạt động, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng…”. Liệu rằng Luật An ninh mạng đang nhắm đến giới bất đồng chính kiến?
Nguyễn Vi Yên: Tôi và nhóm SAVENET cũng nhận thấy là mấy hôm nay người ta cũng e ngại khá là nhiều về việc luật An ninh mạng sẽ đàn áp giới bất đồng chính kiến, nhưng khi xem xét các luật hiện thời ở Việt Nam thì nhóm mình không nghĩ như vậy bởi vì mình đã có cái Bộ luật hình sự tu chính với các điều như là 107, 109, 331…
Tức là xưa nay họ đã có đủ luật để đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến rồi, thì nếu có thêm luật An ninh mạng đi chăng nữa với điều 8 và điều 16 thì nó chỉ có thêm phương tiện để việc đàn áp trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn chứ không có nghĩa là làm cho việc đàn áp “trở nên trầm trọng hơn rất nhiều” như mọi người đồn đoán.
Tuy nhiên khía cạnh đáng quan tâm nhất của luật An ninh mạng mà nhóm Vi Yên nghĩ đó là chủ yếu nó hướng tới người dân, nó khiến cho người dân cảm thấy e ngại lên tiếng là thứ nhất và nó muốn thu thập dữ liệu.
Không biết chính quyền Việt Nam họ có đủ khả năng để thu thập thông tin hay kiểm soát người dân hay không, nhưng rõ ràng nó đã tạo ra mối e ngại đó.
Đài Á Châu Tự Do: Người dùng mạng xã hội Việt Nam từ nay cần lưu ý những điều gì?
Nguyễn Vi Yên: Theo nhóm SAVENET thì khi thực hiện nghiên cứu để cho ra đời cuốn cẩm nang “Luật An ninh mạng: Những điều cần biết” này thì mình thấy có 2 khía cạnh quan trọng nhất đối với người dân là quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận.
Bởi vì theo điều 26 của luật An ninh mạng cũng như những điều khoản của Dự thảo hướng dẫn thi hành thì chính quyền hoặc là một cơ quan chấp pháp có khả năng can thiệp vào thông tin của mình và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp mạng có thể cung cấp thông tin của mình cho phía công an.
Mình thấy như vậy là phải bảo mật thông tin một cách kỹ lưỡng và phải làm sao để truyền tải thông tin một cách an toàn. Nhóm Vi Yên cũng đang quá trình tiến hành soạn thảo một cuốn cẩm nang bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng.
Vấn đề thứ hai là khi có những đồn đoán như nãy mình nói về việc mình sẽ bị bắt bớ khi lên tiếng và để tránh những điều đó thì mỗi người nên tìm hiểu kỹ hơn về luật An ninh mạng từ đó mình có những giải pháp hợp lý cho bản thân và không còn lo sợ nữa.
Đài Á Châu Tự Do:Chị là một người trẻ nhưng đã cùng nhóm của mình làm những chuyện nhạy cảm ở Việt Nam như luật An ninh mạng thì mình có lo ngại gì không?
Nguyễn Vi Yên: Tôi nghĩ ai cũng vậy, khi lên tiếng về các vấn đề xã hội hoặc những điều mà mình cho rằng không hợp lý thì mình cũng dễ dàng chịu tác động nào đó từ chính quyền.
Bởi vì ở Việt Nam hiện giờ những điều này được xem là nhạy cảm, nhưng Vi Yên nghĩ nó không phải là mấu chốt quan trọng vì một khi mình đã lên tiếng nói lên sự thật, làm những điều đúng thì mình cứ phải tiếp tục làm việc đó bất kể là việc gì xảy ra đi chăng nữa, nó giống như là một tinh thần không chỉ của một công dân và là của tuổi trẻ nữa.
Đài Á Châu Tự Do:Cảm ơn chị rất nhiều đã đến với cuộc phỏng vấn của RFA.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét