Đọc bài này càng thấy tại sao người Việt ngày càng ngu. Tầng lớp ưu tú nhất, lực lượng tiên phong đấu tranh với những sai trái của nhà nước, của xã hội lại chỉ thích chạy xe ôm. Chạy để "đầu óc không cần suy nghĩ nhiều, đi làm về là lăn lóc ra ngủ". Chạy dù "số tiền kiếm được để trang trải những khoản chi tiêu hàng ngày, dĩ nhiên vẫn cần phụ cấp từ phía gia đình". Đêm chạy xe ôm, sáng ngủ, buổi chiều, "lại chạy qua chỗ người anh quen phụ giúp làm công trình". Cuộc sống như thú hoang kiếm mồi như thế thì học hành gì. Tôi là cán bộ nhà nước nghỉ hưu, giờ dạy đại học, hàng ngày đều gặp các sinh viên lười biếng thấy rất buồn. Vừa vào lớp là họ ngủ không cần biết trời đất là gì... Họ là đa số chứ không phải thiểu số. Đất nước này sẽ đi về đâu với những chủ nhân tương lai của đất nước như thế ? Nhưng chẳng cần nhìn tương lai, cứ nhớ về các thế hệ sinh viên những năm 1985-1995, bây giờ sau 25-35 năm đang sống hoàn toàn ích kỷ, khiếp sợ chính quyền, chỉ thích bám chân hầu hạ các quan chức và chủ doanh nghiệp kiếm tiền rồi vào quán 1, 2, 3 - zô zô là biết tương lai họ không phải là người làm thuê cho người nước ngoài, đất nước không rơi vào tay ông chủ Tàu mới là lạ. Thần tiên nào sẽ đến VN để rọi đuốc văn minh, dựng cờ khai hóa lần này đây ?
"Sinh viên chạy xe ôm có cái thú vui của nó..."
22/01/2019 -Chạy bàn, bán hàng thuê, bốc vác, chạy xe ôm, giao hàng...là những công việc mà phần lớn sinh viên lựa chọn kiếm thêm thu nhập cho bản thân thay vì các công việc liên quan đến chuyên ngành đang theo học. Sơn chia sẻ câu chuyện về thu nhập: "Hầu hết mọi người nghĩ làm xe ôm hay giao hàng là nghèo nhưng thu nhập từ công việc này cũng không kém những bạn đi làm công ty, văn phòng, có khi còn hơn". Số tiền Sơn kiếm được để trang trải những khoản chi tiêu hàng ngày, dĩ nhiên vẫn cần phụ cấp từ phía gia đình. "Lao động chân tay mệt thì có mệt nhưng đầu óc không cần suy nghĩ nhiều, đi làm về là lăn lóc ra ngủ", Sơn tâm sự.
5h30 sáng, tiếng điện thoại réo lên một hồi thông báo đã có người nhận chuyến xe Grabbike. Trong trí tưởng tượng, chắc sẽ là một chú xe ôm đứng tuổi, mặt kham khổ, hay chí ít cũng ngái ngủ bởi bị đánh thức rất sớm cho chuyến xe của mình. Nhưng xuất hiện tại con ngõ tờ mờ sáng lại là khuôn mặt của một chàng trai trẻ, thân hình nhỏ con hồ hởi xách đồ và thao thao bất tuyệt về công việc chạy xe ôm thâu đêm của mình. Cả hành trình, cậu nhiệt tình kể chuyện với khách tạo sự thân thiện nhưng mục đích lớn nhất có lẽlà để quên đi sự buồn ngủ đang thường trực trong con người nhỏ bé kia.
Tuấn Sơn, cậu bạn xe ôm thân thiện, quê ở Bắc Giang và là sinh viên năm cuối của Trường ĐH Giao thông Vận tải. Như để hành khách bớt cơn buồn ngủ vào sáng sớm, cậu tự nhiên chia sẻ về công việc chạy xe ôm của mình.
Sơn kể, cậu mới chạy xe ôm được hơn 1 tháng nhưng thấy kiếm được nên cứ theo, mặc dù đã học năm cuối:
"Công việc văn phòng bây giờ áp lực lắm! Bị sếp đè lên đè xuống mà lương cũng bèo bọt, thà chạy xe ôm thích đi thì đi, mưa quá thì nghỉ, nắng quá ngồi chơi, mệt không cần xin phép mà lại tiền tươi thóc thật, cũng thú vị".
Sơn chỉ chạy xe về đêm, từ 23h đến 7h sáng hôm sau, về phòng cậu lăn ra ngủ ngon lành sau cả một đêm dài.
Đang trong khoảng thời gian chuẩn bị ra trường, công việc học không cần lên giảng đường thường xuyên nên đêm Sơn chạy xe ôm, sáng về ngủ 3-4 tiếng.
Một vài buổi chiều, Sơn lại chạy qua chỗ người anh quen phụ giúp làm công trình.
"Mình phụ anh làm công trình về đường ống hay xây lắp, nhưng chỉ thỉnh thoảng lúc nào rảnh với muốn đi, lâu dài mình cũng muốn làm việc tại một công ty tử tế, làm xe ôm là để trải nghiệm cho biết "mùi đời" - Sơn hóm hỉnh.
Suốt quãng đường, Sơn chia sẻ câu chuyện về thu nhập:
"Hầu hết mọi người nghĩ làm xe ôm hay giao hàng là nghèo nhưng thu nhập từ công việc này cũng không kém những bạn đi làm công ty, văn phòng, có khi còn hơn".
Số tiền Sơn kiếm được để trang trải những khoản chi tiêu hàng ngày, dĩ nhiên vẫn cần phụ cấp từ phía gia đình.
"Lao động chân tay mệt thì có mệt nhưng đầu óc không cần suy nghĩ nhiều, đi làm về là lăn lóc ra ngủ", Sơn tâm sự.
"Để kiếm những bạn sinh viên làm thêm đúng chuyên ngành mình đang theo học hay những công việc lao động trí tuệ mới khó, chứ công việc chân tay thì vô số" - Đó là chia sẻ của Phương Mai - cô sinh viên năm cuối trường sư phạm.
Vốn dĩ là một chuyên ngành về giảng dạy, thay vì chọn đi làm gia sư, dạy học kèm, Mai lại lựa chọn làm tại quán ăn nhanh, phục vụ nhà hàng tính đến nay cũng hơn 3 năm, bằng số năm theo học đại học.
"Dạy học gia sư nhiều áp lực, áp lực từ phụ huynh, áp lực từ học sinh sau đấy bản thân còn chưa tự tin với kiến thức để đi dạy học", Mai chia sẻ.
Không quá khó khi bắt gặp hình ảnh một quán cafe mà đội ngũ nhân viên hầu hều đều là sinh viên, hay tại các cửa hàng quần áo, phục vụ quán ăn..
Có những bạn sinh viên gắn bó với công việc ấy từ năm này qua năm khác...Họ hoạt bát, năng động, thân thiện nhưng họ từ chối với công việc liên quan đến những gì bản thân được đào tạo.
Cũng như hầu hết xu hướng chọn công việc làm thêm của các sinh viên khác, Hồ Hương - sinh viên mới ra trường của Trường ĐH Điện lực vẫn lựa chọn đi bán hàng thuê.
"Làm ở đây không chịu áp lực, không áp doanh thu, nghỉ chỉ cần nhờ người làm hộ, cũng chẳng có công việc đem về nhà. Thêm nữa, có thời gian rảnh còn thoải mái lướt mạng hay tán gẫu với bạn bè". Với mức lương 18.000 đồng/giờ, ngày làm 8 tiếng và đó là khoản tiền Hương đủ trang trải cho cuộc sống mới ra trường của mình.
Lan Hương
https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/guong-mat-tre/thich-lao-dong-chan-tay-thay-lao-dong-tri-tue-la-xu-huong-cua-sv-504280.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét