Những hình vẽ trên cao nguyên Nazca (Nazca Lines) ở Peru là một chuỗi những hình ảnh bí ẩn và huyền diệu nhất trong lịch sử Trái Đất, nhưng việc người ta phát hiện những hình vẽ Mandala của Ấn Độ cổ ở nơi đây đã khiến cho Nazca trở nên bí ẩn hơn.
Có rất nhiều người, bao gồm vô số các học giả, đều băn khoăn về mục đích của những hình ảnh bí ẩn đó… nhưng đến nay vẫn chưa có ai có thể hoàn toàn hiểu được, hay giải thích được ý nghĩa sự tồn tại của chúng.
Phải chăng những hình ảnh khổng lồ được tạo ra là để ngắm nhìn từ trên không? Những hình ảnh này có phải là mô phỏng các chòm sao trong vũ trụ hay không? Hay người xưa muốn dùng những hình ảnh này để nhắn gửi đến thế hệ sau điều gì? Những hình vẽ Nazca có phải chỉ là một loại hình nghệ thuật cổ đại hay không? Nếu vậy, tại sao họ lại tạo ra những hình ảnh nghệ thuật mà không thể ngắm nhìn toàn diện từ trên mặt đất?
Đây là những câu hỏi đươc đặt ra từ hàng thập kỉ trước, nhưng đến tận hôm nay vẫn chưa có ai có thể trả lời được. Nơi đây có hơn 800 hình vẽ đoạn thẳng, 300 kí hiệu, 70 hình vẽ các loại động thực vật. Hình vẽ lớn nhất được tìm thấy ở Nazca dài 200 m. Điều thú vị đó là kí tự lớn nhất được tìm thấy ở Nazca dài 14,5 km.
Có một số học giả đã phát hiện những mô hình gây tò mò trong rất nhiều các hình vẽ ký hiệu và họ đoán rằng có thể Nazca là một trong những nơi dùng hình học sớm nhất. Một số nhà nghiên cứu thuộc đại học Dresden đã tiến hành đo lường từ trường và độ dẫn điện ở những hình vẽ ở Nazca. Họ phát hiện rằng độ dẫn điện ở các hình vẽ cao hơn 8000 (đơn vị) so với những vùng lân cận.
Nhưng có lẽ, Mandala là điều bí ẩn nhất xuất hiện trên những hình vẽ ở Nazca. Nằm ở một khu vực rất xa xôi trên cao nguyên khô cằn, nó đặt ra nhiều câu hỏi khó khăn cho những ai đã có dịp đến quan sát trực tiếp.
Mandala được xem như là một hình tượng trong nghi thức tôn giáo của Ấn Độ và cũng là đại diện cho vũ trụ, Mandala đã trở thành một thuật ngữ thông dụng, được dùng để nói đến tất cả các mô hình hình học, biểu đồ hay hoa văn của vũ trụ. Mandala cũng là hình tượng đại diện cho sinh mệnh vĩnh hằng luôn tuần hoàn không có sự chấm dứt.
Hình ảnh Mandala được phát hiện ở Nazca dường như vô cùng tinh xảo, chúng được khắc trên nền đất với chiều dài 54,8 m, đồng thời bên trong còn có các đường tròn có đường kính tương đương. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nhìn thấy những vòng tròn khá nhỏ khác có đường kính 6m, kèm theo những lỗ được đặt cân đối ở một số nơi.
Các tín đồ Ấn Độ cổ là những người sử dụng Mandala đầu tiên trên thế giới dưới góc nhìn tâm linh, nhưng chúng ta biết rằng Mandala nổi tiếng nhất thật ra là do các tín đồ Phật giáo truyền lại. Trong tiếng Phạn cổ, Mandala có nghĩa là “hình tròn”, dù cho hình dáng của biểu tượng này có pha trộn hình vuông hay tam giác, Mandala vẫn là một dạng hình học đồng tâm.
Đến nay các nhà khảo cổ vẫn chưa thể lý giải được, thậm chí là không thể đặt ra nổi câu hỏi, làm thế nào những ký hiệu cổ xưa xuất phát từ nửa vòng trái đất lại truyền đến khu vực gần Nazca vừa xa xôi vừa khô nóng này.
Điều thú vị là, theo một số truyền thuyết địa phương, từ trước đây rất lâu, vị thần sáng thế Viracocha của người Inca đã từng thừa nhận sự tồn tại của các hình vẽ ở Nazca. Được biết những hình vẽ này là do chính Viracocha sáng tạo ra. Ông là vị thần vĩ đại của dãy núi Andes (God of the Andes).
Viracocha là một trong những vị thần quan trọng nhất trong thần thoại của Inca, ông được xem là người tạo ra vạn vật và có mối liên quan mật thiết với biển cả. Theo thần thoại mà người Tây Ban Nha Juan de Betanzos ghi chép, vào thời kỳ đen tối, Viracocha xuất hiện từ hồ Titicaca và mang đến ánh sáng. Có những phiên bản thần thoại khác thì cho rằng ông xuất hiện từ động Pacaritambo.
Trong một bài viết trước đây, chúng tôi đã từng mô tả về vị trí đặc biệt của cao nguyên Nazca, nằm trên đường thẳng nối các công trình cổ đại nổi tiếng trên Trái Đất. Nếu giả sử nền văn minh cổ đại đã đạt đến một trình độ “toàn cầu hóa” cao như vậy, thì việc biểu tượng của Ấn Độ xuất hiện ở Peru cách nửa vòng Trái Đất cũng không quá khó hiểu.
Theo ancient-code.com
Ý Linh
Ý Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét