Hôm nọ, cô Thơ (PGS, TS Lưu Khánh Thơ) chúc mừng sinh nhật, dặn tôi từ nay trở đi phải nghiêm chỉnh đứng đắn, viết văn mần thơ cấm có vần ỒN. Tôi vâng dạ ngoan ngoãn chấp hành, nhưng hôm nay muốn quá!
Cơ mà xin nói ngay và luôn cho nó vuông: Đây là câu chuyện vần ỒN hết sức nghiêm chỉnh đứng đắn, rất văn hóa và vô cùng chính trị. Nhé!
Chuyện là khoảng năm 2005, tôi theo Trung tướng Thạch Sơn Phùng vô Hà Tĩnh dự hội nghị dân vận của Bộ Tư lệnh Biên phòng. Xong hội nghị, Đại tá Võ Trọng Việt, Chỉ huy trưởng BĐBP Hà Tĩnh (nay là Thượng tướng, Chủ nhiệm Ủy ban QP-AN của Quốc hội) mời Thủ trưởng Phùng lên tham quan mô hình bản Rào Tre, là điểm sáng về dân vận của BĐBP Hà Tĩnh. Thủ trưởng Phùng bảo tôi cùng đi theo...
Bản Rào Tre giáp biên giới Việt Lào, tuy thuộc đất Hà Tĩnh nhưng dân chủ yếu là người Nguồn của huyện Minh Hóa-Quảng Bình di cư sang. Người Nguồn mà nói tiếng Nguồn thì ôi thôi rồi, cứ như đấm vào tai bộ đội. May sao hơn hai chục năm trước, tôi có thời gian làm giáo viên cắm bản ở Minh Hóa nên có biết đôi chút tiếng Nguồn, thế là bữa đó tôi được dịp “phát sóng ngắn” với bà con, khiến Trung tướng Thạch Sơn Phùng cứ gọi là... lác mắt. Trên đường về Hà Nội, ông Phùng cứ tấm tắc khen chú Thắng thế mà giỏi, biết nói tiếng dân tộc Nguồn. Đó là lợi thế của cán bộ dân vận đấy! Tôi đính chính: Người Nguồn không phải là “tộc”, mà chỉ vì họ sống ở thượng nguôn sông Gianh nên gọi là người Nguồn, cũng như vùng Ba Đồn (lại nhớ nón Ba Đồn, hì hì...) nằm ở hạ nguồn sông Gianh nên gọi là Hạ Bạn. Người Nguồn là hậu duệ nghĩa quân Cần Vương theo vua Hàm Nghi lên Minh Hóa lập căn cứ Sơn Phòng kháng Pháp. Sau khi thất bại, tướng sĩ ẩn dật làm dân bản địa, họ dùng tiếng lóng để trao đổi với nhau hòng che giấu gốc tích của mình. Tiếng Nguồn hình thành từ đó. Chính vì vậy, con trai người Nguồn rất thông minh tài giỏi. Còn con gái Nguồn thì đẹp nổi tiếng, da trắng mắt đen tóc dài như suối, vì đó là hậu duệ của các cung tần mỹ nữ theo xa giá Hoàng tộc đi kháng chiến năm xưa...
Câu chuyện khiến Phùng tiên sinh vô cùng thích thú và đề nghị tôi dạy cho ông vài từ tiếng Nguồn. Thủ trưởng thích thì mình nhích thôi. “Xi pí dâu?” là gì thế mày? “Tho khung hay nô” là tao đek biết! “Ti nô pí?” là đi đâu đấy? “Ti râu” là đi chơi. “oóng dác” là uống nước v.v... Thủ trưởng Phùng càng học càng tỏ ra hào hứng, thấy thế tôi nhích thêm một đoạn hội thoại đúng bài bản học ngoại ngữ chính qui: Đoạn hội thoại có tên là “Tắm tiên”:
- Pắt tỉa tho với! (bắt đỉa cho em với)
- Tỉa nô? (đỉa ở đâu?)
- Hẳn chui tỏng dồn (nó chui vào L...)
Đoạn này ông Phùng học rất hào hứng, suốt chặng đường từ Đức Thọ (lại nhớ cái Hồn Đức Thọ, hehe...) ra Vinh, ông cứ nhẩm đi nhẩm lại “Pắt tỉa tho với! Tỉa nô? Hẳn chui tỏng dồn...”. Chốc chốc lại hỏi: “Tho” là gì? “oóng dác” là gì... khiến tôi vô cùng vất vả cứ phải nhắc đi nhắc lại mấy từ vựng quá đơn giản. Sực nhớ kinh nghiệm học ngoại ngữ bằng tục ngữ, dân ca bản địa, tôi liền ra bài tập cho Thủ trưởng phải học thuộc câu ca sau đây của người Nguồn:
Ăn cơn tho, oóng dác tho
Xong rồi lại nói con tho to dồn...
Là một cán bộ chính trị lão luyện, Tướng Phùng gật gù tâm đắc: Đúng là người Nguồn rất sâu sắc cậu ạ. Câu này không đơn giản là chửi cái bọn “cơm no, bò cưỡi”, phản chủ vô ơn đâu, mà còn khái quát ở tầm cao hơn thế nữa...
Năm kia, gặp Thủ trưởng Phùng tại một hội nghị ở Hà Nội, tôi hỏi ông với tư cách một cựu Nghị sĩ QH, ông có bình luận gì về việc một ông Nghị vừa phát biểu ở Ba Đình, rằng dân trí của nhân dân ta còn thấp, chưa thể có Luật biểu tình được? Phùng tiên sinh chỉ tủm tỉm cười mà rằng: Cậu về mà hỏi bà con người Nguồn. Nhé!
Á à... Mịa ló chứ. Thật đúng là Ăn cơm tho, oóng dác tho! Xong rồi lại nói con tho to... ỒN!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét