Đây là nỗi lo hàng ngày khi tham gia giao thông ở Hà Nội: Kịch bản thảm họa về tai nạn giao thông có thể xảy ra nếu hệ thống đường sắt trên cao với số lượng vận chuyển 500 khách/chuyến, tần suất 10 phút/chuyến khi đang chạy bị rơi xuống sẽ gây thương vong về người vô cùng lớn cho cả số người chuyên chở ở khoang và người lưu thông phía dưới.
Ngập lụt ở Giáp Bát, quận Hoàng Mai trong đợt ngập lịch sử cuối năm 2008 - một trong những sự cố thiên nhiên được Hà Nội liệt vào thảm họa - Ảnh: TTO
Ba nhà máy điện hạt nhân ở phía nam Trung Quốc gồm Phòng Thành (Quảng Tây) công suất 1000 MW, Trường Giang (Quảng Đông) 600 MW và tổ máy 650 MW của Sương Giang (đảo Hải Nam) chính thức được vận hành từ năm 2016. Các nhà máy này đều nằm gần biên giới phía bắc Việt Nam, trong đó cách Hà Nội gần 500km, gần nhất là Móng Cái (Quảng Ninh) chỉ cách nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành 50 km.
Cụ thể, theo đề án "Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họađối với TP Hà Nội" vừa được UBND TP Hà Nội ký ban hành, thành phố xác định thảm họa sẽ xảy đến nếu có sự cố từ 3 nhà máy điện hạt nhân ở khu vực Đông Nam Trung Quốc.
Theo đánh giá, Hà Nội sẽ là một trong số các tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nếu 3 nhà máy này có sự cố do bụi phóng xạ có khả năng phát tán rộng làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước.
Nếu xảy ra thảm họa này, thành phố giao Sở Khoa học - công nghệ phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu cho thành phố về các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ về phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa, xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống rò rỉ chất phóng xạ, sự cố hạt nhân.
Ngoài ra, nếu nước lũ sông Hồng dâng cao trên mức báo động cấp độ III (11,5m) sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ đê sông Hồng, gây nguy hại đến an toàn tính mạng hàng triệu người dân và thiệt hại lớn về vật chất.
Đối với nguy cơ cháy, nổ, đổ sụp công trình, thành phố đặt kịch bản có thể xảy ra với hàng loạt chung cư cũ hết niên hạn sử dụng, xuống cấp nghiêm trọng trong tổng số gần 1.600 chung cư cũ.
Kịch bản thảm họa về tai nạn giao thông có thể xảy ra nếu hệ thống đường sắt trên cao với số lượng vận chuyển 500 khách/chuyến, tần suất 10 phút/chuyến khi đang chạy bị rơi xuống sẽ gây thương vong về người vô cùng lớn cho cả số người chuyên chở ở khoang và người lưu thông phía dưới.
Ngoài ra, UBND TP cũng đặt kịch bản đề phòng các tình trạng rủi ro tại các sự kiện tập trung đông người vì Hà Nội thường xuyên tổ chức các sự kiện lớn. Nếu không may xảy ra hỗn loạn, dẫm đạp sẽ gây ra thương vong lớn cho người tham dự.
Để đề phòng, ngăn ngừa xảy ra và ứng phó tốt khi có sự cố, thảm họa, TP Hà Nội xác đinh nhiệm vụ là phải kiện toàn cơ quan ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm.
UBND TP cũng giao các đơn vị liên quan xây dựng kịch bản chi tiết phòng, chống và ứng phó rủi ro trở thành thảm họa theo lĩnh vực chuyên ngành.
Tiếp tục đầu tư hệ thống quan trắc môi trường, cảnh báo trước các hiện tượng ô nhiễm không khí, nguồn nước… Nâng cao năng lực cứu hộ, cứ nạn cho các lực lượng.
Thảm họa từng xảy ra tại Hà Nội
Hà Nội từng xảy ra những rủi ro có thể coi là thảm họa do thiên nhiên gây ra, như năm 1971, mưa to liên tục gây trận lũ lịch sử tại đồng bằng sông Hồng với mực nước lên tới 14,3m khiến vỡ đê ba điểm, làm chết 100.000 người và hơn 2,7 triệu người chịu thiệt hại.
Trận mưa lịch sử cuối năm 2008 khiến hầu hết khu vực nội thành Hà Nội ngập 5 ngày liên tục, gây thiệt hại lớn về người và 3.000 tỉ đồng.
Hà Nội đưa kịch bản ứng phó nếu có thảm họa hạt nhân từ Trung Quốc
23/05/2018 TTO - Hà Nội xác định việc rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc sẽ là thảm họa cho thành phố, cùng với các rủi ro thiên tai quy mô lớn khác như vỡ đê, cháy nổ, sụp đổ công trình, tai nạn giao thông hệ thống metro.Ngập lụt ở Giáp Bát, quận Hoàng Mai trong đợt ngập lịch sử cuối năm 2008 - một trong những sự cố thiên nhiên được Hà Nội liệt vào thảm họa - Ảnh: TTO
Ba nhà máy điện hạt nhân ở phía nam Trung Quốc gồm Phòng Thành (Quảng Tây) công suất 1000 MW, Trường Giang (Quảng Đông) 600 MW và tổ máy 650 MW của Sương Giang (đảo Hải Nam) chính thức được vận hành từ năm 2016. Các nhà máy này đều nằm gần biên giới phía bắc Việt Nam, trong đó cách Hà Nội gần 500km, gần nhất là Móng Cái (Quảng Ninh) chỉ cách nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành 50 km.
Cụ thể, theo đề án "Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họađối với TP Hà Nội" vừa được UBND TP Hà Nội ký ban hành, thành phố xác định thảm họa sẽ xảy đến nếu có sự cố từ 3 nhà máy điện hạt nhân ở khu vực Đông Nam Trung Quốc.
Theo đánh giá, Hà Nội sẽ là một trong số các tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nếu 3 nhà máy này có sự cố do bụi phóng xạ có khả năng phát tán rộng làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước.
Nếu xảy ra thảm họa này, thành phố giao Sở Khoa học - công nghệ phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu cho thành phố về các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ về phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa, xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống rò rỉ chất phóng xạ, sự cố hạt nhân.
Ngoài ra, nếu nước lũ sông Hồng dâng cao trên mức báo động cấp độ III (11,5m) sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ đê sông Hồng, gây nguy hại đến an toàn tính mạng hàng triệu người dân và thiệt hại lớn về vật chất.
Đối với nguy cơ cháy, nổ, đổ sụp công trình, thành phố đặt kịch bản có thể xảy ra với hàng loạt chung cư cũ hết niên hạn sử dụng, xuống cấp nghiêm trọng trong tổng số gần 1.600 chung cư cũ.
Kịch bản thảm họa về tai nạn giao thông có thể xảy ra nếu hệ thống đường sắt trên cao với số lượng vận chuyển 500 khách/chuyến, tần suất 10 phút/chuyến khi đang chạy bị rơi xuống sẽ gây thương vong về người vô cùng lớn cho cả số người chuyên chở ở khoang và người lưu thông phía dưới.
Ngoài ra, UBND TP cũng đặt kịch bản đề phòng các tình trạng rủi ro tại các sự kiện tập trung đông người vì Hà Nội thường xuyên tổ chức các sự kiện lớn. Nếu không may xảy ra hỗn loạn, dẫm đạp sẽ gây ra thương vong lớn cho người tham dự.
Để đề phòng, ngăn ngừa xảy ra và ứng phó tốt khi có sự cố, thảm họa, TP Hà Nội xác đinh nhiệm vụ là phải kiện toàn cơ quan ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm.
UBND TP cũng giao các đơn vị liên quan xây dựng kịch bản chi tiết phòng, chống và ứng phó rủi ro trở thành thảm họa theo lĩnh vực chuyên ngành.
Tiếp tục đầu tư hệ thống quan trắc môi trường, cảnh báo trước các hiện tượng ô nhiễm không khí, nguồn nước… Nâng cao năng lực cứu hộ, cứ nạn cho các lực lượng.
Thảm họa từng xảy ra tại Hà Nội
Hà Nội từng xảy ra những rủi ro có thể coi là thảm họa do thiên nhiên gây ra, như năm 1971, mưa to liên tục gây trận lũ lịch sử tại đồng bằng sông Hồng với mực nước lên tới 14,3m khiến vỡ đê ba điểm, làm chết 100.000 người và hơn 2,7 triệu người chịu thiệt hại.
Trận mưa lịch sử cuối năm 2008 khiến hầu hết khu vực nội thành Hà Nội ngập 5 ngày liên tục, gây thiệt hại lớn về người và 3.000 tỉ đồng.
https://tuoitre.vn/ha-noi-dua-kich-ban-ung-pho-neu-co-tham-hoa-hat-nhan-tu-trung-quoc-20180523170729591.htm
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét