Luật sư Đức hé lộ lý do ông Trịnh Xuân Thanh ngừng kháng án
24/05/2018Nữ luật sư người Đức của ông Trịnh Xuân Thanh mới tiết lộ nguyên nhân cựu quan chức dầu khí này đi tới quyết định bất ngờ, trong khi xuất hiện nhận định rằng ông “có thể được đặc xá vì là trường hợp đặc biệt”. Bà Petra Schlagenhauf xác nhận với VOA tiếng Việt rằng thân chủ của mình đã “rút đơn kháng cáo” và “tiếp tục nhấn mạnh rằng ông bị kết án sai”.
Bà Petra Schlagenhauf, nữ luật sư
người Đức của ông Trịnh Xuân Thanh.
“Ông ấy không được xét xử công bằng ở các phiên tòa sơ thẩm, và vì thế, không có hy vọng ở tòa phúc thẩm”, nữ luật sư nói về nguyên nhân dẫn tới bước đi được cho là “đột ngột” của cựu lãnh đạo tỉnh Hậu Giang. Trong khi đó, đại diện tòa án nói hôm 7/5 rằng ông Thanh rút đơn kháng cáo án tù chung thân vì tội “cố ý làm trái” và “tham ô tài sản” do “gặp vấn đề về sức khỏe”.Con trai của nhân vật vẫn gây sóng gió trong quan hệ Việt – Đức “cũng rút đơn đề nghị trả lại biệt thự và ôtô”.
Trước đó, tại tòa, ông Thanh từng nói “bị thấp khớp rất nặng, có khả năng biến chứng đột quỵ, đột tử”.
Bà Schlagenhauf cho VOA Việt Ngữ biết thêm rằng vợ của cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam hôm 7/5 đã ra “khai chứng” tại phiên tòa liên quan tới ông Thanh, dự kiến kéo dài tới tháng Tám.
Chúng tôi đang thảo luận với phía Việt Nam, và phía Việt Nam biết rõ những gì chúng tôi muốn để đưa quan hệ song phương hoàn toàn trở lại bình thường.
Nguồn thạo tin trong Bộ Ngoại giao Đức nói.
Bà Trần Dương Nga khai về các diễn biến vụ chồng bà “mất tích” ở Berlin trong khi chờ xin tị nạn hồi cuối tháng Bảy năm ngoái.
Nữ luật sư này cho biết rằng vợ của thân chủ của mình muốn người mà Berlin cáo buộc Hà Nội bắt cóc “được trở lại Đức” và nếu chuyện này không được giải quyết “xung đột ngoại giao” giữa Berlin và Hà Nội “sẽ không chấm dứt”.
Trả lời VOA tiếng Việt, một nguồn tin chính thức trong Bộ Ngoại giao Đức nói “có nắm được thông tin về việc rút đơn kháng cáo”.
“Chúng tôi đang thảo luận với phía Việt Nam, và phía Việt Nam biết rõ những gì chúng tôi muốn để đưa quan hệ song phương hoàn toàn trở lại bình thường”, nguồn thạo tin này nói, nhưng không cho biết cụ thể.
Berlin từng yêu cầu Hà Nội thả ông Thanh về Đức để được cân nhắc đơn xin tị nạn.
Cựu ủy viên Bộ Chính trị “ngã ngựa” Đinh La Thăng tại tòa.
Tại tòa ở Việt Nam, nhân vật từng có liên hệ với cựu ủy viên Bộ Chính trị “ngã ngựa” Đinh La Thăng nhiều lần nói “muốn gần vợ con” ở Đức và được “chết trong vòng tay gia đình”.
Nhận định trên trang Facebook cá nhân, luật sư Trần Vũ Hải cho rằng “đây là thông điệp của [ông Thanh] gửi đến cho bà luật sư Đức”, vốn từng bị chặn không cho nhập cảnh vào Việt Nam để dự phiên tòa hồi đầu năm nay.
Ông Hải cũng dẫn Luật Đặc xá của Việt Nam năm 2007 và nhận định rằng “chỉ cần chính phủ đề nghị, với lý do cần đáp ứng yêu cầu của nước Đức để sớm ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, chủ tịch nước sẽ ra lệnh đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với [ông] Trịnh Xuân Thanh”.
“Bù lại, [ông] Trịnh Xuân Thanh cũng phải ‘xuống nước’ rút kháng cáo kêu oan và chấp nhận mất một số tài sản khủng đứng tên con trai để thi hành án. Khả năng [ông] Trịnh Xuân Thanh sẽ được áp dụng luật đặc xá để đoàn tụ với vợ con tại Đức là trong tầm tay và đúng luật Việt Nam? Chúng ta hãy chờ xem!” luật sư trực ngôn nói.
Hôm 17/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói ngắn gọn rằng Hà Nội “đang tiếp tục trao đổi chặt chẽ với phía Đức” và “luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức vì lợi ích của nhân dân hai nước”.
Biệt thự được cho là của gia đình ông Thanh ở Hà Nội.
Trong một diễn biến liên quan, nhật báo TAZ của Đức hôm 22/5 đưa tin rằng cuối tháng Chín năm ngoái, tức khoảng hai tháng sau khi ông Thanh xuất hiện “tự thú” trên Truyền hình Việt Nam, “Tổng Công tố viên Liên bang [Đức] đã yêu cầu Slovakia trợ giúp pháp lý” vì quan chức nước này bị nghi tham gia cuộc gặp với phía Việt Nam ở thủ đô Bratislava, ít ngày sau “vụ bắt cóc” ông Thanh.
Một bản tin về ông Thanh trên tờ TAZ.
Tờ TAZ cũng đề cập tới việc cơ quan công tố liên bang Đức sau đó cung cấp cho phía Slovakia “lệnh truy nã ông Đường Minh Hưng”, trung tướng công an Việt Nam, người bị cáo buộc tham gia vụ việc gây nhiều trở ngại trong quan hệ Berlin và Hà Nội. Hiện Đức và Việt Nam chưa thấy có thông tin chính thức về việc này.
Mới đây, trang tin Spectator dẫn lời Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini cho hay rằng Đại sứ Việt Nam ở nước này, ông Dương Trọng Minh, đã nói rằng ông Trịnh Xuân Thanh “chưa từng tới Slovakia” và “không có mặt” trong phái đoàn Việt Nam khởi hành từ Bratislava.
Tờ TAZ cũng đề cập tới việc cơ quan công tố liên bang Đức sau đó cung cấp cho phía Slovakia “lệnh truy nã ông Đường Minh Hưng”, trung tướng công an Việt Nam, người bị cáo buộc tham gia vụ việc gây nhiều trở ngại trong quan hệ Berlin và Hà Nội. Hiện Đức và Việt Nam chưa thấy có thông tin chính thức về việc này.
Mới đây, trang tin Spectator dẫn lời Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini cho hay rằng Đại sứ Việt Nam ở nước này, ông Dương Trọng Minh, đã nói rằng ông Trịnh Xuân Thanh “chưa từng tới Slovakia” và “không có mặt” trong phái đoàn Việt Nam khởi hành từ Bratislava.
https://www.voatiengviet.com/a/lu%E1%BA%ADt-s%C6%B0-%C4%91%E1%BB%A9c-h%C3%A9-l%E1%BB%99-l%C3%BD-do-%C3%B4ng-tr%E1%BB%8Bnh-xu%C3%A2n-thanh-ng%E1%BB%ABng-kh%C3%A1ng-%C3%A1n/4406341.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét