Trong lịch sử hơn 20 năm có internet (1997-2018) chưa bao giờ lợi ích quốc gia, dân tộc và tự do của người dân bị đe doạ lớn như những gì đang được chuẩn bị trong dự luật An Ninh Mạng. Điều đáng lo ngại là, Chính phủ và các đại biểu Quốc hội chưa nhận thấy nguy cơ tự cô lập mình với phần còn lại của thế giới; nguy cơ đi ngược lại những nỗ lực của Chính phủ và chống lại sự tiến bộ của người dân, nếu thông qua Dự luật.
Khi thương thảo lại để ký CPTPP thay thế TPP, Việt Nam đã đồng ý từ cấp tối cao, không buộc các công ty cung cấp dịch vụ internet đặt máy chủ, lưu trữ dữ liệu tại VN. Dự luật này lách bằng cách đòi “lưu trữ tại VN các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại VN”(google, Facebook… vẫn đang có máy chủ đặt tại VN nhưng đó là lựa chọn của họ thay vì bắt buộc).
Có cách nào để không đặt máy chủ mà lưu trữ được dữ liệu tại VN? Đòi hỏi này nếu Quốc hội bị qua mặt và thông qua sẽ trở thành vấn đề danh dự của một quốc gia trước những điều mình cam kết chứ không còn là những “mẹo vặt” ở tầm “trinh thám An Nam” nữa.
Điều đáng nói là, khi buộc các nhà cung cấp dịch vụ internet như Facebook, Google… mở văn phòng đại diện hay để dữ liệu tại VN (địa phương hoá dữ liệu) theo cách mà dự thảo này thiết kế có rất ít ý nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia từ không gian mạng. Các quy phạm dường như chỉ nhắm tới mục đích cao nhất là gỡ những bài viết trên blog hay trên Facebook. Các hậu quả mà quốc gia phải gánh chịu do những đòi hỏi này gây ra không hề được cân nhắc.
Theo tính toán của Trung tâm nghiên cứu kinh tế Chính trị Châu Âu (ECIPE), “địa phương hoá dữ liệu” – một biện pháp rất ít quốc gia áp dụng – sẽ khiến cho GDP của VN sụt giảm 1,7%; đầu tư nước ngoài giảm 3,1 % (so với việc không yêu cầu mở văn phòng hay đặt máy chủ tại VN như hiện nay).
Chính phủ và các nhà làm luật cần tránh rơi vào cái bẫy tư duy thiển cận rằng, chi phí thực thi chỉ do Google, Facebook hay Amazon … gánh chịu. Trong tình huống phải làm vậy, gánh nặng chi phí tăng thêm sẽ bị phân bổ đến toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam chứ không phải các doanh nghiệp trên gánh một mình. Các lập luận cho rằng, các doanh nghiệp nêu trên “kinh doanh nhưng không đóng thuế, không làm tăng GDP cho đất nước trong nhiều năm qua” – như tài liệu gửi cho các đại biểu là những lập luận thiển cận.
Càng nhiều người dân có thể tham gia mạng xã hội, trao đổi thông tin đầu tư, kinh doanh, tiếp cận với thương mại điện tử của các doanh nghiệp công nghệ, sẽ tạo ra ảnh hưởng lan toả, tác động tích cực đến kinh tế, đặc biệt là xuất nhập khẩu.
Theo một báo cáo mà cơ quan An ninh soạn thảo cung cấp cho các đại biểu Quốc hội thì chính sách an ninh mạng của Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ…, đặc biệt là Trung Quốc, được tham khảo nhiều nhất trong dự luật này. Tuy nhiên, ngay cả những quốc gia thù địch nhất với internet đó cũng không trao cho cơ quan công an quá nhiều quyền như Dự luật mà Quốc hội VN đang thảo luận.
Dự luật định trao cho “lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông” có quyền yêu cầu chặn “share”, xoá các thông tin mà “lực lượng” này cho rằng là “tuyên tuyền chống nhà nước” và “yêu cầu các nhà mạng ngưng cung cấp dịch vụ viễn thông, internet cho người có các bài viết đó”.
Chỉ có toà án mới có quyền tuyên bố hành vi nào là “tuyên truyền chống nhà nước”. Nếu VN có tính tới yêu cầu buộc gỡ các “fake News” trên MXH thì cũng chỉ nên tiến hành sau khi có phán quyết của Toà. Nếu để cho các quan chức của Bộ Công an và Bộ Thông tin đưa ra các phán quyết đó thì trong thời gian vừa qua, những sai phạm ở Bộ Thông tin (trong vụ MobiFone-AVG), ở Bộ Công An (trong vụ Vũ Nhôm, vụ các tướng chủ mưu đánh bạc…) liệu nhân dân có cơ hội mà bàn đến.
Đặc biệt, dự luật không những không bảo đảm an ninh mà còn đe doạ quyền tự do cá nhân của người dân khi yêu cầu các công ty dịch vụ internet “cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản”.
Người dân không chỉ có nhu cầu được bảo vệ khỏi các mối đe doạ từ các thế lực thù địch mà còn cần được bảo vệ khỏi các mối đe doạ từ sự lạm quyền của những người thi hành công vụ. Quyền tự do cá nhân, quyền riêng tư chỉ có thể bị can thiệp khi có trát của toà. Không có một đất nước có luật pháp nào, cảnh sát lại được trao cho quyền đó.
Nên nhớ là có không ít thông tin cá nhân, người dân đã tự nguyện cung cấp khi mua vé máy bay, đặt khách sạn… chứ không chỉ khi mở tài khoản trên mạng xã hội. Những thông tin này đều được lưu giữ ở nước cung cấp dịch vụ. Vấn đề là, chưa chắc người dân – ở những quốc gia như VN – lại bị đe doạ hơn khi những thông tin của mình được lưu giữ bằng các “cơ quan chức năng” trong nước.
Hình ảnh ông chủ FB, Mark Zuckenburg, phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ đang được sử dụng sai lệch (trong một văn bản gửi đại biểu). Mark bị nghi để lộ 87 triệu tài khoản FB cho Cambridge Anlytica sử dụng vào các mục tiêu chính trị và thương mại [cũng như cách mà Vinaphone, Viettel… cung cấp số điện thoại cho các đại lý bán đất nền, căn hộ và bảo hiểm…] chứ không phải như cách mà các nhà dự thảo luật đang âm mưu. Nếu Mark cũng học theo FPT cung cấp dữ liệu người dùng (một số bloggers) cho cơ quan an ninh thì không cần tới Quốc hội, Mark đã nhận ngay sự tẩy chay của người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới.
Nếu thực sự muốn bảo vệ dữ liệu, muốn tham khảo những kinh nghiệm tốt về bảo vệ người dùng, cơ quan soạn thảo không thể bỏ qua những yêu cầu bảo vệ người dùng như phải có sự đồng thuận khi thu thập dữ liệu (consent required for data collection), chấp nhận của người dùng khi chuyển, trao dữ liệu cho bên thứ ba (consent required fort transfer to third party ) hay quyền được kiểm soát dữ liệu cá nhân (right to review) …. Mà các nước châu Âu hay Singapore đang áp dụng.
Tôi sẽ nói về những quy định trao rất nhiều quyền can thiệp của công an vào các công ty kinh doanh trên nền tảng internet, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp, trong một bài viết khác.
Rất lạ là chưa thấy Chính phủ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có phản ứng gì. Hình như cơ quan tham mưu của ông hoàn toàn không nhận ra dự luật đang tạo ra các khoảng trống để giấy phép con, điều kiện kinh doanh, các loại thanh kiểm tra và nhũng nhiễu xuất hiện. Biết bao nỗ lực của Chính phủ từ đầu nhiệm kỳ chỉ cải thiện được rất ít môi trường kinh doanh. Trong khi, cách làm luật thế này đang khiến cho những cố gắng vừa qua của Thủ tướng đổ xuống sông, xuống biển.
Năm 1997, khi bắt đầu có internet, Chính phủ khi đó đã rất dè chừng khi – trong Nghị định 21 – chủ trương, “quản lý được tới đâu thì phát triển tới đó”. Nhưng tới năm 2000, thì chính Bộ Chính trị đã phá vỡ nguyên tắc này, bằng cách đưa vào Chỉ thị 58, “Nhu cầu phát triển internet tới đâu thì năng lực quản lý của các ngành phải theo kịp sự phát triển tới đó”.
Bộ Chính trị hiện thời cũng không đòi các công ty dịch vụ internet phải đặt máy chủ trong nước, Cơ quan soạn thảo đưa ra dự luật thế này là đã trái với ý chí của cơ quan lãnh đạo tối cao, Quốc hội cũng không nên “bảo hoàng” hơn Bộ chính trị.
Phải thừa nhận rằng, không phải là không có những tội phạm sử dụng internet để thực hiện các hành vi phạm tội. Nhưng, không ai đe doạ sự tồn vong của chế độ bằng chính những tên tham nhũng đang nắm quyền trong chế độ. Chưa chắc những “Quan Làm Báo”, “Chân Dung Quyền Lực…” là do “các thế lực thù địch” với chế độ vận hành.
Không chỉ mang lại biết bao tiện ích về kinh tế, Internet đã giúp cho người dân thực hiện được những quyền tự do mà báo chí nhà nước không thể cung cấp. Tuy điều đó có làm cho bọn tham nhũng khó chịu nhưng đồng thời cũng mang lại cho chính quyền một gương mặt sáng sủa hơn.
Dự luật này không hề mang lại lợi ích gì cho nước cho dân, cả chính trị và kinh tế, mà chỉ giúp cho bọn tham nhũng đang bị truy đuổi hơn hai năm qua có khả năng “lật cờ”, trỗi dậy. Cho dù đã có nhiều cải cách, VN vẫn đang được thế giới xếp vào hàng các quốc gia có rất ít tự do. Đừng đi tiếp xuống đáy bằng việc thông qua dự luật này. Đừng để VN trở thành kẻ thù của những giá trị mà loài người đang coi là tiến bộ.
Huy Đức
FB Huy Đức
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Khi thương thảo lại để ký CPTPP thay thế TPP, Việt Nam đã đồng ý từ cấp tối cao, không buộc các công ty cung cấp dịch vụ internet đặt máy chủ, lưu trữ dữ liệu tại VN. Dự luật này lách bằng cách đòi “lưu trữ tại VN các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại VN”(google, Facebook… vẫn đang có máy chủ đặt tại VN nhưng đó là lựa chọn của họ thay vì bắt buộc).
Có cách nào để không đặt máy chủ mà lưu trữ được dữ liệu tại VN? Đòi hỏi này nếu Quốc hội bị qua mặt và thông qua sẽ trở thành vấn đề danh dự của một quốc gia trước những điều mình cam kết chứ không còn là những “mẹo vặt” ở tầm “trinh thám An Nam” nữa.
Điều đáng nói là, khi buộc các nhà cung cấp dịch vụ internet như Facebook, Google… mở văn phòng đại diện hay để dữ liệu tại VN (địa phương hoá dữ liệu) theo cách mà dự thảo này thiết kế có rất ít ý nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia từ không gian mạng. Các quy phạm dường như chỉ nhắm tới mục đích cao nhất là gỡ những bài viết trên blog hay trên Facebook. Các hậu quả mà quốc gia phải gánh chịu do những đòi hỏi này gây ra không hề được cân nhắc.
Theo tính toán của Trung tâm nghiên cứu kinh tế Chính trị Châu Âu (ECIPE), “địa phương hoá dữ liệu” – một biện pháp rất ít quốc gia áp dụng – sẽ khiến cho GDP của VN sụt giảm 1,7%; đầu tư nước ngoài giảm 3,1 % (so với việc không yêu cầu mở văn phòng hay đặt máy chủ tại VN như hiện nay).
Chính phủ và các nhà làm luật cần tránh rơi vào cái bẫy tư duy thiển cận rằng, chi phí thực thi chỉ do Google, Facebook hay Amazon … gánh chịu. Trong tình huống phải làm vậy, gánh nặng chi phí tăng thêm sẽ bị phân bổ đến toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam chứ không phải các doanh nghiệp trên gánh một mình. Các lập luận cho rằng, các doanh nghiệp nêu trên “kinh doanh nhưng không đóng thuế, không làm tăng GDP cho đất nước trong nhiều năm qua” – như tài liệu gửi cho các đại biểu là những lập luận thiển cận.
Càng nhiều người dân có thể tham gia mạng xã hội, trao đổi thông tin đầu tư, kinh doanh, tiếp cận với thương mại điện tử của các doanh nghiệp công nghệ, sẽ tạo ra ảnh hưởng lan toả, tác động tích cực đến kinh tế, đặc biệt là xuất nhập khẩu.
Theo một báo cáo mà cơ quan An ninh soạn thảo cung cấp cho các đại biểu Quốc hội thì chính sách an ninh mạng của Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ…, đặc biệt là Trung Quốc, được tham khảo nhiều nhất trong dự luật này. Tuy nhiên, ngay cả những quốc gia thù địch nhất với internet đó cũng không trao cho cơ quan công an quá nhiều quyền như Dự luật mà Quốc hội VN đang thảo luận.
Dự luật định trao cho “lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông” có quyền yêu cầu chặn “share”, xoá các thông tin mà “lực lượng” này cho rằng là “tuyên tuyền chống nhà nước” và “yêu cầu các nhà mạng ngưng cung cấp dịch vụ viễn thông, internet cho người có các bài viết đó”.
Chỉ có toà án mới có quyền tuyên bố hành vi nào là “tuyên truyền chống nhà nước”. Nếu VN có tính tới yêu cầu buộc gỡ các “fake News” trên MXH thì cũng chỉ nên tiến hành sau khi có phán quyết của Toà. Nếu để cho các quan chức của Bộ Công an và Bộ Thông tin đưa ra các phán quyết đó thì trong thời gian vừa qua, những sai phạm ở Bộ Thông tin (trong vụ MobiFone-AVG), ở Bộ Công An (trong vụ Vũ Nhôm, vụ các tướng chủ mưu đánh bạc…) liệu nhân dân có cơ hội mà bàn đến.
Đặc biệt, dự luật không những không bảo đảm an ninh mà còn đe doạ quyền tự do cá nhân của người dân khi yêu cầu các công ty dịch vụ internet “cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản”.
Người dân không chỉ có nhu cầu được bảo vệ khỏi các mối đe doạ từ các thế lực thù địch mà còn cần được bảo vệ khỏi các mối đe doạ từ sự lạm quyền của những người thi hành công vụ. Quyền tự do cá nhân, quyền riêng tư chỉ có thể bị can thiệp khi có trát của toà. Không có một đất nước có luật pháp nào, cảnh sát lại được trao cho quyền đó.
Nên nhớ là có không ít thông tin cá nhân, người dân đã tự nguyện cung cấp khi mua vé máy bay, đặt khách sạn… chứ không chỉ khi mở tài khoản trên mạng xã hội. Những thông tin này đều được lưu giữ ở nước cung cấp dịch vụ. Vấn đề là, chưa chắc người dân – ở những quốc gia như VN – lại bị đe doạ hơn khi những thông tin của mình được lưu giữ bằng các “cơ quan chức năng” trong nước.
Hình ảnh ông chủ FB, Mark Zuckenburg, phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ đang được sử dụng sai lệch (trong một văn bản gửi đại biểu). Mark bị nghi để lộ 87 triệu tài khoản FB cho Cambridge Anlytica sử dụng vào các mục tiêu chính trị và thương mại [cũng như cách mà Vinaphone, Viettel… cung cấp số điện thoại cho các đại lý bán đất nền, căn hộ và bảo hiểm…] chứ không phải như cách mà các nhà dự thảo luật đang âm mưu. Nếu Mark cũng học theo FPT cung cấp dữ liệu người dùng (một số bloggers) cho cơ quan an ninh thì không cần tới Quốc hội, Mark đã nhận ngay sự tẩy chay của người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới.
Nếu thực sự muốn bảo vệ dữ liệu, muốn tham khảo những kinh nghiệm tốt về bảo vệ người dùng, cơ quan soạn thảo không thể bỏ qua những yêu cầu bảo vệ người dùng như phải có sự đồng thuận khi thu thập dữ liệu (consent required for data collection), chấp nhận của người dùng khi chuyển, trao dữ liệu cho bên thứ ba (consent required fort transfer to third party ) hay quyền được kiểm soát dữ liệu cá nhân (right to review) …. Mà các nước châu Âu hay Singapore đang áp dụng.
Tôi sẽ nói về những quy định trao rất nhiều quyền can thiệp của công an vào các công ty kinh doanh trên nền tảng internet, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp, trong một bài viết khác.
Rất lạ là chưa thấy Chính phủ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có phản ứng gì. Hình như cơ quan tham mưu của ông hoàn toàn không nhận ra dự luật đang tạo ra các khoảng trống để giấy phép con, điều kiện kinh doanh, các loại thanh kiểm tra và nhũng nhiễu xuất hiện. Biết bao nỗ lực của Chính phủ từ đầu nhiệm kỳ chỉ cải thiện được rất ít môi trường kinh doanh. Trong khi, cách làm luật thế này đang khiến cho những cố gắng vừa qua của Thủ tướng đổ xuống sông, xuống biển.
Năm 1997, khi bắt đầu có internet, Chính phủ khi đó đã rất dè chừng khi – trong Nghị định 21 – chủ trương, “quản lý được tới đâu thì phát triển tới đó”. Nhưng tới năm 2000, thì chính Bộ Chính trị đã phá vỡ nguyên tắc này, bằng cách đưa vào Chỉ thị 58, “Nhu cầu phát triển internet tới đâu thì năng lực quản lý của các ngành phải theo kịp sự phát triển tới đó”.
Bộ Chính trị hiện thời cũng không đòi các công ty dịch vụ internet phải đặt máy chủ trong nước, Cơ quan soạn thảo đưa ra dự luật thế này là đã trái với ý chí của cơ quan lãnh đạo tối cao, Quốc hội cũng không nên “bảo hoàng” hơn Bộ chính trị.
Phải thừa nhận rằng, không phải là không có những tội phạm sử dụng internet để thực hiện các hành vi phạm tội. Nhưng, không ai đe doạ sự tồn vong của chế độ bằng chính những tên tham nhũng đang nắm quyền trong chế độ. Chưa chắc những “Quan Làm Báo”, “Chân Dung Quyền Lực…” là do “các thế lực thù địch” với chế độ vận hành.
Không chỉ mang lại biết bao tiện ích về kinh tế, Internet đã giúp cho người dân thực hiện được những quyền tự do mà báo chí nhà nước không thể cung cấp. Tuy điều đó có làm cho bọn tham nhũng khó chịu nhưng đồng thời cũng mang lại cho chính quyền một gương mặt sáng sủa hơn.
Dự luật này không hề mang lại lợi ích gì cho nước cho dân, cả chính trị và kinh tế, mà chỉ giúp cho bọn tham nhũng đang bị truy đuổi hơn hai năm qua có khả năng “lật cờ”, trỗi dậy. Cho dù đã có nhiều cải cách, VN vẫn đang được thế giới xếp vào hàng các quốc gia có rất ít tự do. Đừng đi tiếp xuống đáy bằng việc thông qua dự luật này. Đừng để VN trở thành kẻ thù của những giá trị mà loài người đang coi là tiến bộ.
Huy Đức
FB Huy Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét