Giáo sư Phan Đình Diệu. Ảnh: Báo Tuổi trẻ.
Hoàng Hải Vân
Tại một cuộc họp với các nhà trí thức nghe góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp vào khoảng năm 1999-2000 (sửa đổi năm 2001) do Ủy viên Thường vụ thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt chủ trì, giáo sư Phan Đình Diệu có một số góp ý liên quan đến Điều 4 và điều khoản về các quyền tự do dân chủ của công dân. Lúc đó tôi làm việc ở tòa soạn Báo Thanh Niên tại Hà Nội, có viết một bài tường thuật về ý kiến của giáo sư gửi vào tòa soạn, nhưng nhắc đi nhắc lại là để xem cho biết chứ không được đăng. Bài viết đã lâu tôi không còn nhớ nguyên văn, chỉ nhớ một số nội dung chính như thế này :
Về điều 4 Hiến pháp, Giáo sư Phan Đình Diệu nói rằng, Hiến pháp năm 1946 cũng như Hiến pháp năm 1959 không có nội dung như điều 4, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ vai trò lãnh đạo xã hội trong thực tế. Hiến pháp Liên Xô mãi đến năm 1977 mới có nội dung này và chính điều này khiến cho Đảng Cộng sản Liên Xô suy yếu. Giáo sư Diệu nhắc lại tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng : Đảng lãnh đạo bằng chủ trương đường lối, bằng hành động gương mẫu của cán bộ, đảng viên, bằng sự thuyết phuc chứ không bằng luật lệ, rằng chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh “khi nào nhân dân thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng trong thực tế thì Đảng mới giữ được vai trò lãnh đạo”. Chính vì vậy mà khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tại thế, Hiến pháp Việt Nam không có nội dung như điều 4. Giáo sư đề nghị, bỏ điều 4 là sự khôi phục tư tưởng Hồ Chí Minh về sự lãnh đạo của Đảng, làm như vậy không những không làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam yếu đi mà ngược lại sẽ làm cho Đảng mạnh lên, có uy tín hơn.
Về các quyền tự do dân chủ, Giáo sư Phan Đình Diệu lưu ý, Hiến pháp năm 1946 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do biểu tình… và các quyền tự do khác. Hiến pháp năm 1959 còn tiến bộ hơn khi ghi thêm câu “Nhà nước bảo đảm thực hiện các quyền tự do đó”. Hiến pháp hiện hành cũng ghi các quyền tự do này nhưng lại có bước thụt lùi khi ghi thêm “Các quyền tự do đó được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật”. Giáo sư Diệu cho rằng, Hiến pháp hiện hành mở ra cho công dân có các quyền tự do, nhưng lập tức tạo điều kiện cho luật pháp triệt tiêu các quyền tự do đó.
Tóm lại, với những lý do nói trên, giáo sư Diệu đề nghị khôi phục lại tinh thần của Hiến pháp Việt nam năm 1946, là bản Hiến pháp tiến bộ không kém gì các bản Hiến pháp tiến bộ khác trên thế giới. Đó cũng là sự trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh trong lập hiến.
Tôi vẫn còn nhớ, ông Phạm Thế Duyệt đã ghi nhận những ý kiến mà ông cho rằng đó là “những góp ý có trách nhiệm” của giáo sư Phan Đình Diệu.
Giáo sư Phan Đình Diệu vừa qua đời, tôi xin ghi lại mấy dòng để tưởng nhớ ông.
P/s : Đưa stt trên tôi chỉ lược lại vài ý kiến mang tính học thuật của giáo sư Phan Đình Diệu tại thời điểm góp ý sửa đổi Hiến pháp. Stt này không chấp nhận những cmt góp ý hoặc chỉ trích Hiến pháp hành, các bạn thương tôi đừng để tôi xóa mất công tổn thọ nhé.
HOÀNG HẢI VÂN
Tại một cuộc họp với các nhà trí thức nghe góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp vào khoảng năm 1999-2000 (sửa đổi năm 2001) do Ủy viên Thường vụ thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt chủ trì, giáo sư Phan Đình Diệu có một số góp ý liên quan đến Điều 4 và điều khoản về các quyền tự do dân chủ của công dân. Lúc đó tôi làm việc ở tòa soạn Báo Thanh Niên tại Hà Nội, có viết một bài tường thuật về ý kiến của giáo sư gửi vào tòa soạn, nhưng nhắc đi nhắc lại là để xem cho biết chứ không được đăng. Bài viết đã lâu tôi không còn nhớ nguyên văn, chỉ nhớ một số nội dung chính như thế này :
Về điều 4 Hiến pháp, Giáo sư Phan Đình Diệu nói rằng, Hiến pháp năm 1946 cũng như Hiến pháp năm 1959 không có nội dung như điều 4, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ vai trò lãnh đạo xã hội trong thực tế. Hiến pháp Liên Xô mãi đến năm 1977 mới có nội dung này và chính điều này khiến cho Đảng Cộng sản Liên Xô suy yếu. Giáo sư Diệu nhắc lại tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng : Đảng lãnh đạo bằng chủ trương đường lối, bằng hành động gương mẫu của cán bộ, đảng viên, bằng sự thuyết phuc chứ không bằng luật lệ, rằng chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh “khi nào nhân dân thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng trong thực tế thì Đảng mới giữ được vai trò lãnh đạo”. Chính vì vậy mà khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tại thế, Hiến pháp Việt Nam không có nội dung như điều 4. Giáo sư đề nghị, bỏ điều 4 là sự khôi phục tư tưởng Hồ Chí Minh về sự lãnh đạo của Đảng, làm như vậy không những không làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam yếu đi mà ngược lại sẽ làm cho Đảng mạnh lên, có uy tín hơn.
Về các quyền tự do dân chủ, Giáo sư Phan Đình Diệu lưu ý, Hiến pháp năm 1946 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do biểu tình… và các quyền tự do khác. Hiến pháp năm 1959 còn tiến bộ hơn khi ghi thêm câu “Nhà nước bảo đảm thực hiện các quyền tự do đó”. Hiến pháp hiện hành cũng ghi các quyền tự do này nhưng lại có bước thụt lùi khi ghi thêm “Các quyền tự do đó được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật”. Giáo sư Diệu cho rằng, Hiến pháp hiện hành mở ra cho công dân có các quyền tự do, nhưng lập tức tạo điều kiện cho luật pháp triệt tiêu các quyền tự do đó.
Tóm lại, với những lý do nói trên, giáo sư Diệu đề nghị khôi phục lại tinh thần của Hiến pháp Việt nam năm 1946, là bản Hiến pháp tiến bộ không kém gì các bản Hiến pháp tiến bộ khác trên thế giới. Đó cũng là sự trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh trong lập hiến.
Tôi vẫn còn nhớ, ông Phạm Thế Duyệt đã ghi nhận những ý kiến mà ông cho rằng đó là “những góp ý có trách nhiệm” của giáo sư Phan Đình Diệu.
Giáo sư Phan Đình Diệu vừa qua đời, tôi xin ghi lại mấy dòng để tưởng nhớ ông.
P/s : Đưa stt trên tôi chỉ lược lại vài ý kiến mang tính học thuật của giáo sư Phan Đình Diệu tại thời điểm góp ý sửa đổi Hiến pháp. Stt này không chấp nhận những cmt góp ý hoặc chỉ trích Hiến pháp hành, các bạn thương tôi đừng để tôi xóa mất công tổn thọ nhé.
HOÀNG HẢI VÂN
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét