"Tổng biên tập lem nhem tờ báo ắt lem nhem"
Báo Đại Đoàn Kết số ra ngày Thứ Sáu 25/5/2018 có vẻ như bàng quan với không khí nghị trường mấy ngày qua khi rút ra trang nhất bài viết chính ở vị trí quan trọng nhất cái dòng tít lớn “Tố cáo sai sự thật phải bồi thường”.
Nội dung này luật đã định rõ ràng từ lâu và cũng không gây ra nhiều tranh luận gay gắt cũng như có nhu cầu cấp thiết cần phải nhanh chóng sửa đổi trong Luật Tố cáo. Ngoài Luật Tố cáo ra còn không ít bộ luật và nghị định, văn bản dưới luật khác quy định khá chặt chẽ trách nhiệm bồi thường dân sự cũng như hình sự của những cá nhân, thể nhân phát ngôn sai sự thật, vu khống, làm nhục, xâm hại danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của ngừoi khác, tổ chức khác.
Các đề tài liên quan tới Luật Tố cáo đã làm nóng nghị trường và thu hút dư luận quan tâm là làm thế nào để có cơ chế bảo vệ hữu hiệu người tố cáo, mở rộng hơn ra cả gia đình, người thân, công việc làm ăn, nghề nghiệp của họ; làm thế nào để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc tố cáo, cho người tố cáo. Chẳng hạn như có cần mở rộng thêm các hình thức tố cáo hay không? Làm thế nào để mọi công dân đều có thế cảm thấy an tâm khi họ thực hiện quyền và nghĩa vụ tham gia tố cáo, giám sát cán bộ, công chức đảng viên, có chức có quyền?
Cơ quan chức năng, cán bộ công chức hưởng lương của dân không được phép vì lo ngại khó khăn, khó quản lý mà hạn chế quyền cũng như các hình thức tố cáo linh hoạt, thuận tiện cho người dân. Việc gì có lợi cho dân khó mấy cũng phải làm.
Không phải ngẩu nhiên mà Luật Tố cáo sửa đổi lần này có hẳn một chương riêng cho những quy định cụ thể liên quan tới việc bảo vệ người tố cáo.
Ai cũng biết, người tố cáo thường là những thành phần yếu thế trong xã hội, họ bị bức hiếp, bị chà đạp hoặc dù không liên quan tới quyền lợi của mình nhưng bức xúc trước những kẻ lộng quyền vi phạm luật pháp làm hại cộng đồng mà buộc phải lên tiếng, chấp nhận nguy hiểm, đe dọa bản thân và gia đình. Còn những người bị tố cáo thường thuộc về phe thế mạnh, có chức, có quyền, có tiền và có nhiều vây cánh. Không ít trường hợp người bị tố cáo còn là thủ trưởng trực tiếp nắm quyền sinh sát, sinh mệnh chính trị, chén cơm manh áo của người tố cáo và gia đình người tố cáo.
Do vậy, chưa có cơ chế và giải pháp hữu hiệu bảo vệ người tố cáo chính là một trong những vấn đề rất lớn, rất bức thiết trong thực tế đã hạn chế việc thực thi chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực động viên quần chúng nhân dân thực hiện quyền tố cáo để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đồng thời góp phần tham gia giám sát cán bộ, công chức, xây dựng cộng đồng trong sạch, vững mạnh...
Vậy mà cái bài chính, quan trọng nhất của báo Đại Đoàn Kết hôm 25/5/2018 trên trang mặt tiền lại có cái tít to đùng đầy hàm ý có vẻ như răn đe, hù dọa người tố cáo. Cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc việt Nam, sao lại có thể vô cảm với những bức xúc của xã hội, của ngừoi dân. Thậm chí, có thể nói là quay lưng lại với các bức xúc của chính đại biểu Quốc hội, của những nhà lập pháp mà thực ra cũng là chủ trương đường lối của Đảng lãnh đạo.
Không phải tùy tiện mà một bộ luật dược đưa ra Quốc hội để xem xét ban hành hay sửa đổi. Tất cả đều có lý do , trước hết vì nhu cầu phát triển và xây dựng một thế chế nhà nước pháp quyền văn minh, hội nhập. Song, đàng sau nó cũng phải có sự định hướng và lãnh đạo của đảng cầm quyền.
Trong khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từng được xem là chỗ dựa chính trị vững chắc của mọi tầng lớp nhân dân, là nơi mà người dân thuộc mọi thành phần đều có thể tìm thấy tiếng nói và chỗ đứng của mình trong lòng đất nước. Hơn thế nữa, với những bộ phận người dân bị xâm hại, bị oan ức, bị đóng cửa ở các nơi khác thì MTTQ chính là cánh cửa cuối cùng sẽ mở ra để giữ niềm tin và hy vọng cho người dân.
Nguyên Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân từng nói trên báo chí, nếu không có nơi nào mở cửa thì bà con, nhân dân hãy tới gõ cửa Mặt trận. Hay như “Người dân phải trở thành những cảm biến xã hội” và giúp cho Mặt trận, cho Đảng, Nhà nước giám sát xã hội, giám sát cán bộ, công chức, đảng viên…
Vậy mà cơ quan ngôn luận chính thống của MTTQ VN trong bối cảnh nghị trường nóng lên sôi sùng sục với đề tài bảo vệ người tố cáo như thế nào thì lại đưa ngay ra trang nhất dòng tít lớn có hàm ý răn đe,hù dọa người tố cáo.
Thực ra là ý tưởng của ai? Có ai, hay cơ quan nào chỉ đạo báo này phải đi ngược dòng thời sự và tự mình tách ra khỏi sự quan tâm của dư luận như thế không?
Hóa ra tổng biên tập của báo này đang bị tố cáo rất nhiều sai phạm nghiêm trọng.
Do vậy mà vị quan báo này đâm ra ghét cay ghét đắng tất cả những người tố cáo và sử dụng tờ báo cơ quan ngôn luận của Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam như là báo tường nhà mình để hù dọa người tố cáo cho đã tức thay vì đưa thông tin đúng với dòng thời sự.
Đáng nói là một số người mang danh nhà báo nhưng não trạng xu ninh, nô lệ, xum xoe xúm xít quanh tổng biên tập, bảo gì cũng làm theo, trở thành bồi bút cho một cá nhân lạm quyền, cho một nhóm vây cánh lợi ích a dua mà bất chấp nhu cầu, lợi ích của bạn đọc của tờ báo, đối tượng hướng tới của MTTQVN, bất cần cơ quan chủ quản của họ cần gì ở tờ báo.
Đọc tới đây, hẳn có bạn sẽ nói, “Ôi, họ ăn cơm chúa múa tối ngày thôi”.
Thưa bạn, họ ăn cơm của dân, họ sống bằng tiền mua báo của bạn đọc (trừ những nhà báo sống bằng gì khác tôi không nói tới), ở những khu dân cư từ núi rừng heo hút cho tới hải đảo xa xôi. Các bạn đọc và cán bộ Mặt Trận khu dân cư ở những nơi nghèo khổ, khó khăn đó hàng ngày vẫn phải dành từng đồng tiền quý báu, đẫm mô hôi nước mắt của dân đóng góp để mua báo. Sao lại nói là ăn cơm chúa?
Chẳng có chúa nào hay tổng biên tập nào trả lương cho các nhà báo chân chính. Chỉ có bạn đọc của họ. Bạn nhà báo ăn cơm của bạn đọc nhưng tự nguyện làm việc cho những kẻ thích nịnh bợ, bưng bô chống lại nhân dân thì coi sao được?
Tướng Hữu Ước, nguyên Tổng biên tập báo Công An Nhân Dân mới đây có bài trả lời báo chí nói rằng: “Trong tờ báo quan trọng nhất là tổng biên tập. Ông này như thế nào thì tờ báo nó như thế. TBT mà liêm khiết đàng hoàng thì tờ báo nó đàng hoàng.
TBT nó lem nhem, thì tờ báo nó lem nhem. Tổng biên tập thông minh thì tờ báo đó phát triển. TBT dốt (cứ nói thẳng như thế) thì tờ báo nó không bao giờ phát triển được. Có thế thôi!.
Những người làm TBT dứt khoát phải có chuyên môn bởi báo chí là một cái nghề đặc thù thế thì anh TBT phải có “nghề” chứ nếu không thì anh làm gì? Nhiều TBT không có tí chuyên môn nào thì phải thay ngay.
Càng để lâu nó càng ảnh hưởng đến tờ báo. Bởi nếu không có chuyên môn, các ông này tạo ra một êkíp, bè phái, vây cánh.
Nghề báo là nghề có tính phản biện cao thì những anh em có nghề sẽ không chịu để cho êkíp ấy của người không có nghề dẫn dắt. Thế là đánh nhau suốt. Tờ báo chỉ đi xuống chứ đi lên làm sao được?”.
Tôi không bàn tới những chuyện khác, ai cũng có mặt tốt mặt xấu, nhưng câu nói đúng thì vẫn đúng dù người nói ra nó có thể chưa phải là người tốt.
Quan trọng là anh ta có dám nói thật lòng hay lại tiếp tục diễn trò giả đối, chém gió như thánh sống thực như ma. Thực lòng và sự thật bao giờ cũng đáng trân trọng.
Bạn đọc và cư dân mạng giờ không ngu. Ai thật, ai giả, ai chém gió, ai thánh, ai ma … họ đều sớm nhận ra.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét