Zhisui Li (1994) The Private Life of Chairman Mao: The inside story of the man who make modern China (Random House, London)n trang 23. Zhisui Li (Lý Chí Thỏa) là bác sĩ riêng của Mao sau sang định cư tại Mỹ và viết cuốn hồi ký trên
[4] Zhisui Li, sđd. trang 17–21. Sau khi Mao trút hơi thở cuối cùng vào sáng 9.9.1976, toán bác sĩ riêng được lệnh phải bảo quản thi hài trong vòng hai tuần để “cán bộ nhân dân mọi miền đến viếng”. Tuy nhiên sau đó uỷ viên Bộ chính trị Uông Đông Hưng (Wang Dongxing) – người phụ trách an ninh cho Mao – đã kéo Lý Chí Thoả ra một góc riêng, thông báo rằng Bộ Chính Trị đã quyết định bảo tồn đời đời: “Nhiệm vụ của anh là phải tìm cách thực hiện”.
Tôi xin lược dịch đoạn này:
Tôi sững sờ. “Nhưng ngài đã bảo tôi chỉ bảo quản thi hài trong trong hai tuần thôi mà” Tôi phản đối. “Tại sao lại gìn giữ thi thể vĩnh viễn. Năm 1956 Chủ tịch Mao đã trở thành người đầu tiên viết lời hứa là sẽ hoả táng sau khi chết. Tôi còn nhớ rõ ràng”. “Đó là quyết định của Bộ chính trị. Chúng tôi chỉ mới vừa quyết định”. Uông Đông Hưng trả lời.”
“Không thể nào làm được”, tôi phản đối, “Làm sao ngài có thể cảm thấy được việc này?”
“Thủ tướng Hoa (Hoa Quốc Phong) và tôi đều ủng hộ giải pháp này”, Uông trả lời.
“Nhưng việc này không thể thực hiện được”, tôi cãi lại. Tôi nhớ lại chuyến đi Liên Xô cùng với Mao năm 1957, tôi có ghé thăm xác Lenin và Stalin. Tôi được cho biết là mũi và tai của Lenin cũng như cơ thịt của Stalin đều rã nát và phải làm giả bằng sáp. Kỹ thuật ướp xác của Liên Xô dĩ là tối tân hơn của Trung Quốc nhiều. Tôi không thể tưởng tượng ra cách để ướp xác của Mao.
“Anh phải quan tâm đến nỗi lòng của chúng tôi”, Uông Đông Hưng trả lời với đôi mắt nhấp nháy.
“Vâng, dĩ nhiên”. Tôi đồng ý. “Nhưng khoa học Trung Quốc chưa tiến bộ đủ cho công tác này”.
“Vì vậy nên chúng tôi sẽ tìm ra người để giúp anh. Bất cứ thứ gì anh cần, thiết bị, tiện nghi, bất cứ thứ gì, chỉ cần báo cho tôi biết”. Uông cam kết với tôi. “Trung ương bảo đảm rằng anh sẽ có mọi thứ cần thiết”.
Thống chế lão thành Diệp Kiếm Anh đến nhập bọn. Diệp Kiếm Anh là một trong những đảng viên đầu tiên của đảng Cộng Sản Trung Hoa, một trong những người thành lập ra Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc và là một trong những uỷ viên bộ chính trị tôi mến nhất.
Thống chế Diệp hỏi ý kiến tôi về việc lưu giữ xác Mao chủ tịch. Tôi nhắc lại sự phản đối của mình. Sau một hồi im lặng, ông nói: “Bác sĩ Lý, trong tình thế này chúng ta không có chọn lựa nào khác là tuân thủ quyết định của Bộ chính trị. Nhưng tại sao bác sĩ không tham vấn với Viện Thủ công và Mỹ nghệ để họ có thể làm tượng chủ tịch Mao bằng sáp? Nói họ làm giống như thật. Nếu cần thiết thì sau này chúng ta có thể dùng tượng sáp này để thay thế”.
Tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Ít ra cũng có Diệp Kiếm Anh, phó chủ tịch quân uỷ trung tương, một trong những thành viên then chốt của Bộ chính trị, không khăng khăng đòi phải làm chuyện không thể làm được.
Uông Đông Hưng đồng ý, nhưng dặn tội không được hé môi về chuyện này.
Đầu tiên là nhiệm vụ giữ xác Mao Trạch Đông trong hai tuần và việc này khá đơn giản, tác giả thuật:
Chúng tôi đã bơm tất cả 22 lít thuốc ướp, nhiều hơn quy định của công thức trên đến 6 lít với hy vọng rằng sẽ chắc ăn. Việc này kéo dài lê thê và mãi đến 10 giờ sáng hôm sau mới xong.
Kết quả thật kinh khủng. Mặt của Mao phù lên. Trông giống như trái banh vậy còn cổ của ông ta thì to bằng cái đầu. Nước da ông ta bóng nhẫy khi thuốc ướp bắt đầu rò rỉ ra khắp lỗ chân lông, trong giống như đang chảy mồ hôi. Hai tai ông ta cũng sưng vù lên, dựng đứng thành một góc 90 độ so với cái đầu. Thi hài này trông thật là quái dị. Nhân viên cận vệ và phục dịch ai nấy cũng kinh hoảng. Trương Ngọc Phượng (Zhang Yufeng – thư ký riêng và là tình nhân của Mao) la lên: “Các người đã làm gì để chủ tịch nhìn kinh khủng như thế này. Các người nghĩ rằng trung ương sẽ cho phép các người làm những chuyện như thế này à?”
Hứa Tĩnh thì vẫn giữ bình tĩnh nhưng tôi cảm thấy lo lắng cho Trương (Trương Bình Trường - Zang Bingchang). Mặt mày tái mét, anh ta trở nên bồn chồn. Tôi cố trấn an anh ta: “Đừng lo. Chúng ta sẽ nghĩ ra cách nào đó để giải quyết”.
Bằng cách nào đó chúng tôi phải khôi phục nhân dạng của Mao nhưng không có cách nào để lấy thuốc ướp ra ngoài. Tôi nói, “Thân thể ông ta phù lên thì cũng được vì có quần áo che lại. Nhưng chúng ta phải sửa mặt và cổ của ông ta lại.”
Trương đề nghị: “Có lẽ nếu chúng ta xoa bóp thì chúng ta sẽ đẩy thuốc ướp trở lại thân thể”. Cả toán dùng khăn tay và những nùi bông gòn để xoa bóp, bắt đầu từ mặt của Mao trước, cố xoa bóp để ép thuốc ướp chạy về cơ thể. Khi Trần xoa bóp quá mạnh, một mảng da trên má phải của Mao bị rách, tuột ra ngoài. Trần run lẩy bẩy vì sợ. Nhưng Mã trấn an: “Chúng ta có thể trang điểm. Anh ta dùng một nùi bông để quẹt vaseline và một thứ nước màu rồi thấm lên chỗ da rách. Việc trang điểm này thật hiệu quả và không ai có thể nhận ra vết rách nữa.
Bốn người này miệt mài làm việc đến ba giờ chiều. Cuối cùng, mặt Mao bình thường trở lại. Hai tai không còn dựng đứng nữa. Chỉ cần cổ còn phù lên nhưng các nhân viên bảo vệ và phục vụ cho rằng như vậy là đỡ lắm rồi. Nhưng khi mặc quần áo cho thi hài của Mao thì không ai tài nào cài nút được vì ngực ông ta phồng lên to quá. Thế là phải cắt dọc ở phần sống lưng mới có thể cài được, cả quần của ông ta cũng được mặt theo cách này mới có thể vừa với thân hình mới.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét