Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong – Khánh Hòa : Thêm 1 nỗi sợ


Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong – Khánh Hòa : Thêm 1 nỗi sợ
Nếu tính số vốn đăng ký thì năm 2008 mới là năm đỉnh cao của Việt Nam trong thu hút FDI, với 72 tỷ USD, song rất nhiều dự án tỷ USD đăng ký trong năm đó đã bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
Có tới 3 trong số 5 dự án tỷ đô của năm 2017 là dự án BOT trong lĩnh vực năng lượng
Có tới 3 trong số 5 dự án tỷ đô của năm 2017 là dự án BOT trong lĩnh vực năng lượng
Năm 2017, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam là 35,88 tỷ USD, đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, trong đó vốn giải ngân đạt mức 17,5 tỷ USD – cũng là mức cao nhất kể từ trước tới nay.
Nếu chỉ tính riêng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đăng ký là trên 29,68 tỷ USD. Trong đó, theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng, sự quay trở lại ấn tượng của các dự án tỷ USD là yếu tố quan trọng tạo nên sự tăng trưởng ấn tượng này.
Cụ thể, có 5 dự án tỷ USD được cấp chứng nhận đầu tư trong năm nay. Đó là 3 dự án điện BOT, bao gồm Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tổng vốn đầu tư 2,79 tỷ USD, do doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Thanh Hóa, quy mô 1.200 MW; Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1, tổng vốn đầu tư đăng ký 2,58 tỷ USD cũng do doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Khánh Hòa, công suất 1.320 MW và Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nam Định 1, tổng vốn đầu tư 2,07 tỷ USD do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại tỉnh Thái Bình, công suất thuần khoảng 1.109,4 MW.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất hiện nay tại Việt Nam – Tập đoàn Samsung tiếp tục vững vàng ở ngôi đầu với Dự án Samsung Display tăng vốn thêm 2,5 tỷ USD ở Bắc Ninh và Dự án Đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn, vốn đầu tư 1,27 tỷ USD tại Kiên Giang.
Tuy nhiên, các chuyên gia Cục Đầu tư nước ngoài cũng lưu ý thêm, có tới 3 trong số 5 dự án tỷ đô của năm 2017 là dự án BOT trong lĩnh vực năng lượng và khá nhiều dự án trong lĩnh vực này thường triển khai rất chậm.
Nếu tính số vốn đăng ký thì năm 2008 mới là năm đỉnh cao của Việt Nam trong thu hút FDI, với 72 tỷ USD, song rất nhiều dự án tỷ USD đăng ký trong năm đó đã bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
Nguồn: sggp.org.vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: