Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Nỗi Oan Thế Kỷ

Osin

Hai mươi lăm tháng Chạp, vừa quay lại Sài Gòn đã may mắn được cụ Nguyễn Đình Đầu dành cho cuộc trò chuyện kéo dài hơn nửa buổi sáng.
Có lẽ chưa có thư viện nào ở VN có nhiều bằng chứng về lãnh thổ – đặc biệt là những bằng chứng về chủ quyền của VN ở Hoàng Sa và Trường Sa – như bộ sưu tập của cụ Đầu. Nhưng, phải khi nói chuyện với cụ mới thấy, sẽ không còn tìm thấy một pho sử sống nào khác, uyên thâm, mẫn tiệp như cụ. Vậy mà, tháng 3 này, cụ sẽ bước sang tuổi 98.
Cụ nói không nhiều về sự kiện cuốn biên khảo “Petrus Ký – Nỗi Oan Thế Kỷ” bị đình bản. Cụ kể, sau khi việc ấy rộ ra ngoài, có vài người hỏi sách, tôi từ chối vì nghĩ nhà nước đang đình bản thì mình không thể lưu hành. Cụ nói, “Tôi không chống đối”. Tuy nhiên, những gì “Họ” đề nghị điều chỉnh thì cụ không thể làm vì đó mới chính là “những điều mới mẻ và có giá trị về phương diện sử học của cuốn sách”.
Cụ nhắc đến cách đối đãi với trí thức của các nhà lãnh đạo Thành phố thời ông Linh, ông Kiệt, và đặc biệt là mối thân tình giữa cụ và ông Dương Đình Thảo (người vừa mới ra đi) và tiếc là “trong thời đại văn minh bây giờ” mà họ lại có thể đối xử với cuốn sách của cụ như vậy.
PS: Tôi nhớ, khi một nhà lãnh đạo VN hỏi cách ứng xử với một cuốn sách bị cáo buộc là “lệch lạc”, ông Thomas Vallely, Giám đốc chương trình Việt Nam, Đại học Harvard, nói, “Nếu ở đây thì họ sẽ cho nghiên cứu và công bố những cuốn sách khác phản bác lại nó”. Nếu ai đó thấy những tư liệu mới của cụ chưa đúng thì sao không viết sách hay viết bài phản bác mà lại đòi đình bản. Petrus Ký là một nhân vật lịch sử chứ đâu đơn giản chỉ là tên cũ của trường chuyên Lê Hồng Phong.
11
Một phần trong bộ sưu tập bản đồ thể hiện chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa
Một phần trong bộ sưu tập bản đồ thể hiện chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa
14
Một trong những bản viết tay của cụ Trương Vĩnh Ký mà học giả Nguyễn Đình Đầu thu thập được trong Thư viện Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Études indochinoises) và Trung tâm lưu trữ Hội Thừa sai Paris (Société des Missions étrangères de Paris).
Một trong những bản viết tay của cụ Trương Vĩnh Ký mà học giả Nguyễn Đình Đầu thu thập được trong Thư viện Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Études indochinoises) và Trung tâm lưu trữ Hội Thừa sai Paris (Société des Missions étrangères de Paris).
161718
Cụ nói: "Nhiều người tưởng tôi chơi đồ cổ, họ không biết tôi tìm kiếm lưu trữ chúng vì đó là bằng chứng về những giá trị mà người Việt đã đóng góp từ thế kỷ 14, 15... Trước đây, nhiều nhà sưu tầm chỉ nhìn những chữ Hán trên đó mà tưởng là đồ Trung Quốc".
Cụ nói: “Nhiều người tưởng tôi chơi đồ cổ, họ không biết tôi tìm kiếm lưu trữ chúng vì đó là bằng chứng về những giá trị mà người Việt đã đóng góp từ thế kỷ 14, 15… Trước đây, nhiều nhà sưu tầm chỉ nhìn những chữ Hán trên đó mà tưởng là đồ Trung Quốc”.
Một trong 15 cuốn biên khảo về Địa Chí chưa xuất bản của cụ Nguyễn Đình Đầu (cụ đã xuất bản hơn 40 đầu sách, trong đó có 17 đầu sách về địa chí.
Một trong 15 cuốn biên khảo về Địa Chí chưa xuất bản của cụ Nguyễn Đình Đầu (cụ đã xuất bản hơn 40 đầu sách, trong đó có 17 đầu sách về địa chí.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: