Anh Tú
Chữ quốc ngữ xứng đáng là một phát minh vĩ đại trong lịch sử nước ta. Nhờ chữ quốc ngữ, người Việt có hệ thống chữ viết riêng không phải phụ thuộc hệ thống chữ tượng hình phức tạp như trước. Sau khi dùng chữ quốc ngữ, chúng ta xóa tỉ lệ mù chữ rất nhanh trong thời gian ngắn. Cũng nhờ chữ quốc ngữ, Việt Nam hòa nhập với quốc tế nhanh hơn. Sẽ là không thừa nếu ôn lại sự phát triển chữ quốc ngữ.
Khi nhắc đến chữ quốc ngữ, người ta nhắc ngay công lao của ông Alexandre de Rhodes hay còn được gọi với tên Việt là cha Đắc Lộ. Đúng là ông đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại bằng công trình Tự điển Việt-Bồ-La, hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh nhưng để có được bộ chữ quốc ngữ mà chúng ta dùng thì đó là công sức của nhiều người. Bản thân cha Đắc Lộ cũng không phải là người đầu tiên tìm cách ghi tiếng của người Việt bằng hệ chữ La Tinh. Giáo sĩ đã tiên phong góp công trong việc hoàn chỉnh lối chữ này phải kể đến cha Francisco de Pina, người Bồ Đào Nha.
Các giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam từ giữa thế kỉ 16 nhưng không có nhiều tài liệu ghi hoạt động của họ thời kì này. Đến đầu thế kỉ 17, các nhà truyền giáo Dòng Tên gồm cả người châu Âu, Nhật. Giáo sĩ De Pina đến Đàng Trong năm 1617 và là nhà truyền giáo Công giáo đầu tiên nói thông thạo tiếng Việt để giảng đạo trực tiếp bằng ngôn ngữ này. Ông hằng chỉ trích các giáo sĩ đương thời đã không nắm vững ngôn ngữ địa phương để đạt mục tiêu rao giảng Phúc Âm. Ông được cho là tác giả tập Manuductio ad Linguam Tunckinensem và là người đã giúp dạy Alexandre de Rhodes học tiếng Việt, góp phần tạo ra chữ quốc ngữ cho việc truyền giáo.
Để ghi lại tiếng của người Việt thì De Pina là người đầu tiên thực hiện bằng việc dùng kí tự La Tinh của người Bồ Đào Nha. Theo cuốn Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659 của ông Đỗ Quang Chính viết năm 1972 (và được Trưởng ban Sử học – Trường Đại học văn khoa Sài Gòn khi đó là GS Nguyễn Thế Anh viết lời tựa), ông Pina là giáo sĩ đầu tiên thông thạo việc giao tiếp với người Việt nên chỉ ông khi đó mới có khả năng ghi lại tiếng Việt bằng chữ La Tinh. Tuy nhiên, ý tưởng dùng chữ La Tinh để ghi chữ Việt cũng là học theo cách mà các giáo sĩ đi trước áp dụng với tiếng Nhật. Vào đầu thế kỉ 17, một số giáo sĩ Dòng Tên đã xuất bản một vài cuốn sách ngữ vựng và ngữ pháp Nhật theo mẫu tự abc. Chỉ có điều người Nhật đã không tận dụng điều này để cải biến hệ thống chữ viết của họ theo hệ La Tinh nên cho đến giờ người Nhật vẫn dùng các bảng chữ phi La Tinh.
Trong nguyệt san MISSI của các cha Dòng Tên năm 1961 cũng thừa nhận về chuyện trước đó 300 năm: “Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì sau nhiều lần thử nghiệm, đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu”.
Trong khi Nhật không tiếp nhận chữ La Tinh thì hệ thống chữ La Tinh cho người Việt lại có sự phát triển mạnh mẽ và sử dụng rất hiệu quả sau này. Nhưng buổi ban đầu thì chữ quốc ngữ chập chững những bước đi đầy gian khó để có thể hoàn hảo như hiện giờ. Năm 1620, thời điểm có các bản thảo chữ quốc ngữ đầu tiên, dù khi đó giáo sĩ Pina đã nói được tiếng Việt, nhưng khó lòng phân biệt được lối cách ngữ và các thanh trong từ như chúng ta dùng ngày nay. Dựa vào những tài liệu viết tay năm 1621- 1626, các chữ còn viết liền theo kiểu người châu Âu và chưa thấy đánh dấu (sắc, huyền, hỏi, ngã) vào những chữ đó. Ví dụ khi viết An Nam thì các văn bản thời kì 1620-1626 vẫn ghi là Annam hay ghi ông nghè bằng từ Ungue. Tỉnh Quảng Nghĩa (sau đổi thành Quảng Ngãi để tránh phạm húy) lúc đó được ghi là Quamguya.
Việc khi ấy, các giáo sĩ chưa phân biệt được dấu cũng rất bình thường. Người châu Âu lần đầu khi tiếp xúc với tiếng Việt vô cùng hoang mang khi mỗi tiếng của người Việt là một từ và khi lên giọng xuống giọng lại thành một từ hoàn toàn khác. Linh mục Gio. Filippo de Marini ở Đàng Ngoài từ 1647-1658, cũng nhận rằng: “Một người sau khi đã học nói tiếng Việt kha khá thì kinh nghiệm cho họ hay rằng tiếng Việt quả là cực kì khó khăn”. Linh mục Joseph Tissanier ở Đàng Ngoài từ 1658-1663 cũng ghi lại như sau: “Tôi xin thú nhận rằng lúc đầu tiếng Việt làm tôi phát sợ vì thấy nó khác các ngôn ngữ Âu châu quá, nên hầu như tôi thất vọng trong việc học tiếng này”. Chính cha Đắc Lộ cũng thừa nhận bị choáng khi lần đầu nghe tiếng Việt. Ông viết: “Khi tôi vừa đến Nam kì và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng vì nghĩ rằng có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế. Thêm vào đó, tôi thấy hai cha Emmanuel Fernandez và Buzomi khi giảng phải có người thông dịch lại. Chỉ có cha Francois Pina là hiểu và nói được tiếng Việt nên các bài giảng của cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai cha Fernandez và Buzomi. Do đó tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong vòng 4 tháng, tôi học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau 6 tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt. Kết quả các bài giảng bằng tiếng Việt lợi ích nhiều hơn các bài giảng phải có người thông dịch lại”.
Cuối năm 1625, cha Pina qua đời nhưng việc phát triển chữ quốc ngữ không dừng lại. Cha Đắc Lộ tiếp nhận những kiến thức từ cha Pina truyền đạt trong việc ghi âm tiếng Việt bằng hệ chữ La Tinh tiếp tục phát triển để hoàn thiện tiếp.
.
____________________
Để chữ quốc ngữ có thanh điệu,
cần ghi công một cậu bé
Để chữ quốc ngữ có thanh điệu,
cần ghi công một cậu bé
Trong phần trước, chúng tôi đã đề cập bước sơ khởi trong tiến trình phát triển chữ quốc ngữ. Ở giai đoạn 1620-1626, các giáo sĩ mà đi đầu là cha Francisco de Pina, người Bồ Đào Nha đã bắt đầu thực hiện ghi âm tiếng Việt bằng kí tự La Tinh. Việc ghi của thời này khá đơn giản khi các từ ghép vẫn được viết nối nhau và không hề có vần. Phải đến sau năm 1626 thì mới bắt đầu có việc ghi cách ngữ và gắng chép có dấu để phân biệt độ lên hạ giọng trong phát âm của người Việt. Việc học cách để ghi cách ngữ chỉ cần có thời gian và chỉnh thói quen là làm được, nhưng riêng việc phân biệt dấu qua cách lên xuống giọng của người Việt là cực hình đối với người phương Tây, đó còn chưa kể đến việc một tiếng còn có nhiều nghĩa khác nhau.
Để người ngoại quốc thấy rõ hơn sự nguy hiểm trong khi phát thanh sai tiếng Việt, cha Đắc Lộ thuật lại hai câu chuyện sau đây: Một hôm linh mục bạn với Đắc Lộ muốn bảo người giúp việc đi chợ mua cá. Khi người giúp việc ở chợ về, bảo cho ông hay là đã mua như ý linh mục muốn. Ông liền xuống nhà bếp coi xem loại cá nào thì ông ngỡ ngàng vì người đi chợ lại mua một thúng đầy cà. Linh mục biết ngay là vì đã đọc trại tiếng cá thành cà nên ông xin lỗi người giúp việc. Một linh mục khác bảo người nhà đi chém tre. Đoàn trẻ em trong nhà linh mục nghe thế sợ quá, bỏ chạy tán loạn. Thì ra ông phát thanh lầm là chém trẻ nên làm cho đàn trẻ em khiếp sợ. Phải giải thích mãi trẻ em mới yên tâm và trở về nhà với linh mục.
Do vậy, để có thể truyền tải hết tiếng Việt vào chữ viết thì phải có cách chép dấu. Cuốn công trình Tự điển Việt-Bồ-La của cha Đắc Lộ ra đời năm 1651 đã giải quyết được vấn đề đó. Cha Đắc Lộ nói rằng nhờ một cậu bé 13 tuổi (sau này được đặt tên Thánh là Rafael Rhodes) mà ông mới hiểu được hệ thống thanh điệu, lên xuống giọng của người Việt (cơ sở quan trọng để đặt ra các thanh huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng). Cha Đắc Lộ viết: “Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không hề có một kiến thức gì về ngôn ngữ châu Âu, thế mà cũng trong vòng 3 tuần lễ này, cậu đã có thể hiểu được tất cả những gì tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời cậu học đọc, học viết tiếng La Tinh và đã có thể giúp lễ. Tôi hết sức ngạc nhiên trước trí khôn minh mẫn và trí nhớ dẻo dai của cậu bé. Sau đó, cậu trở thành thầy giảng giúp việc các cha truyền giáo và là một dụng cụ tông đồ hữu hiệu trong việc loan báo Tin Mừng nơi quê hương Việt Nam thân yêu của thầy và nơi Vương quốc Lào láng giềng”.
Thực ra, cha Đắc Lộ không thể một mình tự nghiên cứu ra cuốn Tự điển Việt-Bồ-La mà cần dựa vào nghiên cứu, đúc kết của nhiều giáo sĩ khác. Thời gian cha Đắc Lộ ở Việt Nam không liên tục mà bị ngắt quãng do chính sách của triều đình 2 đàng khi đó. Trước khi bị chúa Trịnh Tráng trục xuất năm 1630, cha Đắc Lộ chỉ có 57 tháng ở với người Việt (ở Đàng Trong từ tháng 12-1624 đến tháng 7-1626 và ở Đàng Ngoài từ tháng 3-1627 đến tháng 5-1630). Sau đó, ông phải ở Áo Môn (tức Macau) 10 năm rồi mới trở lại Đàng Trong năm 1640 nhưng cũng không ở liên tục mà chia làm 3 lần (lần 1: tháng 2-1640 đến tháng 9-1640, rồi về Áo Môn, lần 2: tháng 12-1640 đến tháng 7-1641, sau đó về Áo Môn, lần 3: tháng 1-1642 đến tháng 7-1643, lại về Áo Môn). Chính vì sự ngắt quãng đó cộng với công việc khá nhiều nên ông khó có thời gian chuyên tâm nghiên cứu việc phiên âm tiếng Việt. Dựa vào các văn bản có lưu dấu chữ quốc ngữ của cha Đắc Lộ viết trong thời gian đi lại giữa Việt Nam và Áo Môn, các nhà nghiên cứu nhận thấy trình viết của ông khi ấy khó sánh bằng cha Gaspar do Amaral. Cha Amaral đến Thăng Long cuối năm 1629 và trong bản tường trình gửi về Bồ Đào Nha ngày 31-12-1632, cha Amaral đã viết rất nhiều chữ quốc ngữ cách ngữ và có dấu như Kẻ Chợ (chỉ Thăng Long), yêu nhău (yêu nhau), hụyen (huyện), bà đạu (bà đạo), đàng ngoằy (đàng ngoài), nhũộn (nhuận)… Có thể thấy nhiều từ quốc ngữ được cha Amaral viết khá xa với từ hiện giờ nhưng so với cách viết của cha Đắc Lộ khi ấy thì tốt hơn rất nhiều. Cùng thời điểm và có thể muộn hơn, bản viết tay của cha Đắc Lộ vẫn ghi Ce Che (Kẻ Chợ), dau nhu (đạo Nho), huyen gna (huyện nha)…
Đến năm 1637, thư của cha Amaral đã có nhiều chữ quốc ngữ sát với bây giờ hơn khi ông dùng chính xác nhiều từ như đức, thầy, Nghệ An, đàng ngoài… Trong khi đó, cách viết từ quốc ngữ của cha Đắc Lộ cũng không tiến triển nhiều hơn, rất ít dùng chữ có dấu. Phải đến năm 1644, cách viết chữ quốc ngữ của cha Đắc Lộ mới có bước tiến rõ rệt khi trở lại Việt Nam. Thời kì đó, ông đã viết được cả câu quốc ngữ dài: “giũ nghĩ cũ đ Chúa Jesu cho đen het hoy, cho đen blon đoy” (giữ nghĩa cùng đức Chúa Jêsu cho đến hết hơi, cho đến trọn đời).
Có thể thấy trong thời gian trước năm 1645 thì cha Amaral là người xuất sắc trong việc dùng chữ quốc ngữ và ông cũng là người soạn cuốn tự điển Việt-Bồ-La (Diccionário anamita-português-latim). Nói đến lịch sử chữ quốc ngữ trong giai đoạn này, không thể bỏ qua linh mục Antonio Barbosa (1594-1647) người Bồ Đào Nha. Cuối tháng 4-1636, Barbosa đến Đàng Ngoài nhưng rồi ông trở về Áo Môn vào tháng 5-1642 vì lí do sức khỏe. Cha Barbosa đã soạn thảo cuốn tự điển Bồ-Việt (Diccionario português-anamìta). Chính 2 cuốn tự điển Việt-Bồ-La của cha Amaral và cuốn tự điển Bồ-Việt của cha Barbosa đã đặt nền móng để cha Đắc Lộ soạn cuốn tự điển Việt-Bồ-La ra đời năm 1651. Đó là bước ngoặt rất quan trọng để một thời gian ngắn sau đó, người Việt Nam bắt đầu dùng chữ La Tinh để ghi chép. Nguồn: http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ban-tron-lich-su-c-111/de-chu-quoc-ngu-co-thanh-dieu-can-ghi-cong-mot-cau-be-76971.html
Để người ngoại quốc thấy rõ hơn sự nguy hiểm trong khi phát thanh sai tiếng Việt, cha Đắc Lộ thuật lại hai câu chuyện sau đây: Một hôm linh mục bạn với Đắc Lộ muốn bảo người giúp việc đi chợ mua cá. Khi người giúp việc ở chợ về, bảo cho ông hay là đã mua như ý linh mục muốn. Ông liền xuống nhà bếp coi xem loại cá nào thì ông ngỡ ngàng vì người đi chợ lại mua một thúng đầy cà. Linh mục biết ngay là vì đã đọc trại tiếng cá thành cà nên ông xin lỗi người giúp việc. Một linh mục khác bảo người nhà đi chém tre. Đoàn trẻ em trong nhà linh mục nghe thế sợ quá, bỏ chạy tán loạn. Thì ra ông phát thanh lầm là chém trẻ nên làm cho đàn trẻ em khiếp sợ. Phải giải thích mãi trẻ em mới yên tâm và trở về nhà với linh mục.
Do vậy, để có thể truyền tải hết tiếng Việt vào chữ viết thì phải có cách chép dấu. Cuốn công trình Tự điển Việt-Bồ-La của cha Đắc Lộ ra đời năm 1651 đã giải quyết được vấn đề đó. Cha Đắc Lộ nói rằng nhờ một cậu bé 13 tuổi (sau này được đặt tên Thánh là Rafael Rhodes) mà ông mới hiểu được hệ thống thanh điệu, lên xuống giọng của người Việt (cơ sở quan trọng để đặt ra các thanh huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng). Cha Đắc Lộ viết: “Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không hề có một kiến thức gì về ngôn ngữ châu Âu, thế mà cũng trong vòng 3 tuần lễ này, cậu đã có thể hiểu được tất cả những gì tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời cậu học đọc, học viết tiếng La Tinh và đã có thể giúp lễ. Tôi hết sức ngạc nhiên trước trí khôn minh mẫn và trí nhớ dẻo dai của cậu bé. Sau đó, cậu trở thành thầy giảng giúp việc các cha truyền giáo và là một dụng cụ tông đồ hữu hiệu trong việc loan báo Tin Mừng nơi quê hương Việt Nam thân yêu của thầy và nơi Vương quốc Lào láng giềng”.
Thực ra, cha Đắc Lộ không thể một mình tự nghiên cứu ra cuốn Tự điển Việt-Bồ-La mà cần dựa vào nghiên cứu, đúc kết của nhiều giáo sĩ khác. Thời gian cha Đắc Lộ ở Việt Nam không liên tục mà bị ngắt quãng do chính sách của triều đình 2 đàng khi đó. Trước khi bị chúa Trịnh Tráng trục xuất năm 1630, cha Đắc Lộ chỉ có 57 tháng ở với người Việt (ở Đàng Trong từ tháng 12-1624 đến tháng 7-1626 và ở Đàng Ngoài từ tháng 3-1627 đến tháng 5-1630). Sau đó, ông phải ở Áo Môn (tức Macau) 10 năm rồi mới trở lại Đàng Trong năm 1640 nhưng cũng không ở liên tục mà chia làm 3 lần (lần 1: tháng 2-1640 đến tháng 9-1640, rồi về Áo Môn, lần 2: tháng 12-1640 đến tháng 7-1641, sau đó về Áo Môn, lần 3: tháng 1-1642 đến tháng 7-1643, lại về Áo Môn). Chính vì sự ngắt quãng đó cộng với công việc khá nhiều nên ông khó có thời gian chuyên tâm nghiên cứu việc phiên âm tiếng Việt. Dựa vào các văn bản có lưu dấu chữ quốc ngữ của cha Đắc Lộ viết trong thời gian đi lại giữa Việt Nam và Áo Môn, các nhà nghiên cứu nhận thấy trình viết của ông khi ấy khó sánh bằng cha Gaspar do Amaral. Cha Amaral đến Thăng Long cuối năm 1629 và trong bản tường trình gửi về Bồ Đào Nha ngày 31-12-1632, cha Amaral đã viết rất nhiều chữ quốc ngữ cách ngữ và có dấu như Kẻ Chợ (chỉ Thăng Long), yêu nhău (yêu nhau), hụyen (huyện), bà đạu (bà đạo), đàng ngoằy (đàng ngoài), nhũộn (nhuận)… Có thể thấy nhiều từ quốc ngữ được cha Amaral viết khá xa với từ hiện giờ nhưng so với cách viết của cha Đắc Lộ khi ấy thì tốt hơn rất nhiều. Cùng thời điểm và có thể muộn hơn, bản viết tay của cha Đắc Lộ vẫn ghi Ce Che (Kẻ Chợ), dau nhu (đạo Nho), huyen gna (huyện nha)…
Đến năm 1637, thư của cha Amaral đã có nhiều chữ quốc ngữ sát với bây giờ hơn khi ông dùng chính xác nhiều từ như đức, thầy, Nghệ An, đàng ngoài… Trong khi đó, cách viết từ quốc ngữ của cha Đắc Lộ cũng không tiến triển nhiều hơn, rất ít dùng chữ có dấu. Phải đến năm 1644, cách viết chữ quốc ngữ của cha Đắc Lộ mới có bước tiến rõ rệt khi trở lại Việt Nam. Thời kì đó, ông đã viết được cả câu quốc ngữ dài: “giũ nghĩ cũ đ Chúa Jesu cho đen het hoy, cho đen blon đoy” (giữ nghĩa cùng đức Chúa Jêsu cho đến hết hơi, cho đến trọn đời).
Có thể thấy trong thời gian trước năm 1645 thì cha Amaral là người xuất sắc trong việc dùng chữ quốc ngữ và ông cũng là người soạn cuốn tự điển Việt-Bồ-La (Diccionário anamita-português-latim). Nói đến lịch sử chữ quốc ngữ trong giai đoạn này, không thể bỏ qua linh mục Antonio Barbosa (1594-1647) người Bồ Đào Nha. Cuối tháng 4-1636, Barbosa đến Đàng Ngoài nhưng rồi ông trở về Áo Môn vào tháng 5-1642 vì lí do sức khỏe. Cha Barbosa đã soạn thảo cuốn tự điển Bồ-Việt (Diccionario português-anamìta). Chính 2 cuốn tự điển Việt-Bồ-La của cha Amaral và cuốn tự điển Bồ-Việt của cha Barbosa đã đặt nền móng để cha Đắc Lộ soạn cuốn tự điển Việt-Bồ-La ra đời năm 1651. Đó là bước ngoặt rất quan trọng để một thời gian ngắn sau đó, người Việt Nam bắt đầu dùng chữ La Tinh để ghi chép. Nguồn: http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/ban-tron-lich-su-c-111/de-chu-quoc-ngu-co-thanh-dieu-can-ghi-cong-mot-cau-be-76971.html
Ngạc nhiên về trình độ viết quốc ngữ
của người Việt những ngày đầu
Như đã trình bày trong các phần trước, việc cha Đắc Lộ in được cuốn tự điển Việt-Bồ-La vào năm 1651 là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển chữ viết quốc ngữ. Công trình này được nhiều nhà truyền giáo xây dựng đặt nền móng như cha Francisco Pina, cha Gaspar do Amaral, cha Antonio Barbosa mà cha Đắc Lộ là người kế thừa, phát triển.
Tuy các giáo sĩ người châu Âu tạo ra cuốn tự điển cực kì thuận lợi cho việc ghi chép ngôn ngữ của người Việt nhưng trong các bản chép tay thời đó, ta có thể thấy các cha lại dùng không được trơn tru cho lắm. Thậm chí, nếu giờ được đọc cuốn “Phép giảng 8 ngày” in cùng năm 1651 của cha Đắc Lộ (được coi là sách văn xuôi tiếng Việt đầu tiên được in bằng chữ quốc ngữ) thì chúng ta chưa chắc đã hiểu được một cách trọn vẹn. Dẫu sao các cha cũng là người phương Tây, họ chỉ tạo ra công cụ để chuyển hóa cách ghi tiếng Việt bằng bộ chữ La Tinh còn vận dụng công cụ đó một cách hiệu quả và cải tiến để nó dần hoàn thiện là việc của chúng ta. Người Việt đã làm tốt chuyện này.
Chỉ 8 năm sau khi cuốn tự điển của cha Đắc Lộ được in, đã có những văn bản do người Việt viết chữ quốc ngữ khiến chúng ta ngày nay phải kinh ngạc. Chúng ta có thể đọc chúng một cách dễ dàng, không hề cảm thấy vấp váp chút nào. Chúng ta có thể thử đọc một bức thư của thầy giảng Igesico Văn Tín viết ngày 12-9-1659 gửi linh mục Marani, hiện lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên La Mã được coi là văn bản quốc ngữ đầu tiên do người Việt viết. Bức thư gồm 2 trang giấy: trang nhất viết trong khổ 17*25 cm có 34 dòng chữ cỡ trung bình, trang hai trong khổ 16*9 cm có 11 dòng chữ, kể cả dòng chữ kí tên. Mời bạn đọc theo dõi bức thư của Igesico Văn Tín để biết nội dung, hiểu được trình độ chữ quốc ngữ và cách hành văn của ông.
“Lậy ơn Đức Chúa Trời phù hộ Thầy bằng an lành linh hồn và xác. Từ năm Thầy trẩy về khỏi, thì hai Thầy ở lại chịu nhiều sự khó lắm, thì rằng chẳng có trẩy về song le cũng như về vậy, mà các Thầy trẩy về đến Macao thì đã xong. Song le hai Thầy hai Thầy ở bên này thì những chịu khó liên. Năm sau Thầy cả Miguel lại đến, thì nói những sự các Thầy phải tòng chịu khó là thế nào; tôi nghe rằng, Thầy chịu khó từ Hải Nam cho đến Macao thì tôi đau đớn; mà ngờ là Thầy ở nghỉ Macao, chẳng hay ý Đức Chúa Trời cho Thầy chịu khó hơn nữa là trẩy đi đàng xa khách (1) trở, lòng tôi càng trông nhớ Thầy liên. Đoạn tầu trẩy về thì tôi ước rằng còn Thầy ở Macao, lòng tôi muốn trẩy sang mà theo Thầy. Song le Thầy đã trẩy khỏi, thì tôi bây giờ như con mất cha, mà trăm đàng thì cậy một Thầy cả ở bên này. Người bảo tôi rằng, ngày sau tầu Olan trẩy về bên ấy thì sẽ viết một lời sang hầu Thầy, ơn Thầy xưa dạy dỗ tôi nhiều đàng, cho nên thành mà ráp cậy Thầy; cho nên chẳng hay bây giờ vắng Thầy, tôi càng buồn hơn nữa, mà ao ước cho được thấy mặt Thầy như con trông mẹ về cho được bú vậy. Muốn cho người ta được ơn Thầy nữa, chẳng hay Đức Chúa Trời chẳng cho, mà mở lòng cho Thầy đi phương khác thì hầu biết làm sao được. Ơn Thầy thương lấy tôi cùng, vì là kẻ có tội nhiều, chẳng đáng ở gần Thầy, thì phải làm một lời bằng thay mặt. Tôi kính lậy Thầy vậy.
Sau nữa, sự bổn đạo bên này thì Thầy biết hết, cùng mọi sự khác đã có thư Thầy cả gưởi cho Thầy được biết, tôi hầu nói làm chi, cùng đả có thư nói trước. Sau nữa Kẻ Vó, ông Chưởng Minh nên (2) hai cái độc lắm, mà người đã biết mình chẳng đả, thì mời Thầy rửa tội cho tên là Josaphat, đoạn liền sinh thì. Mà con ông ấy tên là Vito, Đức Chúa lại cho chức cha ấy là ông Chưởng Minh. Còn sự ông Chưởng Trà thì đã có đạo cùng tên thánh ngày trước, song le chẳng giữ, nên liền phải liệt, chẳng cho bổn đạo đến cầu cho, liền mời bên đời đến chữa chẳng khỏi, mấy ngày liền chết; mà những họ hàng nhà ông ấy cùng anh em chung nhau làm quan hãy còn cầu nguyện, đến rầy chửa xong, cùng nhà thờ trong ấy thì nó làm hư hết. Ấy là sự bên này thì làm vậy.
Còn sự Thầy cả Miguel ở Roma về mà đi tìm vua Vĩnh lịch, chẳng hay có giặc hu nu (Hung Nô – ám chỉ Mãn Thanh) đến phá dấy, mà vua chạy lên len rừng mà người đi tìm chẳng được, lại trở lại đấy, giờ là Văn Hương Chu. Người có thư cho Thầy cả mà xin xuống Kẻ chợ. Thầy cả liền dõi lệnh Chúa, Đức Chúa có cho xuống chăng, song le Đức Chúa chẳng cho. Người ở đấy độc nước, phải liệt, mà lại có thư cho Thầy cả. Bây giờ Thầy đi thăm ông Già Hán, ông ấy cũng chẳng cho. Đoạn cắt hai người lên thăm trên ấy, chẳng hay người đã sinh thì khỏi. Lòng Thầy cả tiếc cùng thương lắm. Ấy là bấy nhiêu. Đức Chúa Trời trả công cho Thầy đời này và đời sau. Mười hai tháng chín Đức Chúa Jêsu ra đời một nghìn sáu trăm năm mươi chín .
Tôi là Igesico Văn Tín“.
Lá thư của thầy giảng Igesico Văn Tín - Ảnh: chụp màn hình
Ở đây chúng ta không bàn đến nội dung bức thư hay chữ viết đẹp hay xấu mà cần thấy rằng một văn bản bằng chữ quốc ngữ đã được thể hiện một cách trơn tru, liền mạch. Cả một văn bản tương đối dài như vậy mà chỉ có 2 lỗi sai chính tả. Chỗ (1) cần viết là “cách” hay “kách”, chỗ (2) cần viết là “lên” chứ không phải “nên”. Nếu so với thư dùng chữ quốc ngữ mà các giáo sĩ ban đầu dùng thì có thể thấy thư của ông Igesico Văn Tín đã có một bước tiến nhảy vọt. Chữ quốc ngữ phát huy hiệu quả tuyệt vời trong tay người Việt trong thời gian cực ngắn, đó là những điều mà có lẽ những người phát minh ban đầu cũng khó hình dung.
Bài viết có tham khảo thông tin từ cuốn “Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659″ của ông Đỗ Quang Chính viết năm 1972.
. ____________________
Hành trình chữ quốc ngữ khai tử chữ Hán
trên đất Việt
của người Việt những ngày đầu
Như đã trình bày trong các phần trước, việc cha Đắc Lộ in được cuốn tự điển Việt-Bồ-La vào năm 1651 là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển chữ viết quốc ngữ. Công trình này được nhiều nhà truyền giáo xây dựng đặt nền móng như cha Francisco Pina, cha Gaspar do Amaral, cha Antonio Barbosa mà cha Đắc Lộ là người kế thừa, phát triển.
Tuy các giáo sĩ người châu Âu tạo ra cuốn tự điển cực kì thuận lợi cho việc ghi chép ngôn ngữ của người Việt nhưng trong các bản chép tay thời đó, ta có thể thấy các cha lại dùng không được trơn tru cho lắm. Thậm chí, nếu giờ được đọc cuốn “Phép giảng 8 ngày” in cùng năm 1651 của cha Đắc Lộ (được coi là sách văn xuôi tiếng Việt đầu tiên được in bằng chữ quốc ngữ) thì chúng ta chưa chắc đã hiểu được một cách trọn vẹn. Dẫu sao các cha cũng là người phương Tây, họ chỉ tạo ra công cụ để chuyển hóa cách ghi tiếng Việt bằng bộ chữ La Tinh còn vận dụng công cụ đó một cách hiệu quả và cải tiến để nó dần hoàn thiện là việc của chúng ta. Người Việt đã làm tốt chuyện này.
Chỉ 8 năm sau khi cuốn tự điển của cha Đắc Lộ được in, đã có những văn bản do người Việt viết chữ quốc ngữ khiến chúng ta ngày nay phải kinh ngạc. Chúng ta có thể đọc chúng một cách dễ dàng, không hề cảm thấy vấp váp chút nào. Chúng ta có thể thử đọc một bức thư của thầy giảng Igesico Văn Tín viết ngày 12-9-1659 gửi linh mục Marani, hiện lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên La Mã được coi là văn bản quốc ngữ đầu tiên do người Việt viết. Bức thư gồm 2 trang giấy: trang nhất viết trong khổ 17*25 cm có 34 dòng chữ cỡ trung bình, trang hai trong khổ 16*9 cm có 11 dòng chữ, kể cả dòng chữ kí tên. Mời bạn đọc theo dõi bức thư của Igesico Văn Tín để biết nội dung, hiểu được trình độ chữ quốc ngữ và cách hành văn của ông.
“Lậy ơn Đức Chúa Trời phù hộ Thầy bằng an lành linh hồn và xác. Từ năm Thầy trẩy về khỏi, thì hai Thầy ở lại chịu nhiều sự khó lắm, thì rằng chẳng có trẩy về song le cũng như về vậy, mà các Thầy trẩy về đến Macao thì đã xong. Song le hai Thầy hai Thầy ở bên này thì những chịu khó liên. Năm sau Thầy cả Miguel lại đến, thì nói những sự các Thầy phải tòng chịu khó là thế nào; tôi nghe rằng, Thầy chịu khó từ Hải Nam cho đến Macao thì tôi đau đớn; mà ngờ là Thầy ở nghỉ Macao, chẳng hay ý Đức Chúa Trời cho Thầy chịu khó hơn nữa là trẩy đi đàng xa khách (1) trở, lòng tôi càng trông nhớ Thầy liên. Đoạn tầu trẩy về thì tôi ước rằng còn Thầy ở Macao, lòng tôi muốn trẩy sang mà theo Thầy. Song le Thầy đã trẩy khỏi, thì tôi bây giờ như con mất cha, mà trăm đàng thì cậy một Thầy cả ở bên này. Người bảo tôi rằng, ngày sau tầu Olan trẩy về bên ấy thì sẽ viết một lời sang hầu Thầy, ơn Thầy xưa dạy dỗ tôi nhiều đàng, cho nên thành mà ráp cậy Thầy; cho nên chẳng hay bây giờ vắng Thầy, tôi càng buồn hơn nữa, mà ao ước cho được thấy mặt Thầy như con trông mẹ về cho được bú vậy. Muốn cho người ta được ơn Thầy nữa, chẳng hay Đức Chúa Trời chẳng cho, mà mở lòng cho Thầy đi phương khác thì hầu biết làm sao được. Ơn Thầy thương lấy tôi cùng, vì là kẻ có tội nhiều, chẳng đáng ở gần Thầy, thì phải làm một lời bằng thay mặt. Tôi kính lậy Thầy vậy.
Sau nữa, sự bổn đạo bên này thì Thầy biết hết, cùng mọi sự khác đã có thư Thầy cả gưởi cho Thầy được biết, tôi hầu nói làm chi, cùng đả có thư nói trước. Sau nữa Kẻ Vó, ông Chưởng Minh nên (2) hai cái độc lắm, mà người đã biết mình chẳng đả, thì mời Thầy rửa tội cho tên là Josaphat, đoạn liền sinh thì. Mà con ông ấy tên là Vito, Đức Chúa lại cho chức cha ấy là ông Chưởng Minh. Còn sự ông Chưởng Trà thì đã có đạo cùng tên thánh ngày trước, song le chẳng giữ, nên liền phải liệt, chẳng cho bổn đạo đến cầu cho, liền mời bên đời đến chữa chẳng khỏi, mấy ngày liền chết; mà những họ hàng nhà ông ấy cùng anh em chung nhau làm quan hãy còn cầu nguyện, đến rầy chửa xong, cùng nhà thờ trong ấy thì nó làm hư hết. Ấy là sự bên này thì làm vậy.
Còn sự Thầy cả Miguel ở Roma về mà đi tìm vua Vĩnh lịch, chẳng hay có giặc hu nu (Hung Nô – ám chỉ Mãn Thanh) đến phá dấy, mà vua chạy lên len rừng mà người đi tìm chẳng được, lại trở lại đấy, giờ là Văn Hương Chu. Người có thư cho Thầy cả mà xin xuống Kẻ chợ. Thầy cả liền dõi lệnh Chúa, Đức Chúa có cho xuống chăng, song le Đức Chúa chẳng cho. Người ở đấy độc nước, phải liệt, mà lại có thư cho Thầy cả. Bây giờ Thầy đi thăm ông Già Hán, ông ấy cũng chẳng cho. Đoạn cắt hai người lên thăm trên ấy, chẳng hay người đã sinh thì khỏi. Lòng Thầy cả tiếc cùng thương lắm. Ấy là bấy nhiêu. Đức Chúa Trời trả công cho Thầy đời này và đời sau. Mười hai tháng chín Đức Chúa Jêsu ra đời một nghìn sáu trăm năm mươi chín .
Tôi là Igesico Văn Tín“.
Lá thư của thầy giảng Igesico Văn Tín - Ảnh: chụp màn hình
Ở đây chúng ta không bàn đến nội dung bức thư hay chữ viết đẹp hay xấu mà cần thấy rằng một văn bản bằng chữ quốc ngữ đã được thể hiện một cách trơn tru, liền mạch. Cả một văn bản tương đối dài như vậy mà chỉ có 2 lỗi sai chính tả. Chỗ (1) cần viết là “cách” hay “kách”, chỗ (2) cần viết là “lên” chứ không phải “nên”. Nếu so với thư dùng chữ quốc ngữ mà các giáo sĩ ban đầu dùng thì có thể thấy thư của ông Igesico Văn Tín đã có một bước tiến nhảy vọt. Chữ quốc ngữ phát huy hiệu quả tuyệt vời trong tay người Việt trong thời gian cực ngắn, đó là những điều mà có lẽ những người phát minh ban đầu cũng khó hình dung.
Bài viết có tham khảo thông tin từ cuốn “Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659″ của ông Đỗ Quang Chính viết năm 1972.
. ____________________
Hành trình chữ quốc ngữ khai tử chữ Hán
trên đất Việt
Sau khi được các nhà truyền giáo phát minh vào đầu thế kỉ 17 mà điểm nhấn là bộ tự điển Việt-Bồ-La của cha Đắc Lộ, chữ quốc ngữ có nhiều cải biến để ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, suốt gần 3 thế kỉ, chữ quốc ngữ không được trọng dụng mà chỉ “lưu hành nội bộ” cộng đồng người theo Công giáo. Các triều đình phong kiến Việt Nam vốn ác cảm với các nhà truyền giáo phương Tây đã không tôn trọng chữ quốc ngữ. Với các nhà nho thì chữ Hán được coi là chữ thánh hiền và họ không chấp nhận chữ quốc ngữ của Tây phương. Đó là lí do chữ quốc ngữ dù ra đời từ thế kỉ 17 nhưng không được phổ biến trong thế kỉ 18, 19.
Vào thời điểm đó, ngoài chữ Hán thì ở Việt Nam còn có chữ Nôm và chữ quốc ngữ đều là văn tự ghi tiếng nói của người Việt. Nếu so sánh thì chữ quốc ngữ rất gần chữ Pháp, lại rất tiện lợi, dễ học, dễ nhớ hơn nhiều so với chữ Nôm. Chữ Nôm tuy là để ghi tiếng của người Việt nhưng lại mượn chữ Hán, thành ra có thể coi là là cách thức dùng chữ Hán giải mã tiếng Việt. Nếu chữ Hán khó một thì thì chữ Nôm khó 10 vì người giỏi chữ Nôm phải cực thạo chữ Hán và nhanh ý để nhìn hình đoán chữ. Đáng lẽ với sự tiện lợi như vậy thì chữ quốc ngữ phải được dân ta đón nhận nồng nhiệt nhưng như đã nói, giới sĩ phu Việt Nam đã cực lực chống lại các chính sách ngôn ngữ của nhà cầm quyền Pháp. Họ quan niệm chữ quốc ngữ là sản phẩm của ngoại bang, là công cụ truyền bá của các nhà truyền giáo. Họ muốn duy trì học chữ Hán bởi vì học chữ Hán là được giáo dục về luân lí, lịch sử còn học chữ quốc ngữ thì chỉ như một trò chơi, khi người ta biết đọc biết viết chữ quốc ngữ, người ta không biết gì cả. Ngay cả khi không thể dùng chữ Hán để ghi văn bản của người Việt, họ vẫn thà dùng chữ Nôm còn hơn dùng chữ quốc ngữ. Năm 1867, Nguyễn Trường Tộ chính thức đề nghị triều đình Huế sử dụng chữ Nôm.
Phải đến khi người Pháp dùng các biện pháp chế tài mạnh mẽ thì chữ quốc ngữ mới bắt đầu được dùng. Ngày 22-2-1869, Phó đề đốc Marie Gustave Hector Ohier kí nghị định bắt buộc dùng chữ quốc ngữ thay thế chữ Nho trong các công văn ở Nam kì do người Pháp cai trị khi đó. Trước đó, năm 1861, một trường dạy tiếng Việt được thiết lập ở Sài Gòn để đào tạo những viên thông ngôn người Pháp. Nghị định 82 ngày 6-4-1878 do Thống đốc Nam kì Lafont kí cũng đề ra cái mốc hẹn trong 4 năm (tức năm 1882) phải chuyển hẳn sang chữ quốc ngữ: “Kể từ mùng một tháng giêng năm 1882 tất cả văn kiện chánh thức, nghị định, quyết định, lịnh, án tòa, chỉ thị… sẽ viết, kí tên và công bố bằng chữ quốc ngữ; nhân viên nào không thể viết thơ từ bằng chữ quốc ngữ sẽ không được bổ nhậm và thăng thưởng trong ngạch phủ, huyện và tổng”. Để khuyến khích việc truyền bá chữ quốc ngữ, nhà chức trách thuộc địa Nam kì còn ra Nghị định ngày 14-6-1880 giảm hoặc miễn thuế thân và miễn sưu dịch cho thân hào hương lí nếu họ biết viết chữ quốc ngữ.
Cũng may là người Pháp áp việc dùng chữ quốc ngữ ở Nam kì đầu tiên. Người miền Nam nhìn chung có tâm lí phóng khoáng và thực dụng nên tiếp nhận việc dùng quốc ngữ khá dễ dàng. Cuối thế kỉ 19, các trí thức Nam kì như cụ Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Tống, Trương Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản… là những người đi đầu trong chủ trương truyền bá chữ quốc ngữ và phát triển tiếng Việt. Khi người Việt ở Nam kì nhận thấy sự tiện lợi của chữ quốc ngữ thì chính quyền Pháp bắt đầu tạo áp lực để dùng chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán ở Bắc và Trung kì vào đầu thế kỉ 20. Triều đình Huế lúc này đã quá suy yếu nên đành phải nhượng bộ trước áp lực của người Pháp. Năm 1910, Chính phủ Đông Pháp mở rộng chính sách dùng chữ quốc ngữ, giao cho Nha Học chính giảng dạy ở Bắc kì. Năm 1915, kì thi Hương cuối cùng diễn ra ở Bắc kì mặc cho sự chống đối của giới sĩ phu. Ở Trung kì thì đạo dụ của vua Khải Định ngày 26-11 năm Mậu Ngọ (tức 28-12-1918) chính thức bãi bỏ khoa cử và năm 1919 là năm cuối mở khoa thi ở Huế. Thượng thư Bộ Học là Cao Xuân Dục có công văn trả lời Toàn quyền Đông Dương với ý tán đồng “cả nước cùng học chữ quốc ngữ La Tinh, tuyển chọn các vị cử nhân, tú tài, tôn sinh, ấm sinh người bản quốc sung làm giáo sư và thành lập viện dịch chữ quốc ngữ… Nay vâng mệnh Hoàng đế bản quốc lập ra trường chuyên dạy thứ chữ này chính là muốn thống nhất một lối dùng làm thứ chữ dạy học phổ thông”.
Trong việc phát triển chữ quốc ngữ, người Pháp có chủ trương và toan tính riêng phục vụ lợi ích của họ. Tuy nhiên, việc này lại mang rất nhiều tiện lợi cho người Việt Nam khi chúng ta không còn phụ thuộc hệ thống chữ Hán khó đọc, khó nhớ nữa. Các nhân sĩ tiến bộ ngoài Bắc cũng nhanh chóng nhận ra lợi ích của chữ quốc ngữ để kêu gọi mọi người hưởng ứng rộng rãi. Đầu thế kỉ 20 ở ngoài Bắc, hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) cũng đã dấy lên phong trào học chữ quốc ngữ, coi chữ quốc ngữ là phương tiện khai hoá quốc dân. Các cụ khẳng định: “Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước – Phải đem ra tính trước dân ta – Sách các nước, sách Chi Na – Chữ nào chữ ấy dịch ra cho tường”. Trong Văn minh tân học sách của Đông Kinh Nghĩa Thục có đoạn viết: “Người trong nước đi học nên lấy chữ quốc ngữ làm phương tiện đầu tiên để trong thời gian một vài tháng, đàn bà, trẻ con đều biết chữ và người ta có thể dùng quốc ngữ để ghi việc đời xưa và chép việc đời nay… Đó thực là bước đầu tiên để mở mang trí khôn vậy”.
Có lẽ điều người Pháp không thể ngờ rằng chữ quốc ngữ chính là phương tiện để người Việt phổ biến, hun đúc lòng yêu nước, tinh thần đòi độc lập.
Việc chúng ta chuyển từ Hán tự sang chữ quốc ngữ cũng phải trả một cái giá, đó là hầu hết người Việt Nam ta không đọc được chữ các cụ ngày xưa (nhất là khi vào đền chùa). Tuy nhiên, cái giá đó quá rẻ so với việc đại bộ phận người dân biết chữ thay vì chỉ một số nhỏ biết chữ Hán thời phong kiến.
Thế nhưng, nếu cải cách chữ theo như đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền – tác giả công trình nghiên cứu cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt – thì e rằng thế hệ sau này xa lạ với các dòng chữ mà chúng ta viết hiện giờ. Cái giá khi đó lại trở thành quá đắt.
Bài viết có tham khảo thông tin trong bài “Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử” của GS-TS Nguyễn Thiện Giáp
A.T
.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét