Sáng 1/10/2017 đúng ngày Quốc khánh Trung Quốc, Tập đoàn Hòa Bình của đại gia Nguyễn Hữu Đường đã khánh thành Tổ hợp khách sạn, căn hộ Hòa Bình Green Đà Nẵng. Tổ hợp Hoà Bình Green Đà Nẵng tọa lạc vị trí đắc địa trên khu đất 12.327,7m2 trên đường Lê Văn Duyệt (ngay bên cạnh cầu Thuận Phước, thuộc phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà), diện tích xây dựng 3.800m2, cao 29 tầng với tổng cộng 1.824 phòng khách sạn, căn hộ tiêu chuẩn 5 sao. Đặc biệt, trên nóc của tòa nhà Hòa Bình Green Đà Nẵng là một bể bơi vô cực lát gạch phủ vàng 24K.
Nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa Hồ Càn Văn trực tiếp bay từ Bắc Kinh sang dự lễ khánh thành. Trong phát biểu tại lễ khánh thành, Hồ đã khẳng định: “Mấy năm vừa qua Tập đoàn Hòa Bình có sự liên kết, hợp tác rất chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, phạm vi rất rộng, kết quả rất tốt đẹp. Và họ cũng có mặt tham dự buổi lễ khánh thành này… Tôi hứa với Chủ tịch Nguyễn Hữu Đường sẽ tăng cường giới thiệu các nhà doanh nghiệp Trung Quốc hợp tác với Tập đoàn Hòa Bình đón khách Trung Quốc sang Đà Nẵng, vì có chỗ ở, chỗ ăn đàng hoàng rồi”.
Ai đứng sau lưng cung cấp tiền cho đại gia này xây dựng Tổ hợp khách sạn hoành tráng mang tầm cỡ thế giới ? Và xây dựng cho ai ở ? Câu trả lời là: Trung Quốc.
Thời kỳ mở cửa, việc bất kỳ nước ngoài nào đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu để tìm kiếm lợi nhuận thì cũng tốt thôi cho dù đó có là Trung Quốc đi chăng nữa. Nhưng "người" Trung Quốc thì khác, họ đến Việt Nam với những chủ ý rõ rệt: kềm chế sự phản kháng của người Việt Nam, chiếm đóng lãnh thổ trên đất liền và ngoài Biển Đông. Mục tiêu chính của "người" Trung Quốc là chiếm giữ những vị trí chiến lược quan trọng của Đà Nẵng như vùng rừng núi Bà Nà, bán đảo Sơn Trà. Chẳng có chuyện gì phải bàn nếu như khách sạn Hòa Bình Green không nằm ở vị trí cực kỳ nhạy cảm về an ninh quốc phòng.
Đứng ở bể bơi Vô cực hoặc các tầng cao của khách sạn này, khách du lịch sẽ có tầm quan sát cực kỳ tốt để theo dõi mọi diễn biến, hoạt động ở khu vực cảng Tiên Sa và Quân cảng Vùng 3 Hải quân nằm cạnh đó, có thể đếm được có bao nhiêu chiếc tàu hải quân, tàu cảnh sát biển… đang neo đậu hoặc ra vào khu vực này, ghi nhận chủng loại và qua đó có thể biết được tính năng, trang bị… của từng chiếc tàu.
Tổ hợp Hòa Bình Green án ngữ ngay điểm vào của bán đảo Sơn Trà. Nơi đây, trên đỉnh Sơn Trà, Trạm radar 29 Sư đoàn Không quân 375 được mệnh danh là “mắt thần Đông Dương” với bán kính quan sát của hệ thống lên đến 300km, tầm quét sóng có thể kiểm soát cả khu vực Đông Dương đến đảo Hải Nam có chức năng đảm bảo an toàn một vùng trời rộng lớn của Tổ quốc từ Đồng Hới (Quảng Bình) đến Buôn Ma Thuột. Cũng trên đỉnh Sơn Trà còn có Trung đoàn Radar 351 (Vùng 3 Hải quân) đặt radar giám sát bờ biển - Coast Watcher 100 - tối tân nhất thế giới hiện nay. Nó có thể phát hiện các tàu thuyền di chuyển ngoài giới hạn đường chân trời với khả năng giám sát bờ biển liên tục 24 giờ/ngày liên tục trong 365 ngày mà không cần bảo trì. Mọi biến động của một khu vực rộng lớn từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) đến quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa đều hoàn toàn xác định chính xác được vị trí từng con tàu một với độ tin cậy cao hơn cả vệ tinh. Vì vậy việc xây dựng các khách sạn cao tầng sát núi Sơn Trà sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tác chiến của quân đội.
Nói dại, lỡ một khi trên các căn cứ Radar này có biến, thì chỉ cần một điểm hỏa lực đặt trên nóc Hòa Bình Green có thể chặn đứng mọi phương tiện và lực lượng quân sự muốn vượt cầu Thuận Phước chi viện cho Sơn Trà.
Và chỉ cần một vài camera gắn trên tầng cao của Hòa Bình Green được kết nối với máy tính cá nhân thì ở tận Tổng hành dinh Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tại Bắc Kinh cũng có thể giám sát chặt chẽ từng phút, từng giờ, ngày này qua năm khác mọi tàu thuyền vào ra vịnh Đà Nẵng.
Lịch sử chiến tranh đã chứng minh, Đà Nẵng nói chung và Sơn Trà nói riêng có một vị trí địa lý chiến lược quan trọng, cả về quân sự lẫn kinh tế. Vì vị trí quan trọng như vậy nên khi cả Pháp và Mỹ mở đầu các cuộc chiến tranh xâm lược nước ta đều xuất phát đánh chiếm bán đảo Sơn Trà. Và ngày nay Trung Quốc cũng làm như vậy không phải là ngoại lệ. Hiện nay trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường năng lực phòng thủ trên biển để sẵn sàng ứng phó với tình hình Biển Đông đang diễn biến ngày càng phức tạp thì đây là vấn đề hết sức quan trọng và mối lo ngại lớn đe dọa đến an ninh quốc gia.
Đứng ở bể bơi Vô cực của khách sạn này, khách du lịch sẽ có tầm quan sát cực kỳ tốt để theo dõi mọi diễn biến, hoạt động ở khu vực cảng Tiên Sa và Quân cảng Vùng 3 Hải quân nằm cạnh đó, có thể đếm được có bao nhiêu chiếc tàu hải quân, tàu cảnh sát biển… đang neo đậu hoặc ra vào khu vực này, ghi nhận chủng loại và qua đó có thể biết được tính năng, trang bị… của từng chiếc tàu.
Một khi trên các căn cứ Radar trên đỉnh Sơn Trà có biến, thì chỉ cần một điểm hỏa lực đặt trên nóc Hòa Bình Green có thể chặn đứng mọi phương tiện và lực lượng quân sự muốn vượt cầu Thuận Phước chi viện cho Sơn Trà.
Bản đồ vệ tinh Vịnh Đà Nẵng - Hòa Bình Green - Bán đảo Sơn Trà.
Chỉ cần một vài camera gắn trên tầng cao của Hòa Bình Green được kết nối với máy tính cá nhân thì ở tận Tổng hành dinh Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tại Bắc Kinh cũng có thể giám sát chặt chẽ từng phút, từng giờ, ngày này qua năm khác mọi tàu thuyền vào ra vịnh Đà Nẵng.
Một khi trên các căn cứ Radar trên đỉnh Sơn Trà có biến, thì chỉ cần một điểm hỏa lực đặt trên nóc Hòa Bình Green có thể chặn đứng mọi phương tiện và lực lượng quân sự muốn vượt cầu Thuận Phước chi viện cho Sơn Trà.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét