Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Thái Độ - Tác Giả - Tác Phẩm

"quê hương mỗi người chỉ một

như là chỉ một mẹ thôi..."

bài thơ "bài học đầu cho con" khi được âm nhạc chắp cánh, nó có tên gọi khác là "quê hương". ca khúc này được phổ biến và trở nên quen thuộc. quen thuộc chưa chắc đã hay nhưng hay là yếu tố quan trọng để trở thành quen thuộc. sonata "ánh trăng" của beethoven là khúc nhạc quen thuộc với số đông nhưng nó không phải sonata hay nhất của beethoven. khúc thứ 5 trong symphony "vũ khúc hungaria" của brahms là khúc quen thuộc nhất nhưng không phải là khúc hay nhất của giao hưởng ấy.




(cũng cần nói thêm, hầu như không có ca khúc nào gắn liền với tên tuổi nhà thơ như ca khúc "quê hương". thông thường, sau khi được phổ nhạc, thiên hạ quên tiệt nhà thơ mà chỉ nhớ tới nhạc sĩ)

ca khúc "quê hương" (thơ đỗ kwan, nhạc văn thạch) hay hay dở không phải là điều cần bàn, mà cần khẳng định ngay: nó quá quen thuộc. hầu như con mõm vuông thằng răng bựa nào cũng từng nghe qua rồi thuộc vài câu. nói thì bảo nịnh, ca khúc "quê hương" nên làm quốc ca mõm vuông xứ.

cách đây đâu chừng chục năm, lần đầu được kwan thi nhân cho đi ăn chơi. vào quán bar "chu" sang chảnh, rượu được vài tuần thì chủ quán ra hồ hởi thông báo với kwan "hé hé triết qua mỹ đọc thơ ông cho kiều bào hé hé hé".

"triết" ở đây là nguyên chủ tịch nguyễn minh triết. ông ấy sang mẽo có chém gió với kiều bào, trong cuộc chém ông ấy nổ ca khúc "quê hương". tương tự là sự việc diễn ra cách đây ít hôm, thủ phúc cũng nổ "quê hương ối a như là mịe", và thế là sinh chuyện. 

sinh chuyện bởi độ bệnh hoạn của fbkers mõm vuông đã tới hồi vượt mọi giới hạn.

như thế nào là thái độ đúng đắn đối với một tác phẩm nghệ thuật?

bình sinh m. v. llosa không ưa g. g. marquez dù cả hai cũng lượm giải nobel. llosa không ưa con người marquez, nhưng với tác phẩm, llosa dành cho marquez một sự tôn trọng đáng kể.

hồi họa sĩ trịnh cung viết bài chê bai nhạc sĩ trịnh sơn, thiên hạ hóa rồ chửi bới trịnh cung. một độc giả đã thổ lộ rằng ông ta đã mang bức tranh của trịnh cung đang trao ở phòng khách ra đốt dù ông ta rất thích bức tranh ấy. ghét thằng bố đánh thằng con.

kể ra đây hai ví dụ về cách ứng  xứ với tác phẩm/tác giả của hai loại người, một mõm vuông một mồm thẳng để thấy được sự mông muội của lũ mõm vuông thế nào.

tác phẩm khi được công bố (xuất bản, bán...) nó không còn nằm trong sự kiểm soát của tác giả, nó là một thực thể độc lập. người thưởng ngoạn có quyền phê bình tác phẩm, nhưng tuyệt nhiên không có quyền thông qua tác phẩm để phê phán tác giả.

tác phẩm ra đời trong khoảnh khắc rồi đóng khung bất biến đổi, trong khi tác giả là một thực thể vận động, biến đổi. mang sự bất động để phê bình sự vận động, ấy là sự ngu xuẩn có tính toán.

trở lại với ca khúc "quê hương" cùng ca từ - lời thơ của nó.

"quê hương" là gì? quê hương có phải nơi "chôn rau cắt rốn" tức nơi sinh ra không? không, quê hương có ý nghĩa lớn hơn chỉ là nơi sinh ra. một anh chui ra ở thanh hóa nhưng hai tuổi ra nước ngoài thì quê anh ấy chưa chắc là thanh hóa, bởi vì quê hương lớn hơn thế nhiều, nó là kí ức là tâm hồn là căn cước. chính kí ức làm nên một con người. dù muốn dù không, chúng ta không bao giờ thoát khỏi kí ức của mình.

trong bài thơ "bài học đầu cho con", nhà thơ cũng đặt câu hỏi "quê hương là gì hở mẹ?" và "người mẹ kwan" đã giải thích rằng, nó là chùm khế, là đường đi học, là con đò nhỏ, là con diều, là cầu tre nhỏ... nghĩa là toàn những kí ức tuổi thơ êm đềm

theo kiến thức gúc gồ thì câu "không lớn nổi thành người" là kết quả của công tác biên tập, không phải nguyên tác kwan. nhưng cho dù nó là nguyên tác của kwan thì cũng chẳng sao cả, nó không hề sai. chưa kể, nó là bài học cho trẻ con.

lịch sử loài người, văn chương - nghệ thuật dù rất cố gắng đứng độc lập nhưng hầu như chưa bao giờ nó làm được điều đó một cách toàn vẹn. văn chương - nghệ thuật luôn bị lợi dụng. đủ kiểu lợi dụng. đủ kiểu diễn giải theo các ý đồ, cả tử tế lẫn mất dậy.

trong chừng mực nào đó, sự lợi dụng của nguyễn minh triết, nguyễn xuân phúc với ca từ "quê hương" là sự lợi dụng hồn nhiên và có mùi chân thành tử tế. 

ngược lại, suy diễn để kết tội tác giả bài thơ, là một sự lợi dụng đê tiện, mất dậy, và dĩ nhiên là thừa ngu xuẩn


Mõm Vuông blog

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: