Ở đời có câu: “cái sảy nảy cái ung”, lại có câu “giậu đổ bìm leo”… chính là những câu nói về lẽ nhân quả. Bởi vì “cải sảy” là nhân, mà “cái ung” là quả, cũng như “giậu đổ” là nhân, mà “bìm leo” là quả vậy…
Ai cũng hiểu đó là chuyện ngoài đời (ngoại thân). Nhưng ít người biết rằng cả hai câu trên chính là nói chuyện bên trong con người (nội thân) mà cụ thể là nói về bệnh… ung thư. Khối u nó cố thủ sẵn ở đâu đó, nhỏ như cái “sảy”, nhưng hễ có dịp là nó nảy ngay thành cái “ung”. Cho nên “cái sảy nảy cái ung” là nói về khối u. Ban đầu có thể chỉ là cái u lành, song một khi hội đủ “duyên”, thì nó sẽ phát tác, sẽ “di căn”… Cho nên “giậu đổ bìm leo” là nói về bệnh ung thư khi bắt đầu di căn vậy.
Mình đã có lần viết, đại khái tuyệt đại đa số bệnh tật, nhẹ thì ngứa ngáy, nặng thì đau đớn… chủ yếu đều do những “nghiệp” (dữ) nó sinh ra. Riêng bệnh ung thư thì chắc chắn do “nghiệp”.
Chả cứ bệnh tật trong người, ngay cả chuyện làm ăn ngoài đời cũng do “nghiệp quả” nó can thiệp ngấm ngầm mà rất… hiệu quả. Người có nghiệp lành thì đầu tư 1 vốn 4 lời… cứ như thể tiền nó tự biết “đẻ”, đẻ nhiều đến nỗi… "ung thư" cả túi. Kẻ mang nghiệp dữ thì làm đâu lỗ đấy, lãi mẹ đẻ lãi con… cứ như thể tiền nó tự biết “cháy”, cháy nhiều đến nỗi… "cháy" cả túi.
Tất cả nghiệp lành và dữ nói đến ở đây, đều không phải do tạo ở đời này, mà do tạo từ những kiếp trước, người phàm không thể nào biết được.
Như trong 1 bài viết trước đã nói. Bệnh tật vì là nghiệp, cho nên hình dáng (tướng) của nó gọi là “chứng bệnh”, nguồn cơn (gốc) của nó gọi là “tâm bệnh” và bản chất (thể) của nó gọi là “nghiệp bệnh”.
Bệnh ung thư chính là như thế. Chẳng khác nào chủ nợ nó dẫn xã hội đen mang dao vào trong nhà mà ngồi lì, mà dọa giết…
Tây y chỉ chữa “chứng bệnh”, giống như gọi công an tới can thiệp. Ban đầu có thể làm cho bọn kia sợ mà tạm thời bỏ đi. Song sau đó chúng lại quay lại. Lại báo công an, nhưng lần này công an phải dùng tới lựu đạn cay để đuổi (giống như dùng hóa chất, phóng xạ…). Chỉ đuổi thôi, chứ không diệt được nó. Vì thế rốt cuộc nó vẫn quay lại đòi cho kì được (thân mạng) mới thôi.
Đông y (cùng lắm) chỉ chữa đến “tâm bệnh”, giống như mời người có uy tín đến nịnh nọt, năn nỉ bọn kia. Nịnh khéo thì nó đồng ý cho khất nợ vài tháng, vài năm… Khéo nữa thì có thể khất được chục năm… Thậm chí thầy giỏi, cực giỏi thì có thể khất nợ cho đến tận… kiếp sau. Thế là mừng húm, cứ tưởng khỏi bệnh, song nghiệp đâu còn đó, trước sau gì cũng phải trả.
Còn một cách chữa nữa, không phải thầy thuốc, mà là “thầy bà”. Đây là cách chữa “nghiệp bệnh” của các loại tà ma, ngoại đạo. Cách này giống như họ mang “tín dụng đen” đến giúp người bệnh trả nợ. Bọn kia đòi được nợ, bằng lòng rút đi hẳn. Song người bệnh lại mắc nợ “tín dụng đen”, phải chấp nhận đời đời kiếp kiếp phụ thuộc vào họ, mãi mãi làm “đồ chúng”, “quyến thuộc”… của ma.
Những “thầy bà…” cực kì cao tay mà bất lương, thì thậm chí còn có thể ứng trước “nghiệp” của con cháu người bệnh đem ra trả nợ thay. Thế là họ vừa chả mất gì, lại vừa tạo được vô số đồ chúng, quyến thuộc…
Cho nên bệnh càng nặng thì (trước đó) càng cần phải tỉnh táo, sáng suốt. Tốt nhất là tự mình trả nghiệp. Trả như thế nào? Xin đợi đến... hồi sau.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét