Truyện ngắn HG
Câu chuyện anh họ tôi gọi từ
Úc về làm tôi làm tôi xúc động và buồn. Tôi mất ngủ mấy đêm vì câu chuyện
này.Một câu chuyện bắt đầu từ nguồn gốc sâu xa đến lịch sử đất nước, vận mệnh
của dòng họ và gia đình tôi.
Để viết đầy đủ về nó cần
chuẩn bị thật công phu, đầy đủ tư liệu cũ, mới, đa chiều, dung lượng cỡ tiểu
thuyết mới chứa đựng được phần nào. Yếu tố thời gian dành cho nó, công việc
này, rất quan trọng mà tôi rất hạn chế vào lúc này.
Còn đủ thứ công việc dở dang
chưa hoàn thành. Chưa nói đến cuộc mưu sinh, kiếm sống hàng ngày. Trong cuộc
sống của một thế giới điên rồ, bất an và phức tạp như giờ, để làm được nó không
dễ gì.
Nhưng bỏ qua không viết, lại
thấy áy náy.
Thôi thì ghi lại vắn tắt vài
dòng, khi nào rảnh sẽ giở ra, làm lại.
Sau mấy chuyện thăm hỏi, vấn
an người nọ người kia trong họ mạc, ông ấy nói qua qua về cảnh ngộ hiện tại của
mình. Cũng không có gì khác hơn câu chuyện mấy tháng trước. Ông ấy từ Mem bờn
bay qua Sài Gòn, tính chuyện bán căn nhà ở quận Bình Thạnh, hiện đang giao cho
người em vợ trông coi. Đã tìm được người mua, thành giá xong rồi, lại không bán
được. Lý do là bà vợ cũ của ông hiện cũng đang ở Úc, đã ly thân với ông từ sau
khi định cư sang đấy mấy năm, không nhất trí cách phân chia tài sản. Bà ấy đòi
bảy trên ba phần..
Ông ấy than: “Nguyên do không
phải là đồng tiền nén bạc..” “Vậy là duyên do gì?”
Ông ấy bảo: “Có nói chú cũng
không thể hiểu hết được đâu. Người Việt sang bên này vợ chồng mang theo thì
mười người, chin người ly thân, anh cũng không ngoại lệ. Mâu thuẫn sâu xa vẫn
là “quốc - cộng”.
Hơn bốn mươi năm rồi. Người
ta đang kêu gọi hòa hợp dân tộc, chả lẽ khối mâu thuẫn ấy vẫn còn trầm kha đến
vậy sao?
Anh họ tôi cười chua chát qua
điện thoại viễn liên: “Thế mới buồn, mới không đáng nói. Anh bên này chỉ hơn
con chó biết nói, nghĩ đến tình người, nghĩ đến quê hương bản quán chỉ muốn rơi
nước mắt..Đến sâu nặng như tình nghĩa vợ chồng mà còn như này, thì cuộc sống
còn có nghĩa gì? Chú không ở đây, chú không biết. Tự do cá nhân đành rồi, nhưng
quan hệ gia đình là cái gì đó lỏng lẻo, chán không chịu nổi. Con cái đối với bố
mẹ cũng không như ở bên nhà. Mỗi tháng chúng được chính phủ cấp cho bốn trăm
đô, bố mẹ không nuôi nó cũng không cần.”. Ông kể thêm ở Úc quyền con người được
chính phủ quan tâm ngay từ khi người đó mới ra đời. Bà mẹ sinh con ra đã được
cấp không bảy ngàn đô. Thất nghiệp, hết tuổi lao động như anh mỗi tháng cũng
được cấp an sinh xã hội một nghìn..Nếu so với bên nhà chắc hẳn em nghĩ vậy là
đầy đủ lắm rồi. Nhưng con người ta đâu chỉ cần có những nhu cầu vật chất như
vậy là đủ?
Tôi động viên ông ấy rằng
thời băng hoại này ở đâu chẳng thế. Ở bên nhà cũng không mấy gia đình êm ấm,
hạnh phúc. Cha bỏ con tớ bở thầy, vợ chồng chia lìa nhau cũng không ít. Anh cứ
sợt lên Gu Gồ hai chữ “ly dị” là biết tỷ lệ vợ chồng bỏ nhau so với trước ngày
như nào. Dù sao, người ta vẫn phải sống, vẫn phải tìm cách để lạc quan, để sống
qua ngày.
Vợ ông, chị dâu tôi có gặp
vài lần. Lần đầu tiên là ở Sài Gòn khi ấy anh làm biên tập cho một tờ báo
ngành, có phòng đại diện ở phía nam. Bạn bè qua lại cỡ như PBT, LTN, NVC.. gặp
nhau với anh như cơm bữa. Nghe nói anh còn có chân trong một công ty đang làm
ăn ở Nga ( thời LX chưa đổ ). Công ty này chưa hẳn công khai, nhưng mua bán phụ
tùng máy bay cho chính phủ, còn có thêm cả một nhà máy sản xuất mì ăn liền tại
Nga thời bấy giờ. Chị vợ anh là con một viên tướng chế độ cũ đang trong trại
cải tạo. Chị người hiền thục nết na, có học. Nhờ các quan hệ của anh, yếu tố lý
lịch không quá nặng nề, chị vẫn là giảng viên một trường đại học của thành phố.
Mãi tới khi ông bố mãn hạn
tù, gia đình bên vợ anh mới được bảo lãnh đinh cư sang Úc. Cũng là lúc ông bố
anh, một chủ tịch huyện ven đô Hà Nội qua đời. Bà mẹ anh cũng mất sau đó mấy
năm.
Anh họ tôi đồng ý với vợ sang
đoàn tụ với gia đình bên vợ. Ra nước ngoài định cư dễ dàng, thuận lợi, nhẹ
nhàng, êm ái như thế, người làng tôi ai cũng bảo anh tốt số, gặp được phép màu.
Người ta nói anh sướng tự bé, dù chỉ là con nuôi ( vì bác tôi sinh con trai mấy
lần đều chết tự lúc còn nhỏ bởi các căn bệnh hiểm ác, khó hiểu mãi đến sau này
).
Mỗi lần vợ chồng anh từ miền
nam ra người trong họ tôi đón tiếp long trọng, hân hoan chả khác gì người ta
đón lãnh đạo cấp cao, nguyên thủ quốc gia về làng.
Anh mang cả va li tiền với cả
đám người nhà rồng rắn đón từ cửa sân bay, xe một đoàn chỉ thiếu không có xe
cảnh sát dẫn đường hú còi và dân chúng vẫy cờ hoa hai bên đường.
Người trong họ, ai cũng có
quà, không ít thì nhiều. Người dăm ba triệu cả món tiền lớn vào buổi thóc
cao, gạo kém ở quê tôi ngày đó.
Mồ mả tổ tiên cũng được tu tạo xây dựng lại, to lớn khang trang mới mẻ vào bậc nhất nghĩa trang làng lúc bấy giờ.
Mồ mả tổ tiên cũng được tu tạo xây dựng lại, to lớn khang trang mới mẻ vào bậc nhất nghĩa trang làng lúc bấy giờ.
Bất cứ họ nhà có công việc gì,
vợ chồng anh dù ở xa cả ngàn cây số cũng không lần nào vắng mặt.
Hai vợ chồng anh đóng góp gần
nửa số tiền xây nhà thờ họ.
Chị vợ tuy là người Sài Gòn
nhưng về làng nhập cuộc rất nhanh, đối xử với trên với dưới tận tình, chu đáo.
Chỉ nghe giọng nói đượm chất phương nam, Sài Gòn chuẩn của chị là ai cũng
cảm mến rồi. Gia đình chị người gốc “năm tư” nên giọng bắc pha nam của chị vừa
chuẩn vừa dịu dàng khó tả. Cả nhà ai cũng khen chị đáng và có khi còn hơn cả
dâu họ Dõan bởi sự hiền thục, khéo léo.
Các vị bô lão quanh vùng ai
cũng tấm tắc khen. Ai cũng bảo nhà tôi có phúc.
Người ta nói: “Họ Doãn nuôi con
nuôi năm đời nay, quý như con đẻ nên giờ phúc lộc mới được như thế”..
Tôi thì khi đó đang vật vờ ở phương nam. Lúc ở Sài Gòn, khi ra Huế, có lúc tôi còn có ý định ra nước ngoài.. Chả phải bất mãn hay thù địch gì với ai. Chỉ là ước muốn thỏa chí tang bồng nay đây mai đó, đi cho biết thiên hạ thực ra là cái gì? Tìm tòi hiểu biết, tò mò, muốn thoát ra khỏi lũy tre ngốt ngát, ngột ngạt của làng quê.
Tôi thì khi đó đang vật vờ ở phương nam. Lúc ở Sài Gòn, khi ra Huế, có lúc tôi còn có ý định ra nước ngoài.. Chả phải bất mãn hay thù địch gì với ai. Chỉ là ước muốn thỏa chí tang bồng nay đây mai đó, đi cho biết thiên hạ thực ra là cái gì? Tìm tòi hiểu biết, tò mò, muốn thoát ra khỏi lũy tre ngốt ngát, ngột ngạt của làng quê.
Những lần vợ chồng anh họ về
quê tôi đều vắng mặt. Sau này gặp nhau ông ấy thường lấy làm tiếc cho tôi và
tiếc cả cho anh. Giả dụ như khi đó anh em gần gũi nhau chưa chắc gì anh họ tôi
bị người ta lừa trắng tay, mất gần hết tài sản, suýt nữa ngồi tù. Tôi chả tài
cán gì, nhưng bao năm lưu lạc trường đời, ít nhiều có chút bản lĩnh. Tôi sẽ
“đoc” ra ngay những chiêu trò bỉ ổi, đen tối của một số kẻ nhân danh những điều
tốt đẹp, cao thượng, tử tế mà thực chất chỉ là trò lừa phỉnh gian dối, đỡ cho
anh kiếp nạn không đáng xảy ra.
Phần mình có thể anh giúp cho
phương tiện sinh sống của tôi đỡ phần cơ cực. Với anh ấy chả thành vấn đề, kể
cả việc sắm cho tôi căn hộ giữa Sài Gòn cũng là chuyện nhỏ. Mà thôi, nói thì
nói vậy. Con người nếu phải tiếc thì sẽ tiếc hối nhiều thứ lắm. Nhà cửa xe pháo
đã là cái gì?
Người có tâm hồn thi phú, mộng làm văn chương
dễ mắc nạn tai nghiệt ngã khi dính vào chuyện tiền bạc, làm ăn cắc cớ, mưu mẹo
hiểm ác. Cái công ty quái quỷ tôi dẫn bên trên có nhẽ là nguyên nhân sâu xa, dẫn
đến cảnh ngộ anh họ tôi bây giờ.
Lang thang, thui thủi một
thân một mình nơi đất khách, quê người. Cho dù không chết đói, không khổ vì
chuyện thiếu cơm ăn áo mặc, chỉ hơn “con chó biết nói” cũng không phải là nói
quá, nói ngoa!
**
Lại đang chuyện người Việt
miền bắc bị kỳ thị ở nơi anh ở..
Một dạo anh họ tôi làm trại trồng
cà chua, dưa leo. Khi giao dịch với khách hàng, đều phải nói giọng Sài Gòn mới
bán được hàng.
“Nói giọng bắc, thua cuộc
ngay”..
Ông cười chua chát: “Xứ này
bây giờ vẫn thuộc liên hiệp Anh, vẫn tôn thờ và theo Nữ Hoàng Anh, người dân
vốn hiền hòa, nhân ái không có chuyện phân biệt dù là đa sắc tộc.. Chả hiểu sao
lại có chuyện kỳ cục như vậy?”
Rồi ông chuyển qua chuyện trí
thức, văn nghệ sĩ trong nước. Những chuyện mà có nhẽ tôi chỉ nên nghe thôi, chứ
không nên ghi lại. Toàn chuyện vừa tức, vừa buồn, lại buồn cười nữa. Chuyện một
vị đại tá quân đội, một nhà văn chơi với anh rất thân hồi còn trong nước. Cách
anh nhìn nhận và đánh giá về người này khiến tôi chưa nhất trí. Theo anh thì “ông
này là người yêu nước theo lối cực đoan, có phần quá khích, chả làm được điều
gì chỉ tổ thiệt thân”. Tôi bảo bách nhân, bách tính, phụ thuộc vào nhận thức,
trình độ và tâm thế của mỗi người..
Thấy người nghe là tôi có vẻ không hào hứng, ông chuyển qua chuyện khác, nhẹ nhàng hơn. Ông kể nơi ông ở quan niệm về hôn nhân rất là buồn cười. Thông thoáng đến độ mất hết cả ý nghĩa. Cứ tình yêu là lên giường cái đã, không hợp là chia tay liền, nhẹ nhàng như người ta đọc thử cuốn sách. Đọc không thấy hay là quăng sang một bên. Chả bùi ngùi, lưu luyến, nuối tiếc gì.
Thấy người nghe là tôi có vẻ không hào hứng, ông chuyển qua chuyện khác, nhẹ nhàng hơn. Ông kể nơi ông ở quan niệm về hôn nhân rất là buồn cười. Thông thoáng đến độ mất hết cả ý nghĩa. Cứ tình yêu là lên giường cái đã, không hợp là chia tay liền, nhẹ nhàng như người ta đọc thử cuốn sách. Đọc không thấy hay là quăng sang một bên. Chả bùi ngùi, lưu luyến, nuối tiếc gì.
Tôi biết đây có thể là tâm
trạng thực của ông. Đàn ông dù ở đâu vẫn là đàn ông. Phương trời nào cũng vậy.
Đàn ông độc thân nghĩ tới chuyện gái gú, đàn bà là lẽ đương nhiên. Anh ta thiếu
cái đó, lại là thiếu thời gian dài, trầm trọng vì những định kiến, quan niệm
mang nét á đông xưa cũ của mình.
Đột nhiên ông hỏi: “ Tao biết
giờ ở nhà nhiều người không thích phim Tàu, mặc dù có nhiều phim hay. Người ta
cảnh giác mẹo xâm lăng văn hóa, đừng câu nệ thế. Dù có ghét cũng nên xem để
biết nó như thế nào, mới biết cách phòng tránh. Chú hôm vừa rồi có xem phim
“Việt Vương Câu Tiễn” không? Có biết Doãn Thường là ai không? Ông ấy chính là bố
đẻ ra Câu Tiễn, có thể là tổ tiên họ Doãn đấy..”
Tôi nói có xem, nhưng chưa có
nghe ai nói Doãn Thường , Câu Tiễn có mối liên hệ gì đến họ Doãn Việt Nam .
Hồi ông Căn con bác cả còn
sống có cho tôi cuốn sách viết về Doãn tộc Việt Nam .
( Ông Căn là con bác cả
trưởng tộc họ Doãn vùng nam thị xã Sơn Tây. Ông này vừa mới mất cách đây mấy
năm. Bác tôi, bố nuôi anh họ tôi là thứ hai sau ông bác này ). Trong cuốn sách
“Họ Doãn Việt Nam ”
do ban liên lạc họ Doãn biên soạn
Có ghi họ Doãn phát tích từ
Vĩnh Lộc Thanh Hóa, có đền thờ, mộ tổ hiện nay ở đó. Về các danh nhân, danh
tướng không có nhiều. Thời Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa Lam Sơn có cụ Doãn Nỗ,
một trong số mười hai bộ tướng của Lê Lợi. Cụ có nhiều công lao nhưng không rõ
vì sao trong sử sách Việt Nam
không được nhắc đến? Ông Căn lúc sống cũng thắc mắc, hỏi tôi câu này. Ông bảo
chú đọc sách nhiều, chú có biết tại sao lại như vậy? Tôi thú thực là không
biết.
Chỉ biết thưa với ông ấy rằng
chính trường, triều chính từ cổ chí kim, bao giờ cũng vậy. Chuyện oan khuất,
thiệt thòi là vô vàn kể, không riêng người trong họ mình. Vì chính trị là trò
chơi nghiệt ngã, điều phi lý là điều khó tránh vì ghế thì ít, đít lại
nhiều..Đành phải hy sinh, bỏ bớt..Mà đâu chỉ có họ Doãn nhà mình, các dòng họ
khác cũng thế cả.
Anh họ tôi suýt xoa: “Thật là dòng họ oan nghiệt và đầy cay đắng kể từ thời Câu Tiễn. Có người bài bác nhưng mà anh không tin. Kẻ không thích họ mình chúng nó nói: Câu Tiễn mặt cú, tinh khôn, giỏi chịu đựng. Khi còn nếm mật nằm gai thì thủy chung với đồng chí, đồng liêu, khi thành công rồi thì quay sang sát hại công thần. Phạm Lãi người đặc biệt có công khôi phục nước Việt là người khôn ngoan. Đánh dẹp xong Phù Sai của nước Ngô, rửa hận cho nước Việt, ông ấy bỏ đi, chu du thiên hạ, lẫn vào dân gian, không hưởng vinh hoa phú quý. Còn ông Văn Chủng thật đáng thương. Ông này ở lại, nghĩ mình là công thần có quyền được hưởng công danh, lợi lộc..Đâu có ngờ chịu cảnh thảm khốc sau này?
Anh họ tôi suýt xoa: “Thật là dòng họ oan nghiệt và đầy cay đắng kể từ thời Câu Tiễn. Có người bài bác nhưng mà anh không tin. Kẻ không thích họ mình chúng nó nói: Câu Tiễn mặt cú, tinh khôn, giỏi chịu đựng. Khi còn nếm mật nằm gai thì thủy chung với đồng chí, đồng liêu, khi thành công rồi thì quay sang sát hại công thần. Phạm Lãi người đặc biệt có công khôi phục nước Việt là người khôn ngoan. Đánh dẹp xong Phù Sai của nước Ngô, rửa hận cho nước Việt, ông ấy bỏ đi, chu du thiên hạ, lẫn vào dân gian, không hưởng vinh hoa phú quý. Còn ông Văn Chủng thật đáng thương. Ông này ở lại, nghĩ mình là công thần có quyền được hưởng công danh, lợi lộc..Đâu có ngờ chịu cảnh thảm khốc sau này?
Tôi bảo đấy cũng là huyền
thoại, độ tin cậy ai biết là bao nhiêu? Với lại trên chính trường, chả
cứ người họ Doãn không biết cư xử. Họ khác có khi còn thậm tệ hơn. Tỷ như
thời Trần, bao nhiêu người họ Lý phải cải sang họ Nguyễn mới mong
toàn mạng. Di hại sau này họ Nguyễn nhiều người không rõ mình gốc
gác thực ra là họ gì? Vẫn là chuyện triều chính xưa nay. Xa thì có chuyện
Lê Lợi – Nguyễn Trãi, gần thì có Họ Mao đối với họ Bành, họ Chu, họ Võ Việt
Nam.. Thời nào chả vậy. Vẫn là quan hệ Ghế và Đít!
Có gì lạ đâu. Anh phải tự hào
rằng khác với nhiều dòng họ, họ Doãn nhà mình từ ngàn xưa tới giờ chưa có vị
nào bán nước cầu vinh. Không có những tên vô lại như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu
Thống ..chẳng hạn! Họ mình là họ bình thường, chưa có người kiệt xuất nhưng rất
ít kẻ vô loài, đểu cáng để lại vết nhơ ngàn đời! Thế là may mắn lắm rồi. Hậu
sinh đừng đòi hỏi thêm công sức của tiền nhân mà hãy gắng gỏi để tôn vinh dòng
họ mình.
Mấy năm gần đây, tự ngày vị
trí của anh họ tôi sa sút ngoài xã hội, có tin ông anh họ tôi muốn đổi về họ
cũ, họ của bố mẹ đẻ, sinh ra anh.
Tôi tin rằng không có chuyện
này. Miệng lưỡi thế gian không biết đâu mà lường. Người ta thường phù thịnh,
chứ mấy ai phù suy?
Thấy anh họ tôi lâm bước va
vấp, gian nan, có kẻ xấu bụng phao tin đồn bậy, gây xôn xao, nghi ngại trong
nhà.
Anh ấy là kẻ có ăn có học,
sách đọc cao hơn đầu chả lẽ không hiểu lẽ đời đơn giản, câu dân gian: “Cha sinh
không tày mẹ dưỡng”?
Công sinh thành vất vả nhưng
dễ đâu sánh bằng khó nhọc nuôi dưỡng, cưu mang, gây dựng cả đời cho mình?
Không biết nhìn nhận giữa hai
người mẹ: Một người mẹ tuy mang nặng đẻ đau, bán con để nuôi sống mình với
người mẹ hy sinh bản thân, vất vả hàng chục năm trời nuôi dưỡng đứa con không
phải mình sinh ra mà quý báu như ruột thịt, ai nặng ai nhẹ hơn ai?
Tôi nghĩ là anh họ tôi không
lầm.
Anh nhắc đến câu chuyện họ
mạc chẳng qua là muốn nghiên cứu, tìm hiểu về dòng họ mình đang mang chứ không
phải bội bạc, thoái thác muốn tìm về họ cũ.
Mà giá như anh ấy có muốn như
vậy người họ tôi cũng không hẹp hòi, không trách giận vì đấy là quyền con người
tối thiểu của anh. Chỉ buồn vì nỗi sự hấp dẫn của họ tộc mình nếu có chuyện
này, chưa đủ lôi cuốn một con người sống cho có trước có sau. Sự vinh hạnh đến
mức người ngoại tộc cũng muốn nhảy sang khai nhận làm họ của mình như một vài
dòng họ khác.
Tôi không dám hỏi anh về thắc
mắc này, bởi như thế bất nhẫn, có thể làm anh đau lòng, gây một vết thương
không bao giờ lành.
Một mất mát khủng khiếp giữa
con người với nhau.
Nhưng mà tôi buồn từ câu
chuyên anh gợi nên.
Một nỗi buồn sâu thẳm.
Chưa khi nào tôi thấy thương thân
mình, dòng họ mình, đất nước mình như lúc này. Một đất nước nghe tiền nhân nói từ
xưa nó là tổ đại bàng, giờ chỉ còn như tổ chim sẻ! Một lãnh thổ, biên cương xưa
sát hồ Động Đình, nửa nước Trung Hoa bây giờ..Vậy mà chỉ còn một thẻo đất, chạy
éo le sát bờ biển Đông.
Đã vậy đâu đã yên.
Vẫn nhiều bão tố, nguy cơ
rình rập..
Làm người, không biết thì
thôi, biết rồi liệu có thể vô tâm, cười nói, như chẳng có chuyện gì mãi được
không?
Tôi định chia sẻ với anh họ
tôi tâm sự này.
Nghĩ.
Lại thôi.
Ông ấy đang buồn, đang chới
với tâm trạng. Nói với anh ấy vào lúc này liệu có nên?
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét