Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

Mức án nào đang chờ đợi đại gia Trầm Bê?


Mức án nào đang chờ đợi đại gia Trầm Bê?
Trong quá trình làm việc của mình, ông Trầm Bê trực tiếp chỉ đạo cấp dưới cho 6 công ty của Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng với tài sản bảo đảm tiền gửi trị giá 1.854 tỷ đồng.
Ông Trầm Bê là một doanh nhân gốc Hoa, sinh năm 1959 tại Trà Vinh. Vị doanh nhân này được biết đến là một trong những đại gia "khét tiếng" ngành ngân hàng".
Trước khi bị vướng vào vòng lao lý, ông Trầm Bê từng tham gia, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các ngân hàng trong nước như thành viên HĐQT Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank), Phó chủ tịch ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)...
Ngày 1/8/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) cho biết đã tiến hành bắt giữ ông Trầm Bê và tạm giam 4 tháng.
Trước khi bị bắt, thông tin từ tờ Tiền Phong cho biết, ông Trầm Bê đã vào "tầm ngắm" của Cơ quan điều tra từ năm 2015. Vào tháng 11/2015, thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ký một bản kết luận điều tra.
Theo đó, liên quan tới việc rút tiền của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) thông qua Sacombank, VNCB bị thiệt hại 1.940 tỷ đồng. Kết luận cũng cho rằng hành vi này có liên quan tới trách nhiệm của ông Trầm Bê.
Mặc dù hành vi của ông Trầm Bê và các thuộc cấp không gây thiệt hại gì cho Sacombank nhưng ông Trầm Bê vẫn bị khởi tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự.
Ngày 29/9/2017, Bộ Công an đã hoàn tất hồ sơn truy tố bổ sung ông Trầm Bê vì hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Sacombank; Ngân hàng Tiên Phong; Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Theo quy định tại điều luật này thì:
"1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".
Trong quá trình làm việc của mình, ông Trầm Bê trực tiếp chỉ đạo cấp dưới cho 6 công ty của Phạm Công Danh chỉ định vay 1.800 tỷ đồng với tài sản bảo đảm tiền gửi trị giá 1.854 tỷ đồng. Quá hạn vay, cả 6 công ty này đều không trả nợ được, do đó Sacombank đã thu nợ gốc và lãi vay từ tiền gửi của VNCB gây thiệt hại cho VNCB số tiền 1.835 tỷ đồng.
Như vậy, nếu chiếu theo luật, ông Trầm Bê có thể chịu mức án tù từ 10 - 20 năm, tịch thu tài sản và bị cấm đảm nhiệm công việc liên quan đến ngành ngân hàng từ 1 - 5 năm.

Trước khi bị truy tố, đại gia Trầm Bê có bao nhiêu tiền?

Ngoài số cổ phiếu hàng trăm tỷ đồng, đại gia Trầm Bê còn sở hữu tòa lâu đài cực "khủng" tại Trà Vinh cùng bệnh viện đa khoa và công ty chế biến thủy sản.
Hôm nay, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã hoàn tất hồ sơn truy tố bổ sung ông Trầm Bê - Nguyên Phó chủ tịch ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Ông Trầm Bê bị truy tố vì hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Sacombank; Ngân hàng Tiên Phong; Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Những sai phạm này đều có liên quan đến đại án Phạm Công Danh. Ông Trầm Bê bị truy tố vì đã gây thiệt hại 1.835 tỷ đồng cho Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), sau đổi tên là Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Trước khi bị truy tố, đại gia Trầm Bê có bao nhiêu tiền?
Ông Trầm Bê
Trước đó, ông Trầm Bê nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thương mại Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC), Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Bệnh viện Đa khoa tư nhân Triều An (TrieuAnHospital)...
Chính vì vậy, ông Trầm Bê nắm trong tay một số lượng lớn cổ phiếu của các đơn vị mà ông đã từng kinh qua. Cụ thể, tính đến hết ngày 31/12/2016, vị đại gia này nắm giữ hơn 27,65 triệu cổ phiếu STB của Sacombank. Tính đến hết phiên giao dịch chiều nay, cố phiếu này đang ở mức 12.500 đồng/cổ phiếu, tương đương với việc ông Trầm Bê có khoảng 346 tỷ đồng.
2.657.343 cổ phiếu tương đương tỷ lệ sở hữu 3,06% là số cổ phiếu BCI của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh ông Trầm Bê có tính đến hết năm 2016. Cổ phiếu này giao dịch ở mức 29.800 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị sở hữu của ông Trầm Bê là 79,2 tỷ đồng. Tổng cộng, 2 mã cổ phiếu này của ông Bê đạt khoảng 425 tỷ đồng.
Trước khi bị truy tố, đại gia Trầm Bê có bao nhiêu tiền? - Ảnh 2.
Tòa lâu đài của ông Trầm Bê tại Trà Vinh
Ngoài số cổ phiếu trên, ông Trầm Bê còn được biết đến vì một số tài sản khủng khác. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến dinh thự xa hoa của ông tại Trà Vinh.Tòa lâu đài này nằm trên khu đất rộng hơn 30ha, trong khuôn viên có rất nhiều cây cảnh, đặc biệt có hơn 1.000 cây tùng các loại được nhập từ Nhật Bản về, với nhiều cây có giá đến gần triệu đô.
Bên cạnh đó, ông còn sở hữu một trong những bệnh viên đa khoa có quy mô lớn nhất cả nước (bệnh viện Triều An) và công ty chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: