Sự kiêu ngạo cộng sản (phần 3 – cuối)
Hồi các thể chế chính trị trên thế giới còn chia làm hai phe kình địch, lứa 5X chúng tôi ở miền Bắc luôn được nghe từ đài báo nhà nước, từ cán bộ tuyên truyền rằng chủ nghĩa cộng sản là mùa xuân của nhân loại, còn chủ nghĩa tư bản đang tự đào mồ chôn, bên bờ huyệt, đang giãy chết. Cứ nghe mãi những điều ấy rồi cũng thành niềm tin mặc dù chẳng biết chủ nghĩa cộng sản lẫn chủ nghĩa tư bản mặt mũi ngang dọc như thế nào. Cái mùa xuân mà họ nói thì quá xa xôi, chưa biết bao giờ mới theo chim én về, còn tư bản khi nào chết cũng chả biết. Mọi thứ đều rất mơ hồ, chỉ có nghèo đói, chiến tranh, xung đột là có thực, phải chứng kiến hằng ngày.
Phải thừa nhận người cộng sản, dù ở Liên Xô, Trung Quốc hay Việt Nam, rất giỏi tuyên truyền. Họ nắm được quyền lực, độc quyền quyền lực, rất mạnh tay thực hiện chuyên chính vô sản, huy động hết tất cả cung bậc của bộ máy tuyên truyền, lại cộng thêm mị dân siêu hạng, nên có những thứ họ tưởng tượng ra tuy chỉ là bánh vẽ nhưng phần đông dân chúng cũng tin là thực. Dường như bất cứ điều gì họ chủ trương, nêu ra, họ (người cộng sản) đều cho là chân lý. Chẳng hạn họ luôn đề cao chủ nghĩa duy vật, chống lại mọi quan điểm duy tâm; đề cao tập thể, chống tôn phò cá nhân… nhưng trên thực tế thì ngược lại. Chính họ duy tâm siêu hạng, tôn thờ cá nhân, sùng bái cá nhân siêu hạng.
Trước hết, có thể thấy rõ sự kiêu ngạo cộng sản lộ rõ ở những từ ngữ, khẩu hiệu mà họ thường dùng. Hằng ngày luôn bắt gặp trên sách báo, trong những bản tin đài phát thanh, trên cửa miệng của cán bộ tuyên truyền, trên những bức tường khắp vùng thành thị lẫn nông thôn những từ: muôn năm, mãi mãi, vô địch, đời đời bền vững, sống mãi, bách chiến bách thắng, bất diệt…, tất cả đều hàm chứa sự duy ý chí, phản lại quy luật cuộc sống. Đi đâu cũng gặp những câu khẩu hiệu dạng: Chủ nghĩa Mác-Lê nin bách chiến cách thắng vô địch muôn năm, đảng lao động VN quang vinh muôn năm (giờ đây câu này gần như hiện diện 100% trên sân khấu tại các hội trường cơ quan đơn vị, chỉ khác tí ti là thay chữ lao động bằng chữ cộng sản), đảng là người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng, chủ tịch… sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta, tình hữu nghị Việt-Xô (Việt-Trung) đời đời bền vững, tinh thần cách mạng tháng Tám bất diệt… Hồi mấy chục năm trước, tôi ra bắc vào nam đi xe lửa qua chỗ nhà máy xi măng Bỉm Sơn (do Liên Xô giúp xây dựng) thấy trên nóc nhà máy câu khẩu hiệu đúc bằng bê tông to vật vã “Tình hữu nghị Việt-Xô đời đời bền vững”, sau nó mất đi lúc nào không biết. Là người duy vật, lẽ ra họ phải hiểu hơn ai hết rằng chẳng có cái gì tồn tại mãi mãi, vững bền muôn thuở, chẳng có gì hoàn hảo không tì vết. Mặt trời còn có lỗ đen, ngọc họ Hòa còn bị mẻ, nói chi con người, xã hội loài người. Thế nhưng họ cứ thích nói ngược.
Bộ máy tuyên truyền cộng sản là nơi thể hiện sự kiêu ngạo rõ nhất. Quanh năm suốt tháng, đặc biệt vào các dịp lễ tết, băng rôn khẩu hiệu tung hô đỏ rực rợp đường, từ thành thị tới nông thôn, mừng đảng mừng xuân hoặc tụng ca muôn năm này nọ. Số tiền chi cho việc này cực lớn. Nói không ngoa, những nước cộng sản là những siêu cường quốc về khẩu hiệu tự tán tụng mình. Các chế độ, nhà nước phong kiến ngày xưa chuyên về "vạn tuế" phải gọi bằng cụ.
Sự sùng bái cá nhân của người cộng sản dường như một phần được hình thành từ sự kiêu ngạo. Với họ, cứ là lãnh tụ thì sẽ là thần thánh, là đỉnh cao chói lọi, sáng như vầng thái dương, đẹp hơn cả mùa xuân. Mỗi lời nói của lãnh tụ chả khác gì châu ngọc, gấm thêu. Những Lênin, Mao Trạch Đông, Stalin, Kim Nhật Thành, Castro, và cả cụ Hồ (mà họ tô vẽ chứ bản thân cụ không thế), đều được họ ca tụng cực kỳ mẫu mực, đẹp đẽ. Còn hơn cả phật, cả chúa. Không ai được động vào thần tượng. Nói đâu xa, ngay cỡ lãnh tụ tầm vừa vừa ở xứ ta, như các vị Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh…, tới dịp kỷ niệm ngày sinh ngày mất cứ ồn ào như hội, đó là chưa kể xây dựng đủ thứ nhà tưởng niệm nọ kia khiến thiên hạ cảm tưởng đó là thánh chứ không phải người.
Tự xưng là lực lượng tiến bộ nhất của xã hội loài người, có tư duy khoa học, nhìn nhận sáng suốt, suy nghĩ biện chứng… nên họ rất kiêu ngạo. Chắc nhiều người còn nhớ, sau cuộc nội chiến kéo dài suốt hơn 20 năm, người cộng sản giành phần thắng. Thắng nên càng sinh kiêu ngạo. Sau ngày 30.4.1975 rất phổ biến tâm lý “từ nay đất nước ta hoàn toàn giải phóng, vĩnh viễn độc lập tự do”, “đất nước ta đã thu về một mối, vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của đế quốc thực dân, vĩnh viễn sạch bóng quân thù, hoàn toàn tự do độc lập”. Những câu trên tôi trích trong Lời giới thiệu cuốn “Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội” của Nhà xuất bản Sự Thật (nhà xuất bản riêng của đảng), xuất bản tháng 8.1975 (tôi đang có cuốn sách này). Và không chỉ trong sách, chính Tổng bí thư Lê Duẩn cũng từng rất hào hứng khẳng định trong diễn văn tại lễ kỷ niệm quốc khánh 2.9.1975 rằng kể từ nay đất nước vĩnh viễn sạch bóng quân thù, thênh thang con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự mừng rỡ say chiến thắng thái quá cùng sự kiêu ngạo đã làm họ không thấy những tai họa cận kề đang rình rập, kéo dài mãi tận bây giờ.
Nhưng có thể châm chước cho những suy nghĩ như thế khi ở vào thời điểm núi lửa lịch sử phun trào dung nham quá nóng quá mạnh, chứ mãi về sau gần nửa thế kỷ, khi đất nước đang loay hoay xóa đói giảm nghèo, lo tụt hậu, ở khoảng cách rất xa so với những nước trước kia cùng xuất phát điểm với mình, tham nhũng tràn lan, đạo đức xuống cấp, văn hóa lộn xộn, dân chủ bị co hẹp… thế mà người đứng đầu đảng vẫn sung sướng tự hào “từ xưa đến nay, đất nước có bao giờ được thế này chăng”, “Quảng Trị đẹp nhất từ xưa đến nay”, “Dân chủ đến thế là cùng”… Đó là cái nhìn, cách nghĩ của anh binh nhì tập đội ngũ dậm chân tại chỗ chứ không phải của người đang làm chủ cuộc sống, chứ chưa nói gì lãnh đạo cuộc sống.
Chính thói kiêu ngạo cũng đã làm xói mòn phẩm chất đẹp đẽ từng có của người cộng sản. Đã có thời họ gắn bó với nhân dân, cùng vui cùng buồn, cùng chia bùi sẻ ngọt. Nhưng dân thói kiêu ngạo đã tách cá ra khỏi nước, kiểu như ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng hùng hồn tuyên bố “Nếu ta sai thì ta xin lỗi, còn nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Chắc nhiều người còn nhớ nhận xét nổi tiếng của bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, đại loại “dân chủ của ta còn dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản”. Dạng “lời hay ý đẹp” như thế nhiều lắm, chả thể kể ra hết được.
Thôi thì, nói như nhà thơ Việt Phương “Ta đã thấy những vết bùn trên các vì sao”, chỉ ra vết bùn sự kiêu ngạo của “sao”, tôi chỉ mong muốn họ lắng nghe, thực tâm gột rửa để ngày càng trở nên sạch sẽ, gần gũi với mọi người dân trên đất nước này.
Nguyễn Thông
Phải thừa nhận người cộng sản, dù ở Liên Xô, Trung Quốc hay Việt Nam, rất giỏi tuyên truyền. Họ nắm được quyền lực, độc quyền quyền lực, rất mạnh tay thực hiện chuyên chính vô sản, huy động hết tất cả cung bậc của bộ máy tuyên truyền, lại cộng thêm mị dân siêu hạng, nên có những thứ họ tưởng tượng ra tuy chỉ là bánh vẽ nhưng phần đông dân chúng cũng tin là thực. Dường như bất cứ điều gì họ chủ trương, nêu ra, họ (người cộng sản) đều cho là chân lý. Chẳng hạn họ luôn đề cao chủ nghĩa duy vật, chống lại mọi quan điểm duy tâm; đề cao tập thể, chống tôn phò cá nhân… nhưng trên thực tế thì ngược lại. Chính họ duy tâm siêu hạng, tôn thờ cá nhân, sùng bái cá nhân siêu hạng.
Trước hết, có thể thấy rõ sự kiêu ngạo cộng sản lộ rõ ở những từ ngữ, khẩu hiệu mà họ thường dùng. Hằng ngày luôn bắt gặp trên sách báo, trong những bản tin đài phát thanh, trên cửa miệng của cán bộ tuyên truyền, trên những bức tường khắp vùng thành thị lẫn nông thôn những từ: muôn năm, mãi mãi, vô địch, đời đời bền vững, sống mãi, bách chiến bách thắng, bất diệt…, tất cả đều hàm chứa sự duy ý chí, phản lại quy luật cuộc sống. Đi đâu cũng gặp những câu khẩu hiệu dạng: Chủ nghĩa Mác-Lê nin bách chiến cách thắng vô địch muôn năm, đảng lao động VN quang vinh muôn năm (giờ đây câu này gần như hiện diện 100% trên sân khấu tại các hội trường cơ quan đơn vị, chỉ khác tí ti là thay chữ lao động bằng chữ cộng sản), đảng là người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng, chủ tịch… sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta, tình hữu nghị Việt-Xô (Việt-Trung) đời đời bền vững, tinh thần cách mạng tháng Tám bất diệt… Hồi mấy chục năm trước, tôi ra bắc vào nam đi xe lửa qua chỗ nhà máy xi măng Bỉm Sơn (do Liên Xô giúp xây dựng) thấy trên nóc nhà máy câu khẩu hiệu đúc bằng bê tông to vật vã “Tình hữu nghị Việt-Xô đời đời bền vững”, sau nó mất đi lúc nào không biết. Là người duy vật, lẽ ra họ phải hiểu hơn ai hết rằng chẳng có cái gì tồn tại mãi mãi, vững bền muôn thuở, chẳng có gì hoàn hảo không tì vết. Mặt trời còn có lỗ đen, ngọc họ Hòa còn bị mẻ, nói chi con người, xã hội loài người. Thế nhưng họ cứ thích nói ngược.
Bộ máy tuyên truyền cộng sản là nơi thể hiện sự kiêu ngạo rõ nhất. Quanh năm suốt tháng, đặc biệt vào các dịp lễ tết, băng rôn khẩu hiệu tung hô đỏ rực rợp đường, từ thành thị tới nông thôn, mừng đảng mừng xuân hoặc tụng ca muôn năm này nọ. Số tiền chi cho việc này cực lớn. Nói không ngoa, những nước cộng sản là những siêu cường quốc về khẩu hiệu tự tán tụng mình. Các chế độ, nhà nước phong kiến ngày xưa chuyên về "vạn tuế" phải gọi bằng cụ.
Sự sùng bái cá nhân của người cộng sản dường như một phần được hình thành từ sự kiêu ngạo. Với họ, cứ là lãnh tụ thì sẽ là thần thánh, là đỉnh cao chói lọi, sáng như vầng thái dương, đẹp hơn cả mùa xuân. Mỗi lời nói của lãnh tụ chả khác gì châu ngọc, gấm thêu. Những Lênin, Mao Trạch Đông, Stalin, Kim Nhật Thành, Castro, và cả cụ Hồ (mà họ tô vẽ chứ bản thân cụ không thế), đều được họ ca tụng cực kỳ mẫu mực, đẹp đẽ. Còn hơn cả phật, cả chúa. Không ai được động vào thần tượng. Nói đâu xa, ngay cỡ lãnh tụ tầm vừa vừa ở xứ ta, như các vị Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh…, tới dịp kỷ niệm ngày sinh ngày mất cứ ồn ào như hội, đó là chưa kể xây dựng đủ thứ nhà tưởng niệm nọ kia khiến thiên hạ cảm tưởng đó là thánh chứ không phải người.
Tự xưng là lực lượng tiến bộ nhất của xã hội loài người, có tư duy khoa học, nhìn nhận sáng suốt, suy nghĩ biện chứng… nên họ rất kiêu ngạo. Chắc nhiều người còn nhớ, sau cuộc nội chiến kéo dài suốt hơn 20 năm, người cộng sản giành phần thắng. Thắng nên càng sinh kiêu ngạo. Sau ngày 30.4.1975 rất phổ biến tâm lý “từ nay đất nước ta hoàn toàn giải phóng, vĩnh viễn độc lập tự do”, “đất nước ta đã thu về một mối, vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của đế quốc thực dân, vĩnh viễn sạch bóng quân thù, hoàn toàn tự do độc lập”. Những câu trên tôi trích trong Lời giới thiệu cuốn “Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội” của Nhà xuất bản Sự Thật (nhà xuất bản riêng của đảng), xuất bản tháng 8.1975 (tôi đang có cuốn sách này). Và không chỉ trong sách, chính Tổng bí thư Lê Duẩn cũng từng rất hào hứng khẳng định trong diễn văn tại lễ kỷ niệm quốc khánh 2.9.1975 rằng kể từ nay đất nước vĩnh viễn sạch bóng quân thù, thênh thang con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự mừng rỡ say chiến thắng thái quá cùng sự kiêu ngạo đã làm họ không thấy những tai họa cận kề đang rình rập, kéo dài mãi tận bây giờ.
Nhưng có thể châm chước cho những suy nghĩ như thế khi ở vào thời điểm núi lửa lịch sử phun trào dung nham quá nóng quá mạnh, chứ mãi về sau gần nửa thế kỷ, khi đất nước đang loay hoay xóa đói giảm nghèo, lo tụt hậu, ở khoảng cách rất xa so với những nước trước kia cùng xuất phát điểm với mình, tham nhũng tràn lan, đạo đức xuống cấp, văn hóa lộn xộn, dân chủ bị co hẹp… thế mà người đứng đầu đảng vẫn sung sướng tự hào “từ xưa đến nay, đất nước có bao giờ được thế này chăng”, “Quảng Trị đẹp nhất từ xưa đến nay”, “Dân chủ đến thế là cùng”… Đó là cái nhìn, cách nghĩ của anh binh nhì tập đội ngũ dậm chân tại chỗ chứ không phải của người đang làm chủ cuộc sống, chứ chưa nói gì lãnh đạo cuộc sống.
Chính thói kiêu ngạo cũng đã làm xói mòn phẩm chất đẹp đẽ từng có của người cộng sản. Đã có thời họ gắn bó với nhân dân, cùng vui cùng buồn, cùng chia bùi sẻ ngọt. Nhưng dân thói kiêu ngạo đã tách cá ra khỏi nước, kiểu như ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng hùng hồn tuyên bố “Nếu ta sai thì ta xin lỗi, còn nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Chắc nhiều người còn nhớ nhận xét nổi tiếng của bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, đại loại “dân chủ của ta còn dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản”. Dạng “lời hay ý đẹp” như thế nhiều lắm, chả thể kể ra hết được.
Thôi thì, nói như nhà thơ Việt Phương “Ta đã thấy những vết bùn trên các vì sao”, chỉ ra vết bùn sự kiêu ngạo của “sao”, tôi chỉ mong muốn họ lắng nghe, thực tâm gột rửa để ngày càng trở nên sạch sẽ, gần gũi với mọi người dân trên đất nước này.
Nguyễn Thông
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét