Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

Ba điều răn dạy của cổ nhân về cách làm người: Hiểu được thời thế mới là cao nhân


Người cao thủ chân chính là kẻ biết phán đoán tình hình, hiểu đựơc thời thế.

1. Người giàu là người biết tự thỏa mãn.
"Kẻ có phúc, cũng là kẻ giàu có".
Thời xa xưa, chữ "Phúc" có thể được dùng để thay thế chữ "Phú" trong chữ Hán. Như thế có nghĩa là "phú nhân" (người giàu) cũng là người có "phúc", người có "phúc" mới có thể giàu được. Vậy những người như thế nào mới là người có phúc? Theo quan niệm ngày xưa, những người có bụng lớn, mập mạp thường là những người có phúc và là những người giàu có.
Vậy những người như thế nào mới có thể trở nên mập mạp và béo bụng? Nói một cách hoa mỹ thì đó là những người phóng khoáng, hào sảng, dễ tính và không bao gìơ để bụng chuyện gì, biết tự thỏa mãn bản thân. Những kẻ tối ngày chỉ lo bày mưu tính kế, lao tâm khổ tứ, lòng dạ hẹp hòi, được voi đòi tiên thì chắc chắn không thể nào "lớn bụng" đựơc.
Vương Khải thời Tây Tấn là một người rất giàu, hắn dùng bốn mươi mét vải lụa tím tạo thành tấm màn chắn che phủ bốn mươi mét đường lớn trước cửa nhà, ai muốn đến nhà hắn đều phải đi qua tấm màn chắn dài bốn mươi mét đó.
Tây Tấn còn có Thạch Sùng là người giàu hơn Vương Khải, ông ta nghe nói nhà Vương Khải dùng nước đường để rửa nồi liền ra lệnh cho nhà bếp của ông ta dùng nến đốt để nấu cơm. Vương Khải thấy thế thì không phục bèn mang đến nhà Thạch Sùng cây san hô đỏ cao hai thước rất quý hiếm để giương oai. Thạch Sùng thấy vậy liền cầm cây sắt đập vỡ cây san hô đó, rồi dõng dạc tuyên bố: "Để tôi đền cho ngài". Nói xong bèn ra lệnh ho thuộc hạ lấy ra cây san hô cao tới ba thước tư, lại còn có tới sáu bảy nhánh, quý hiếm gấp bội phần. Vương Khải lúc đó mới ngộ ra rằng mình không thể so bì được với Thạch Sùng. Không may là sau đó, Thạch Sùng bị Triệu Vương Tư Mã Luân giết hại, gia sản cũng nhanh chóng tiêu tan.
Như vậy, có thể thấy có bao nhiêu tiền cũng chưa chắc đã là giàu có, là hạnh phúc, mà trái lại bình an mới là hạnh phúc, biết dừng lại đúng lúc, biết tự thỏa mãn mới là kẻ giàu có.
2. Hiểu được thời thế mới là cao nhân
Cổ nhân có câu: "Chân vị thị đan, chi nhân như thưởng" (Hương vị tuyệt vời nhất là thanh đạm, bình an, con người làm thế nào để thưởng thức nó).
Cao nhân thực sự phải là người biết cao thấp, khiêm tốn, trông rất đời thường, không có sự kỳ thị bất cứ ai.
Thời cuối nhà Thanh có trọng thần là Tả Tông Đường rất thích chơi cờ vây, hơn nữa còn là một cao thủ chơi cờ, rất ít đối thủ. Có một lần khi tiến quân vào Tân Cương, Tả Tông Đường trông thấy một ông cụ ngồi bên bàn cờ, trên mũ có thêu chữ "Thiên hạ đệ nhất cao thủ cờ vây", thấy vậy Tông Đường tức giận lắm, chưa bao giờ ông gặp loại người ngông cuồng như vậy.
Tả Tông Đường xuống ngựa, quyết một phen phân cao thấp với ông lão kia. Quả đúng như dự đoán, ông lão liên tiếp thua ba trận dưới tay Tả Tông Đường.
Tả Tông Đường thấy vậy liền cười nói: "Thế này đã đủ lột cái mũ thiên hạ đệ nhất cờ vây của nhà người chưa? ".
Tả Tông Đường trong cuộc chiến ở Tân Cương gặp được những thuận lợi khác thường thậm chí là không ngờ tới, cuối cùng cũng đánh bại đựơc quân xâm lược, thu hồi lại đựơc một phần lớn lãnh thổ của nhà Thanh. Trên đường về kinh, Tả Tông Đường lại gặp lại ông lão kia, trên đầu ông ta vẫn đội chiếc mũ đệ nhất cao thủ cờ vây, hơn nữa vẫn ngồi bên cạnh bàn cờ đó.
Thấy vậy, Tả Tông Đường quyết dạy cho ông lão ngông cuồng kia một bài học, nhưng không ngờ, lần này Tả Tông Đường mới chính là kẻ thua, liên tiếp thất bại ba trận cờ.
Tả Tông Đường bèn hỏi ông lão: "Lần trước nhà ngươi thua ta ba ván, lần này ta không thắng nổi nhà ngươi, vậy ra làm sao?".
Ông lão trả lời: "Lần trước, ngài mang trọng trách trên người cầm quân đánh trận, tôi không thể để ngài thua làm nhụt ý chí của ngài. Bây giờ ngài đã giành chiến thắng trở về, tôi đương nhiên là phải dốc hết sức mình không thể nhường thêm lần nữa".
Vậy đấy, người cao thủ chân chính là kẻ biết phán đoán tình hình, hiểu đựơc thời thế.
3. Đức độ, bao dung mới là người tốt
Cổ nhân có câu: "Hậu đức tải vật". Có nghĩa là con người chỉ cần có những hành động đẹp, đức hạnh thì không có chuyện gì là không thành. Ngược lại, những kẻ thất đức vĩnh viễn không có kết cục tốt đẹp.
Đức hạnh, bao dung chính là phúc, làm người cần phải biết bao dung, độ lượng như vậy mới có thể có đựơc sự tôn trọng từ mọi người. Làm người đức độ là thực sự biết suy nghĩ cho người khác, biết chịu thiệt như vậy mới có thể nói là người tốt.
Tô Đông Pha nhậm chức ở Hàng Châu có xét xử qua vụ án Nhất Tông có liên quan trực tiếp tới ông.
Có một thư sinh đến từ Phúc Kiến tên là Ngô Vi Đạo, đi qua Hàng Châu liền tìm ra cách vận chuyển trái phép sợi bông, phạm tội trốn thuế. Ngô Vi Đạo không những vẫn chuyển lậu bông mà còn giả mạo Tô Đông Pha, hắn viết: "Tuần phủ Hàng Châu tặng Kinh sư Tô Thừa Lang". Tô Thừa Lang là ai? Đó chính là em trai đang giữ chức tại kinh đô của Tô Đông Pha.
Tô Đông Pha điều tra án, mới phát hiện hóa ra Ngô Vi Đạo vốn là một thư sinh nghèo, không có tiền vào kinh dự thi. Hàng xóm nhà Ngô Vi Đạo thấy vậy liền quyên góp, có lúc góp bạc, có lúc góp bông. Ngô Vi Đạo rất cảm kích bèn lấy chỗ bông đó gói lại, ý định mang kên kinh thành bán lấy bạc.
Dựa theo pháp luật, vận chuyển bông phải đóng thuế, Ngô Vi Đạo vốn không có tiền không còn cách nào khác đột nhiên liền nghĩ ra cách mạo danh Tô Đông Pha, như vậy mới có thể giữ được số bông đó đến kinh thành.
Nhưng Ngô Vi Đạo không thể ngờ rằng, hắn vừa đến Hàng Châu liền bị bắt, mà quan xét xử lại chính là Tô Đông Pha.
Nhưng bất ngờ hơn, sau khi điều tra chân tướng Tô Đông Pha không những không trách tội mà trái lại còn đổi số bông đó thành bạc đưa cho Ngô Vi Đạo, hơn nữa còn tự viết tên, điạ chỉ của em trai ở kinh đô, bọc bên ngoài bức thư giả mạo của Ngô Vi Đạo, để hắn có thể kịp lên đường dự thi.
Tất cả những gì Tô Đông Pha đã làm, đó chính là đức độ, bao dung.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: