Các dạng năng lượng có thể chuyển đổi nhau: Thủy điện, điện sinh ra từ cơ năng chảy của dòng nước; Nhiệt điện, điện sinh ra do nguồn nhiệt từ đốt cháy hóa thạch (than, dầu…)…
Gần đây, đọc sáng chế của TS Nguyễn Chánh Khê: “Máy phát điện chạy bằng nước”, thấy rất “mù mờ” vì 2 lẽ:
1/. Nhiên liệu để cái máy này chạy là nước lã?
1/. Có trò “ma thuật” đánh lận định nghĩa gì ở đây không?
Trong khi người tiêu dùng đang “choáng” vì giá nhiên liệu: gas, xăng dầu, điện…tăng nhanh, phát minh này, nếu “không bịp” thật sự không thua gì lý thuyết hạt nhân của nhà bác học A. Einstein. Rồi đây các nước OPEC sẽ chết vì cứ ra múc nước đổ vào xe “điện” là chạy êm ru: khỏi tốn tiền mua xăng và cũng rất “xanh, sạch” cho môi trường sống.
Xin cám ơn, hoan hô TS Khê ! Ngược lại, nếu bịp ông sẽ bị “chửi” đấy!
Trần Bá Thoại
Ghi lại một số ý kiến của các khoa học đăng trên báo chí:
* TS Huỳnh Quyền (giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM) :
Công trình máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê có thể dựa trên nguyên lý phản ứng phân hủy nước tạo hydro, sau đó dùng hydro chạy pin nhiêu liệu.
Như chúng ta đã biết, điều kiện để xảy ra phản ứng phân hủy nước là phải có năng lượng lớn (135kcal/mol) để phá hủy liên kết hydro và oxy trong phân tử nước, vì phân tử nước bền và đây là phản ứng thu nhiệt nên không thể sinh ra lượng nhiệt lớn để có thể xem như phản ứng “nội sinh” mà tác giả máy phát điện chạy bằng nước đề cập đến.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố, có một số loại xúc tác có thể giảm bớt năng lượng cho phản ứng phân hủy nước để tạo thành hydro. Tuy nhiên, phản ứng phân hủy nước để tạo thành hydro luôn cần phải có năng lượng.
Một điều lưu ý khi đề cập đến từ ngữ “xúc tác” và vật liệu nano, tác giả cần phải phân biệt rõ ràng về “xúc tác và vật liệu nano”. Thực chất đa số xúc tác rắn đều có thể là vật liệu nano, nhưng vật liệu nano chưa phải là xúc tác.
Khái niệm về xúc tác chúng ta có thể hiểu đó là chất tham gia vào phản ứng và sau khi phản ứng hoàn thành, bản thân chất xúc tác sẽ trở về trạng thái ban đầu. Nếu một chất đưa vào mà sau khi phản ứng không ra thành chất ban đầu mà thành sản phẩm khác để mang về tái chế thì nó gọi là chất tham gia phản ứng chứ không thể xem là xúc tác được. Do vậy, trong nghiên cứu của TS Khê, nếu tác giả sử dụng “xúc tác” thì không thể dùng từ nano lẫn lộn với xúc tác được, bên cạnh đó vấn đề đặt ra ở đây là sự cân bằng năng lượng, hay nói cách khác hơn là hiệu quả thu hồi năng lượng, từ hydro sinh ra so với năng lượng cung cấp cho phản ứng sinh hydro có hiệu quả hay không.
Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phản ứng phân hủy nước để tạo thành hydro đơn thuần (không phải phương pháp điện phân) cho thấy phản ứng phân hủy nước để tạo hydro là khó khăn khi đưa vào sử dụng vì quá trình tiêu thụ năng lượng quá lớn, không hiệu quả. Hiện nay, tôi vẫn chưa đọc được công bố nào hoặc chưa tận mắt thấy được kết quả nghiên cứu của TS Khê, nhưng tôi nghĩ nguyên lý thực hiện nghiên cứu tạo hydro của TS Khê không mới nhưng cái mới có thể nằm trong việc tìm ra xúc tác mới.
Tuy nhiên, vấn đề này cần phải làm rõ ràng hơn trên cơ sở khoa học, tránh hiểu nhầm trong sự công bố kết quả. “Động cơ vĩnh cửu” đã được chứng minh không thể tồn tại bởi các kết quả nghiên cứu khoa học thông qua định luật bảo toàn về năng lượng. Theo tôi, TS Khê nên có những công bố bằng các bài báo khoa học hoặc báo cáo tại các hội thảo để có thể sáng tỏ hơn về kết quả nghiên cứu của mình, sự góp ý của các nhà khoa học có thể làm kết quả nghiên cứu của ông hoàn thiện hơn.
Bên cạnh đó, cần tránh hiện tượng quá cường điệu về kết quả nghiên cứu khoa học vì sẽ làm giảm niềm tin của mọi người đến các nhà khoa học, đặc biệt tại VN và sẽ đi ngược lại với chủ trương, mục tiêu nghiên cứu khoa học để phục vụ cuộc sống.
Còn đối với vấn đề bí mật công nghệ, tôi nghĩ quá dễ dàng đối với các nhà khoa học trong các báo cáo tại các hội thảo. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu, trong trường hợp tác giả muốn, sẽ được bảo đảm bằng đăng ký bản quyền sáng chế mà hiện nay VN chúng ta đang thực hiện. Ngay cả công trình đoạt giải Nobel quốc tế cũng trải qua các hội thảo công bố trước khi được công nhận. Nếu nghiên cứu khoa học mà không dám công bố một cách có khoa học thì chúng ta cần suy nghĩ lại.
HỒNG NHUNG ghi
TP – Sáng chế máy phát điện chạy bằng nước lã của TS Nguyễn Chánh Khê (công bố ngày 14-1 tại Khu Công nghệ cao TPHCM) bị một nhà khoa học phủ nhận tính xác thực.
Trước thềm hội thảo ngày 9-3 về sáng chế này, Tiền Phong có cuộc trao đổi với TS Giáp Văn Dương, Đại học Quốc gia Singapore.
Sản xuất điện từ nước lã gặp những rào cản gì?
Muốn sản xuất điện từ nước, việc đầu tiên là phải phân hủy nước để thu được khí hydro. Khi đã có hydro rồi, cho qua pin nhiên liệu thì sẽ thu được điện. Công nghệ pin nhiên liệu hydro đã được thương mại hóa. Vì thế, rào cản chính nằm ở việc phân hủy nước.
Rào cản thứ nhất là rào cản nhiệt động học. Phản ứng phân hủy nước không thể tự xảy ra. Nếu nó tự xảy ra được thì nước trong các ao hồ, đại dương đã bị phân hủy hết từ lâu, sự sống cũng không tồn tại.
Phân tử nước, được tạo bởi hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy, ở trạng thái bền hơn trạng thái hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy ở riêng biệt. Ai cũng biết, tự nhiên sẽ tự diễn biến theo xu hướng nào có độ bền vững cao nhất.
Có nghĩa là, trong điều kiện bình thường, khi các nguyên tử hydro và oxy gặp nhau, chúng sẽ kết hợp với nhau để tạo ra nước chứ không có chiều ngược lại mà không có tác động nào từ bên ngoài. Đó là nguyên lý không thể vi phạm.
Để nước phân hủy thành hydro và oxy, do đó, có khả năng tạo ra điện nhờ việc oxy hóa hydro, không còn cách nào khác là phải cưỡng chế nó. Phải cung cấp một năng lượng bên ngoài để buộc cho phản ứng phân hủy nước xảy ra.
Giống như muốn cho nước chảy ngược lên chỗ cao, không còn cách nào khác là phải bơm nó lên, tức phải tốn một năng lượng để đưa nước từ nơi thấp chảy ngược lên chỗ cao. Như vậy, muốn một quá trình từ chỗ không thể tự xảy ra được, trở thành có thể xảy ra, phải cung cấp một năng lượng bên ngoài đủ lớn. Đó cũng là nguyên lý, không thể tránh được.
Với phản ứng phân hủy nước, nguồn năng lượng bên ngoài có thể là điện năng, nhiệt năng, quang năng. Nếu dùng điện năng thì đó là quá trình điện phân. Nếu dùng nhiệt năng thì đó là quá trình phân hủy nhiệt, thường xảy ra ở nhiệt độ rất cao. Nhưng cả hai quá trình này đều không kinh tế.
Dùng điện để phân hủy nước, rồi lại tạo ra điện thì nhất định có thất thoát hao hụt. Còn dùng nhiệt thì phải đốt lên ở nhiệt độ rất cao, sự thất thoát còn lớn hơn nữa. Do đó, kinh tế nhất là dùng quang năng, tức năng lượng của ánh sáng mặt trời.
Đến đây thì gặp rào cản thứ hai. Đó là rào cản về vật liệu xúc tác. Hiện giờ chưa ai tìm được chất xúc tác nào đủ tốt để có thể phân hủy nước với hiệu suất đủ cao, có thể cạnh tranh được với các quá trình sản xuất điện đã được thương mại hóa.
Công trình của TS Khê đã vượt qua được rào cản nào?
Tôi e là không vượt qua được rào cản nào. Rào cản thứ nhất, nhiệt động hóa học, không thể vượt qua như phân tích ở trên. Còn rào cản thứ hai, vật liệu xúc tác, rất khó. Đến nay vẫn chưa có nhóm nghiên cứu nào trên thế giới vượt qua rào cản thứ hai một cách hiệu quả.
Vì sao ông nhận định như vậy?
Sự sắp đặt hệ thống thực nghiệm của TS Khê cho thấy ông không có ý định vượt qua các rào cản ấy. Chẳng hạn, để thu thập quang năng, bình phản ứng ít nhất phải trong suốt để cho ánh sáng truyền qua được hiệu quả.
Nhưng TS Khê lại dùng bình nhựa màu xanh và không trong suốt. Điều này cho thấy ông không có ý định thu thập năng lượng ánh sáng để tiến hành phản ứng quang hóa phân hủy nước.
Nhưng rõ ràng TS Khê cùng cộng sự đã trình diễn một mô hình trước mặt nhiều nhà khoa học danh tiếng và kết quả đúng là điện đã được phát ra từ nước lã?
Tôi không nghĩ TS Khê đã trình diễn mô hình máy phát điện chạy nước trước mặt các nhà khoa học, mà chỉ trước mặt các phóng viên. Vì sao trong các bài báo đưa tin, hóa chất được sử dụng khi thì là chất phụ gia, khi lại là xúc tác nano, khi lại là chất khử nano? Nhìn bề ngoài thì đó chỉ là sự nhầm lẫn về ngôn ngữ nhưng bản chất khoa học lại khác nhau một trời một vực.
Nếu đó là chất xúc tác thì nhiên liệu là nước. Còn nếu là chất khử thì nhiên liệu chính là chất khử đó vì nó là chất tham gia, bị tiêu tốn trong phản ứng tạo hydro.
Trong thuyết trình của mình, TS Khê đã gọi hóa chất đó là “chất khử nano”. Vậy thì nhiên liệu phải là chính chất khử đó, chứ không phải là nước. Giống như với động cơ xăng, nhiên liệu phải là xăng chứ không phải là không khí, dù không khí cần dùng để đốt xăng.
Tôi tin lập luận của mình đúng vì tôi tin vào các định luật đã được kiểm chứng của khoa học. Không dùng bất cứ nguồn năng lượng nào để biến một quá trình không tự xảy ra thành có thể xảy ra được là vi phạm Nguyên lý II của Nhiệt Động học. Còn dùng nước để sinh năng lượng, rồi lại tạo ra nước để có thể quay vòng mãi là vi phạm Định luật Bảo toàn Năng lượng.
Ông có tin, một ngày kia, nhân loại có thể sản xuất điện từ nước lã?
Thực tế thì nhân loại đã sản xuất được điện từ nước rồi, thông qua việc sử dụng xúc tác quang để thu thập năng lượng ánh sáng mặt trời để phân hủy nước thành hydro và oxy.
Vấn đề là hiệu suất còn quá nhỏ và giá thành quá đắt để có thể cạnh tranh với các quá trình hiện có. Tôi tin một ngày nào đó, hiệu suất này sẽ được nâng lên đáng kể. Nhiều nhà khoa học khác cũng tin như thế.
Việt Nam đã tham gia cuộc đua này rồi. Theo tôi được biết, đã có một vài nhóm đang làm nghiên cứu về đề tài này từ vài năm nay. Tuy nhiên, đến nay chưa có kết quả nào đáng kể.
Cám ơn ông.
Quốc Dũng (thực hiện)
Gần đây, đọc sáng chế của TS Nguyễn Chánh Khê: “Máy phát điện chạy bằng nước”, thấy rất “mù mờ” vì 2 lẽ:
1/. Nhiên liệu để cái máy này chạy là nước lã?
1/. Có trò “ma thuật” đánh lận định nghĩa gì ở đây không?
Trong khi người tiêu dùng đang “choáng” vì giá nhiên liệu: gas, xăng dầu, điện…tăng nhanh, phát minh này, nếu “không bịp” thật sự không thua gì lý thuyết hạt nhân của nhà bác học A. Einstein. Rồi đây các nước OPEC sẽ chết vì cứ ra múc nước đổ vào xe “điện” là chạy êm ru: khỏi tốn tiền mua xăng và cũng rất “xanh, sạch” cho môi trường sống.
Xin cám ơn, hoan hô TS Khê ! Ngược lại, nếu bịp ông sẽ bị “chửi” đấy!
Trần Bá Thoại
Ghi lại một số ý kiến của các khoa học đăng trên báo chí:
* TS Huỳnh Quyền (giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM) :
Công trình máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê có thể dựa trên nguyên lý phản ứng phân hủy nước tạo hydro, sau đó dùng hydro chạy pin nhiêu liệu.
Như chúng ta đã biết, điều kiện để xảy ra phản ứng phân hủy nước là phải có năng lượng lớn (135kcal/mol) để phá hủy liên kết hydro và oxy trong phân tử nước, vì phân tử nước bền và đây là phản ứng thu nhiệt nên không thể sinh ra lượng nhiệt lớn để có thể xem như phản ứng “nội sinh” mà tác giả máy phát điện chạy bằng nước đề cập đến.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố, có một số loại xúc tác có thể giảm bớt năng lượng cho phản ứng phân hủy nước để tạo thành hydro. Tuy nhiên, phản ứng phân hủy nước để tạo thành hydro luôn cần phải có năng lượng.
Một điều lưu ý khi đề cập đến từ ngữ “xúc tác” và vật liệu nano, tác giả cần phải phân biệt rõ ràng về “xúc tác và vật liệu nano”. Thực chất đa số xúc tác rắn đều có thể là vật liệu nano, nhưng vật liệu nano chưa phải là xúc tác.
Khái niệm về xúc tác chúng ta có thể hiểu đó là chất tham gia vào phản ứng và sau khi phản ứng hoàn thành, bản thân chất xúc tác sẽ trở về trạng thái ban đầu. Nếu một chất đưa vào mà sau khi phản ứng không ra thành chất ban đầu mà thành sản phẩm khác để mang về tái chế thì nó gọi là chất tham gia phản ứng chứ không thể xem là xúc tác được. Do vậy, trong nghiên cứu của TS Khê, nếu tác giả sử dụng “xúc tác” thì không thể dùng từ nano lẫn lộn với xúc tác được, bên cạnh đó vấn đề đặt ra ở đây là sự cân bằng năng lượng, hay nói cách khác hơn là hiệu quả thu hồi năng lượng, từ hydro sinh ra so với năng lượng cung cấp cho phản ứng sinh hydro có hiệu quả hay không.
Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phản ứng phân hủy nước để tạo thành hydro đơn thuần (không phải phương pháp điện phân) cho thấy phản ứng phân hủy nước để tạo hydro là khó khăn khi đưa vào sử dụng vì quá trình tiêu thụ năng lượng quá lớn, không hiệu quả. Hiện nay, tôi vẫn chưa đọc được công bố nào hoặc chưa tận mắt thấy được kết quả nghiên cứu của TS Khê, nhưng tôi nghĩ nguyên lý thực hiện nghiên cứu tạo hydro của TS Khê không mới nhưng cái mới có thể nằm trong việc tìm ra xúc tác mới.
Tuy nhiên, vấn đề này cần phải làm rõ ràng hơn trên cơ sở khoa học, tránh hiểu nhầm trong sự công bố kết quả. “Động cơ vĩnh cửu” đã được chứng minh không thể tồn tại bởi các kết quả nghiên cứu khoa học thông qua định luật bảo toàn về năng lượng. Theo tôi, TS Khê nên có những công bố bằng các bài báo khoa học hoặc báo cáo tại các hội thảo để có thể sáng tỏ hơn về kết quả nghiên cứu của mình, sự góp ý của các nhà khoa học có thể làm kết quả nghiên cứu của ông hoàn thiện hơn.
Bên cạnh đó, cần tránh hiện tượng quá cường điệu về kết quả nghiên cứu khoa học vì sẽ làm giảm niềm tin của mọi người đến các nhà khoa học, đặc biệt tại VN và sẽ đi ngược lại với chủ trương, mục tiêu nghiên cứu khoa học để phục vụ cuộc sống.
Còn đối với vấn đề bí mật công nghệ, tôi nghĩ quá dễ dàng đối với các nhà khoa học trong các báo cáo tại các hội thảo. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu, trong trường hợp tác giả muốn, sẽ được bảo đảm bằng đăng ký bản quyền sáng chế mà hiện nay VN chúng ta đang thực hiện. Ngay cả công trình đoạt giải Nobel quốc tế cũng trải qua các hội thảo công bố trước khi được công nhận. Nếu nghiên cứu khoa học mà không dám công bố một cách có khoa học thì chúng ta cần suy nghĩ lại.
TS Nguyễn Hữu Lương (phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chế biến dầu khí, Viện Dầu khí VN):Nước không thể tự phản ứng với xúc tácTrên cơ sở khoa học, việc tách hydro từ nước để tạo ra năng lượng hoàn toàn thực hiện được nhưng chi phí rất đắt. Nước có thể phân tách ra thành hydro và oxy bằng nhiều phương pháp như điện năng, nhiệt năng, quang năng và sử dụng xúc tác. Nếu chỉ có nước và xúc tác thôi sẽ không có tác dụng.Về cơ bản khi một phản ứng xảy ra với tốc độ rất chậm thì người ta cho xúc tác vào để thúc đẩy phản ứng nhanh hơn. Nước rất bền vững và không phân ly ở điều kiện bình thường, nên trong điều kiện thường có cho xúc tác gì vào thì nước cũng không thể phân ly. Nếu có thể tách hydro từ nước mà không cần năng lượng tham gia phản ứng thì ở góc độ khoa học hơi vô lý. Mặt khác, về nguyên tắc xúc tác là chất không tiêu tốn đi và trở lại ban đầu sau phản ứng nên phải xem chất TS Khê bỏ vào nước là chất gì, đóng vai trò thế nào trong phản ứng. Nếu nói phản ứng nội sinh của nước tương tự phản ứng nhiệt hạch thì cũng vẫn phải có năng lượng khơi mào cho phản ứng.Pin nhiên liệu là một hệ thống tạo điện bằng cách biến năng lượng hóa học thành điện năng do phản ứng đốt cháy một chất nào đó với oxy. Về nguyên tắc đã có pin nhiên liệu thì đổ methanol (hợp chất giống nước) vào sẽ tạo ra năng lượng và pin hoạt động, vì bản thân pin nhiên liệu đã được phủ sẵn một lớp xúc tác trên màng nano của pin. Mặt khác, có thể cho natri vào nước sẽ tạo ra hydro rất mãnh liệt và có thể ra nhiên liệu. Tuy nhiên, khi pha natri vào nước sẽ thấy nước sủi bọt. Bất kỳ nước nào như nước biển, nước bẩn khi cho natri vào cũng sẽ ra hydro, nhưng nước này sẽ làm hỏng màng nano của pin và pin không hoạt động được. Đây là những kiến thức khoa học cơ bản. |
TP – Sáng chế máy phát điện chạy bằng nước lã của TS Nguyễn Chánh Khê (công bố ngày 14-1 tại Khu Công nghệ cao TPHCM) bị một nhà khoa học phủ nhận tính xác thực.
Trước thềm hội thảo ngày 9-3 về sáng chế này, Tiền Phong có cuộc trao đổi với TS Giáp Văn Dương, Đại học Quốc gia Singapore.
Sản xuất điện từ nước lã gặp những rào cản gì?
Muốn sản xuất điện từ nước, việc đầu tiên là phải phân hủy nước để thu được khí hydro. Khi đã có hydro rồi, cho qua pin nhiên liệu thì sẽ thu được điện. Công nghệ pin nhiên liệu hydro đã được thương mại hóa. Vì thế, rào cản chính nằm ở việc phân hủy nước.
Rào cản thứ nhất là rào cản nhiệt động học. Phản ứng phân hủy nước không thể tự xảy ra. Nếu nó tự xảy ra được thì nước trong các ao hồ, đại dương đã bị phân hủy hết từ lâu, sự sống cũng không tồn tại.
Phân tử nước, được tạo bởi hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy, ở trạng thái bền hơn trạng thái hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy ở riêng biệt. Ai cũng biết, tự nhiên sẽ tự diễn biến theo xu hướng nào có độ bền vững cao nhất.
Có nghĩa là, trong điều kiện bình thường, khi các nguyên tử hydro và oxy gặp nhau, chúng sẽ kết hợp với nhau để tạo ra nước chứ không có chiều ngược lại mà không có tác động nào từ bên ngoài. Đó là nguyên lý không thể vi phạm.
Để nước phân hủy thành hydro và oxy, do đó, có khả năng tạo ra điện nhờ việc oxy hóa hydro, không còn cách nào khác là phải cưỡng chế nó. Phải cung cấp một năng lượng bên ngoài để buộc cho phản ứng phân hủy nước xảy ra.
Giống như muốn cho nước chảy ngược lên chỗ cao, không còn cách nào khác là phải bơm nó lên, tức phải tốn một năng lượng để đưa nước từ nơi thấp chảy ngược lên chỗ cao. Như vậy, muốn một quá trình từ chỗ không thể tự xảy ra được, trở thành có thể xảy ra, phải cung cấp một năng lượng bên ngoài đủ lớn. Đó cũng là nguyên lý, không thể tránh được.
Với phản ứng phân hủy nước, nguồn năng lượng bên ngoài có thể là điện năng, nhiệt năng, quang năng. Nếu dùng điện năng thì đó là quá trình điện phân. Nếu dùng nhiệt năng thì đó là quá trình phân hủy nhiệt, thường xảy ra ở nhiệt độ rất cao. Nhưng cả hai quá trình này đều không kinh tế.
Dùng điện để phân hủy nước, rồi lại tạo ra điện thì nhất định có thất thoát hao hụt. Còn dùng nhiệt thì phải đốt lên ở nhiệt độ rất cao, sự thất thoát còn lớn hơn nữa. Do đó, kinh tế nhất là dùng quang năng, tức năng lượng của ánh sáng mặt trời.
Đến đây thì gặp rào cản thứ hai. Đó là rào cản về vật liệu xúc tác. Hiện giờ chưa ai tìm được chất xúc tác nào đủ tốt để có thể phân hủy nước với hiệu suất đủ cao, có thể cạnh tranh được với các quá trình sản xuất điện đã được thương mại hóa.
Công trình của TS Khê đã vượt qua được rào cản nào?
Tôi e là không vượt qua được rào cản nào. Rào cản thứ nhất, nhiệt động hóa học, không thể vượt qua như phân tích ở trên. Còn rào cản thứ hai, vật liệu xúc tác, rất khó. Đến nay vẫn chưa có nhóm nghiên cứu nào trên thế giới vượt qua rào cản thứ hai một cách hiệu quả.
Vì sao ông nhận định như vậy?
Sự sắp đặt hệ thống thực nghiệm của TS Khê cho thấy ông không có ý định vượt qua các rào cản ấy. Chẳng hạn, để thu thập quang năng, bình phản ứng ít nhất phải trong suốt để cho ánh sáng truyền qua được hiệu quả.
Nhưng TS Khê lại dùng bình nhựa màu xanh và không trong suốt. Điều này cho thấy ông không có ý định thu thập năng lượng ánh sáng để tiến hành phản ứng quang hóa phân hủy nước.
Nhưng rõ ràng TS Khê cùng cộng sự đã trình diễn một mô hình trước mặt nhiều nhà khoa học danh tiếng và kết quả đúng là điện đã được phát ra từ nước lã?
Tôi không nghĩ TS Khê đã trình diễn mô hình máy phát điện chạy nước trước mặt các nhà khoa học, mà chỉ trước mặt các phóng viên. Vì sao trong các bài báo đưa tin, hóa chất được sử dụng khi thì là chất phụ gia, khi lại là xúc tác nano, khi lại là chất khử nano? Nhìn bề ngoài thì đó chỉ là sự nhầm lẫn về ngôn ngữ nhưng bản chất khoa học lại khác nhau một trời một vực.
Nếu đó là chất xúc tác thì nhiên liệu là nước. Còn nếu là chất khử thì nhiên liệu chính là chất khử đó vì nó là chất tham gia, bị tiêu tốn trong phản ứng tạo hydro.
Trong thuyết trình của mình, TS Khê đã gọi hóa chất đó là “chất khử nano”. Vậy thì nhiên liệu phải là chính chất khử đó, chứ không phải là nước. Giống như với động cơ xăng, nhiên liệu phải là xăng chứ không phải là không khí, dù không khí cần dùng để đốt xăng.
Tôi tin lập luận của mình đúng vì tôi tin vào các định luật đã được kiểm chứng của khoa học. Không dùng bất cứ nguồn năng lượng nào để biến một quá trình không tự xảy ra thành có thể xảy ra được là vi phạm Nguyên lý II của Nhiệt Động học. Còn dùng nước để sinh năng lượng, rồi lại tạo ra nước để có thể quay vòng mãi là vi phạm Định luật Bảo toàn Năng lượng.
Ông có tin, một ngày kia, nhân loại có thể sản xuất điện từ nước lã?
Thực tế thì nhân loại đã sản xuất được điện từ nước rồi, thông qua việc sử dụng xúc tác quang để thu thập năng lượng ánh sáng mặt trời để phân hủy nước thành hydro và oxy.
Vấn đề là hiệu suất còn quá nhỏ và giá thành quá đắt để có thể cạnh tranh với các quá trình hiện có. Tôi tin một ngày nào đó, hiệu suất này sẽ được nâng lên đáng kể. Nhiều nhà khoa học khác cũng tin như thế.
Việt Nam đã tham gia cuộc đua này rồi. Theo tôi được biết, đã có một vài nhóm đang làm nghiên cứu về đề tài này từ vài năm nay. Tuy nhiên, đến nay chưa có kết quả nào đáng kể.
Cám ơn ông.
Quốc Dũng (thực hiện)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét