Những cảm giác tiêu cực và kéo dài về sử dụng truyền thông xã hội và việc không thể giảm sử dụnng có thể làm tăng cảm giác chán nản,
Chúng ta đều biết là dành nhiều thời gian vào mạng làm giảm năng suất, ấy vậy mà ta vẫn bị. Việc hoàn toàn bỏ vào mạng, ngay cả ít ngày thôi, cũng có thể giúp ta có thói quen tốt hơn.
Khi David Erickson rời nhà ở Long Beach, bang California để tới bờ biển nam Panama trong vài ngày, ông cũng không muốn rời bỏ chiếc điện thoại cầm tay.
Ở đây không có internet và băng truyền để tải tin, do vậy không thể xem truyền thông xã hội và email. Ông thậm chí phải đến một chỗ khác trong khu nhà để gọi điện thoại. "Smartphone của tôi chỉ còn chức năng như chiếc đồng hồ," Erickson, người sáng lập một công ty có dịch vụ họp trực tuyến, nói.
Trong 1,5 ngày đầu của chuyến nghỉ 4 ngày, ông lo lắng về tình trạng bị ngắt mạng này. Ông thường dò hỏi trong vùng về dịch vụ mạng, bàn bạc đi xe tới một khách sạn gần đó có kết nối internet chậm. Ít nhất thì lúc đầu cũng rất khó khăn: "Tôi cảm giác như trời sập, lo lắng vô cùng vì bị tách biệt," ông nói.
Chưa bao giờ con người lại nghiện smartphone như bây giờ, theo một nghiên cứu năm 2016 của Deloitte.
Có tới 1,86 tỷ người tích cực dùng Facebook (cứ 7 người thì có gần 2 người). Và 24% người sử dụng internet dùng Twitter, 29% dùng LinkedIn, theo nghiên cứu của Pew Research. Quan trọng hơn là Facebook cho hay những người sử dụng dành 50 phút mỗi ngày trên các trang đó.
Nhiều người muốn giảm thời gian vào mạng nhưng lại thấy lo lắng một khi rời xa smartphone.
Nhưng ngay cả khi ta không muốn để mình sa vào các tranh luận rối rắm trên Facebook lúc làm việc hoặc mải mê gọi điện thoại trong bữa ăn thì nhiều người vẫn thấy lo lắng khi cố gắng bỏ những thói quen này. Bị dứt khỏi truyền thông xã hội có thể làm ta thấy lo lắng, Stefan Hofmann, giáo sư tâm lý của Đại học Boston và là chuyên gia nghiên cứu cảm xúc, nói.
Hãy gọi nó là mối lo internet. Những cảm giác tiêu cực và kéo dài về sử dụng truyền thông xã hội và việc không thể giảm sử dụnng có thể làm tăng cảm giác chán nản, giáo sư Hofmann nói.
Một số người thấy sốt ruột khi mất kết nối theo smartphone là vì họ cảm thấy họ phải theo dõi một mối đe dọa trong tương lai, hoặc các tin tức chính trị, ông Hofmann nói thêm. "Đây là kỷ nguyên của lo lắng," ông nói.
Những lý do để lướt mạng
Một số người thấy sốt ruột sợ mất kết nối cùng với smartphone vì họ cảm thấy phải theo dõi một mối đe dọa trong tương lai, hoặc tin tức chính trị.
Nhiều người muốn giảm thời gian vào mạng nhưng lại có biểu hiện lo lắng khi phải xa smartphone. Khoảng 3/4 số người trung niên khi phải rời smartphone trong một thời gian ngắn cảm thấy như bị thay đổi chỗ ở, nghĩa là sốt ruột hoặc bồn chồn, theo các nhà nghiên cứu ở Viện Hàn Lâm Khoa Học Hungary và Đại học Eotvos Lorand ở Budapest. Phân tích một cách kỹ lưỡng vì sao bạn muốn thay đổi việc sử dụng truyền thông sẽ có thể là một cách mạnh mẽ để chống lại mối lo internet, Christina Crook, tác giả cuốn Joy of Missing Out, nói.
Vậy có phải giải pháp là bạn có thể chỉ cần tự nhắc mình là giảm thời gian cho truyền thông xã hội thì bạn sẽ có thêm thời gian hơn với một số người trong gia đình và bạn bè.
Hiểu rõ ràng về việc đánh đổi lớn lao sẽ làm bạn ít sợ và lo lắng là mình đã rời xa mạng, bà Crook nói. "Nếu bạn không có một lý do chính đáng thì bạn sẽ không có đủ ý chí để tách khỏi internet," bà nói.
Có nhiều lý do để người ta không muốn rời mạng. Một số sợ để lỡ những lời mời dự sự kiện và sự đàm thoại của bạn bè hoặc người quen, hoặc thấy lo lắng khi nghĩ rằng đã sao lãng việc gìn giữ ấn tượng về mình. Những người khác thì bị ràng buộc vì họ cần phải có sự hiện diện trên truyền thông xã hội vì lý do công việc. Việc thành thực với bản thân về lý do bạn phải vào mạng và mức có lợi cho bạn cũng sẽ có ích trong việc này.
Kris Dugan, tổng giám đốc Betterworks, một công ty phần mềm ở Redwood City, California, đã có lần sử dụng Facebook để giảm sức ép trong thời gian giữa các dự án. Nay ông không còn làm thế nữa, ông nói. "Nó gần giống như một đợt xả hơi hoặc đợt nghỉ ngắn," ông nói. Nay, với rất nhiều chức vụ chính trị hiện tại, ông cảm thấy "điên đầu và căng thẳng."
Thành thật với bản thân về lý do mình vào mạng, và nó có lợi cho mình hay không, có thể giúp ta không vào mạng nữa.
Mặc dù ông vẫn còn quan tâm đến một số nội dung mà ông thấy trên mạng, Dugan phải thừa nhận rằng diễn đàn truyền thông xã hội không còn giúp ông làm dịu đầu óc được nữa. Do vậy ông dễ dàng rời mạng mà không bị cảm giác rời cuộc chơi. Tháng trước, công ty của Dugan có làm một cuộc điều tra và thấy rằng người lao động dành khoảng 2 tiếng một ngày để lướt xem tin tức chính trị và gần 1/4 số người dành từ 3 tiếng trở lên.
Giải độc hoặc không giải độc
Dừng hẳn việc sử dụng truyền thông xã hội có thể làm bạn lo lắng về điều bạn bỏ lỡ. Tuy nhiên, hoàn toàn không vào mạng (ngay cả trong thời gian ngắn, qua cái gọi là giải độc mạng) có thể giúp bạn có được thói quen mới và kiểm soát được sự thôi thúc của mình, Crook nói.
Một số người không muốn rời bỏ mạng vì họ sợ rằng họ có thể để lỡ việc trò chuyện của bạn bè hoặc người quen, hoặc làm sao lãng hình ảnh xã hội đã gây dựng của mình.
"Một việc giải độc mạng thực tế làm giảm sự lo lắng vì khi các thông số là rất rõ ràng thì tất cả những lựa chọn riêng biệt này không còn nữa," bà nói. Sử dụng các công cụ được thiết kế để bạn không vào được mạng, hoặc gỡ bỏ một số ứng dụng trong điện thoại, có thể giúp kiểm soát được việc sử dụng truyền thông của bạn đồng thời hạn chế tác động lo lắng của việc làm này. Do khó nhất là việc rời mạng vào buổi tối, Crook đêm nào cũng không dùng điện thoại sau 10 giờ đêm.
Nhưng đó không phải là giải pháp duy nhất. Đối với người sử dụng truyền thông xã hội mong muốn giảm bớt vào mạng thì Hofmann khuyên họ nên xem xét nguyên nhân chính khiến họ vào mạng, và xác định thể loại nào mà họ nghiện xem để chống trả chúng trong tương lai. Việc này có thể khó. Những diễn đàn này có thể thu hút nhiều người để chống sự cô đơn, nhưng người ta bắt đầu thấy đó là sự tương tác giả tạo trên mạng, ông nói.
Thường thì truyền thông xã hội làm cho người sử dụng có cảm giác gần gũi mà không cần phải tương tác trực diện. "Nó đơn giản là một cách để kết nối với những người suy nghĩ giống mình để thấy mình có giá trị," ông nói. Có thể giải pháp sẽ là tìm cách để có thêm nhiều tương tác trực diện để bàn những chủ đề đó, đồng thời cân nhắc chúng trên mạng.
Hoàn toàn không vào mạng (ngay cả trong thời gian ngắn, qua cái gọi là giải độc mạng) có thể giúp bạn có được thói quen mới và kiểm soát được sự thôi thúc của mình.
Tự tha thứ cho những thất bại của bản thân cũng có thể có ích. Thay vì tự trách mình thiếu tự chủ, ta hãy thừa nhận rằng nhiều ứng dụng và diễn đàn truyền thông xã hội được thiết kế để dễ gây nghiện và lôi kéo bạn quay trở về khi không thấy bạn lướt xem, thí dụ Facebook và Twitter sẽ gửi email cho những người sử dụng lâu không thấy nhập. Nói cho cùng, biết được những thói quen khó gỡ này là khó lìa bỏ (nhưng không phải là không thể) cũng có thể làm ta mạnh thêm.
"Nhiều khả năng là bạn sắp sửa không thực hiện được cam kết," bà Crook nói. "Nhưng, theo tôi, bạn nên luôn tin rằng việc rời bỏ mạng xã hội là có thể làm được."
Alina Dizik
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét