Đã đưa trên FB của tôi
16 và 18-4- 2017
CHUYỆN NGƯỢC ĐỜI: HỌC ÍT CÒN HƠN HỌC NHIỀU
Đi lại trên đường phố Sài gòn tôi thường trông vào các ông xe ôm. Vì bao giờ tôi cũng nhân dịp này, hỏi thêm họ vài chuyện có liên quan tới tình cảnh dân nghèo trong thành phố, nhất là chuyện đi học của con cái.
Sau khi nghe họ kể lể về gia cảnh, tôi thường bảo:
-- Thời buổi này bác ạ, trừ phi gặp đứa thật giỏi giang không kể, còn đừng có cho chúng nó đi học nhiều làm gì. Xong độ trung học cơ sở là thôi, cho đi học nghề. Các nghề linh tinh nhận tiền của dân ấy. Lam lũ nhưng chắc chắn. Bị coi khinh có khi lại sống.
-- Học lên đến đại học chỉ phí tiền mà ra vẫn thất nghiệp?
-- Đúng vậy. Các ông ấy có dạy được đâu. Mà lại hay xoay sở trường nào cũng xoay cấp nào cũng xoay. Mình không phải dân cán bộ sống bằng của tham nhũng được. Cứ kệ họ đua với nhau.
…
Gặp ông biết nghe và hiểu tình hình, tôi còn nói thêm vài chuyện nữa.
Bây giờ cho trẻ đi học là chuốc lấy các loại kiến thức cũ mèm và nhiều thói xấu, mà xấu nhất là gian dối.
Cả đi làm nhà nước cũng vậy.
Âu là cứ trở về với dân gian. Chính dân gian lại dạy bảo nhau những điều tử tế (nhất là ở Sài Gòn, dân chưa bị làm hỏng nhiều như ở Hà Nội)
Những lần đầu, sau khi không ngại vô duyên buông ra một lời khuyên như vậy, tôi cũng hối hận. Sao mình ăn nói như một kẻ vô lại vậy?
Nhưng rồi tự nghĩ vẫn thấy mình đã tự bác bỏ mình mà không bác nổi.
Chính với những họ hàng xa gần tôi cũng hay nói vậy và không ít trường hợp nhận được sự đồng tình.
Còn truy nguyên ư, nó xuất phát từ cái cảm giác tuyệt vọng của tôi về nền giáo dục đương thời. Làm sao mà có thể cải tạo cái bộ máy giáo dục hiện nay để chúng ta có thể yên tâm gửi con gửi cái cho họ được. Tương lai là mù mịt.
Sau khi nghe họ kể lể về gia cảnh, tôi thường bảo:
-- Thời buổi này bác ạ, trừ phi gặp đứa thật giỏi giang không kể, còn đừng có cho chúng nó đi học nhiều làm gì. Xong độ trung học cơ sở là thôi, cho đi học nghề. Các nghề linh tinh nhận tiền của dân ấy. Lam lũ nhưng chắc chắn. Bị coi khinh có khi lại sống.
-- Học lên đến đại học chỉ phí tiền mà ra vẫn thất nghiệp?
-- Đúng vậy. Các ông ấy có dạy được đâu. Mà lại hay xoay sở trường nào cũng xoay cấp nào cũng xoay. Mình không phải dân cán bộ sống bằng của tham nhũng được. Cứ kệ họ đua với nhau.
…
Gặp ông biết nghe và hiểu tình hình, tôi còn nói thêm vài chuyện nữa.
Bây giờ cho trẻ đi học là chuốc lấy các loại kiến thức cũ mèm và nhiều thói xấu, mà xấu nhất là gian dối.
Cả đi làm nhà nước cũng vậy.
Âu là cứ trở về với dân gian. Chính dân gian lại dạy bảo nhau những điều tử tế (nhất là ở Sài Gòn, dân chưa bị làm hỏng nhiều như ở Hà Nội)
Những lần đầu, sau khi không ngại vô duyên buông ra một lời khuyên như vậy, tôi cũng hối hận. Sao mình ăn nói như một kẻ vô lại vậy?
Nhưng rồi tự nghĩ vẫn thấy mình đã tự bác bỏ mình mà không bác nổi.
Chính với những họ hàng xa gần tôi cũng hay nói vậy và không ít trường hợp nhận được sự đồng tình.
Còn truy nguyên ư, nó xuất phát từ cái cảm giác tuyệt vọng của tôi về nền giáo dục đương thời. Làm sao mà có thể cải tạo cái bộ máy giáo dục hiện nay để chúng ta có thể yên tâm gửi con gửi cái cho họ được. Tương lai là mù mịt.
PHỔ CẬP GIÁO DỤC CHỈ LÀ CĂN BỆNH DUY Ý CHÍ
MÀ CŨNG LÀ HÌNH THỨC, MỴ DÂN
Lời khuyên “đừng cho con học lên trên” tôi đưa ra hôm trước, nếu có được một số bạn đồng tình, thì sau đó hẳn có những bạn đã nghĩ lại.
Tôi tưởng như đang nghe thấy những câu hỏi ngược, đại loại:
-- không học thì biết cho con cái làm gì bây giờ?
-- bộ anh tưởng ở mình bây giờ học được một nghề cho rành dễ lắm hả?
...
Loại vấn đề này, tôi không thạo lắm xin để các bạn khác giải đáp giùm.
Gần với thắc mắc trên, có thể có cả những câu trách móc:
-- Sao anh lại tàn nhẫn tước đi ở con người những hy vọng tối thiểu?
-- Chẳng phải dân gian ta vẫn có câu “có nụ mừng nụ có hoa mừng hoa”?
Để đáp lại, tôi muốn nhắc lại một câu triết lý của nhà văn
Pháp A. Camus (1912-1948) mà tôi không kiếm được nguyên
văn chỉ nhớ đại ý: phải dứt bỏ hết những hy vọng trần thế tầm
thường thì mới tới được cái hy vọng cao cả chân chính
Riêng có hai câu hỏi sau đây, tôi tự đặt cho mình:
-- đâu là cơ sở thực tế từ đó anh nẩy sinh đề nghị trên?
-- trước tình hình hiện nay, hướng giải quyết của anh là gì?
Để trả lời một cách khoa học, tôi sẽ phải tìm tòi thêm rất nhiều.
Lúc này đây, tôi chỉ mới thoáng nẩy ra mấy cái ý chính:
-- đóng vai trò chi phối bộ mặt của nền giáo dục hiện nay là cái
quan niệm giáo dục phổ thông giáo dục đại trà.
-- đó không chỉ là ý chí của nhà nước mà còn là nguyện vọng
của đông đảo người dân
-- Nhưng trình độ phát triển của xã hội ta nền kinh tế của chúng ta chưa cho phép ta làm được điều đó. Nếu muốn nói bệnh thành tích thì đây là thứ bệnh thành tích lớn nhất. Do cố làm được cái điều không thể làm, chúng ta trở thành ảo tưởng và tự mình dối mình, cố ý tạo ra những mặt hàng giả rồi tự bằng lòng với nó. Một nền giáo dục phi chuẩn có đẻ ra những học sinh chuẩn mực “đạt trình độ quốc tế “, thì cũng chỉ là ngẫu nhiên.
Do biết vậy, nên ở các nước trình độ tương tự như ta không nước nào người ta làm giáo dục đại trà cả.
Từ mấy năm trước tôi đọc một bản tin về Myanmar thấy có nói bà Suu Kyi chủ trương là sau chế độ độc tài quân sự , khi chuyển sang dân sự sẽ không mở nhiều trường đại học mà chỉ cần nước ngoài giúp mở các trường dạy nghề. Tôi đoán dù tình hình chính trị ra sao thì về giáo dục bên ấy người ta vẫn làm như vậy.
--Kết luận, trong hoàn cảnh làm ào làm lấy được ta đã chót đẻ ra một nền giáo dục dài rạc như thế này, thì giờ đây tử tế nhất là phải dỡ ra làm lại từ gốc đến ngọn.
Trong cuốn "Việt Nam thời Pháp đô hộ", tác giả là nhà sử học Nguyễn Thế Anh, từng là Giám đốc nghiên cứu trường cao đẳng thực hành Sorbone Paris (in lần đầu ở nhà Lửa thiêng Sài gòn 1970, lần thứ hai ở trung tâm sản xuất học liệu 1974; tôi không tìm được cả hai bản đó mà chỉ có trong tay bản in lần thứ ba của nxb Văn học 2008), có một đoạn như sau
” Để tổ chức nền giáo dục, năm 1906, toàn quyền Paul Beaau thiết lập hội đồng cải thiện giáo dục bản xứ.
Nguyên tắc giáo dục căn bản là ”giáo huấn khối quần chúng và trích ra [tách ra] một thiểu số ưu tú; chủ trương chính là dân bản xứ phải bắt buộc học chữ quốc ngữ tại các trường và chỉ những phần tử thông minh nhất mới học lên những lớp cao đẳng tiểu học để sau này có thể theo học những trường trung học mà chương trình giảng huấn hoàn toàn là chương trình Pháp ( sđd, tr213-216)
Các bạn tôi mới quen từng học ở nhà trường Sài Gòn trước 1975, thường cũng kể với tôi rằng ngày trước nền giáo dục ở đây mô phỏng hình tháp, có khi mười học sinh tiểu học mới có một hai học sinh học lên trung học.
Nhờ thế họ mới chuẩn hóa được nền giáo dục. Còn cứ làm giáo dục theo kiểu cháo pha loãng như ở ta hiện nay, thì không bao giờ được cái gì cả, ngoại trừ cái gọi là " bình đẳng trong giáo dục". Mà cũng bình đẳng gì đâu, cái bình đẳng này hoàn toàn hình thức, mị dân
MÀ CŨNG LÀ HÌNH THỨC, MỴ DÂN
Lời khuyên “đừng cho con học lên trên” tôi đưa ra hôm trước, nếu có được một số bạn đồng tình, thì sau đó hẳn có những bạn đã nghĩ lại.
Tôi tưởng như đang nghe thấy những câu hỏi ngược, đại loại:
-- không học thì biết cho con cái làm gì bây giờ?
-- bộ anh tưởng ở mình bây giờ học được một nghề cho rành dễ lắm hả?
...
Loại vấn đề này, tôi không thạo lắm xin để các bạn khác giải đáp giùm.
Gần với thắc mắc trên, có thể có cả những câu trách móc:
-- Sao anh lại tàn nhẫn tước đi ở con người những hy vọng tối thiểu?
-- Chẳng phải dân gian ta vẫn có câu “có nụ mừng nụ có hoa mừng hoa”?
Để đáp lại, tôi muốn nhắc lại một câu triết lý của nhà văn
Pháp A. Camus (1912-1948) mà tôi không kiếm được nguyên
văn chỉ nhớ đại ý: phải dứt bỏ hết những hy vọng trần thế tầm
thường thì mới tới được cái hy vọng cao cả chân chính
Riêng có hai câu hỏi sau đây, tôi tự đặt cho mình:
-- đâu là cơ sở thực tế từ đó anh nẩy sinh đề nghị trên?
-- trước tình hình hiện nay, hướng giải quyết của anh là gì?
Để trả lời một cách khoa học, tôi sẽ phải tìm tòi thêm rất nhiều.
Lúc này đây, tôi chỉ mới thoáng nẩy ra mấy cái ý chính:
-- đóng vai trò chi phối bộ mặt của nền giáo dục hiện nay là cái
quan niệm giáo dục phổ thông giáo dục đại trà.
-- đó không chỉ là ý chí của nhà nước mà còn là nguyện vọng
của đông đảo người dân
-- Nhưng trình độ phát triển của xã hội ta nền kinh tế của chúng ta chưa cho phép ta làm được điều đó. Nếu muốn nói bệnh thành tích thì đây là thứ bệnh thành tích lớn nhất. Do cố làm được cái điều không thể làm, chúng ta trở thành ảo tưởng và tự mình dối mình, cố ý tạo ra những mặt hàng giả rồi tự bằng lòng với nó. Một nền giáo dục phi chuẩn có đẻ ra những học sinh chuẩn mực “đạt trình độ quốc tế “, thì cũng chỉ là ngẫu nhiên.
Do biết vậy, nên ở các nước trình độ tương tự như ta không nước nào người ta làm giáo dục đại trà cả.
Từ mấy năm trước tôi đọc một bản tin về Myanmar thấy có nói bà Suu Kyi chủ trương là sau chế độ độc tài quân sự , khi chuyển sang dân sự sẽ không mở nhiều trường đại học mà chỉ cần nước ngoài giúp mở các trường dạy nghề. Tôi đoán dù tình hình chính trị ra sao thì về giáo dục bên ấy người ta vẫn làm như vậy.
--Kết luận, trong hoàn cảnh làm ào làm lấy được ta đã chót đẻ ra một nền giáo dục dài rạc như thế này, thì giờ đây tử tế nhất là phải dỡ ra làm lại từ gốc đến ngọn.
Trong cuốn "Việt Nam thời Pháp đô hộ", tác giả là nhà sử học Nguyễn Thế Anh, từng là Giám đốc nghiên cứu trường cao đẳng thực hành Sorbone Paris (in lần đầu ở nhà Lửa thiêng Sài gòn 1970, lần thứ hai ở trung tâm sản xuất học liệu 1974; tôi không tìm được cả hai bản đó mà chỉ có trong tay bản in lần thứ ba của nxb Văn học 2008), có một đoạn như sau
” Để tổ chức nền giáo dục, năm 1906, toàn quyền Paul Beaau thiết lập hội đồng cải thiện giáo dục bản xứ.
Nguyên tắc giáo dục căn bản là ”giáo huấn khối quần chúng và trích ra [tách ra] một thiểu số ưu tú; chủ trương chính là dân bản xứ phải bắt buộc học chữ quốc ngữ tại các trường và chỉ những phần tử thông minh nhất mới học lên những lớp cao đẳng tiểu học để sau này có thể theo học những trường trung học mà chương trình giảng huấn hoàn toàn là chương trình Pháp ( sđd, tr213-216)
Các bạn tôi mới quen từng học ở nhà trường Sài Gòn trước 1975, thường cũng kể với tôi rằng ngày trước nền giáo dục ở đây mô phỏng hình tháp, có khi mười học sinh tiểu học mới có một hai học sinh học lên trung học.
Nhờ thế họ mới chuẩn hóa được nền giáo dục. Còn cứ làm giáo dục theo kiểu cháo pha loãng như ở ta hiện nay, thì không bao giờ được cái gì cả, ngoại trừ cái gọi là " bình đẳng trong giáo dục". Mà cũng bình đẳng gì đâu, cái bình đẳng này hoàn toàn hình thức, mị dân
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét