>> Vụ trộm cát “khủng” ở Cửa Đại (Hội An): Vì sao không khởi tố?
>> Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới: Sơn Trà có hệ sinh thái độc nhất vô nhị
>> Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ nói về việc “rò” bản kê tài sản của Chủ tịch Đà Nẵng
DƯƠNG HẰNG NGA
Phần nhận xét hiển thị trên trang
>> Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới: Sơn Trà có hệ sinh thái độc nhất vô nhị
>> Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ nói về việc “rò” bản kê tài sản của Chủ tịch Đà Nẵng
DƯƠNG HẰNG NGA
Tạp chí GTVT - Thời gian qua, dư luận Đà Nẵng đang "nhức nhối" sự việc phát hiện dự án Khu đô thị Đa Phước thi công hút cát dưới biển Cửa Đại (Hội An) vận chuyển về để xây dựng. Điều này có nghĩa công trình này đã và đang sử dụng tài nguyên khoáng sản trái phép.
"Ăn cướp" công khai giữa ban ngày
Dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước (còn có tên khác Khu đô thị The Sunrise Bay Đà Nẵng) do ông Phan Văn Anh Vũ là người đại điện theo pháp luật với chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên. Dự án được thổi phồng loè thiên hạ rằng xây dựng lấn biển lớn nhất đẹp nhất, chưa từng có ở Việt Nam đang được đầu tư xây dựng tại phường Thuận Phước, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng; có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 4.465.808.000.000 (bốn nghìn bốn trăm sáu mươi lăm tỷ tám trăm lẻ tám triệu đồng).
Sau khi bị nhân dân và dư luận 2 tỉnh thành Quảng Nam- Đà Nẵng chỉ trích gay gắt; ngày 4/4, tại cuộc họp báo do Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam và lãnh đạo Phòng PC49 Công an Quảng Nam chủ trì, đã khẳng định có 5 tàu trộm 4.394 m3 cát từ Cửa Đại đưa ra Đà Nẵng đổ vào công trình lấn biển Khu đô thị quốc tế Đa Phước (do Công ty CP Trung Nam thi công). Các tàu đó là NĐ 3168, NĐ 3169, NĐ 2926, HP 4288, HP 2872, đều thuộc Công ty TNHH Thành Đô (tại Đà Nẵng) - đơn vị ký hợp đồng hút và bơm cát chống sạt lở Cửa Đại với dự án của BQL Đầu tư xây dựng Hội An. Tại thời điểm đó, các tàu này do ông Nguyễn Hữu Thạch (SN 1986, trú 273 Tôn Đức Thắng, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) - là người của Công ty Thành Đô chịu trách nhiệm điều hành việc hút cát.
Hình thức xử lý được Phòng PC49 Công an tỉnh Quảng Nam đưa ra là sẽ truy thu bằng tiền theo giá trị thị trường đối với khối lượng cát múc trộm trên. Tuy nhiên, khẳng định của lãnh đạo Phòng Cảnh sát môi trường Quảng Nam cho rằng vi phạm trong vụ trộm cát “khủng” ở Cửa Đại chỉ là hành vi “vận chuyển trái phép” là không thuyết phục. Nghị định 142 áp dụng xử lý hành vi khai thác trái phép cùng một số hành vi khác, chứ không hề đề cập đến hành vi “vận chuyển trái phép”!?. Nên việc PC49 Công an Quảng Nam áp dụng Nghị định này và cho rằng chỉ là “vận chuyển trái phép” để xử lý hành chính là khiên cưỡng.
Mặt khác, dấu hiệu có tổ chức, có đường dây trong vụ việc này là không khó để nhận ra. Như hợp đồng của Công ty CP Trung Nam thuê Công ty TNHH Tuấn Sinh hút cả triệu mét khối cát từ Cửa Đại trị giá 60 tỷ đồng mà Trung Nam không hề được cấp phép mỏ cát nào tại đây. Chưa kể 2 hợp đồng khác Trung Nam ký với Công ty CP Hoàng Dương Doanh và Công ty TNHH Phạm Tải, số lượng cũng lên tới hàng triệu mét khối.
Đặc biệt, cho dù phía Công ty Trung Nam khẳng định đã dừng việc thực hiện hợp đồng với 3 công ty trên từ ngày 25/2/2017 với lý do “chưa xin được mỏ cát tại Cửa Đại”, nhưng liên tiếp những ngày sau đó công trình này vẫn thản nhiên tiếp nhận cát từ Cửa Đại đổ về. Nguồn tin riêng của Tạp chí GTVT, Công ty CP Trung Nam còn phân bổ lịch đều đặn cho các tàu lấy cát từ Cửa Đại đổ về công trình xây dựng Khu đô thị quốc tế Đa Phước, luân phiên nhau vào mỗi sáng sớm tinh mơ từ 5 giờ sáng đến 5 giờ sáng hôm sau để khỏi bị "nhầm lẫn". Trong đó, có nhiều tàu được Công an Quảng Nam khẳng định là đã thực hiện hành vi sai phạm này.
Sau khi phóng viên đi tìm hiểu, con số 4.394 m3 cát bị hút trộm mà cơ quan điều tra khẳng định, là thấp hơn hàng chục lần so với số liệu cát Cửa Đại thực tế bị “cướp”; căn cứ vào sổ sách, báo cáo và nhật ký công trình kiểm đếm khối lượng cát hút và bơm vào bờ từng ngày.
Rõ ràng, dự án xây dựng Khu đô thị quốc tế Đa Phước Đà Nẵng đã vi phạm nghiêm trọng khai thác khoáng sản trái phép. Khi bãi biển Cửa Đại trong nhiều năm qua đã bị xói lở trầm trọng, uy hiếp an toàn của thành phố Hội An. Dự án Khu đô thị Đa Phước của ông Phan Văn Anh Vũ ngang nhiên "cướp" cát tại biển Cửa Đại là chống lệnh của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Vì trước đó, cuối năm 2015, khi đó đang là Phó Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp về Hội An để thị sát, chỉ đạo chi ngân sách thực hiện việc cứu Cửa Đại. Thế nhưng một khối lượng cát "khủng" tại đây lại bị câu kết “cướp trắng” để phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp. Nhân gian có câu: sai trái mà không biết là vô tình, tội còn nhẹ nhưng biết trái với pháp luật mà vẫn ngang nhiên làm là cố tình, tội nặng. Ở đây, Dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước biết việc lấy cát của biển Cửa Đại là gây nguy cơ nặng nề cho cả phố cổ Hội An nhưng vẫn thản nhiên làm ngơ "cướp", mà "cướp" kiểu "coi trời bằng vung" như thế này thì tội còn lớn trăm bề.
Dự án của doanh nghiệp khiến chính quyền và nhân dân bị mang tiếng
Đà Nẵng là đô thị ven biển có vị trí vô cùng đặc biệt, đầy đủ các địa hình : đồng bằng, núi, sông, biển. Đô thị Đà Nẵng còn là trung tâm kết nối hai đầu đất nước. Chính vì thế, chính quyền Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực trong việc gầy dựng thành phố phát triển, trở thành địa chỉ du lịch nổi tiếng tại Việt Nam; nhân dân Đà Nẵng hàng chục năm nay luôn "ngẩng cao đầu" tự hào về sự phát triển thịnh vượng đồng sức đồng lòng của TP.
Thế nhưng sự phát triển cho đến ngày hôm nay đã bị "dính chàm" bởi bàn tay thao túng từ 1 doanh nghiệp, ít nhất là tại dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước (The Sunrise Bay Đà Nẵng) ngày càng lộ rõ nhiều khuyết điểm lợi bất cập hại đối với cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái của thành phố. Những ảnh hưởng đó ngày càng bộc lộ theo năm tháng mà Đảng bộ TP Đà Nẵng không phải không nhận thấy, không nhìn ra, có điều là đang loay hoay chưa tìm được "lối thoát"?! Một câu hỏi đang làm đau đầu giới chức trách của TP này là nếu cứ để cho doanh nghiệp lấy mác "đầu tư vì sự phát triển cho TP" để bất chấp xây dựng bằng mọi giá cũng chỉ vì lợi ích nhóm nào đó thì liệu Đà Nẵng có "trụ" nổi không ở tương lai phía trước cho sự phát triển bền vững về những cảnh quan thiên nhiên mà Đà Nẵng đang sở hữu? mà Đà Nẵng đã "ghi danh bảng vàng" trong nhiều năm qua?. Đây là một câu hỏi thiết nghĩ cả TP phải chung tay vào cuộc để ngăn chặn kịp thời.
Sau sự phát triển hấp dẫn của thương hiệu du lịch tại vùng duyên hải ven biển miền Trung, mà nổi bật hơn cả là sự "vượng khí" của Đà Nẵng trong việc khai thác biển "toả sáng" cho ngành du lịch, việc quy hoạch xây dựng tại dự án ven biển như Khu đô thị quốc tế Đa Phước đã bắt đầu lộ ra nhiều bất cập. Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, việc xây dựng lấn biển như Khu đô thị Đa Phước, được xây dựng trên nền móng từ sự "ăn cướp" cát sạn của địa phương khác là làm mất đi hình ảnh vốn dĩ rất đẹp của thương hiệu Đà Nẵng đã cất công tạo tiếng vang trong nhiều năm qua. Đầu tư cho TP mà đi "cướp" của tỉnh bạn thì liệu đầu tư đó có chính đáng? có được ghi nhận? hay là sự tiếp tay phá hoại môi trường biển vô cùng quan trọng trước biển Đông? Đó là chưa kể đến cảnh báo về sự phá vỡ cảnh quan công cộng ven biển, làm mất đi giá trị về vẻ đẹp của biển cả.
Với dự án xây dựng như Khu đô thị quốc tế Đa Phước (The Sunrise Bay Đà Nẵng) sử dụng tài nguyên khoáng sản trái phép nghiêm trọng đến mức thế thì đang dần làm mất đi vẻ đẹp đầu cửa biển củaTP trù phú bậc nhất miền Trung. Việc mất đi không chỉ là không gian công cộng ven biển bị lấn chiếm làm của riêng cho khu đô thị này, mà còn là thực trạng bờ biển của Đà Nẵng đang bị xâm thực. Nếu TP Đà Nẵng không có chỉ đạo sát sao về giải pháp thực thi lâu dài để ít ra cũng "chữa cháy" trước sự sai trái của dự án Đa Phước thì nhân dân Đà Nẵng bị "mang tiếng chịu lời" với người anh em Quảng Nam lắm.
Tại các hội thảo về quy hoạch đô thị Đà Nẵng diễn ra hàng năm, còn nhớ, Hội Quy hoạch Đà Nẵng cũng đã từng bày tỏ quan ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực cửa biển của Khu đô thị Đa Phước nói riêng và dọc toàn bộ bãi biển Đà Nẵng nói chung. Với nhận định chí lý rằng, khi đã xây dựng hình thành lên khu đô thị lấn biển như thế, tất yếu nước thải từ các khu vệ sinh dùng bể tự hoại tại đây sẽ bắt đầu ngấm dần vào cát, có nơi tận dụng để tưới cây cỏ. Như kiểu "mưa lâu thấm đất", rồi vòng tuần hoàn đó sẽ gây ô nhiễm, tích lũy dần dần vào bãi biển, nguồn nước, bãi cát,….Cơ hội để phục hồi lại như tình trạng nguyên sơ ban đầu không dễ. Việc tưới cây, dung dịch hóa học, thuốc trừ sâu ở các vườn hoa, bể bơi trong Khu đô thị như Đa Phước rồi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ô nhiễm môi trường. Đó là chưa kể đến những bờ phi lao, bờ dương vừa tạo cảnh quan vừa làm phòng hộ bị xóa sạch để nhường lại phần đất cho xây dựng dự án. Như vậy, vô hình chung sẽ không còn là khu vực dự phòng khi nước biển dâng, khi lũ lụt và cả sóng thần khi xảy ra.
Mảng tối khai thác cát lậu, dựa lưng những dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch, xử lý bờ kè khẩn cấp ở Hội An đã hiển hiện nhức nhối khi lượng cát lậu khổng lồ theo đường biển từ Cửa Đại đổ về Đà Nẵng phục vụ việc thi công trái phép tại dự án The sunrise Bay. Lấy việc phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đó là một bước đi của Đà Nẵng để khai thác thế mạnh của mình nhưng cũng xin đừng để một doanh nghiệp- chỉ 1 doanh nghiệp mà thôi lại "sừng sững hiên ngang" lạm dụng đến thế, thao túng đến thế; làm khuấy đảo, phá vỡ đi thế mạnh "lòng biển" vốn có của Đà thành. Ai đó đã nói rất đúng rằng “Quy hoạch phát triển nhưng cần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, thắng cảnh chung quanh thì quy hoạch đó mới phát triển bền vững". Khi tận dụng thế mạnh để phát triển du lịch thì nhà đầu tư như ông Phan Văn Anh Vũ lại cố ý bỏ qua tất cả. Tận dụng triệt để cảnh quan thiên nhiên để phục vụ cho việc thu lợi về mặt kinh tế cho hiện tại mà quên mất sự ảnh hưởng này về lâu dài cũng như sự bền vững cho TP Đà Nẵng thì sớm muộn gì chính họ cũng sẽ bị quy luật tự nhiên đào thải.
Một kiến trúc sư tâm huyết của Đà Nẵng từng nói rằng: Người ta nói nhìn thấy được những tồn tại, thiếu sót, khiếm khuyết… là thấy được những biện pháp khắc phục. Vấn đề là ở lãnh đạo Đà Nẵng- mà quyết định quan trọng cuối cùng là người có vị trí cao nhất của TP này hiện nay. Nhân dân cũng chỉ mong 1 điều giản đơn rằng, nơi đầu biển cuối sông của Đà Nẵng, hãy nhường lại không gian công cộng cho người dân địa phương và tất cả du khách có thể tận hưởng chung cảnh quan tự nhiên của biển, nên chăng để xây dựng những công trình văn hóa phục vụ sinh hoạt du lịch biển thích hợp hơn.
Trên tờ Tiền Phong ngày 19/3/2017, trước sự việc biển Cửa Đại Hội An bị "cát tặc" cướp vô tội vạ đã phản ánh rất chí tình, đọc mà cay xè khoé mắt việc lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, nguyên lãnh đạo TP Hội An xót xa trước thực trạng cát quê hương cứ bị "cướp" trắng trợn giữa ban ngày, mà đau đớn thay những khối lượng cát "khổng lồ" ấy lại chỉ để phục vụ thi công cho 1 doanh nghiệp đầu tư lấn biển, mượn danh "vì sự phát triển mạnh mẽ cho TP Đà Nẵng" . Họ đã đứng trước biển Cửa Đại để "lạy cát", vì sự bình yên cho quê nhà, mong cát Cửa Đại đừng có "trôi" nữa, đừng từng ngày rời bỏ người dân nữa.
Và một câu hỏi lại được nhân dân "xoáy sâu" đặt ra là, liệu có ai đứng sau "đỡ đầu" cho The Sunrise Bay Đà Nẵng mà người đứng đầu của nhà đầu tư này là "ông chủ" mang tên Phan Văn Anh Vũ lại có thể "nghênh ngang" sai phạm đến như vậy?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét