Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

một môn khoa học về sự tác động của nó đối với đời sống, vận mệnh và thân thể người

Phong thủy mà hiện nay nhiều người nhận thức thường khiến họ liên tưởng đến một dạng thức phi vật chất, hay phản khoa học. Tuy nhiên, vào thời Trung Quốc cổ đại, phong thủy rất được chú trọng và nghiên cứu, như một môn khoa học về sự tác động của nó đối với đời sống, vận mệnh và thân thể người.

Phong thủy không chỉ là chuyện tâm linh, mà ảnh hưởng trực tiếp đối với thân thể người. (Ảnh: t/h)
Khi nhắc đến phong thuỷ hầu hết mọi người đều nghĩ đến hai chữ “vận mệnh”, ít người biết được rằng vốn dĩ phong thuỷ được dùng để chọn đất, chọn địa điểm, xây dựng… Thời cổ đại có “Khám dư thuật”, chính là học thuật chuyên môn được phát triển sớm nhất về vấn đề quy hoạch môi trường và bố trí xây dựng.
Trên thực tế, phong thuỷ từ trước đến nay luôn gắn liền với môi trường tự nhiên, dựa theo quy luật vận động tự nhiên của trời đất vũ trụ để duy trì cân bằng hệ sinh thái.
Về cơ bản, phong thuỷ liên quan đến nhiều khía cạnh, nhiều phương diện, chứ không chỉ gói gọn xoay quanh góc độ vận mệnh, mà đòi hỏi phải có sự hiểu biết phong phú uyên thâm, như vậy mới có thể đưa môn học thuật này phát triển rực rỡ.
Cơ thể người là một trường điện lưu tinh vi
Năm 1786 nhà vật lý học người Italia Luigi Aloisio Galvani lần đầu phát hiện, bất kì hoạt động dù là nhỏ trên cơ thể người đều liên quan đến điện sinh học.
Cơ thể người được tạo thành từ hàng ngàn hàng vạn tế bào mang điện, năng lượng điện được lưu trữ ở neuron thần kinh – trong các tế bào pin điện sinh học tự nhiên, thông tin sóng não được truyền ra từ một hệ thần kinh phức tạp, từ đó giúp cơ thể tạo ra được vô vàn các phản ứng và động tác, điều này giống với học thuyết Kinh lạc trong y học cổ truyền, do đó có thể suy luận ra rằng “Khí’ mà người Trung Quốc nói thực ra chính là chỉ điện sinh học.
Cho dù là khí và điện sinh học có ý nghĩa tương đồng, vậy thì trong môi trường tự nhiên chắc chắn pha lẫn muôn trùng vạn trạng các loại khí khác nhau, ví dụ như các loại vật chất vô tri vô giác: núi đồi, sông ngòi, đá cuội, quặng… hay những loại vật chất sống như hoa cỏ, cây cối, động vật, rừng rậm… khí của tự nhiên là sự hợp nhất của tất cả mọi vật chất sống và vật chất không có sự sống, mà con người chúng ta sống ở trong môi trường tự nhiên này, không thời khắc nào là không liên kết giao thoa với trời đất.
Ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể người
Điều đáng nói là khi con người sống gần tự nhiên, có thể hấp thụ được năng lượng điện (ion âm) toả ra từ núi rừng, cỏ dại và hoa, là những thành phần dinh dưỡng tương đối có lợi cho cơ thể người. (Ảnh: Internet)
Con người hiện đại hơn một nửa là sống trong các thành phố, rất ít người tiếp xúc trực tiếp với tự nhiên. Điều đáng nói là khi con người sống gần tự nhiên, có thể hấp thụ được năng lượng điện (ion âm) toả ra từ núi rừng, cỏ dại và hoa, là những thành phần dinh dưỡng tương đối có lợi cho cơ thể người.
Ngoài việc ăn uống, cách trực tiếp có lợi nhất chính là hấp thụ từ không khí, đặc biệt là trong môi trường tự nhiên ẩn chứa vô số năng lượng điện có lợi cho cơ thể, đây cũng là nguyên nhân vì sao mọi người muốn hoà mình vào thiên nhiên trong thời gian rảnh rỗi.
Ngày nay việc xây dựng nhà cửa đã dần dần mang hơi hướng phong cách tự nhiên, yêu cầu về chất lượng cuộc sống của con người cũng ngày càng nâng cao, đây kì thực là sự thức tỉnh trong nhận thức mỗi người, cố gắng thoát khỏi sự chi phối quá mức của việc cơ giới hoá, trong nhà cũng không thể thiếu được cây cỏ hoa lá, gần nhà nhất định phải có công viên xanh, như vậy mới có thể đem lại sự cân bằng cho cơ thể và tâm hồn.
Đương nhiên, không phải tất cả những kiến trúc mang hơi hướng tự nhiên đều có thể đạt được những năng lượng điện có lợi cho cơ thể, còn phải xem kết cấu của nó có mối quan hệ thế nào với mạch núi, sông ngòi. Suy cho cùng thì mạch núi chính là cơ thể mẹ sinh ra mọi từ trường sinh thái, dường như tất cả năng lượng điện của cuộc sống đều từ mạch núi mà ra, còn sông ngòi chính con đường truyền dẫn chính.
Vì vậy thứ mà phong thủy chú trọng và lưu tâm chính là năng lượng điện của tự nhiên, gọi chung là từ trường, nếu nhà cửa không thể có được năng lượng điện có lợi, thì không thể coi là có phong thủy tốt được.
Làm thế nào để nâng cao năng lượng phong thủy cho ngôi nhà của chúng ta?
Làm thế nào để nâng cao năng lượng phong thủy cho ngôi nhà của chúng ta?. (Ảnh: Internet)
Từ trước đến nay phong thủy luôn nhìn nhận mọi sự vật trên trời dưới đất dưới góc độ vĩ mô, chứ không phải chỉ giới hạn trong không gian hẹp, chẳng hạn như chỉ chú trọng phong thủy trong nhà cửa, mà xem nhẹ tầm quan trọng của môi trường bên ngoài.
Môi trường nếu nói xa thì có núi đồi, sông ngòi, gần thì có các tòa nhà chọc trời, nhà ở, công viên, thành phố, trường học, đường xá… vô vàn kiến trúc, các yếu tố bên ngoài đó cùng hợp thành một trường phong thủy, đủ sức để gây nên một sự ảnh hưởng đáng kể đến ngôi nhà.
Vì vậy, nếu muốn cải thiện năng lượng phong thủy của một ngôi nhà, thì phải xây dựng và quy hoạch tuân theo trường phong thủy. Trên thực tế, không phải tất cả mọi căn nhà đều có thể thay đổi hiện trạng, đặc biệt là những căn nhà đã có bố cục chắc chắn thì rất khó để thay đổi, nếu không phải là quá cần thiết, thì về cơ bản sẽ không khuyến khuyến khích lao tâm khổ tứ, đầu tư tiền bạc để cải tạo!.
Tuy việc tìm tòi nghiên cứu phong thủy là một cách để dẫn dắt năng lượng điện của môi trường tự nhiên, nhưng chỉ có một cách duy nhất đó chính là “lấy từ tự nhiên, và dùng trong tự nhiên”, cũng có nghĩa là tận dụng tốt năng lượng của thực vật và quặng, một thứ là năng lượng sinh học, còn một thứ là năng lượng địa chất, hai thứ đều mang năng lượng của tự nhiên, nó sẽ có khả năng bổ trợ nhất định cho căn nhà, đặc biệt là quặng còn lưu giữ ký ức về không gian và thời gian của trái đất, sẽ giúp ích trong việc vận dụng từ trường trong không gian.
Đương nhiên, cho dù là loại hình quặng nào, thì điều quan trọng nhất vẫn là phải mang lại cảm giác thoải mái và tự tại, không cần phải để tâm đến tên gọi hay công dụng trên thị trường, tin tưởng vào trực giác của bản thân mới là vương đạo, không có ai hiểu căn nhà của bạn hơn chính bạn.
Tuệ Tâm, theo Kan NewYork

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: