Sau khi tiểu thuyết “Buồn ơi, chào mi” ra mắt đọc giả, tại Pháp như lan chuyền những cơn chấn động. Lần đầu tiên trong văn chương Pháp có một nữ nhà văn còn rất trẻ đã miêu tả trong cuốn sách của mình, cứ lần lượt hết 50 trang sách, một cô gái trẻ lại thay đổi một cuộc tình. Điều đó đã gây ra một cú sốc đối với nước Pháp theo đạo Thiên chúa giáo. Hơn thế, “Buồn ơi, chào mi” lại trở thành cuốn sách rất ăn khách. Chỉ trong vòng có một năm, ở các nước khác nhau, với các ngôn ngữ khác nhau sách đã phát hành được hơn một triệu ấn bản. Tiểu thuyết của nữ nhà văn trẻ đã trở thành ngọn cờ của thời đại, đã là con chim báo bão của những đòi hỏi tự do về đạo đức…
TÁC GIẢ “BUỒN ƠI, CHÀO MI” CÓ NỤ CƯỜI KHÓ ĐOÁN ĐỊNH
TÔ HOÀNG
(Theo tài liệu tiếng Nga)
Nữ nhà văn Pháp Francoise Sagan có một cuộc đời khá sáng chói và mãnh liệt. Bà viết ra những cuốn sách được thiên hạ coi là những kiệt tác, sắm được nhà, những chiếc xe hơi và những chiếc du thuyền đắt tiền. Chơi bài bà thường thắng với những khoản tiền lớn. Bà ưa thích tốc độ và sự cuồng nhiệt. Ấy vậy mà không một ai hiểu vì sao những cuốn sách bà viết ra đều thấm đẫm nỗi buồn. Một nỗi buồn bà đã lấy làm tựa đề ngay ở cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình...
Francoise Quoirez sinh ở một tỉnh lẻ - thị trấn Cajars, tại miền nam nước Pháp vào ngày 21 tháng sáu năm 1935,trong gia đình mà người cha là một doanh nghiệp giàu có, mẹ thuộc tầng lớp danh giá. Nhưng Francoise không được thừa hưởng vẻ đẹp của bà mẹ, sự khôn ngoan, chín chắn của người cha. Bà khá bướng bỉnh, ưa thích được sống độc lập. Né tránh những lời răn dậy của cha mẹ, cô thiếu nữ Francoise ẩn sâu trong căn phòng của mình, cắm cúi viết lách thâu đêm suốt sáng. Bà mẹ không tài nào uốn nắn cô con gái bướng bỉnh sống theo phép tắc, khuôn khổ.
-Con bé thậm chí không thèm để mắt tới cả những gì hấp dẫn ở xung quanh- Bà mẹ than thở với láng giềng- nó chải tóc bằng tay… Thậm chí không thèm là quần áo nữa, cứ để nhầu nát thế vận lên người…
Sagal nhận trình độ học vấn bình thường ở nước Pháp tư sản thời đó. Cô theo học và tốt nghiệp một trường cao đẳng bên đạo. Sau đó cô gái thi vào khoa ngữ văn Đại học Sorbonne. Nhưng cô gái học ở đây cũng không lâu. Vừa trải qua kỳ thi học kỳ một, cô đã bị gạch tên khỏi trường. Tiếp theo là một mùa hè nóng bức ở Parir, Francoise Sagan cắm mặt sáng tác. Đến mùa thu thì những trang viết mang cái tên lạ lùng “Buồn ơi, chào mi” (Bonjour tristesse ) được viết xong. Tự thân cô gái mang bản thảo đến nộp cho một nhà xuất bản nổi tiếng ở Paris lúc đó là Rene Juaniiar. Nhưng tận đến lúc nộp sách cho nhà xuất bản, Francoise vẫn dấu tên thật của mình mà mượn tên nhân vật nữ hoàng Boson trong tác phẩm của nhà văn Marcel Proust mà cô rất yêu thích làm bút danh- Boson de Sagan.
Nhà xuất bản vốn tinh tường này nhận thấy sách của một tác giả còn chưa ai biết đến nhất định sẽ bán chạy, nên ngay sáng hôm sau mời Sagan tới gặp. Khi cô gái mảnh khảnh, vẻ rụt dè bước vào văn phòng của ông chủ xuất bản, ông ta ngắm nhìn cô gái khá lâu với sự sửng sốt. Theo như ông tâm sự sau này, một cuốn tiểu thuyết nồng nhiệt, đầy điều lạ như vậy hoàn toàn không thể do một cô gái trẻ, còn chưa phương trưởng ấy có thể viết ra được.
-Xin lỗi, quý cô chỉ là một thiếu nữ mới lớn. Hãy nói thật đi, ai mới là tác giả của “Buồn ơi, chào mi!”?- Ông chủ xuất bản giọng nhẹ nhàng, thân tình hỏi Francoise.
Francoise bối rối đặt lên bàn bốn tập vở viết đầy chữ. Cô gái như nín thở.
Sau khi tiểu thuyết “Buồn ơi, chào mi” ra mắt đọc giả, tại Pháp như lan chuyền những cơn chấn động. Lần đầu tiên trong văn chương Pháp có một nữ nhà văn còn rất trẻ đã miêu tả trong cuốn sách của mình, cứ lần lượt hết 50 trang sách, một cô gái trẻ lại thay đổi một cuộc tình. Điều đó đã gây ra một cú sốc đối với nước Pháp theo đạo Thiên chúa giáo.
Hơn thế, “Buồn ơi, chào mi” lại trở thành cuốn sách rất ăn khách. Chỉ trong vòng có một năm, ở các nước khác nhau, với các ngôn ngữ khác nhau sách đã phát hành được hơn một triệu ấn bản. Tiểu thuyết của nữ nhà văn trẻ đã trở thành ngọn cờ của thời đại, đã là con chim báo bão của những đòi hỏi tự do về đạo đức. Nước Pháp như ngấm “một cơn say”. Cô văn sỹ trẻ Francoise Sagan bỗng trở thành một nhà tiên tri. Những người sủng mộ săn đuổi cô; những tờ tạp chí thời thượng cho in ảnh cô ngay trên trang đầu; báo chí công bố những bài phỏng vấn đầy sức lan tỏa của cô; mỗi bước chân cô đều có những ống khí bí mật bám theo…
Nữ tác giả mới 19 tuổi nhận được khoản thù lao lớn chưa từng có tính ở thời điểm đó- 100 ngàn dollar. Sagal không biết tiêu làm sao cho hết số tiền đó, đành tìm tới người cha để hỏi ý kiến.
-Tôi chưa bao giờ nắm trong tay một số tiền lớn đến như vậy- nữ văn sỹ thành thật thú nhận- Làm sao có thể tiêu cho nhanh hết số tiền đó đây? Bởi ở tuổi tôi, tiền bạc không mang lại hạnh phúc!
Trước kia, Francoise không bao giờ chịu nghe lời ai, bây giờ đành phải nghe lời ông bố của mình. Cô bắt đầu tiêu tiền như giấy lộn: mua những đồ trang sức đắt tiền, tới nghỉ dưỡng dài ngày ở những resort sang trọng, khoản đã bạn hữu và những người sủng mộ tại những khách sạn đẳng cấp ở Paris. Cô cũng trở thành con bạc khát nước của các casino. Và có một lần, thức trắng đêm bên chiếu bạc, cô thắng cuộc và thu về môt khoản tiền khổng lồ là 8 triệu franc. Với số tiền này, ngày hôm sau Francoise mua ngay một dinh thự cổ mà sau này, Sara Bernar-người mà cô sủng mộ thường hay lui tới.
Chẳng bao lâu sau khi “Buồn ơi, chào mi” ra đời, ông chủ xuất bản cử Francoise làm một vòng quảng bá sách Jerusalem tới New York với sự tháp tùng của nhiếp ảnh gia, một chàng trai trẻ 24 tuổi, rất đẹp trai tên là Filipp Sarpenter. Chàng trai này đã trở thành người tình và người đàn ông đầu tiên bước vào cuộc đời của nữ văn sỹ tiếng tăm đang nổi lên như cồn. Từ một cô thiếu nữ ăn vận lôi thôi Francoise biến thành một thiếu phụ trẻ đầy hấp dẫn; không chỉ không còn xa lạ mà trở nên sành điệu các thực đơn đắt tiền. Nhưng niềm hạnh phúc ấy lưu lại với Sagan không lâu: Tour quảng cáo kết thúc, hai tuần lễ sau Fillipp chia tay với Sagan để chạy theo một bóng hồng khác. Sau sự đổ vỡ này, Sagan tìm cho mình một niềm đam mê khác. Thiếu phụ sắm một chiếc ô tô thể thao nhãn “ Iaguar” để rong ruổi khắp Paris với một tốc độ lớn, gây hoảng sợ cho người đi trên đường.
Một lần ngồi sau tay lái, trong trạng thái say khướt, cô gái Sagan 22 tuổi đã đánh mất tay lái. Chiếc xe với tốc độ tối đa đã lao xuống rãnh. Nữ văn sỹ được chở đến bệnh viện trong trạng thái chết nhiều hơn sống. Các bác sỹ phải phẫu thuật, sắp xếp lại nhiều khúc xương cho cô.
Guy Schoeller-một người quen cũ, một ông chủ xuất bản lớn ở Paris đến thăm nữ nhà văn trẻ . Ngồi bên giường Sagan băng quấn khắp thân mình suốt hai giờ đồng hồ, bất ngờ Guy Schoeller nắm lấy tay Sagan tỏ lời cầu hôn. Sagan suy nghĩ và chấp nhận lời cầu hôn ấy.
- Cuộc gặp gỡ giữa tôi và Schoeller giống như những thanh âm cây đàn violonsel từ vang lên từ phía sau cuộc đời của tôi- Sau này Francoise tâm sự với bạn bè- Vào thời điểm ấy có bao nhiêu công việc nghiêm túc đặt ra trước tôi. Những ông chủ xuất bản, bạn đọc, các nhà phê bình đều nóng ruột chờ cuốn tiểu thuyết mới của tôi.
Francoise hiểu rằng không có quyền xuôi tay. Nếu xuôi tay mọi người sẽ coi nữ nhà văn là giống bướm hoang chỉ sống trọn một ngày. Nhưng viết ra được một cuốn tiểu thuyết đâu là việc dễ dàng. Sagan cố gắng miêu tả lại những gì chính mình đã trải qua.Nhưng trang viết hóa ra giả tạo, không được ngẫm nghĩ trước.Nữ văn sỹ trẻ tìm tới rượu tối tối, gắng gỏi nâng cao trưởng lực của mình với sự trợ giúp của thuốc phiện mà cô gái đã làm quen sau khi bị tai nạn xe hơi. Và lắng nghe những lời khuyên bảo thực tế của đức ông chồng lớn hơn hai mươi tuổi.
-Mọi người đang cần tới ước mơ, chứ không cần những kinh nghiệm của riêng em-Ông chồng nói với Francoise.
Hóa ra lời khuyên ấy có tác dụng… Cuốn tiểu thuyết thứ hai của bà- “Một nụ cười nào đó“ ( A Certain Smile ) được các nhà phê bình coi là một kiệt tác khi chỉ ra rằng trong tác phẩm ấy đạt tới chiều sâu và sự thông thái không có ở “Buồn ơi, chào mi”. Các ông chủ xuất bản công kênh nữ nhà văn lên vai, coi cô là “tác giả có lượng ấn bản không ai so sánh được”. Nhu cầu của người đọc nâng cao vị thế của Francoise. Nhưng cuộc sống riêng không hề yên ả. Một lần trở về nhà, Francoise chứng kiến ông chồng đang ngồi trên đi-văng đọc báo. Cảnh tượng ấy khiến Francoise cảm thấy ghê sợ vị sự tẻ nhạt, vô vị. Nữ văn sỹ vơ vội ít quần áo và đồ dùng thiết yếu rồi bỏ nhà ra đi không một lời giải thích.
-Quả là tôi cũng biết rẳng việc tôi bỏ đi cũng không làm cho chồng tôi buồn đau. Nhưng nếu giả như tôi quay về, không rõ mọi chuyện có thay đổi không?-Nữ văn sỹ tâm sự với bạn hữu.
Qua đi một số năm, Francoise một lần nữa mong tạo dựng cuộc sống gia đình. Nữ văn sỹ kết hôn với Bob Westhof- một nhà điêu khắc người Mỹ. Như để khẳng định ước mong nghiêm chỉnh của mình, nữ văn sỹ sinh cậu con trai Deni. Nhưng Francoise sắm vai trò của một người vợ, người mẹ cũng không được lâu.
-Em sống trong bầu không khí buồn chán ngột ngạt và những bữa điểm tâm sáng chán ngắt ấy đã bảy năm. Cuộc sống gia đình không có gì khác món măng tây trộn dấm.Đó là món ăn em rất ghét- Fransoise nói thẳng như vậy với chồng.
Ly hôn, nữ nhà văn nhờ bà giúp việc nuôi hộ cậu con trai. Francoise lao vào công việc như để bù đắp thời gian đã mất. Bây giờ thì không một ai cản trở nữ văn sỹ sống theo nếp cũ của mình. Căn buồng của Francoise biến thành một khách thính văn học nổi tiếng nhất ở Paris. Nữ văn sỹ một lần nữa lại uống đủ loại rượu mạnh, chơi bài rồi cùng với nhóm bạn bè, người sủng mộ đi vui chơi, nghỉ dưỡng từ bãi biển này qua bãi biển khác…
-Francoise làm việc vào lúc nào nhỉ?- Bạn bè và các ông chủ nhà xuất bạn ngạc nhiên tự hỏi.
Hết cuốn sách này tới cuốn sách kia thay nhau ra đời. Nữ văn sỹ viết nhiều, viết nhanh, không bao giờ làm sai hợp đồng đã ký với nhà xuất bản.
Trong suốt cuộc đời mình, Francoise đã viết 22 tiểu thuyết, 2 tập truyện ngắn, 7 vở kịch , 3 tập bút ký. Nhiều trong số các cuốn sách đó đã trở thành ấn phẩm ăn khách nhất. Nhiều nhà phê bình đã nhận xét, cấu trúc tiểu thuyết của Francoise đáp lại hình thức nghiêm ngặt của chủ nghĩa cổ điển; phong cách của Francoise vừa định hình vừa như đang phát triển. Người ta đã mời Francoise Sagan làm hội viên Viện Hàn lâm Nghệ thuật Pháp hay như ở Pháp người ta thường gọi là Viện Hàn lâm của những điều bất tử. Thậm chí, viện sỹ của Viện này nhận được những khoán tiền lớn, có nhiều đặc quyền, kể cả quyền không được xâm phạm thân thể. Ấy vậy nhưng Francoise vẫn khước từ.
Với tháng năm, Francoise học được cách đánh giá và nhận biết ra những người bạn tốt. May mắn sao, điều này khiến cuộc sống của nữ văn sỹ không nhợt nhạt, tàn úa đi. Trong số bạn hữu ấy thậm chí có cả Tổng thống Pháp Francoise Mitterrand. Ông thường xuyên ghé thăm nữ văn sỹ, để đám vệ sỹ ngoài xe; còn nữ nhà văn thường tự tay nấu khoản đãi ông những món ăn ông thích như thịt rán hay vịt hầm nước cam. Có một lần Francoise Mitterrand phải ra tay cứu giúp nữ văn sỹ. Chuyện xẩy ra vào năm 1995. Ở tuổi 60, Francoise Sagan bị bắt giam vì tôi sử dụng và lưu trữ ma túy. Nhờ có sự can thiệp của Tổng thống, nữ nhà văn mới khỏi phải ngồi tù.
-Tôi sợ sự nghèo khổ và bệnh hay quên, hơn mọi điều khác trên thế gian này! - Nữ nhà văn thú nhận với phóng viên bao chí.
Nào ngờ, Francoise Sagan lại kết thúc cuộc đời chính trong hai điều bà ghê sợ nhất ấy. Trong mấy năm cuối đời nữ nhà văn nổi tiếng sống cô đơn trong một villa bình thường trên bờ biển. Vẫn như trước, bà hút một thứ thuốc lá rất nặng và lặng lẽ uống rượu uýtski một mình. Và không cầm lên tay cây bút quen thuộc. Những triệu triệu nhuận bút đã bay biến đâu hết, nữ văn sỹ phải vay nợ, phải cầm cố khu trang trại của mình ở Normandi ; đã bán cả cái xe hơi Iaguar màu đỏ thân thuộc. Quẩn quanh bà bây giờ chỉ còn là những con chó bà cưng chiều và luôn khẳng định không một ai trên thế gian này có những cặp mắt nhân hậu và thủy chung như của đám bạn nhỏ này.
Và rồi ngày 24 tháng Chín năm 2004, ở tuổi 69, Francoise Sagan đã vĩnh biệt chúng ta. Bà được mai táng trong khu hầm mộ nhỏ bé của gia đình tại làng Se jak, gần thành phố nơi bà sinh ra ở phía Tây Nam nước Pháp./.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét