Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Cá Voi Xanh và lần đầu tiên ‘can đảm bám Mỹ’


baomai.blogspot.com

Tháng Mười năm 2018 và cùng với sự kiện Bộ trưởng quốc phòng James Mattis đến Việt Nam lần thứ hai liên tiếp trong năm nay, có thể ghi nhận một động thái mới: lần đầu tiên chính thể độc đảng ở Việt Nam đã phải quyết định ‘xoay trục’ như một hành động ‘can đảm bám Mỹ’ để khai thác dầu khí.

Sau thất bại ở Bãi Tư Chính và trong khi dự án khai thác mỏ Lan Đỏ với người Nga vẫn giậm chân tại chỗ, bất chấp chuyến đi ‘quốc tế vận’ ở Nga vào tháng Chín năm 2018 của Nguyễn Phú Trọng – quan chức sẽ trở thành chủ tịch nước một tháng sau đó sau cái chết bất ngờ và đầy nghi vấn của Trần Đại Quang, hy vọng hiếm muộn còn lại của chính quyền Việt Nam chỉ còn là mỏ khí đốt Cá Voi Xanh ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi. Mỏ này có trữ lượng khoảng 150 tỷ mét khối – nơi mà tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobil của Mỹ đã được giới quan chức Hà Nội bật đèn xanh cho việc chính thức khởi động dự án đầu tư khai thác khí đốt tại mỏ Cá Voi Xanh.

Có thể xem mỏ Cá Voi Xanh là dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam. Dự kiến khai thác khí ở mỏ này sẽ đóng góp gần 20 tỷ đô la vào ngân sách Việt Nam.

baomai.blogspot.com
  
Trong bối cảnh ngân sách Việt Nam đang nhanh chóng cạn kiệt và đặc biệt đang quá thiếu ngoại tệ để trang trải nợ quốc tế – lên tới 10 – 12 tỷ USD/năm, và để phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các nước, đồng thời phải bảo đảm dự trữ ngoại hối, 20 tỷ USD là con số rất đáng để giới lãnh đạo Việt Nam tỏ một chút can đảm trước “đồng chí tốt” Trung cộng.

Không thể khác hơn và thật ra cũng chẳng còn lựa chọn nào khác, hy vọng mỏng manh còn lại của Việt Nam chỉ còn là Mỹ – đối trọng quân sự duy nhất với Trung cộng tại Biển Đông. Để Việt Nam có thể ‘can đảm bám Mỹ’, ít nhất cho tới lúc nào mục tiêu khai thác dầu khí để bồi hoàn cho một nền ngân sách rỗng ruột của Việt Nam vẫn còn bị Trung cộng thẳng tay cấm đoán.

Vào tháng Mười năm 2018, đã có tín hiệu an ủi đầu tiên cho Việt Nam về động thái ‘can đảm bám Mỹ’ ấy.

baomai.blogspot.com
  
John Bolton – Cố vấn An ninh Mỹ – trong cuộc phỏng vấn của chương trình Hugh Hewitt có tiếng của Mỹ vào ngày 11/10/2018 – lần đầu tiên nói bóng gió về khả năng Mỹ và Việt Nam sẽ ‘cùng khai thác dầu khí’.

“Mỹ sẽ hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông dù có Trung cộng hay không” – John Bolton nói, tuy không đề cập cụ thể Mỹ sẽ hợp tác khai thác với nước nào trong số các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.

Phát ngôn thách thức rất đáng chú ý trên của Cố vấn An ninh John Bolton xuất hiện chỉ một ngày sau khi Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật cắt đứt đường lưỡi bò của Trung cộng trên Biển Đông, và cùng lúc với thông tin chính thức về chuyến thăm Việt Nam bất ngờ vào trung tuần tháng Mười năm 2018 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis.

baomai.blogspot.com
  
Về dầu khí, cho tới nay không có biểu hiện rõ ràng về việc Mỹ đã hoặc sẽ hợp tác với những quốc gia như Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan để khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Nhưng hợp đồng cùng khai thác dầu giữa Tập đoàn dầu khí lớn nhất của Mỹ là ExxonMobil với PetroVietnam thì đã nằm trên các bàn giấy hai bên và được công bố cho toàn thế giới biết. Đó là mỏ dầu khí Cá Voi Xanh.

baomai.blogspot.com
  
Kể từ năm 2014 khi bị giàn khoan Hải Dương 981 của Trung cộng xông thẳng vào Biển Đông như một cú tát tai Bộ Chính trị đảng Việt Nam, đây là lần đầu tiên tổ chức này tỏ ra ‘dũng cảm’ đến thế trong hành vi tìm cách nâng cấp mối quan hệ quốc phòng với người Mỹ.

Hẳn là chẳng phải ngẫu nhiên mà ‘tân chủ tịch nước’ Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo cho Hội nghị trung ương 8 của đảng cầm quyền – diễn ra vào đầu tháng Mười năm 2018 – ban hành một nghị quyết đáng chú ý: “chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để từng bước đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển”.

baomai.blogspot.com
  
Nghị quyết trên ra đời trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam đã hầu như cạn kiệt, bao gồm cảnh nạn khai thác khoáng sản vô thiên lủng từ nhiều năm qua, trong khi độ che phủ rừng thực tế đã giảm xuống dưới 20% và khiến Việt Nam, thay vì xuất khẩu gỗ như cách đây ba chục năm, đã và đang phải nhập khẩu gỗ từ các nước trong khu vực Đông Nam Á… Chỉ còn biển và trữ lượng dầu khí dưới biển là còn tiềm năng để mang lại ngoại tệ trong một thời gian có hạn, có thể chỉ đến năm 2021 hoặc 2022, tương ứng với trữ lượng dầu khí đang mau chóng cạn kiệt.



Thường Sơn

baomai.blogspot.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: