Tâm sự Triệu Bôn
- Tôi là một người đi làm nhiều việc, ở nhiều nơi, cuối cùng tìm thấy văn học là nơi dừng sào của mình. Hồi mới đi bộ đội, tôi mới học hết cấp 2. Trong lúc người ta nghỉ, tôi phải căng đầu học văn hoá. Tôi đã đỗ cái bằng đại học toán với bao nhiêu công sức. Nhân vật trong Mầm sống là tôi đấy.
Hồi đi học, tôi cứ nghĩ mình phải đi ngược lại lối mọi người vẫn đi. Tôi nghĩ mình có thể tìm ra định lý p mà người ta nghĩ rằng đúng nó là công việc của người lính, định lý của người lính. Tôi đã mầy mò tìm mãi, và có một lần tìm được một cái gì đò, thì hoá ra người ta đã tìm được từ những thế kỷ trước.
Trước lúc tôi sang viết báo, tôi đã dịch dở nửa quyển lý thuyết hàm số phức, dù tôi chưa biết sẽ in vào đâu cả.
- Tôi quay sang viết báo, rồi viết văn. Viết văn cũng là một việc phấn đấu: báo có ít người, vừa đi vừa viết. Nhưng tôi nghĩ mình có nhiều chuyện để viết được. Anh em họ kể cho tôi nhiều thứ lắm, tôi cảm thấy còn nhiều chuyện mình phải viết được.
- Hồi đi chiến trường, tôi theo anh em một đại đội luồn sâu, tôi được trinh sát dẫn đi xem địch, tôi nằm gần lắm, súng bắn thẳng có thể bắn tới.
Lúc ở chiến trường, mình có cảm tưởng rằng người mình mềm lắm, đầu mềm, chân tay mềm, muốn có một cái gì đó chở che- mãi tôi mới nghĩ ra: Mình cũng muốn có một cái áo giáp.
Nhưng tôi cho rằng chưa anh làm báo nào đi cho ra trò. Ví dụ mình chưa được đi hẳn với trinh sát một chuyến nào cả. Trinh sát đi trinh sát chứ không phải trinh sát dẫn đường.
- Tôi là một người lính 15 năm nay, bây giờ nó quen rồi. Ví dụ: Tôi đi với một ông thủ trưởng, lúc đến chỗ nghỉ, thằng cần vụ nó đi bắc nước, thì tôi có thể đi bẻ củi. Nó là cái việc qua của tôi rồi. Với những người lớn tuổi, người nào mà tôi quý tôi có thể gọi anh xưng em ngay. Ở về bên quân khu có một ông tôi toàn gọi thế cả. Tôi cho rằng một người viết chẳng được miễn gì so với đời sống cả, mà chỉ có vất hơn, khổ hơn thôi. Những thằng như thằng Chu sống một đằng, làm một nẻo. Tôi thì không thế được.
Thằng Huân, thằng Chu có thể bôi ra những truyện rất hay. Ví dụ truyện Người ở mặt trậncủa thằng Huân. Nó chỉ nói anh nọ thương anh kia thôi. Tôi như thế thì tôi không làm được. Tôi phải có chuyện của tôi.
- Nhưng có lúc nghĩ như thằng Chu nó khôn hơn, nó khỏi thiệt thân nó, khỏi khổ. Trong bọn viết bây giờ, chỉ có thằng Chu là mới thành người viết, còn chưa có ai cả, chưa thằng nào làm được gì.
Tôi là lính lâu, tôi muốn nói gì đó của người lính, mà ở ngoài không có. Ví dụ các ông cứ bảo ông Bùi Bình Thi ra vẻ lính. Tôi thấy ông Thi chẳng có lính gì cả. Cả ông Chu nữa.
Nhàn: Thế theo ông Dấu chân người lính có phải lính không?
Triệu Bôn: Không, viết hay nhưng chưa thật lính. Người lính không thế cả đâu. Người lính họ phải hành động hơn. Đã nói người lính tức là có cái gì gần người nông dân một chút chứ.
Nhàn: Hẳn ông quan niệm, người lính phải khác người thường nhiều chứ gì? Còn theo tôi, mỗi người lính có cái gì vẫn rất gần với những người thường, là một người thường, vì lúc này cuộc chiến cuốn vào nó cả dân tộc chẳng ai được đứng ngoài.
Triệu Bôn: Đúng thế, cả hai cái đó đều có lý do cả.
Nói chung, đời tôi là đời một người không may. Họ không phong cấp lên cho tôi một điểm nhục nhã cho họ.
Về việc viết, tôi thấy các ông cứ bàn về chuyện kỹ thuật nọ kia. Tôi thấy cứ viết như cũ cũng đủ rồi, viết thế còn chán chỗ dùng, mình theo được người xưa đâu, việc gì phải hiện đại ra. Tôi đọc cổ điển cũng thích, mà cái mới cũng thích.
( Khi nghe tôi thuật lại ý này Nguyễn Minh Châu bảo : Nói thế không được, nội dung khác, phải có hình thức mới. Nhị Ca bảo viết giống như người xưa thì không bao giờ bằng người xưa được.)
Vẫn lời Triệu Bôn
-- Tiếp xúc với người viết, tôi thấy nhiều cái lạ lắm. Có những người mà tôi thấy tài quá, không sao theo được, như thể bác Tô Hoài hoặc anh Thi ấy.
Những người như bác Nguyên Hồng, tôi không nghe một buổi thì tôi tiếc lắm. Bác Hồng rất quý tôi.
Nhưng có những người như ông Nguyễn Công Hoan, ông Xuân Diệu tôi nghe tôi không bao giờ tin cả.
Nhàn: Thế ông có biết tại sao ông viết Cái vuốt hỏng không?
Triệu Bôn: Cái hỏng của truyện ấy là ở chỗ tôi không phân biệt được truyện và ký. Lúc đầu tôi viết là ký, dùng cho báo quân khu, sau tính gửi cho xuất bản, mới thấy là nên thêm vào chút ít. Nhân tiện đưa VNQĐ thế thôi.
Nhàn: Không phải thế đâu... Nó thiếu một cái gì khác. Tôi thấy ông phải đào sâu vào cái mà Mầm sống ông có, tức là hình ảnh một người chiến sĩ kiểu mới, chiến sĩ có suy nghĩ, có nghị lực... đó vừa là triết lý sống của ông.
Triệu Bôn: Trong Cái vuốt, tôi cũng muốn nói về sức mạnh của con người khi ở vào hoàn cảnh đơn độc.
Để tôi thử nhớ lại xem. Ừ đúng rồi, truyện Mầm sống tôi viết lúc đầu là do theo anh em đi lấy gạo, có cậu nó kể chuyện tìm được một thằng bị thương, phải cắt tay. Tôi đi viện nhiều. Nhưng viết về một nhân vật thì viết không nổi, phải cho nó thêm một nhân vật nữa cho nó vừa
Nói chuyện về Triệu Bôn với các anh khác.
Nguyễn Minh Châu: Những thằng như thằng này (TB), nó đã bị đời sống làm cho lữa ra rồi, mà nó còn viết được, tức là nó có một cái gì cốt lõi lắm mà không sao thay đổi được.
Nhàn: Triệu Bôn là một kiểu nghệ sĩ khác nghệ sĩ thường lắm. Đỗ Chu thì sớm có một ý thức rõ ràng về tài năng của mình ngay từ những năm đi học đã yên chí sau này làm một nhà văn rồi.
Còn ông Triệu Bôn này không phải thế, ông Triệu Bôn này chẳng bao giờ nghĩ, chẳng bao giờ chuẩn bị cả, nhưng cứ sống thế,thì lại hoá ra một sự chuẩn bị đầy đủ nhất rồi.
Nguyễn Minh Châu: Thằng này nó cứ như gỗ nguyên cả khối ấy...
Nhưng mà những cái loại này viết , nó cũng dễ thành ra báo lắm cơ.
Nhàn: Có bằng Trúc Hà Không?
Nguyễn Minh Châu: Còn hơn Trúc Hà chứ. Cùng là lính nhà quê, nhưng thằng Duật quá màu mè, thằng này chắc hơn.
Nghe ai đó phê mình lười đi,Đỗ Chu:
-- Tao không muốn phí thời giờ. Tao không sợ chết đâu. Nhưng lúc nào chuẩn bị viết đã đủ rồi, thì tao không muốn làm nữa....
Trong thời gian hiện nay, kiểu nghệ sĩ nào là phổ biến.
Dạng Triệu Bôn là người nghệ sĩ cũ còn lại (cũ với nghĩa: kiểu đào tạo cũ )- vẫn tốt
Tiếp tục nghe Triệu Bôn:
Tôi ở với lính nhiều, nhiều người quen. Tôi thấy giá biết được một thanh niên Hà Nội cũng được nhưng không có thì cũng chẳng sao cả. Bớt đi nhân vật ấy, không làm cho khối đông đảo người lính chúng mình bớt đi bao nhiêu.
Tôi thấy phàm đã là người viết, thì đã tính thế nào cũng không ngại lắm nhất định sống được. Như tôi thấy thằng Đỗ Chu thế mà dại, nó cũng khổ. Ở đơn vị rất khổ, và nó rất tốt, rất thật. Nhưng còn thằng Huân ?Tôi thấy thằng này khéo lắm. Cái thói khéo ấy, ở ngoài mặt trận ít hơn, mà ở đây nhiều hơn, thật là không tốt.
Lúc xuống đơn vị, tôi chỉ ghét nhiều tay cán bộ còn vơ vét, kiếm chác của lính mà chưa nghĩ đến việc đánh tốt.
Nhàn (nghĩ) Triệu Bôn vẫn chỉ nói một thằng lính nghị lực, đứng đắn, đáng tin cậy. Nhưng vẫn chỉ là một cánh tay, chứ không phải là bộ óc. Triệu Bôn rất ít suy nghĩ về bản chất người lính, bản chất chiến tranh và quân đội, ở Triệu Bôn có một lòng tin có sẵn, sâu xa và nghĩ phải làm sao làm thôi.
Triệu Bôn mới thấy cái đẹp con người trong hành động, phấn đấu để hành động mà chưa thấy cái đẹp trong sự suy nghĩ, trong sự nhận thức, phấn đấu để nhận thức. Triệu Bôn cũng không có những hiểu biết về phương hướng đi tới. Nhân vật Triệu Bôn chưa bao giờ là những cán bộ trẻ, càng chưa bao giờ là những cán bộ trẻ có tầm nhìn xa, có vóc dáng của những nhà lãnh đạo quan trọng sau này. Tưởng là khác song nhân vật Triệu Bôn nó vẫn chì là một kiểu người lính Đỗ Chu.
Tiếp tục về các bạn khác
Vũ: Về cơ bản, Duật và Bằng Việt rất giống nhau. Bằng Việt nói Tột cùng hạnh phúc, tột cùng gian truân. thì Duật nói: Không có kính không phải là không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi... Nhưng Bằng Việt là người có công hơn, có công trong cách thơ suy nghĩ hiện nay. Còn Duật thì làm hại mọi người, làm cho mọi người trở lại với những chuyện vơ vẩn không đâu vào đâu.
Bây giờ đi đâu cũng thấy có người nhại thằng Duật.
Duật và Bằng Việt là những người vô tâm. Nhưng đó thật sự là người có tài.
Có những người như Hoàng Hưng, Vũ Quần Phương, có đủ mọi điều kiện làm thơ: có cố gắng, có học vấn, có cảm xúc, chỉ thiếu có tài, nên thơ không ra sao. Còn loại như Đỗ Chu, nó cũng có tài đấy, nhưng nó lại uốn theo thời thế quá chừng (Duật thì không có ý thức, mà Chu thì có ý thức hơn, có ý thức về sự chiều đời của mình) . Nguyễn Khắc Phục rất coi thường văn chương Đỗ Chu, có thể nói căm ghét văn chương Đỗ Chu. Có lần Nguyễn Khắc Phục nghe Đỗ Chu, Bùi Bình Thi nói một lúc rồi hỏi lại: Khi đã hiểu đời như thế đấy, rồi xem xem các anh sẽ viết thế nào?
Vũ nói tiếp: Bây giờ trong bọn làm thơ, tôi chỉ còn tin có Xuân Quỳnh. đó là nhà thơ phụ nữ khá nhất, 30 năm nay, vượt hết rồi. Tài thì nó có thừa rồi.... Bây giờ có thể tin được vì chẳng bao giờ bà ấy yên được cả.
Về Nguyễn Khắc Phục
Vũ: Tôi gặp ai đó một lần thôi, tôi có thể biết ai có tài không Tôi gặp thằng Phục trước, rồi đọc Hoa cúc biển sau. Gặp đã thấy được. Đọc Hoa cúc biển thì thấy ít có tài hơn.
Nó là một người có tài thật, dù những cái nó viết hiện nay còn ngổn ngang chưa đâu vào đâu .Cái Biển và bãi lầy cũng không thật ghê đâu! Nhưng mình vẫn tin là nó làm được.
- Đó là một người cẩn thận chứ không phải không đâu. Nó đến nhà tôi nó lấy quần áo của tôi mặc, vì nó biết rằng tôi có thể xoay quần áo người khác. Chứ không phải làm liều. Nếu biết tôi không xoay được thì nó sẽ không lấy. Gặp thằng Chu thường thấy nó ra vẻ lễ phép bưng nước cẩn thận, nhưng người ta không tin, và Chu không thế thật. Còn Phục, nếu mọi người ăn cơm ở một nhà, nó tìm cách xoay cho thằng kia phiếu gạo... Nó gửi tiền cho những thằng bạn nghèo... Bề trong, nó nhút nhát và rất sợ mất lòng mọi người.
Chu hay nói lếu láo về Đảng, về Trung uơng, về ông Đồng... Còn Phục, không bao giờ Phục nói về những cái ấy cả. Nó vẫn thấy thiêng liêng lắm.
- Tôi là một thằng làm thơ, tôi hay vứt thơ mỗi chỗ một tí. Thằng Phục cũng vậy. nó vứt cái nó viết mỗi chỗ một tí. Đang ngủ, nó xin tôi điếu thuốc, và dậy viết được một truyện vừa - viết không ráp gì hết. Hôm qua lên, nó giao cho tôi tất cả bản thảo, và dặn là phải giữ cẩn thận.
Đọc văn Nguyễn Khắc Phục có thể cảm thấy không hay, nhưng không bao giờ cảm thấy nó có những đoạn xoen xoét ra, như trong văn thằng Chu.
Ng Khải nói về Phục:
-- Tôi cũng chưa đọc những cái khác. Nhưng mà vừa rồi đọc cái Cô kỹ sư nông hoá của nó, thì thấy nó viết ẩu quá, cẩu thả quá. Nó cãi lại do mình sợ. Khải cười chỉ bảo truyện này có lẽ quá cải lương. Nói cho xong thôi , chứ trong bụng nghĩ đến cải lương cũng không được.
Nhàn: có chất người như Triệu Bôn, có chất người như Đỗ Chu. Ở lớp người lớn tuổi, có những người như ông Từ Bích Hoàng, Phú Bằng, và những người như Ng Khải, ở mỗi bên, tôi thấy họ thiếu cái của bên kia. Những tài năng lớn, dường như là phải bao gồm cả 2 mặt đó.
Tài là một chuyện, nhưng cuộc sống cũng là một chuyện. Biết thu góp cuộc sống cho mình là quan trọng lắm.
Nguyễn Minh Châu: Thì đấy chính là tài chứ còn gì nữa?
Nhàn: Tôi thấy chán bạn bè, vì loanh quanh nó cũng chỉ nói được những chuyện về tình yêu, gia đình là cùng. Mà ở ngoài thì người ta cứ đánh nhau. Chúng nó chẳng biết gì, nhiều khi nó lại phải hỏi mình một số điểm.
Nguyễn Minh Châu: Cuộc sống mà vào đến các ông ấy, thì vang động của nó đã đuối rồi trầm rồi, chẳng còn gì. Các ông ấy cũng đi thành rãnh thành hào mà mặt cứ đóng váng cả lên.
Nhàn: Hôm nọ, tôi gặp một tay, cái loại học trên tôi hai lớp, hồi đi học là cán bộ chấp hành đoàn mà tôi là học sinh. Bây giờ khoảng 30-31 Tôi gặp tay ấy buổi sáng đi trên đường, ăn mặc rất chững chạc, mặt nhìn thấy tự tin, da đen bóng lên, cổ áo quân hàm đại uý. Cái loại này nó đánh nhau thật, nó vào sinh ra tử thật. Hơn cả anh hùng, nó còn nặn ra cả những anh hùng nữa. Những tay này đúng là cột trụ của chế độ chứ còn gì nữa? Tôi thấy mình cần gặp những người như vậy.
Đánh giá từng người
Nguyễn Minh Châu:Tôi vẫn thích 2 thằng Đỗ Chu và thằng Vũ. Hai thằng ấy nó có cái gì là nói ra rả, nói đến nơi đến chốn. Cái loại như Bằng Việt chóng cạn lắm.
Xuân Quỳnh: Cả hai ông Vũ và Bằng có phần được đề cao hơn là chính ông ấy vốn có.
Ông Bằng ngày càng làm cho bạn bè khó chịu. Khi phải chịu đựng ông ấy, ông ấy thô bỉ lắm, trước mặt người lạ mà cứ nói vợ mình khâu vá thế nọ thế này, thế mà không biết ngượng. Ông ấy cứ lừa lừa mọi người đến chơi, rồi mang kể chuyện mình, y như lừa lừa ỉa bậy ra một chuyện ấy.
Bằng Việt: (kể chuyện vợ) Tôi phải đi học chính trị thì bà ấy ở sơ tán về. Suốt đời bà ấy toàn chuyện không may.
Xuân Quỳnh: Và cái không may nhất là lấy ông.
Bằng: Không, cái may nhất là được tôi chứ.
Nhàn: Cái thằng Bằng này, nó có làm sao, cũng không được thương. Vì thương lần ấy rồi, lần khác nó vẫn thế.
Thơ Bằng Việt bao giờ cũng tổng hợp, tổng hợp ngay trong một bài. Có biến chuyển tư tưởng trong từng bài một. Nhưng từ bài nọ bài kia rất ít biến đổi.
Nghe bảo ông Bằng Việt vào trong kia lại tâm sự với ông Xuân Hoàng. Quỳnh bình luận hai cái loa tâm sự với nhau thì còn gì nữa.
Nhàn: Tôi không gần được bà Ý Nhi.
Xuân Quỳnh: Đó lại là người mẫu của ông Bằng.
Nhàn: Tôi không sâu sắc được như Bằng Việt.
Vũ Quần Phương: Bằng Việt không sâu sắc, nó chỉ tham bác rộng thôi.
Nhàn: Bây giờ đây, cứ hết chuyện thì mọi người lại lôi Bằng Việt ra mà nói. Dẫu quan niệm của người nọ người kia có khác, nhưng tất cả đều thống nhất khi nói xấu Bằng Việt.
Có một nhân vật viết từ lâu rồi là Bùi Bình Thi một người dễ vui, dễ buồn, ai nói thế nào cũng nói theo. Có thời gian 2 này viết một truyện, đi Lào về viết liên tiếp, tên truyện viết ra toàn những ở rừng lào với đội du kích Khăm Muộn.
Khải: Tôi bảo nó sửa mà nó không sửa, lại làm mặt giận.
Lại nghe ông ấy nói ông ấy làm một tập cho xuất bản Thanh niên. Mình bảo: Cứ từ từ, kinh nghiệm cho biết rằng nên cẩn thận khi ra tập sách đầu. Chưa thấy người nào ra tập đầu luôm nhuôm mà sau ngóc đầu lên được.
Rồi sẽ đến lúc, mà vấn đề thanh niên cũng là vấn đề tri thức. Người ta cắt nghĩa là trong xã hội hiện đại thanh niên là người nắm những trí thức mới nhất. Ở ta cũng bắt đầu có tình trạng ấy. Hiện nay, bộ đội khác học sinh.
Tôi nghĩ ừ, có một chủ đề: Văn nghệ và tri thức. Văn nghệ là tri thức, nhưng nó lại là bản năng, nó nảy sinh với một vẻ gì khó hiểu, như từ đất mà thành nhựa cây.
- Đọc thơ Bằng Việt mấy năm trước với mấy năm nay, đại khái là như nhau.
Đọc thơ Xuân Quỳnh mấy năm nay, có biến chuyển gì? Chỗ nào là chỗ đổi mới?
Xuân Quỳnh: Năm 1969 , tôi vụt ra được cái phần Gió lào cát trắng, nó là những suy nghĩ từ trước mà vụt ra.
Hình như những điều mà Xuân Quỳnh nói được trong Gió lào cát trắng, Lưu Quang Vũ cứ tán mãi ra, thành một cái mạch chủ yếu trong tập Trước biển và những ngọn gió
Xuân Quỳnh : Tôi thấy bây giờ làm cái gì phải làm cẩn thận, không có dịp làm lại nữa. Đến nơi nào đó lần đầu mà cứ nghĩ là lần cuối vì chắc không có dịp đến lại. Đọc sách không có dịp đọc lại. Ngay cả bạn bè, chỉ có mất đi mà không có thêm.
Bây giờ quý nhất là thời giờ. Có thể cho mọi người mọi điều, nhưng không thể cho thời giờ được.
Vũ Quần Phương: Những điều ông Nhàn viết do chỉ quanh quẩn trong bọn mình, nó đúng với bọn mình, nhưng không đúng với tất cả đâu.
Từ chỗ cả bọn ồn ào nói lên tiếng nói của mình, ở người nào cũng có đủ mọi yếu tố: vừa tin yêu, vừa phủ nhận, vừa say sưa, vừa quyết tâm
Giờ đây thơ trẻ đã phân hoá hẳn.
Bằng Việt đi vào sự phục vụ cung đình một cách bắt buộc nhưng vẫn là cung đình.
Lưu Quang Vũ lại từ bỏ cái ngọt ngào xưa, đi đến những cái quyết liệt.
Xuân Quỳnh đi sâu vào những chuyện cá nhân mình mà qua đó, nghe vang vọng những điều của xã hội nói chung.
Những bài thơ về sau, sự phát triển của mọi người hiện nay, giúp ta nhìn lại mỗi người trong những năm trước đây, thấy một cách đầy đủ chỗ yếu chỗ mạnh của họ.
Để đến được những suy nghĩ như Bằng Việt, một người thanh niên thường phải qua một chặng đường khó khăn. Nhưng từ Bằng Việt vượt lên những bước mới rất khó khăn.
Lại nói về Lưu Quang Vũ (tập Trước biển và những ngọn gió)
Vũ Quần Phương: Nghe đọc mấy bài của Vũ mình thấy có những câu vô trách nhiệm “Viên đạn hôm nay trong bao xe, mai rơi vào ngực ai”
Còn nếu Vũ nói: cái cùm lạnh, những đàn đom đóm lập loè, thì là nghe hóng Vũ không có quyền nói.
Nhàn: Vũ chỉ là người tàng hình giỏi, biến mình vào tất cả các bài thơ cũng một ý đó mà nhân lên. Chính là Vũ lại rất ít xao động.
Ông Châu bênh: Người ta có thể sống vạ vật, và có thể nói những điều lớn lao.
Tôi nghĩ có lý! Nhưng tôi còn xem xem có đúng là Vũ thế không đã.
Vũ Quần Phương: Sự vạ vật của Vũ có cần thiết không, có phải chỉ là vạ vật bề từ bên trong không hay là vạ vật vì lười biếng, ngại khổ vì những cớ bên ngoài
Nhàn: ông Vũ chính là một người vô chính phủ. Ông ấy phá đi, nhưng ông ấy chẳng xây gì cả, hay là cái xây của ông ấy rất mơ hồ, rất không tưởng.
Xuân Quỳnh: Chính tôi đã bảo Vũ nó chẳng rõ gì cả. Mình có phản động thì cũng phải rõ ra là phản động thì mới được.
Vũ Quần Phương: Đúng, Vũ trong đời sống chỉ biết cái tốt cái đẹp một cách mơ hồ, nó muốn làm thơ vươn tới cái đó, nhưng nó lại muốn đi tới một cách dễ nhất. Ông ấy muốn mua một cách rẻ hơn người khác.
Nhàn: Con đường ấy, con đường dễ dãi nhất, bao giờ cũng là con đường xa. Trong đời sống, có những con đường gian khổ, mình phải đi vào, cắn răng mà đi, nhưng đó lại là con đường ngắn nhất.
Vũ Quần Phương: Nhưng dẫu sao, phải nhận lối làm thơ của Vũ nó được nhiều, và nó có cái vẻ cụ thể của nó.
Nhàn: Kinh nghiệm của các ông lớp trước, chỉ là kinh nghiệm kéo dài.
Với lại ở Vũ, nó có nhiều câu như bắt được, chứ không phải nghĩ sẵn. Phải chuẩn bị cho mình sao để bắt được nhiều những câu như thế. Nó cũng là cái tài đấy.
Bằng Việt: Nó ở sự liên tưởng....
Vũ Quần Phương: Có thể người ta lấp lại những điều định nói, nhưng tàng hình cho khéo. Như bà Xuân Quỳnh, mấy bài gần đây của bà ấy (Cơn mưa không phải của mình, Mặt đất...)
Nhàn: Những bài ấy không hay. Tôi ngờ rằng một ý nghĩ của bà ấy đã khác đi, mà bà ấy vẫn làm theo kiểu cũ.
Phương: Bà ấy hay chạy theo tứ. Bây giờ có thể làm lối thơ nhật ký chẳng hạn, thơ gặp đâu viết đấy.
Nhàn: Lối thơ có tứ, như một vòng tròn khép kín cho nên Xuân Quỳnh không thể viết đài được. Hai bài thơ tình của bà ấy mới rồi viết dài được vì nó không còn tứ nữa. Nó băng đi như đại lộ.
Bằng Việt: Bây giờ tôi nghĩ lại rồi. Định nghĩa về thơ hiện đại nhất: thơ là tổ hợp của những từ, những cách biểu hiện theo một hướng nhất định. Hãy để cho thơ dàn dụa ra.Trước kia, tôi cứ phải đi chắp từng câu một, tốn công, mà người ta lại bảo mình không có thực tế. Phải học ông Chế cách kéo dài, muốn thế phải có những liên tưởng tiếp nối và tương phản.
Nhàn: Tôi lại thấy ông Bằng cứ đi vào lối cũ, có khi lại hơn.
Phương: Mỗi người phải gánh lấy nhược điểm của mình rồi biến nó thành một chỗ mạnh mà mình.
Phương nói tiếp với tôi: trong bọn mình, có những người có khả năng suy nghĩ một cách bản năng, ví dụ như Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ. Bằng thì khác, Bằng chớ làm như họ mà chết.
Xuân Quỳnh kể: Bằng Việt vừa “làm“ xong tập Lương tâm cho nxb Thanh Niên. Tôi bảo ông ấy là: Nếu ông không phải đưa, người ta không giục, thì ông đừng đưa... Cứ kéo dài mãi cái kiểu cũ, vô duyên rồi.
Bây giờ người ta bắt đầu in bọn trẻ bằng tên rồi. Ông Phạm Hổ bảo bài thơ tặng Duật (của ông Bằng) cũng không ra sao, nhưng vì là của ông Bằng Việt thì đăng cho ông ấy thôi.
Bằng Việt trẻ con lắm. Người ta chê ông ấy thì ông ấy đi chê lại, rồi không đọc thơ cho họ nghe. Ông chỉ đọc cho người nào có những bài thơ kém hơn của ông ấy thôi.
- Tôi là một người đi làm nhiều việc, ở nhiều nơi, cuối cùng tìm thấy văn học là nơi dừng sào của mình. Hồi mới đi bộ đội, tôi mới học hết cấp 2. Trong lúc người ta nghỉ, tôi phải căng đầu học văn hoá. Tôi đã đỗ cái bằng đại học toán với bao nhiêu công sức. Nhân vật trong Mầm sống là tôi đấy.
Hồi đi học, tôi cứ nghĩ mình phải đi ngược lại lối mọi người vẫn đi. Tôi nghĩ mình có thể tìm ra định lý p mà người ta nghĩ rằng đúng nó là công việc của người lính, định lý của người lính. Tôi đã mầy mò tìm mãi, và có một lần tìm được một cái gì đò, thì hoá ra người ta đã tìm được từ những thế kỷ trước.
Trước lúc tôi sang viết báo, tôi đã dịch dở nửa quyển lý thuyết hàm số phức, dù tôi chưa biết sẽ in vào đâu cả.
- Tôi quay sang viết báo, rồi viết văn. Viết văn cũng là một việc phấn đấu: báo có ít người, vừa đi vừa viết. Nhưng tôi nghĩ mình có nhiều chuyện để viết được. Anh em họ kể cho tôi nhiều thứ lắm, tôi cảm thấy còn nhiều chuyện mình phải viết được.
- Hồi đi chiến trường, tôi theo anh em một đại đội luồn sâu, tôi được trinh sát dẫn đi xem địch, tôi nằm gần lắm, súng bắn thẳng có thể bắn tới.
Lúc ở chiến trường, mình có cảm tưởng rằng người mình mềm lắm, đầu mềm, chân tay mềm, muốn có một cái gì đó chở che- mãi tôi mới nghĩ ra: Mình cũng muốn có một cái áo giáp.
Nhưng tôi cho rằng chưa anh làm báo nào đi cho ra trò. Ví dụ mình chưa được đi hẳn với trinh sát một chuyến nào cả. Trinh sát đi trinh sát chứ không phải trinh sát dẫn đường.
- Tôi là một người lính 15 năm nay, bây giờ nó quen rồi. Ví dụ: Tôi đi với một ông thủ trưởng, lúc đến chỗ nghỉ, thằng cần vụ nó đi bắc nước, thì tôi có thể đi bẻ củi. Nó là cái việc qua của tôi rồi. Với những người lớn tuổi, người nào mà tôi quý tôi có thể gọi anh xưng em ngay. Ở về bên quân khu có một ông tôi toàn gọi thế cả. Tôi cho rằng một người viết chẳng được miễn gì so với đời sống cả, mà chỉ có vất hơn, khổ hơn thôi. Những thằng như thằng Chu sống một đằng, làm một nẻo. Tôi thì không thế được.
Thằng Huân, thằng Chu có thể bôi ra những truyện rất hay. Ví dụ truyện Người ở mặt trậncủa thằng Huân. Nó chỉ nói anh nọ thương anh kia thôi. Tôi như thế thì tôi không làm được. Tôi phải có chuyện của tôi.
- Nhưng có lúc nghĩ như thằng Chu nó khôn hơn, nó khỏi thiệt thân nó, khỏi khổ. Trong bọn viết bây giờ, chỉ có thằng Chu là mới thành người viết, còn chưa có ai cả, chưa thằng nào làm được gì.
Tôi là lính lâu, tôi muốn nói gì đó của người lính, mà ở ngoài không có. Ví dụ các ông cứ bảo ông Bùi Bình Thi ra vẻ lính. Tôi thấy ông Thi chẳng có lính gì cả. Cả ông Chu nữa.
Nhàn: Thế theo ông Dấu chân người lính có phải lính không?
Triệu Bôn: Không, viết hay nhưng chưa thật lính. Người lính không thế cả đâu. Người lính họ phải hành động hơn. Đã nói người lính tức là có cái gì gần người nông dân một chút chứ.
Nhàn: Hẳn ông quan niệm, người lính phải khác người thường nhiều chứ gì? Còn theo tôi, mỗi người lính có cái gì vẫn rất gần với những người thường, là một người thường, vì lúc này cuộc chiến cuốn vào nó cả dân tộc chẳng ai được đứng ngoài.
Triệu Bôn: Đúng thế, cả hai cái đó đều có lý do cả.
Nói chung, đời tôi là đời một người không may. Họ không phong cấp lên cho tôi một điểm nhục nhã cho họ.
Về việc viết, tôi thấy các ông cứ bàn về chuyện kỹ thuật nọ kia. Tôi thấy cứ viết như cũ cũng đủ rồi, viết thế còn chán chỗ dùng, mình theo được người xưa đâu, việc gì phải hiện đại ra. Tôi đọc cổ điển cũng thích, mà cái mới cũng thích.
( Khi nghe tôi thuật lại ý này Nguyễn Minh Châu bảo : Nói thế không được, nội dung khác, phải có hình thức mới. Nhị Ca bảo viết giống như người xưa thì không bao giờ bằng người xưa được.)
Vẫn lời Triệu Bôn
-- Tiếp xúc với người viết, tôi thấy nhiều cái lạ lắm. Có những người mà tôi thấy tài quá, không sao theo được, như thể bác Tô Hoài hoặc anh Thi ấy.
Những người như bác Nguyên Hồng, tôi không nghe một buổi thì tôi tiếc lắm. Bác Hồng rất quý tôi.
Nhưng có những người như ông Nguyễn Công Hoan, ông Xuân Diệu tôi nghe tôi không bao giờ tin cả.
Nhàn: Thế ông có biết tại sao ông viết Cái vuốt hỏng không?
Triệu Bôn: Cái hỏng của truyện ấy là ở chỗ tôi không phân biệt được truyện và ký. Lúc đầu tôi viết là ký, dùng cho báo quân khu, sau tính gửi cho xuất bản, mới thấy là nên thêm vào chút ít. Nhân tiện đưa VNQĐ thế thôi.
Nhàn: Không phải thế đâu... Nó thiếu một cái gì khác. Tôi thấy ông phải đào sâu vào cái mà Mầm sống ông có, tức là hình ảnh một người chiến sĩ kiểu mới, chiến sĩ có suy nghĩ, có nghị lực... đó vừa là triết lý sống của ông.
Triệu Bôn: Trong Cái vuốt, tôi cũng muốn nói về sức mạnh của con người khi ở vào hoàn cảnh đơn độc.
Để tôi thử nhớ lại xem. Ừ đúng rồi, truyện Mầm sống tôi viết lúc đầu là do theo anh em đi lấy gạo, có cậu nó kể chuyện tìm được một thằng bị thương, phải cắt tay. Tôi đi viện nhiều. Nhưng viết về một nhân vật thì viết không nổi, phải cho nó thêm một nhân vật nữa cho nó vừa
Nói chuyện về Triệu Bôn với các anh khác.
Nguyễn Minh Châu: Những thằng như thằng này (TB), nó đã bị đời sống làm cho lữa ra rồi, mà nó còn viết được, tức là nó có một cái gì cốt lõi lắm mà không sao thay đổi được.
Nhàn: Triệu Bôn là một kiểu nghệ sĩ khác nghệ sĩ thường lắm. Đỗ Chu thì sớm có một ý thức rõ ràng về tài năng của mình ngay từ những năm đi học đã yên chí sau này làm một nhà văn rồi.
Còn ông Triệu Bôn này không phải thế, ông Triệu Bôn này chẳng bao giờ nghĩ, chẳng bao giờ chuẩn bị cả, nhưng cứ sống thế,thì lại hoá ra một sự chuẩn bị đầy đủ nhất rồi.
Nguyễn Minh Châu: Thằng này nó cứ như gỗ nguyên cả khối ấy...
Nhưng mà những cái loại này viết , nó cũng dễ thành ra báo lắm cơ.
Nhàn: Có bằng Trúc Hà Không?
Nguyễn Minh Châu: Còn hơn Trúc Hà chứ. Cùng là lính nhà quê, nhưng thằng Duật quá màu mè, thằng này chắc hơn.
Nghe ai đó phê mình lười đi,Đỗ Chu:
-- Tao không muốn phí thời giờ. Tao không sợ chết đâu. Nhưng lúc nào chuẩn bị viết đã đủ rồi, thì tao không muốn làm nữa....
Trong thời gian hiện nay, kiểu nghệ sĩ nào là phổ biến.
Dạng Triệu Bôn là người nghệ sĩ cũ còn lại (cũ với nghĩa: kiểu đào tạo cũ )- vẫn tốt
Tiếp tục nghe Triệu Bôn:
Tôi ở với lính nhiều, nhiều người quen. Tôi thấy giá biết được một thanh niên Hà Nội cũng được nhưng không có thì cũng chẳng sao cả. Bớt đi nhân vật ấy, không làm cho khối đông đảo người lính chúng mình bớt đi bao nhiêu.
Tôi thấy phàm đã là người viết, thì đã tính thế nào cũng không ngại lắm nhất định sống được. Như tôi thấy thằng Đỗ Chu thế mà dại, nó cũng khổ. Ở đơn vị rất khổ, và nó rất tốt, rất thật. Nhưng còn thằng Huân ?Tôi thấy thằng này khéo lắm. Cái thói khéo ấy, ở ngoài mặt trận ít hơn, mà ở đây nhiều hơn, thật là không tốt.
Lúc xuống đơn vị, tôi chỉ ghét nhiều tay cán bộ còn vơ vét, kiếm chác của lính mà chưa nghĩ đến việc đánh tốt.
Nhàn (nghĩ) Triệu Bôn vẫn chỉ nói một thằng lính nghị lực, đứng đắn, đáng tin cậy. Nhưng vẫn chỉ là một cánh tay, chứ không phải là bộ óc. Triệu Bôn rất ít suy nghĩ về bản chất người lính, bản chất chiến tranh và quân đội, ở Triệu Bôn có một lòng tin có sẵn, sâu xa và nghĩ phải làm sao làm thôi.
Triệu Bôn mới thấy cái đẹp con người trong hành động, phấn đấu để hành động mà chưa thấy cái đẹp trong sự suy nghĩ, trong sự nhận thức, phấn đấu để nhận thức. Triệu Bôn cũng không có những hiểu biết về phương hướng đi tới. Nhân vật Triệu Bôn chưa bao giờ là những cán bộ trẻ, càng chưa bao giờ là những cán bộ trẻ có tầm nhìn xa, có vóc dáng của những nhà lãnh đạo quan trọng sau này. Tưởng là khác song nhân vật Triệu Bôn nó vẫn chì là một kiểu người lính Đỗ Chu.
Tiếp tục về các bạn khác
Vũ: Về cơ bản, Duật và Bằng Việt rất giống nhau. Bằng Việt nói Tột cùng hạnh phúc, tột cùng gian truân. thì Duật nói: Không có kính không phải là không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi... Nhưng Bằng Việt là người có công hơn, có công trong cách thơ suy nghĩ hiện nay. Còn Duật thì làm hại mọi người, làm cho mọi người trở lại với những chuyện vơ vẩn không đâu vào đâu.
Bây giờ đi đâu cũng thấy có người nhại thằng Duật.
Duật và Bằng Việt là những người vô tâm. Nhưng đó thật sự là người có tài.
Có những người như Hoàng Hưng, Vũ Quần Phương, có đủ mọi điều kiện làm thơ: có cố gắng, có học vấn, có cảm xúc, chỉ thiếu có tài, nên thơ không ra sao. Còn loại như Đỗ Chu, nó cũng có tài đấy, nhưng nó lại uốn theo thời thế quá chừng (Duật thì không có ý thức, mà Chu thì có ý thức hơn, có ý thức về sự chiều đời của mình) . Nguyễn Khắc Phục rất coi thường văn chương Đỗ Chu, có thể nói căm ghét văn chương Đỗ Chu. Có lần Nguyễn Khắc Phục nghe Đỗ Chu, Bùi Bình Thi nói một lúc rồi hỏi lại: Khi đã hiểu đời như thế đấy, rồi xem xem các anh sẽ viết thế nào?
Vũ nói tiếp: Bây giờ trong bọn làm thơ, tôi chỉ còn tin có Xuân Quỳnh. đó là nhà thơ phụ nữ khá nhất, 30 năm nay, vượt hết rồi. Tài thì nó có thừa rồi.... Bây giờ có thể tin được vì chẳng bao giờ bà ấy yên được cả.
Về Nguyễn Khắc Phục
Vũ: Tôi gặp ai đó một lần thôi, tôi có thể biết ai có tài không Tôi gặp thằng Phục trước, rồi đọc Hoa cúc biển sau. Gặp đã thấy được. Đọc Hoa cúc biển thì thấy ít có tài hơn.
Nó là một người có tài thật, dù những cái nó viết hiện nay còn ngổn ngang chưa đâu vào đâu .Cái Biển và bãi lầy cũng không thật ghê đâu! Nhưng mình vẫn tin là nó làm được.
- Đó là một người cẩn thận chứ không phải không đâu. Nó đến nhà tôi nó lấy quần áo của tôi mặc, vì nó biết rằng tôi có thể xoay quần áo người khác. Chứ không phải làm liều. Nếu biết tôi không xoay được thì nó sẽ không lấy. Gặp thằng Chu thường thấy nó ra vẻ lễ phép bưng nước cẩn thận, nhưng người ta không tin, và Chu không thế thật. Còn Phục, nếu mọi người ăn cơm ở một nhà, nó tìm cách xoay cho thằng kia phiếu gạo... Nó gửi tiền cho những thằng bạn nghèo... Bề trong, nó nhút nhát và rất sợ mất lòng mọi người.
Chu hay nói lếu láo về Đảng, về Trung uơng, về ông Đồng... Còn Phục, không bao giờ Phục nói về những cái ấy cả. Nó vẫn thấy thiêng liêng lắm.
- Tôi là một thằng làm thơ, tôi hay vứt thơ mỗi chỗ một tí. Thằng Phục cũng vậy. nó vứt cái nó viết mỗi chỗ một tí. Đang ngủ, nó xin tôi điếu thuốc, và dậy viết được một truyện vừa - viết không ráp gì hết. Hôm qua lên, nó giao cho tôi tất cả bản thảo, và dặn là phải giữ cẩn thận.
Đọc văn Nguyễn Khắc Phục có thể cảm thấy không hay, nhưng không bao giờ cảm thấy nó có những đoạn xoen xoét ra, như trong văn thằng Chu.
Ng Khải nói về Phục:
-- Tôi cũng chưa đọc những cái khác. Nhưng mà vừa rồi đọc cái Cô kỹ sư nông hoá của nó, thì thấy nó viết ẩu quá, cẩu thả quá. Nó cãi lại do mình sợ. Khải cười chỉ bảo truyện này có lẽ quá cải lương. Nói cho xong thôi , chứ trong bụng nghĩ đến cải lương cũng không được.
Nhàn: có chất người như Triệu Bôn, có chất người như Đỗ Chu. Ở lớp người lớn tuổi, có những người như ông Từ Bích Hoàng, Phú Bằng, và những người như Ng Khải, ở mỗi bên, tôi thấy họ thiếu cái của bên kia. Những tài năng lớn, dường như là phải bao gồm cả 2 mặt đó.
Tài là một chuyện, nhưng cuộc sống cũng là một chuyện. Biết thu góp cuộc sống cho mình là quan trọng lắm.
Nguyễn Minh Châu: Thì đấy chính là tài chứ còn gì nữa?
Nhàn: Tôi thấy chán bạn bè, vì loanh quanh nó cũng chỉ nói được những chuyện về tình yêu, gia đình là cùng. Mà ở ngoài thì người ta cứ đánh nhau. Chúng nó chẳng biết gì, nhiều khi nó lại phải hỏi mình một số điểm.
Nguyễn Minh Châu: Cuộc sống mà vào đến các ông ấy, thì vang động của nó đã đuối rồi trầm rồi, chẳng còn gì. Các ông ấy cũng đi thành rãnh thành hào mà mặt cứ đóng váng cả lên.
Nhàn: Hôm nọ, tôi gặp một tay, cái loại học trên tôi hai lớp, hồi đi học là cán bộ chấp hành đoàn mà tôi là học sinh. Bây giờ khoảng 30-31 Tôi gặp tay ấy buổi sáng đi trên đường, ăn mặc rất chững chạc, mặt nhìn thấy tự tin, da đen bóng lên, cổ áo quân hàm đại uý. Cái loại này nó đánh nhau thật, nó vào sinh ra tử thật. Hơn cả anh hùng, nó còn nặn ra cả những anh hùng nữa. Những tay này đúng là cột trụ của chế độ chứ còn gì nữa? Tôi thấy mình cần gặp những người như vậy.
Đánh giá từng người
Nguyễn Minh Châu:Tôi vẫn thích 2 thằng Đỗ Chu và thằng Vũ. Hai thằng ấy nó có cái gì là nói ra rả, nói đến nơi đến chốn. Cái loại như Bằng Việt chóng cạn lắm.
Xuân Quỳnh: Cả hai ông Vũ và Bằng có phần được đề cao hơn là chính ông ấy vốn có.
Ông Bằng ngày càng làm cho bạn bè khó chịu. Khi phải chịu đựng ông ấy, ông ấy thô bỉ lắm, trước mặt người lạ mà cứ nói vợ mình khâu vá thế nọ thế này, thế mà không biết ngượng. Ông ấy cứ lừa lừa mọi người đến chơi, rồi mang kể chuyện mình, y như lừa lừa ỉa bậy ra một chuyện ấy.
Bằng Việt: (kể chuyện vợ) Tôi phải đi học chính trị thì bà ấy ở sơ tán về. Suốt đời bà ấy toàn chuyện không may.
Xuân Quỳnh: Và cái không may nhất là lấy ông.
Bằng: Không, cái may nhất là được tôi chứ.
Nhàn: Cái thằng Bằng này, nó có làm sao, cũng không được thương. Vì thương lần ấy rồi, lần khác nó vẫn thế.
Thơ Bằng Việt bao giờ cũng tổng hợp, tổng hợp ngay trong một bài. Có biến chuyển tư tưởng trong từng bài một. Nhưng từ bài nọ bài kia rất ít biến đổi.
Nghe bảo ông Bằng Việt vào trong kia lại tâm sự với ông Xuân Hoàng. Quỳnh bình luận hai cái loa tâm sự với nhau thì còn gì nữa.
Nhàn: Tôi không gần được bà Ý Nhi.
Xuân Quỳnh: Đó lại là người mẫu của ông Bằng.
Nhàn: Tôi không sâu sắc được như Bằng Việt.
Vũ Quần Phương: Bằng Việt không sâu sắc, nó chỉ tham bác rộng thôi.
Nhàn: Bây giờ đây, cứ hết chuyện thì mọi người lại lôi Bằng Việt ra mà nói. Dẫu quan niệm của người nọ người kia có khác, nhưng tất cả đều thống nhất khi nói xấu Bằng Việt.
Có một nhân vật viết từ lâu rồi là Bùi Bình Thi một người dễ vui, dễ buồn, ai nói thế nào cũng nói theo. Có thời gian 2 này viết một truyện, đi Lào về viết liên tiếp, tên truyện viết ra toàn những ở rừng lào với đội du kích Khăm Muộn.
Khải: Tôi bảo nó sửa mà nó không sửa, lại làm mặt giận.
Lại nghe ông ấy nói ông ấy làm một tập cho xuất bản Thanh niên. Mình bảo: Cứ từ từ, kinh nghiệm cho biết rằng nên cẩn thận khi ra tập sách đầu. Chưa thấy người nào ra tập đầu luôm nhuôm mà sau ngóc đầu lên được.
Rồi sẽ đến lúc, mà vấn đề thanh niên cũng là vấn đề tri thức. Người ta cắt nghĩa là trong xã hội hiện đại thanh niên là người nắm những trí thức mới nhất. Ở ta cũng bắt đầu có tình trạng ấy. Hiện nay, bộ đội khác học sinh.
Tôi nghĩ ừ, có một chủ đề: Văn nghệ và tri thức. Văn nghệ là tri thức, nhưng nó lại là bản năng, nó nảy sinh với một vẻ gì khó hiểu, như từ đất mà thành nhựa cây.
- Đọc thơ Bằng Việt mấy năm trước với mấy năm nay, đại khái là như nhau.
Đọc thơ Xuân Quỳnh mấy năm nay, có biến chuyển gì? Chỗ nào là chỗ đổi mới?
Xuân Quỳnh: Năm 1969 , tôi vụt ra được cái phần Gió lào cát trắng, nó là những suy nghĩ từ trước mà vụt ra.
Hình như những điều mà Xuân Quỳnh nói được trong Gió lào cát trắng, Lưu Quang Vũ cứ tán mãi ra, thành một cái mạch chủ yếu trong tập Trước biển và những ngọn gió
Xuân Quỳnh : Tôi thấy bây giờ làm cái gì phải làm cẩn thận, không có dịp làm lại nữa. Đến nơi nào đó lần đầu mà cứ nghĩ là lần cuối vì chắc không có dịp đến lại. Đọc sách không có dịp đọc lại. Ngay cả bạn bè, chỉ có mất đi mà không có thêm.
Bây giờ quý nhất là thời giờ. Có thể cho mọi người mọi điều, nhưng không thể cho thời giờ được.
Vũ Quần Phương: Những điều ông Nhàn viết do chỉ quanh quẩn trong bọn mình, nó đúng với bọn mình, nhưng không đúng với tất cả đâu.
Từ chỗ cả bọn ồn ào nói lên tiếng nói của mình, ở người nào cũng có đủ mọi yếu tố: vừa tin yêu, vừa phủ nhận, vừa say sưa, vừa quyết tâm
Giờ đây thơ trẻ đã phân hoá hẳn.
Bằng Việt đi vào sự phục vụ cung đình một cách bắt buộc nhưng vẫn là cung đình.
Lưu Quang Vũ lại từ bỏ cái ngọt ngào xưa, đi đến những cái quyết liệt.
Xuân Quỳnh đi sâu vào những chuyện cá nhân mình mà qua đó, nghe vang vọng những điều của xã hội nói chung.
Những bài thơ về sau, sự phát triển của mọi người hiện nay, giúp ta nhìn lại mỗi người trong những năm trước đây, thấy một cách đầy đủ chỗ yếu chỗ mạnh của họ.
Để đến được những suy nghĩ như Bằng Việt, một người thanh niên thường phải qua một chặng đường khó khăn. Nhưng từ Bằng Việt vượt lên những bước mới rất khó khăn.
Lại nói về Lưu Quang Vũ (tập Trước biển và những ngọn gió)
Vũ Quần Phương: Nghe đọc mấy bài của Vũ mình thấy có những câu vô trách nhiệm “Viên đạn hôm nay trong bao xe, mai rơi vào ngực ai”
Còn nếu Vũ nói: cái cùm lạnh, những đàn đom đóm lập loè, thì là nghe hóng Vũ không có quyền nói.
Nhàn: Vũ chỉ là người tàng hình giỏi, biến mình vào tất cả các bài thơ cũng một ý đó mà nhân lên. Chính là Vũ lại rất ít xao động.
Ông Châu bênh: Người ta có thể sống vạ vật, và có thể nói những điều lớn lao.
Tôi nghĩ có lý! Nhưng tôi còn xem xem có đúng là Vũ thế không đã.
Vũ Quần Phương: Sự vạ vật của Vũ có cần thiết không, có phải chỉ là vạ vật bề từ bên trong không hay là vạ vật vì lười biếng, ngại khổ vì những cớ bên ngoài
Nhàn: ông Vũ chính là một người vô chính phủ. Ông ấy phá đi, nhưng ông ấy chẳng xây gì cả, hay là cái xây của ông ấy rất mơ hồ, rất không tưởng.
Xuân Quỳnh: Chính tôi đã bảo Vũ nó chẳng rõ gì cả. Mình có phản động thì cũng phải rõ ra là phản động thì mới được.
Vũ Quần Phương: Đúng, Vũ trong đời sống chỉ biết cái tốt cái đẹp một cách mơ hồ, nó muốn làm thơ vươn tới cái đó, nhưng nó lại muốn đi tới một cách dễ nhất. Ông ấy muốn mua một cách rẻ hơn người khác.
Nhàn: Con đường ấy, con đường dễ dãi nhất, bao giờ cũng là con đường xa. Trong đời sống, có những con đường gian khổ, mình phải đi vào, cắn răng mà đi, nhưng đó lại là con đường ngắn nhất.
Vũ Quần Phương: Nhưng dẫu sao, phải nhận lối làm thơ của Vũ nó được nhiều, và nó có cái vẻ cụ thể của nó.
Nhàn: Kinh nghiệm của các ông lớp trước, chỉ là kinh nghiệm kéo dài.
Với lại ở Vũ, nó có nhiều câu như bắt được, chứ không phải nghĩ sẵn. Phải chuẩn bị cho mình sao để bắt được nhiều những câu như thế. Nó cũng là cái tài đấy.
Bằng Việt: Nó ở sự liên tưởng....
Vũ Quần Phương: Có thể người ta lấp lại những điều định nói, nhưng tàng hình cho khéo. Như bà Xuân Quỳnh, mấy bài gần đây của bà ấy (Cơn mưa không phải của mình, Mặt đất...)
Nhàn: Những bài ấy không hay. Tôi ngờ rằng một ý nghĩ của bà ấy đã khác đi, mà bà ấy vẫn làm theo kiểu cũ.
Phương: Bà ấy hay chạy theo tứ. Bây giờ có thể làm lối thơ nhật ký chẳng hạn, thơ gặp đâu viết đấy.
Nhàn: Lối thơ có tứ, như một vòng tròn khép kín cho nên Xuân Quỳnh không thể viết đài được. Hai bài thơ tình của bà ấy mới rồi viết dài được vì nó không còn tứ nữa. Nó băng đi như đại lộ.
Bằng Việt: Bây giờ tôi nghĩ lại rồi. Định nghĩa về thơ hiện đại nhất: thơ là tổ hợp của những từ, những cách biểu hiện theo một hướng nhất định. Hãy để cho thơ dàn dụa ra.Trước kia, tôi cứ phải đi chắp từng câu một, tốn công, mà người ta lại bảo mình không có thực tế. Phải học ông Chế cách kéo dài, muốn thế phải có những liên tưởng tiếp nối và tương phản.
Nhàn: Tôi lại thấy ông Bằng cứ đi vào lối cũ, có khi lại hơn.
Phương: Mỗi người phải gánh lấy nhược điểm của mình rồi biến nó thành một chỗ mạnh mà mình.
Phương nói tiếp với tôi: trong bọn mình, có những người có khả năng suy nghĩ một cách bản năng, ví dụ như Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ. Bằng thì khác, Bằng chớ làm như họ mà chết.
Xuân Quỳnh kể: Bằng Việt vừa “làm“ xong tập Lương tâm cho nxb Thanh Niên. Tôi bảo ông ấy là: Nếu ông không phải đưa, người ta không giục, thì ông đừng đưa... Cứ kéo dài mãi cái kiểu cũ, vô duyên rồi.
Bây giờ người ta bắt đầu in bọn trẻ bằng tên rồi. Ông Phạm Hổ bảo bài thơ tặng Duật (của ông Bằng) cũng không ra sao, nhưng vì là của ông Bằng Việt thì đăng cho ông ấy thôi.
Bằng Việt trẻ con lắm. Người ta chê ông ấy thì ông ấy đi chê lại, rồi không đọc thơ cho họ nghe. Ông chỉ đọc cho người nào có những bài thơ kém hơn của ông ấy thôi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét