Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất của Triều Tiên đã không bảo toàn nguyên vẹn khi trở lại bầu khí quyển của Trái Đất trong vụ thử nghiệm vừa qua, một quan chức Hoa Kỳ nói với Fox News.
Quan chức này nói thêm rằng các đồng minh Hoa Kỳ đang tìm kiếm những tàn dư của đầu đạn sau khi nó rơi xuống gần bờ biển Nhật Bản hôm 29/11.
Quan chức Mỹ cho biết tên lửa phóng ngày 29/11 của Triều Tiên không có khả năng tái nhập khí quyển (Ảnh: CNN)
Quan chức Mỹ cho biết tên lửa phóng ngày 29/11 của Triều Tiên không có khả năng tái nhập khí quyển (Ảnh: CNN)
Tin tức này cho thấy dù Kwasong-15 có tầm với tiếp cận bờ biển nước Mỹ, tên lửa này cũng không thể tác động đến lãnh thổ Hoa Kỳ. Trước đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết hôm 1/12 rằng chiếc tên lửa hai giai đoạn tên lửa của Triều Tiên có thể nhắm mục tiêu xa tới 13.000 km, theo đó Washington sẽ nằm trong tầm với.
Washington nằm trong tầm ngắm của tên lửa Hwangsong-15 của Triều Tiên (Ảnh: theaviationist.com)
Washington nằm trong tầm ngắm của tên lửa Hwangsong-15 của Triều Tiên (Ảnh: theaviationist.com)
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chia sẻ đánh giá của ông với Tổng thống Donald Trump trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại vào tối 30/11. Các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết gia tăng áp lực và trừng phạt Bình Nhưỡng nhằm ngăn cản các tham vọng hạt nhân của họ, theo thông báo từ văn phòng tổng thống Hàn Quốc.
Ông Eugene Lee, người phát ngôn của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cho biết chính phủ Seoul nghĩ rằng Triều Tiên vẫn chưa vượt qua “ranh giới đỏ” trong hoạt động phát triển vũ khí vì họ chưa hoàn thiện được các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của mình.
Bình Nhưỡng mô tả chiếc ICBM mới của mình là “mạnh hơn nhiều” so với chiếc Hwasong-14 mà miền bắc đã thử nghiệm 2 lần trong tháng 7.
Hwasong-15 dài hơn Hwasong-14 khoảng 2 mét và dày hơn, đặc biệt là tầng thứ hai của chiếc tên lửa rộng hơn 0,8 mét so với tầng thứ hai của Hwasong-14, Bộ Quốc phòng tại Seoul cho biết.
Mai Liên