Sau khi đi xuôi theo: 1. Khảo cổ: Trống đồng tùy táng và dấu tích văn minh Dương Tử. 2. Ngôn ngữ: Chữ Việt có tiền ngữ là đất, chữ Lạc có tiền ngữ nước. Đặc biệt là cặp từ gọi song thân bố mẹ, ba má, cha mẹ và thầy u. 3. Thư tịch: Khảo sát toàn bộ sử Trung Quốc có liên quan, bản gốc. 4. Di truyền: Công trình mới nhất Nature đã giới thiệu tháng 10.2017.
Chúng tôi đã tái hiện hoàn toàn quá trình vận động lịch sử trên mảnh đất bắc bộ Việt Nam từ năm 330 BC: Người Việt Nam hiện đại cơ bản là kết quả hòa huyết giữa hai phân chủng Thái (Lạc Việt) và Âu Việt trong đại chủng Austronesia. Ngoài ra họ còn có gene Hán, trực tiếp từ quan lại, lính viễn chinh, tội nhân chính trị đi đày, hoặc đã lai với người Âu Việt từ bờ nam Dương Tử.
Dùng kết quả này soi chiếu ngược lại truyền thuyết Âu Cơ – Lạc Long Quân trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên thì chúng ta sẽ nhận ra ngay bản chất “mật mã gương” của nó: Mượn motive của  Liễu Nghị truyện do Lý Triều Uy sáng tác vào đời Đường từng được Lĩnh Nam Chích Quái sử dụng, sử gia Ngô Sĩ Liên xây dựng một câu chuyện lịch sử và cần đọc ngược lại mới thấy được sự thật. Không có cuộc chia ly nào cả, mà là sự hợp nhất Âu Việt và Lạc Việt. Âu Việt ở cửa sông Dương Tử được hình tượng hóa thành Mẹ Âu Cơ trên đầu nguồn (Vân Nam). Lạc Việt vốn xuất tích từ Vân Nam lại trở thành Cha Lạc ở cửa sông.
Mirror Images
Như vậy chúng tôi có thể kết luận sử gia Ngô Sĩ Liên ít nhất đã có trực giác đúng đắn về cuội nguồn dân tộc. Trí tuệ của ông chắc chắn cao hơn mặt bằng của kẻ sĩ đương thời và cũng chính trí tuệ ấy đã viết ra một cốt truyện mà hoàng gia cũng như dân gian dễ dàng ghi nhớ rồi chấp thuận rộng rãi. Hẳn ông đã tin tưởng hậu nhân sẽ hiểu được mật mã của mình chỉ bằng một tấm gương giản dị.
Tổng hợp lịch sử hai nhánh Lạc Việt và Âu Việt làm một, sử gia gửi gắm rất nhiều điều trong tự nghĩa của những tên gọi mà ông viết xuống:
  1. Kinh Dương Vương: Vua châu Kinh và châu Dương (theo Vũ Cống). Châu Kinh là nước Sở, còn Dương chính là vùng đất Ngô – Việt, đất tổ Âu Việt.
  2. Lạc Long Quân: Lạc ở đây có tiền ngữ là nước, chỉ quốc gia. Lần lượt bị Sở rồi Tần thôn tính và sáp nhập, người Âu Việt lại phải thiên di về phía nam, từ hồ Động Đình trở xuống và bị hạ cấp xuống hàng quân trưởng. Vậy Long Quân nghĩa là quân trưởng hùng mạnh.
  3. Âu Cơ: Âu đồng âm với Việt, có tiền ngữ là đất, chỉ quốc gia. Âu Cơ nghĩa là quốc mẫu. Chính tại khu vực phía nam hồ Động Đình, người Lạc Việt từ Vân Nam xuôi Tây Giang xuống đã gặp người Âu Việt. Cuộc hợp chủng đã sinh ra thuật ngữ Âu Lạc.
  4. Hùng vương: Hùng xuất phát từ Khun tiếng Thái chỉ các đời thủ lĩnh Lạc Việt. Nước Văn Lang của Hùng Vương đã lấy cảm hứng từ Dạ Lang trong Hán sử.
  5. An Dương Vương: Nghĩa của Dương là Nam. Do đó An Dương Vương chính là tiền thân An Nam Vương, nó ám chỉ các vị vương trước kỷ nhà Triệu.
Bạn đọc hãy so sánh giải mã của chúng tôi và kết luận của TS Trần Trọng Dương trên cùng chủ đề: “Đến đây, chúng tôi xin mượn lời của giáo sư Liam Christopher Kelley (Đại học Hawaii) để kết thúc bài viết này: Trải qua nhiều thế kỷ, những truyền thống mà họ [các sử gia] sáng tạo đã trở thành cái tự nhiên thứ hai (second nature). Thực tế, trong nửa thế kỷ qua, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc, những truyền thống được sáng tạo ấy (invented traditions) đã và đang trở thành những sự thực không thể thay đổi”.
Chọn sử dụng cái nào, tự bạn hãy quyết định.