Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Hãng bia lớn nhất Việt Nam về tay tỉ phú Thái Lan


Hoan hô Đảng và Nhà nước rút dần ra khỏi các hoạt động kinh tế trực tiếp, nhường toàn bộ thị trường cho khu vực kinh tế tư nhân hoạt động. Cần bán hết đám DNNN ăn tàn bạo, phá khủng khiếp hiện nay, dù giá bán chúng có thể rẻ một chút. Vấn đề quan trọng nhất tiếp theo là đấu tranh buộc Đảng và Nhà nước phải sử dụng số tiền thu được này vào các dự án có ích, nếu dành 100% để đầu tư cơ sở hạ tầng thì tốt nhất.

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Công ty của tỉ phú Thái Lan đã chính thức làm chủ tổng Công Ty Bia, Rượu, Nước Giải Khát Sài Gòn (Sabeco) khi bỏ ra khoảng $4.8 tỉ mua hơn 53% cổ phần hôm Thứ Hai, 18 Tháng Mười Hai, 2017. Trên nguyên tắc, luật lệ của Việt Nam không cho các nhà đầu tư ngoại quốc làm chủ quá 49% cổ phần khi mua các công ty của Việt Nam. Tuy nhiên, chủ nhân Thai Bev đã khôn ngoan, lập một công ty liên doanh, công ty TNHH Vietnam Beverage, do một người Việt Nam đứng làm tổng giám đốc, xuất hiện mua Sabeco nên đã vượt qua cái rào cản.

“Bia 333” là nhãn hiệu bia nổi tiếng của Sabeco. (Hình: Getty Images)
Trong phiên đấu giá, tin cho hay công ty TNHH Vietnam Beverage, một công ty có liên quan tới tỉ phú người Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã mua 343.6 triệu cổ phần với mức giá 320,000 đồng. Còn 20,000 cổ phần còn lại được bán cho ông Ngô Vinh Hiển (Hà Nội), một nhà đầu tư cá nhân. Tổng giá trị số cổ phần Sabeco bán cho nhà đầu tư tư nhân là 109,000 tỷ đồng, tương đương với $4.8 tỉ.

Nhà cầm quyền Việt Nam đã mở chiến dịch rầm rộ, sang tận Singapore để quảng cáo, bán bớt cổ phần của công ty bia rượu Sabeco trong kế hoạch tư hữu hóa phần lớn các công ty quốc doanh khi ngân sách quốc gia liên miên thiếu trước hụt sau, nợ công ngày càng chồng chất.

Trước đây, nhiều hãng bia rượu nổi tiếng thế giới cũng bầy tỏ ý định tham gia, nhưng thấy giá khởi đầu bán đấu giá quá cao, họ chạy hết, chỉ còn sót lại chủ nhân Thai Bev là nhất định muốn xâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam.

Sabeco định giá cổ phiếu 320,000 đồng để đấu giá trong khi trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu Sabeco (mã số SAB) vẫn chỉ ở mức 309,200 đồng. Tuần trước, có lúc cổ phiếu này trao đổi với giá 313,000 đồng.

Trên nguyên tắc, luật lệ của Việt Nam không cho các nhà đầu tư ngoại quốc làm chủ quá 49% cổ phần khi mua các công ty của Việt Nam. Tuy nhiên, chủ nhân Thai Bev đã khôn ngoan, lập một công ty liên doanh, công ty TNHH Vietnam Beverage, do một người Việt Nam đứng làm tổng giám đốc, xuất hiện mua Sabeco nên đã vượt qua cái rào cản.

Sau khi bán bớt cổ phần, tỉ lệ làm chủ của Bộ Công Thương CSVN tại Sabeco chỉ còn 36%. Trước khi bán đầu giá hôm Thứ Hai, 10% của Sabeco đã nằm trong tay nhà đầu tư ngoại quốc, trong đó Heinken nắm 5%.

Theo bản tin của VNExpress, dự báo lợi nhuận sau thuế của công ty Sabeco năm 2017 đạt 4,900 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 9.4%; doanh thu thuần đạt 34,665 tỷ đồng, tăng trưởng 13.4%.


Các đại diện Tổng Công Ty Bia, Rượu, Nước Giải Khát Sài Gòn (Sabeco) tại buổi bán đấu giá bớt cổ phần nhà nước. (Hình: Getty Images)

Theo VNExpress cho biết, “Vietnam Beverage thành lập Tháng Mười, 2017, có vốn điều lệ gần 682 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý, lập trình máy tính, tư vấn máy tính và quản trị hệ thống máy vi tính. Vietnam Beverage là một công ty mới thành lập tại Việt Nam và được nắm giữ gián tiếp 49% bởi BeerCo Ltd, công ty bia do ThaiBev làm chủ 100% có trụ sở tại Hồng Kông.

“Người đại diện công ty là ông Michael Hin Fal, cũng là thành viên Hội Đồng Quản Trị của công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Ông Michael cũng đồng thời là giám đốc của Fraser and Neaver Ltd – công ty thuộc quyền kiểm soát của F&N Dairy Investments Pte. Ltd (tập đoàn đồ uống do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi nắm quyền kiểm soát).

“Tại Việt Nam, F&N Dairy Investments của tỷ phú Thái là cái tên không lạ khi đang là nhà đầu tư ngoại ‘miệt mài’ mua lại cổ phần tại Vinamilk. Hiện F&N sở hữu hơn 19% tại doanh nghiệp chiếm thị phần sữa lớn nhất Việt Nam và vẫn tích cực mua thêm để gia tăng sở hữu.”

Sabeco là công ty bia rượu trực thuộc sự kiểm soát của Bộ Công Thương. Hồi đầu năm, khi những bê bối về bổ nhiệm nhân sự dưới thời ông Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng (nay đã nghỉ hưu) bị xì ra, ông này bị cáo buộc đã đưa con trai Vũ Quang Hải về Sabeco làm thành viên Hội Đồng Quản Trị, một chỗ ngồi nhiều lợi lộc chờ leo lên làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị.

Trước áp lực của dư luận với nhiều chi tiết bị xì ra, Vũ Quang Hải phải chạy khỏi Sabeco và ông Vũ Huy Hoàng dù bị cáo buộc khá nhiều tội gồm cả “cố ý làm trái” nhưng chỉ bị kỷ luật “đánh gió” vào cái ghế bộ trưởng mà ông ta không còn ngồi nữa.

Việt Nam là một đất nước có dân số khoảng 94 triệu người, đa số nghèo khổ, kiếm miếng cơm chật vật từng ngày. Tuy nhiên, lại là nước có lượng bia rượu tiêu thụ nhiều nhất Đông Nam Á, theo con số thống kê của tổ chức Euromonitor International.

Theo Hiệp Hội Bia Rượu Nước Giải Khát Việt Nam, năm 2016, các công ty sản xuất bia trong nước sản xuất gần 3.8 tỉ lít mới chỉ bằng 85.6% kế hoạch đặt ra. Nếu đúng như mục tiêu tăng trưởng 10% được đề ra cho năm 2017, thì tổng sản lượng bia sản xuất tại Việt Nam lên khoảng gần với 4 tỉ lít trong năm nay.

Tờ Thanh Niên ngày 23 Tháng mười Một, 2017, dẫn báo cáo chẳng có gì đáng hãnh diện “tổng quan về chính sách phúc lợi của thanh niên VN” của Bộ Nội Vụ CSVN và Trung Tâm Phát Triển OECD về vấn đề thanh thiếu niên và bia rượu.

Theo báo cáo vừa kể, “Ngày càng có nhiều thanh niên Việt Nam uống rượi bia, có 38.3% dân số trên 15 tuổi sử dụng rượu bia, cứ 2 người đàn ông thì có 1 người uống rượu. Tỷ lệ người nghiện rượu nặng là 1.4% trong tổng dân số trên 15 tuổi. Mặc dù tại Việt Nam tuổi uống rượu hợp pháp của thanh niên là 18, nhưng có đến 34% thanh thiếu niên từ 14-17 tuổi từng uống rượu bia, và con số này ở thanh niên từ 18-21 tuổi, là 57%.”

Báo cáo này cũng trích dẫn dữ liệu quan sát sức khỏe toàn cầu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới năm 2010, cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia của thanh niên Việt Nam từ 15-19 tuổi dẫn đầu trong các nước Đông Nam Á, trên cả các nước Lào, Thái Lan và Cambodia.

Trước đây, từng thấy có báo cáo nói khoảng 70% các tai nạn giao thông tại Việt Nam liên quan đến xe cộ do hậu quả từ rượu.

(Người Việt)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: