Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017
Chiến tranh Việt Nam đã qua đi rất lâu. Nhiều người thuộc thế hệ tham chiến đã không còn. Nhiều thế hệ không biết chiến tranh là gì đã lớn lên. Cả hai thế hệ này đều biết rõ ràng mình thuộc về đâu, có những ranh giới nào trong đời mình.
Tuy nhiên cũng có một thế hệ khác, sinh vào cuối thập niên 50 - giữa thập niên 60, từng biết thế nào là chiến tranh, từng chứng kiến những điêu tàn của chiến tranh, cũng như hứng chịu rất nhiều hậu quả sau chiến tranh. Họ là những người đang sống lưu vong ở hải ngoại, hay vẫn còn ở lại quê nhà, như một miếng bánh mì kẹp thịt, như nhà văn Tưởng Năng Tiến nhận xét là “một thế hệ lọt khe”, đã bị đẩy qua đẩy về giữa hai lằn ranh.
Họ đã không đủ tuổi để tham chiến, không có kinh nghiệm chiến đấu để có một chỗ đứng khi nói về chiến tranh, nên đối với thế hệ đàn anh miền Nam, họ vẫn còn là trẻ con; và đối với người miền Bắc, họ không hề được tin cậy để có thể bước chân vào đại học, để được sống và làm việc mà không bị nghi kỵ vì họ đã được giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
“Kẻ Không Chiến Tuyến” gồm 18 truyện ngắn và bút ký của Hoàng Nga ghi lại tâm tình của những người đã lớn lên như vậy, được đăng tải trên các báo Văn Học, Làng Văn, Diễn Đàn Thế Kỷ, và Việt Báo.
Sách được Nhân Ảnh xuất bản và phát hành vào tháng 11 năm 2017.
Xin liên lạc nhà xuất bản Nhân Ảnh để mua sách qua email:
Điện thoại số: (408) 844 3507
Hoặc mua trực tiếp online qua Amazon.com, quí vị ở Âu châu có thể trả bằng Euro qua Amazon.de
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét