Bill Emmott
Phạm Nguyên Trường dịch
Trong 11 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, Donald Trump không làm được như đã nói - trên nhiều mặt trận khác nhau. Nhưng các chính phủ trên thế giới, và đặc biệt là ở châu Á và châu Âu, sẽ nhầm khi cho rằng ông ta sẽ không theo đuổi chương trình thương mại “Nước Mỹ trên hết” như đã hứa.
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, mà những người Maoist gọi là con hổ giấy hay phải thận trọng với những lời đe doạ ồn ào của ông ta? Câu hỏi đó hiện ra một cách rõ ràng trước vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Nhưng sau chuyến đi châu Á kéo dài 12 ngày của Trump, lo sợ về một cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên đã giảm chút ít.
Nhưng, chuyến đi này đã làm gia tăng đe mối doạ khác, mà thế giới có tất cả các lý do để xem xét một cách nghiêm túc. Trong năm thứ hai của nhiệm kỳ tổng thống, chính quyền của Trump có thể sẽ trình bày tầm nhìn của họ về thương mại, ám chỉ triển vọng của những cuộc chiến tranh thương mại sẽ gia tăng đáng kể.
Trong năm cầm quyền đầu tiên, Trump thường lên tiếng đe dọa hoạt động thương mại bất công của các nước khác, như ông đã từng làm trong chiến dịch tranh cử năm 2016, nhưng ông ta chưa làm gì nhiều nhằm biến lời nói thành hành động. Dễ hiểu vì sao Trump không hành động. Trump đang dựa vào Trung Quốc - một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ - nhằm tạo áp lực lên Bắc Triều Tiên, trong khi các doanh nghiệp Mỹ tiến hành những cuộc vận động mạnh mẽ nhằm chống lại những biện pháp hạn chế thương mại.
Tuy nhiên, sự kiềm chế rõ ràng của Trump không thể kéo dài mãi. Thương mại là một trong những lĩnh vực chính sách mà người ta có thể nói rằng ông ta có hệ tư tưởng. “Logic” của hệ tư tưởng này khẳng định rằng thâm hụt thương mại là bằng chứng cho thấy những hành động không công bằng của các nước khác, và do đó, phải đối phó với hành động đó một cách nghiêm khắc và quyết đoán.
Hơn nữa, Trump cần giữ cho bằng được sự ủng hộ của những người ủng hộ cốt lõi của ông ta. Sau Twitter, những lời lẽ khoa trương về thương mại của Trump là vũ khí có sức công phá mạnh nhất của ông ta. Bắt đầu nghĩ đến việc tái đắc cử vào năm 2020 không phải là quá sớm.
Cho đến lúc này, Trump vẫn sẵn sàng giữ lại vấn đề thương mại cho đến khi kế hoạch cải cách thuế khóa của đảng Cộng hòa được Quốc hội thông qua. Ông ta không muốn mạo hiểm, không muốn đánh mất cơ hội cuối cùng của mình và của đảng là giành chiến thắng thực sự trong lĩnh vực lập pháp trong năm nay. Khi luật thuế không được thảo luận nữa - và đặc biệt nếu nó thất bại một cách nhục nhã như nỗ lực nhằm cải cách chăm sóc y tế của đảng Cộng hòa đầu năm nay - Trump muốn thể hiện ông ta muốn gì khi nói về thương mại.
Thương mại là trung tâm của phương pháp tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” của Trump, có nghĩa là ông ta sẽ bảo vệ và thậm chí khôi phục lại những việc làm mà nước Mỹ đã đánh mất. Trong khi một số người trong nội các của Trump có thể không cố gắng thực hiện khẩu hiệu này đối với những vấn đề mà họ phải giám sát, thì Bộ trưởng thương mại, Wilbur Ross, Đại diện Thương mại Mỹ, Robert Lighthizer và Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia, Peter Navarro, chia sẻ quan điểm của Trump về thương mại.
Họ đều đồng ý rằng thâm hụt thương mại song phương quá lớn giữa Mỹ với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Mexico là bằng chứng cho thấy Mỹ đang bị các đối thủ cạnh tranh lừa gạt. Trump và các cố vấn thương mại của ông ta tin rằng bằng cách giảm bớt hoặc thậm chí loại bỏ những khoản thâm hụt là họ có thể tạo công ăn việc làm với thu nhập cao cho công nhân Mỹ.
Trump đưa ra quan điểm rõ ràng trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng, ngày 10 tháng 11 vừa qua. “Chúng tôi sẽ không để Hoa Kỳ bị lợi dụng nữa”, ông ta nói. “Tôi ước gì chính quyền trước đây của Mỹ nhìn thấy những gì đang diễn ra và làm điều gì đó. Họ không làm, nhưng tôi sẽ làm”.
Nhưng những hành động cụ thể mà Trump sẽ thực hiện là gì? Cho đến nay, ông đã rút khỏi quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 nước - đối thủ của ông trong cuộc bầu cử vừa qua, bà Hillary Clinton, cũng đã hứa sẽ làm như thế - và mở ra những cuộc đàm phán với Mexico và Canada để cập nhật Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ, mà Tổng thống Bill Clinton ký thành luật vào năm 1994. Đây là những việc nhỏ.
Nhưng người ta có thể nghĩ rằng trong năm tới Trump sẽ biến lời nói thành hành động trên hai mặt trận chính. Đầu tiên là Trung Quốc, mà Trump coi là nước trục lợi lớn nhất. Nếu cuộc đối đầu với Bắc Triều Tiên không leo thang một cách trầm trọng, thì ông ta có thể sẽ khởi động những bước đi nhằm chống việc bán phá giá của Trung Quốc - đặc biệt là thép - được coi là bán thấp hơn hẳn chi phí sản xuất và ông ta sẽ khởi động cuộc tấn công trên diện rộng nhằm chống lại những vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc.
Những biện pháp này gần như chắc chắn sẽ bị Trung Quốc trả đũa. Thời Trump cũng là lúc Trung Quốc cảm thấy có sức mạnh hơn bao giờ hết và theo quan điểm của các cán bộ Trung Quốc, không phản ứng quyết liệt sẽ là dấu hiệu của sự yếu đuối.
Mặt trận chính thứ hai của Trump là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mà Mỹ đã giúp thành lập hồi đầu những năm 1990, như là tổ chức kế thừa Hiệp định chung về Thương mại và thuế quan (GATT). Đại diện Thương mại Mỹ, Robert Lighthizer, đã công khai mô tả hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là có hại cho Mỹ. Và chính quyền Trump đang ngăn chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán mới vào cơ quan trọng tài của WTO. Nếu họ tiếp tục chính sách này, toàn bộ hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO sẽ bị tê liệt trong vài tháng tới.
Cùng với việc WTO thực chất là không quan trọng nữa, Mỹ sẽ khởi động sáng kiến mới trong việc kí kết các thoả thuận song phương về luật lệ thương mại - cách tiếp cận mà Trump ủng hộ trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng. Vì Mỹ vẫn là thị trường quan trọng sống còn đối với hầu hết các nước xuất khẩu, sáng kiến đó sẽ tạo được ảnh hưởng.
Cụ thể là các nước châu Á và châu Âu cần phải chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất bằng cách đàm phán các hiệp định thương mại giữa họ với nhau nhằm ngăn chặn chủ nghĩa trọng thương của Mỹ. Nói cho cùng, nắm lấy sáng kiến nhằm thúc đẩy thương mại và những liên kết về thương mại là biện pháp chống chiến tranh thương mại hiệu quả nhất.
Bằng cách khôi phục lại TPP mà không có Mỹ, Nhật Bản và các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương khác đã đi đúng hướng. Nhưng nếu xảy ra cuộc chiến tranh thương mại do Trump phát động thì họ và các nước khác sẽ phải nỗ lực gấp đôi theo hướng này.
Bill Emmott là cựu tổng biên tập tờ The Economist.
Nhưng, chuyến đi này đã làm gia tăng đe mối doạ khác, mà thế giới có tất cả các lý do để xem xét một cách nghiêm túc. Trong năm thứ hai của nhiệm kỳ tổng thống, chính quyền của Trump có thể sẽ trình bày tầm nhìn của họ về thương mại, ám chỉ triển vọng của những cuộc chiến tranh thương mại sẽ gia tăng đáng kể.
Trong năm cầm quyền đầu tiên, Trump thường lên tiếng đe dọa hoạt động thương mại bất công của các nước khác, như ông đã từng làm trong chiến dịch tranh cử năm 2016, nhưng ông ta chưa làm gì nhiều nhằm biến lời nói thành hành động. Dễ hiểu vì sao Trump không hành động. Trump đang dựa vào Trung Quốc - một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ - nhằm tạo áp lực lên Bắc Triều Tiên, trong khi các doanh nghiệp Mỹ tiến hành những cuộc vận động mạnh mẽ nhằm chống lại những biện pháp hạn chế thương mại.
Tuy nhiên, sự kiềm chế rõ ràng của Trump không thể kéo dài mãi. Thương mại là một trong những lĩnh vực chính sách mà người ta có thể nói rằng ông ta có hệ tư tưởng. “Logic” của hệ tư tưởng này khẳng định rằng thâm hụt thương mại là bằng chứng cho thấy những hành động không công bằng của các nước khác, và do đó, phải đối phó với hành động đó một cách nghiêm khắc và quyết đoán.
Hơn nữa, Trump cần giữ cho bằng được sự ủng hộ của những người ủng hộ cốt lõi của ông ta. Sau Twitter, những lời lẽ khoa trương về thương mại của Trump là vũ khí có sức công phá mạnh nhất của ông ta. Bắt đầu nghĩ đến việc tái đắc cử vào năm 2020 không phải là quá sớm.
Cho đến lúc này, Trump vẫn sẵn sàng giữ lại vấn đề thương mại cho đến khi kế hoạch cải cách thuế khóa của đảng Cộng hòa được Quốc hội thông qua. Ông ta không muốn mạo hiểm, không muốn đánh mất cơ hội cuối cùng của mình và của đảng là giành chiến thắng thực sự trong lĩnh vực lập pháp trong năm nay. Khi luật thuế không được thảo luận nữa - và đặc biệt nếu nó thất bại một cách nhục nhã như nỗ lực nhằm cải cách chăm sóc y tế của đảng Cộng hòa đầu năm nay - Trump muốn thể hiện ông ta muốn gì khi nói về thương mại.
Thương mại là trung tâm của phương pháp tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” của Trump, có nghĩa là ông ta sẽ bảo vệ và thậm chí khôi phục lại những việc làm mà nước Mỹ đã đánh mất. Trong khi một số người trong nội các của Trump có thể không cố gắng thực hiện khẩu hiệu này đối với những vấn đề mà họ phải giám sát, thì Bộ trưởng thương mại, Wilbur Ross, Đại diện Thương mại Mỹ, Robert Lighthizer và Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia, Peter Navarro, chia sẻ quan điểm của Trump về thương mại.
Họ đều đồng ý rằng thâm hụt thương mại song phương quá lớn giữa Mỹ với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Mexico là bằng chứng cho thấy Mỹ đang bị các đối thủ cạnh tranh lừa gạt. Trump và các cố vấn thương mại của ông ta tin rằng bằng cách giảm bớt hoặc thậm chí loại bỏ những khoản thâm hụt là họ có thể tạo công ăn việc làm với thu nhập cao cho công nhân Mỹ.
Trump đưa ra quan điểm rõ ràng trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng, ngày 10 tháng 11 vừa qua. “Chúng tôi sẽ không để Hoa Kỳ bị lợi dụng nữa”, ông ta nói. “Tôi ước gì chính quyền trước đây của Mỹ nhìn thấy những gì đang diễn ra và làm điều gì đó. Họ không làm, nhưng tôi sẽ làm”.
Nhưng những hành động cụ thể mà Trump sẽ thực hiện là gì? Cho đến nay, ông đã rút khỏi quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 nước - đối thủ của ông trong cuộc bầu cử vừa qua, bà Hillary Clinton, cũng đã hứa sẽ làm như thế - và mở ra những cuộc đàm phán với Mexico và Canada để cập nhật Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ, mà Tổng thống Bill Clinton ký thành luật vào năm 1994. Đây là những việc nhỏ.
Nhưng người ta có thể nghĩ rằng trong năm tới Trump sẽ biến lời nói thành hành động trên hai mặt trận chính. Đầu tiên là Trung Quốc, mà Trump coi là nước trục lợi lớn nhất. Nếu cuộc đối đầu với Bắc Triều Tiên không leo thang một cách trầm trọng, thì ông ta có thể sẽ khởi động những bước đi nhằm chống việc bán phá giá của Trung Quốc - đặc biệt là thép - được coi là bán thấp hơn hẳn chi phí sản xuất và ông ta sẽ khởi động cuộc tấn công trên diện rộng nhằm chống lại những vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc.
Những biện pháp này gần như chắc chắn sẽ bị Trung Quốc trả đũa. Thời Trump cũng là lúc Trung Quốc cảm thấy có sức mạnh hơn bao giờ hết và theo quan điểm của các cán bộ Trung Quốc, không phản ứng quyết liệt sẽ là dấu hiệu của sự yếu đuối.
Mặt trận chính thứ hai của Trump là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mà Mỹ đã giúp thành lập hồi đầu những năm 1990, như là tổ chức kế thừa Hiệp định chung về Thương mại và thuế quan (GATT). Đại diện Thương mại Mỹ, Robert Lighthizer, đã công khai mô tả hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là có hại cho Mỹ. Và chính quyền Trump đang ngăn chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán mới vào cơ quan trọng tài của WTO. Nếu họ tiếp tục chính sách này, toàn bộ hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO sẽ bị tê liệt trong vài tháng tới.
Cùng với việc WTO thực chất là không quan trọng nữa, Mỹ sẽ khởi động sáng kiến mới trong việc kí kết các thoả thuận song phương về luật lệ thương mại - cách tiếp cận mà Trump ủng hộ trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng. Vì Mỹ vẫn là thị trường quan trọng sống còn đối với hầu hết các nước xuất khẩu, sáng kiến đó sẽ tạo được ảnh hưởng.
Cụ thể là các nước châu Á và châu Âu cần phải chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất bằng cách đàm phán các hiệp định thương mại giữa họ với nhau nhằm ngăn chặn chủ nghĩa trọng thương của Mỹ. Nói cho cùng, nắm lấy sáng kiến nhằm thúc đẩy thương mại và những liên kết về thương mại là biện pháp chống chiến tranh thương mại hiệu quả nhất.
Bằng cách khôi phục lại TPP mà không có Mỹ, Nhật Bản và các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương khác đã đi đúng hướng. Nhưng nếu xảy ra cuộc chiến tranh thương mại do Trump phát động thì họ và các nước khác sẽ phải nỗ lực gấp đôi theo hướng này.
Bill Emmott là cựu tổng biên tập tờ The Economist.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét