Tản mạn về “tinh thần quý tộc” thời nay
04/12/2017 Làm người quân tử với "tinh thần quý tộc", chính là giữ cho tâm mình luôn sáng, trong đó không thể thiếu đi lòng yêu thương với dân tộc và nhân loại, xét cho cùng cũng đâu có khó lắm đâu.
Có một bác "bạn Phây" (Facebook) của tôi viết: "Ăn một đời, mặc thì hai đời, chơi phải ba đời" (ý là để có được cái cốt cách, ăn mặc, chơi đúng điệu phải có thời gian, có truyền thống). Mà chợt nhớ cách đây ít lâu, người ta "chia sẻ" túi bụi trên mạng xã hội một bài blog dịch từ tiếng nước ngoài về cái gọi là "tinh thần quý tộc".
Sự liên tưởng ấy xuất phát từ một câu khác mà tôi đã đọc từ rất lâu ở trong sách vở, và cũng đã gặp nó nhiều lần trong nhiều sách: "gia đình quý tộc lâu đời…".
Trong bài viết này tôi không có ý định bàn về chuyện "quý tộc" hay "bình dân", vì bản thân mình có biết thế nào là quý tộc đâu mà nói. Cơ mà thấy trong những người chia sẻ bài viết về "Tinh thần quý tộc" trên mạng xã hội, để ý một chút thấy nhiều người có vẻ rất mong ước và tin tưởng rằng mình có tinh thần, cốt cách quý tộc, mà cũng muốn "tản" vài cái "mạn".
Qua các tác phẩm văn học nghệ thuật, lịch sử phương Tây và cả phương Đông, ở Việt Nam nữa… chúng ta đều hiểu có nhiều người sinh ra đã thuộc một gia tộc dòng dõi, quý tộc "lâu đời". Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là ông tổ, cụ kỵ của anh ta chào đời đã là quý tộc.
Thông thường họ phải có công trạng với Tổ quốc, với dân tộc thì mới được nhà vua phong tước quý tộc, và từ đó tước bá, tước hầu… mới được cha truyền con nối từ đời này đến đời khác. Các đời về sau, không phải anh nào cũng lập được công trạng, mà chỉ sống trên danh tiếng của tổ tiên để lại.
Có một điều dễ thấy được, dù thế nào chăng nữa thì để xứng đáng với tước vị quý tộc được "thừa hưởng", người ta được và cũng là phải trải qua một quá trình giáo dục nghiêm cẩn nhưng cũng chẳng kém phần hà khắc.
"Cầm, kỳ, thi, họa", rồi đàn ông thì săn bắn, thượng võ; đàn bà thì nữ công gia chánh, yểu điệu thục nữ… được mời riêng gia sư về dạy ngày dạy đêm thì không biết mười cũng phải biết lấy bốn, lấy năm, lấy sáu… Chứ như con nhà bình dân, thì còn chẳng biết được lấy một hai.
Với chế độ giáo dục nghiêm ngặt và cầu kỳ đến thế, đương nhiên người ta không thể coi nhẹ việc giáo dục đạo đức, với tinh thần cao quý, coi trọng danh dự, trách nhiệm. Chính nhờ tinh thần trách nhiệm cao đẹp với Tổ quốc và dân tộc, mà rất nhiều quý tộc lại sẵn sàng xả thân và tiếp tục lập công.
"Phá cường địch, báo hoàng ân" tinh thần sáu chữ vàng của Hoài văn hầu Trần Quốc Toản đến nay vẫn được ghi trong sử sách. Đó chính là tinh thần quý tộc chân chính. Cũng chính thời này mà dòng tộc của người nông dân đan sọt Phạm Ngũ Lão bắt đầu "gia phả quý tộc" của mình.
Tước danh quý tộc không đóng kín với bất cứ ai, miễn là anh luôn đau đáu tinh thần trách nhiệm với đất nước, ngày ngày luyện tập võ nghệ, dùi mài kinh sử từ những áng văn chương đến từng trang binh pháp và luôn sẵn sàng xả thân - "làm trai đứng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông".
Nhìn ra thế giới ngày nay, cha con Thái tử Charles nước Anh đều là những sỹ quan và họ phục vụ một cách nghiêm túc trong quân đội, hay nói chữ là "phụng sự Tổ quốc", mà hoàn toàn không có một đặc ân nào dành cho con nhà hoàng tộc.
Chúng ta đã hiểu để làm người quý tộc đúng nghĩa văn không được dốt, võ không được dát… nhưng cái gọi là "tinh thần quý tộc" dường như nó phải gắn với tinh thần của người quân tử. Không phải tự dưng khi dịch và chú giải "Kinh dịch", học giả Nguyễn Hiến Lê đặt tựa đề: "Kinh Dịch, Đạo của người quân tử".
Từ cụ Nguyễn Hiến Lê lần ngược về quá khứ, qua Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn… và cả những bậc thầy minh triết phương Đông như Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử… đều đề cao tinh thần "quân tử".
Ngẫm ra, Kinh Dịch dạy đạo làm người, nhưng cũng dạy rất nhiều đến đạo làm vua, đạo làm quan… nhưng lại dạy từ tinh thần để vua, quan cũng rất quân tử, thế mới có "Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" (Dân là quý, tiếp đến đất nước, vua coi nhẹ - Mạnh Tử).
Để có tinh thần quân tử, hay cả tinh thần quý tộc, người ta được dạy đặt người thứ dân lên trên bản thân mình, đến nhà vua còn dưới nữa là mấy anh quý tộc, quan lại được vua phong phẩm tước.
Việc đặt dân lên trên, hạ mình xuống là tinh thần khiêm cung; lại "thế nên," sau quẻ "Đại hữu" (Hỏa Thiên Đại Hữu) trong Kinh Dịch, là đến quẻ "Khiêm" (Địa Sơn Khiêm) trong đất có núi, đất luôn khiêm nhường mà nâng được cả núi, núi tuy to lớn nhưng vị thế lại ở dưới đất, như thế là tự biết mình mà khiêm nhường.
Đã là "Đại Hữu" - "cái có" nó to lớn lắm, trùm thiên hạ, là ngồi ngôi cao tuyệt đỉnh rồi thì cũng phải biết khiêm nhường, thì giữ được lâu dài, bền vững.
Tôi cứ nhớ hồi nhỏ, mỗi lần đến nhà cụ D.Q. ở phố Phù Đổng Thiên Vương, Hà Nội; một ông quan của triều đình nhà Nguyễn, chỉ thấy ấn tượng những cái đầu hươu, hổ báo khô khốc treo trên tường do cụ săn được. Mãi bây giờ khi đầu đã hai thứ tóc, còn cụ thì đã khuất núi có đến mấy chục năm, mới nhớ lại để mà "ấn tượng" với đức khiêm nhường của cụ.
Ngay cả khi gia cảnh suy vi, cụ luôn luôn giữ gia phong, từ tốn nhẹ nhàng từ cái ăn cái mặc, bước đi, tiếng nói… Với người giúp việc không bao giờ thấy cụ quát mắng, mà luôn luôn một điều gọi anh, hai điều gọi chị.
Cụ luôn luôn nhớ đến và tự hào về gia phả nguồn gốc "không quý tộc" của mình, từ cụ tổ bao nhiêu đời là người lao động bình thường và từ cụ sau đó mấy đời thì mới làm thầy đồ… Vì sự luôn luôn nhớ đến nguồn gốc "bình thường" đó mà cụ và sau này là các con cái cụ, luôn luôn giữ được đức khiêm cung.
Nói xưa mãi thì cũng phải nói nay, thời của mạng xã hội làm quan hệ của chúng ta mở rộng hơn bao giờ hết, rất nhiều thứ bị phơi bày, cái tốt cũng có nhưng cái xấu thì nhiều hơn. Chúng ta cứ nghĩ, việc phơi bày cái xấu, cũng là điều tốt - chẳng tốt sao được khi có cái xấu ta mới nhìn vào mà biết sửa mình, hoặc tránh không dính vào điều xấu đó.
Khía cạnh lôi cái xấu của nhau ra mà bêu riếu, chúng ta bàn nhiều rồi và sẽ không quay lại ở đây. Khổ cái, phản ánh cái chưa tốt đẹp của xã hội từ góc độ khi mà chúng ta tự cho mình là "có trách nhiệm với xã hội và thời cuộc" thì có nhiều điều phải bàn…
Sự liên tưởng ấy xuất phát từ một câu khác mà tôi đã đọc từ rất lâu ở trong sách vở, và cũng đã gặp nó nhiều lần trong nhiều sách: "gia đình quý tộc lâu đời…".
Trong bài viết này tôi không có ý định bàn về chuyện "quý tộc" hay "bình dân", vì bản thân mình có biết thế nào là quý tộc đâu mà nói. Cơ mà thấy trong những người chia sẻ bài viết về "Tinh thần quý tộc" trên mạng xã hội, để ý một chút thấy nhiều người có vẻ rất mong ước và tin tưởng rằng mình có tinh thần, cốt cách quý tộc, mà cũng muốn "tản" vài cái "mạn".
Qua các tác phẩm văn học nghệ thuật, lịch sử phương Tây và cả phương Đông, ở Việt Nam nữa… chúng ta đều hiểu có nhiều người sinh ra đã thuộc một gia tộc dòng dõi, quý tộc "lâu đời". Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là ông tổ, cụ kỵ của anh ta chào đời đã là quý tộc.
Thông thường họ phải có công trạng với Tổ quốc, với dân tộc thì mới được nhà vua phong tước quý tộc, và từ đó tước bá, tước hầu… mới được cha truyền con nối từ đời này đến đời khác. Các đời về sau, không phải anh nào cũng lập được công trạng, mà chỉ sống trên danh tiếng của tổ tiên để lại.
Có một điều dễ thấy được, dù thế nào chăng nữa thì để xứng đáng với tước vị quý tộc được "thừa hưởng", người ta được và cũng là phải trải qua một quá trình giáo dục nghiêm cẩn nhưng cũng chẳng kém phần hà khắc.
"Cầm, kỳ, thi, họa", rồi đàn ông thì săn bắn, thượng võ; đàn bà thì nữ công gia chánh, yểu điệu thục nữ… được mời riêng gia sư về dạy ngày dạy đêm thì không biết mười cũng phải biết lấy bốn, lấy năm, lấy sáu… Chứ như con nhà bình dân, thì còn chẳng biết được lấy một hai.
Với chế độ giáo dục nghiêm ngặt và cầu kỳ đến thế, đương nhiên người ta không thể coi nhẹ việc giáo dục đạo đức, với tinh thần cao quý, coi trọng danh dự, trách nhiệm. Chính nhờ tinh thần trách nhiệm cao đẹp với Tổ quốc và dân tộc, mà rất nhiều quý tộc lại sẵn sàng xả thân và tiếp tục lập công.
"Phá cường địch, báo hoàng ân" tinh thần sáu chữ vàng của Hoài văn hầu Trần Quốc Toản đến nay vẫn được ghi trong sử sách. Đó chính là tinh thần quý tộc chân chính. Cũng chính thời này mà dòng tộc của người nông dân đan sọt Phạm Ngũ Lão bắt đầu "gia phả quý tộc" của mình.
Tước danh quý tộc không đóng kín với bất cứ ai, miễn là anh luôn đau đáu tinh thần trách nhiệm với đất nước, ngày ngày luyện tập võ nghệ, dùi mài kinh sử từ những áng văn chương đến từng trang binh pháp và luôn sẵn sàng xả thân - "làm trai đứng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông".
Nhìn ra thế giới ngày nay, cha con Thái tử Charles nước Anh đều là những sỹ quan và họ phục vụ một cách nghiêm túc trong quân đội, hay nói chữ là "phụng sự Tổ quốc", mà hoàn toàn không có một đặc ân nào dành cho con nhà hoàng tộc.
Chúng ta đã hiểu để làm người quý tộc đúng nghĩa văn không được dốt, võ không được dát… nhưng cái gọi là "tinh thần quý tộc" dường như nó phải gắn với tinh thần của người quân tử. Không phải tự dưng khi dịch và chú giải "Kinh dịch", học giả Nguyễn Hiến Lê đặt tựa đề: "Kinh Dịch, Đạo của người quân tử".
Từ cụ Nguyễn Hiến Lê lần ngược về quá khứ, qua Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn… và cả những bậc thầy minh triết phương Đông như Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử… đều đề cao tinh thần "quân tử".
Ngẫm ra, Kinh Dịch dạy đạo làm người, nhưng cũng dạy rất nhiều đến đạo làm vua, đạo làm quan… nhưng lại dạy từ tinh thần để vua, quan cũng rất quân tử, thế mới có "Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" (Dân là quý, tiếp đến đất nước, vua coi nhẹ - Mạnh Tử).
Để có tinh thần quân tử, hay cả tinh thần quý tộc, người ta được dạy đặt người thứ dân lên trên bản thân mình, đến nhà vua còn dưới nữa là mấy anh quý tộc, quan lại được vua phong phẩm tước.
Việc đặt dân lên trên, hạ mình xuống là tinh thần khiêm cung; lại "thế nên," sau quẻ "Đại hữu" (Hỏa Thiên Đại Hữu) trong Kinh Dịch, là đến quẻ "Khiêm" (Địa Sơn Khiêm) trong đất có núi, đất luôn khiêm nhường mà nâng được cả núi, núi tuy to lớn nhưng vị thế lại ở dưới đất, như thế là tự biết mình mà khiêm nhường.
Đã là "Đại Hữu" - "cái có" nó to lớn lắm, trùm thiên hạ, là ngồi ngôi cao tuyệt đỉnh rồi thì cũng phải biết khiêm nhường, thì giữ được lâu dài, bền vững.
Tôi cứ nhớ hồi nhỏ, mỗi lần đến nhà cụ D.Q. ở phố Phù Đổng Thiên Vương, Hà Nội; một ông quan của triều đình nhà Nguyễn, chỉ thấy ấn tượng những cái đầu hươu, hổ báo khô khốc treo trên tường do cụ săn được. Mãi bây giờ khi đầu đã hai thứ tóc, còn cụ thì đã khuất núi có đến mấy chục năm, mới nhớ lại để mà "ấn tượng" với đức khiêm nhường của cụ.
Ngay cả khi gia cảnh suy vi, cụ luôn luôn giữ gia phong, từ tốn nhẹ nhàng từ cái ăn cái mặc, bước đi, tiếng nói… Với người giúp việc không bao giờ thấy cụ quát mắng, mà luôn luôn một điều gọi anh, hai điều gọi chị.
Cụ luôn luôn nhớ đến và tự hào về gia phả nguồn gốc "không quý tộc" của mình, từ cụ tổ bao nhiêu đời là người lao động bình thường và từ cụ sau đó mấy đời thì mới làm thầy đồ… Vì sự luôn luôn nhớ đến nguồn gốc "bình thường" đó mà cụ và sau này là các con cái cụ, luôn luôn giữ được đức khiêm cung.
Nói xưa mãi thì cũng phải nói nay, thời của mạng xã hội làm quan hệ của chúng ta mở rộng hơn bao giờ hết, rất nhiều thứ bị phơi bày, cái tốt cũng có nhưng cái xấu thì nhiều hơn. Chúng ta cứ nghĩ, việc phơi bày cái xấu, cũng là điều tốt - chẳng tốt sao được khi có cái xấu ta mới nhìn vào mà biết sửa mình, hoặc tránh không dính vào điều xấu đó.
Khía cạnh lôi cái xấu của nhau ra mà bêu riếu, chúng ta bàn nhiều rồi và sẽ không quay lại ở đây. Khổ cái, phản ánh cái chưa tốt đẹp của xã hội từ góc độ khi mà chúng ta tự cho mình là "có trách nhiệm với xã hội và thời cuộc" thì có nhiều điều phải bàn…
Những điều xấu, tiêu cực… diễn ra hàng ngày trong cuộc sống, xin để ý rằng tôi viết là "điều xấu", và chúng có thể được thực hiện bởi bất cứ ai trong số chúng ta. Điều đó có nghĩa, không phải cứ ai làm điều xấu, cũng là "người xấu." Phản ánh điều xấu, nhưng không thể đánh đồng luôn người làm việc đó là người xấu. Nếu đánh đồng như thế, người được phản ánh không thể được cải tạo mà tự thay đổi như ý chúng ta muốn.
Làm như thế, thậm chí hơn thế là bày tỏ một sự "phẫn nộ chính đáng" chúng ta đang thể hiện một sự nóng nảy và sân hận nội tâm. Đó là chưa nói đến việc hầu hết mỗi khi chúng ta làm như thế ("phẫn nộ chính đáng" mà phản ánh tiêu cực) chúng ta thường sa vào một chuyện là hạ thấp người khác một cách cùng cực, mà tự đặt mình vào địa vị phán xét, tức là tự nâng mình lên đến mức tuyệt đối trong sạch.
"Đến mặt trời còn có vết" - người đã quên đi đức khiêm cung đến mức đó, thì tự coi mình là quân tử sao được?
Đó là chuyện lớn, còn cả những chuyện nhỏ như lời ăn tiếng nói hàng ngày, đến quần áo phục sức hay những ngón nghề ăn chơi… Đất nước chúng ta trải qua mấy chục năm "quan liêu bao cấp" mà "thời trang trại lính" lên ngôi, cái hiểu biết về ăn mặc, nếp sống… nhiều cái nó cũng thay đổi, có thể nói là mai một đi chứ, có phải ai cũng để ý và được tiếp cận để mà gìn giữ được đâu.
Chúng ta nhanh chóng chê bai, nhưng không biết rằng người quân tử khiêm cung thay vì chỉ trích hành động vứt rác nơi công cộng, còn biết tự mình đi hót chỗ rác đó đổ vào đúng nơi quy định nữa.
Đã từ lâu các bậc đại tri thức đã đúc kết, sự cao quý không phải ở chỗ hạ người khác xuống để tìm cách tự tôn, mà ở chỗ biết hạ mình xuống "đấng quân tử chí ở khiêm tốn hiểu lẽ, cho nên vui với mệnh trời mà không cạnh tranh; bên trong đầy đủ cho nên tự mình lui nhún, mà không khoe khoang, yên lặng xéo noi sự Khiêm suốt đời không đổi; mình tự hạ mình mà người ta càng tôn lên, mình tự che cho tối đi mà đức càng sáng tỏ" ("Kinh Dịch, Đạo của người quân tử.")
Phàm là càng khoe khoang ra bên ngoài, càng tỏ ra là bên trong trống rỗng, ngay cả cái gọi là "trách nhiệm xã hội" cũng phải biết phản ánh một cách từ tốn và sâu sắc, nhân văn và khiêm tốn mới mong cải tạo được xã hội; chứ nói gì đến ba cái thú chơi tầm phào, hời hợt, mấy thứ xiêm y là lượt…
Làm người quân tử với "tinh thần quý tộc", chính là giữ cho tâm mình luôn sáng, trong đó không thể thiếu đi lòng yêu thương với dân tộc và nhân loại, xét cho cùng cũng đâu có khó lắm đâu.
Mà đã làm được vậy, thì thứ dân hay quý tộc, đâu có phải là vấn đề; mà quan trọng là sự cao quý của tâm hồn, ta đã xây dựng được rồi…
Phúc Lai
http://antgct.cand.com.vn/Nhan-dam/22CUTHANG-Tan-man-ve-tinh-than-quy-toc-thoi-nay-468220/
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét