Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Thôi đành


Tay này quả thật đẹp trai/
Thủy chung với vợ chẳng ai sánh bằng/
Gái theo lẵng nhẵng quá đông/
Nhưng hắn sợ vợ nên không làm gì/
Nhìn ngoài tưởng hắn nhu mỳ/
Bên trong hắn lại cực kỳ bướng ương/
Suốt ngày chiến đấu trên gường/
Còn tôi ngồi ở chiến trường ngoạm khoai/
No đói nó chẳng chừa ai/
Hắn sướng tôi khổ cùng loài ngu lâu/
Tôi dùng Lục bát chửi tầu/
Hắn ca ngơi vợ từng câu hết mình/
Cảm ơn tiên tri cơ minh/
Bói tôi giống hắn thực tình hơi ngoa/
Hắn đúng con ông cháu cha/
Còn tôi đích thực con nhà bình dân/
Ngoài đời tôi hắn cũng thân/
Nhưng trên facebook nhiều lần phang nhau/
Phán tôi giống hắn hơi đau/
Thôi đành đợi đến kiếp sau hãy bàn???



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giáo dục 10 năm, 20 năm nữa sẽ như thế nào?



Nếu tin lời phân tích của tờ The Economist, nhiều nghề sẽ biến mất trong tương lai gần.Phần mềm khai thác dữ liệu sẽ thế chỗ các trợ lý luật sư vì chúng tìm và phân tích thông tin nhanh hơn con người nhiều lần. Kỹ thuật viên đọc phim chẩn đoán y tế sẽ nhường ghế cho phần mềm xử lý hình ảnh vì chúng cho ra kết quả chính xác hơn con người. Các ứng dụng đa dạng sẽ tước việc của các đại lý du lịch, bán vé máy bay… Đó chỉ là một vài ví dụ.

Còn nếu nghe theo dự báo của các chuyên gia một bàn tròn do BBC tổ chức, không hẳn tự động hóa sẽ chiếm hết việc của con người mà đúng hơn, đến 60% ngành nghề hiện nay sẽ phải nhường hai phần ba các công đoạn của nghề cho máy móc, phần mềm. Tức là có thể công việc không mất đi nhưng cách “hành nghề” sẽ khác trước một trời một vực.

Dù tin theo ai đi nữa, có lẽ chúng ta phải thừa nhận một điều: không ai biết 10 năm nữa, kỹ năng nào sẽ không còn cần thiết, kỹ năng nào sẽ được nhấn mạnh; kiến thức nào sẽ trở nên lạc hậu, điều gì sẽ giúp một người thích nghi với cuộc sống lúc đó. Nhường cho máy làm hai phần ba công việc thì chúng ta sẽ làm gì?

Chúng ta không biết – vậy làm sao chúng ta có thể yên tâmđứng trước các em học sinh hiện nay đang ngồi ở bậc tiểu học và 10 năm, 15 năm nữa sẽ phải ra đời, đối diện với sự bất định đóđể rồi dạy các em những điềuđã từng được dạy cho chúng ta?Không lẽ chúng ta cứ loay hoay chuyện thi cử trong khi biết đâu tương lai, máy sẽ tuyển người và máy sẽ không thèm nhìn đến bằng cấp?

Trở lại với dự báo của BBC, lấy nghề báo để minh họa. Nghề báo hiện nay, viết chỉ là công đoạn cuối cùng. Các công đoạn chuẩn bị trước đó cần sự hỗ trợ rất lớn từ máy móc: tìm thông tin nền trên Internet, kiểm tra các tin về cùng đề tài đã được đăng tải, nên hỏi câu hỏi gì trong cuộc họp báo sắp tới, xác định được tranh cãi quanh đề tài được giao thực chất là gì… 

Khác với ngày xưa, phóng viên ngày nay phải biết xu hướng người đọc đang quan tâm gì, phải biết khai thác dữ liệu lớn, phải biết “ngửi” tin từ mạng xã hội, từ cái âm thanh ồn ào, râm ran của hàng ngàn ý kiến để sàng lọc các manh mối cần biết. Chẳng khác gì người phóng viên phải hợp tác chặt chẽ với phần mềm, với ứng dụng hay với các công cụ mang tính thông minh nhân tạo, nhường bớt việc cho chúng.

Trường đào tạo các nhà báo tương lai không dạy cụ thể các kỹ năng làm việc theo kiểu hợp tác như thế. Các kỹ năng như đào xới dữ liệu (data mining), nhận biết và tận dụng dữ liệu lớn (big data), viết từ khóa (key words) cho máy tìm kiếm… thường do phóng viên tự tìm hiểu và tự học trong khi hành nghề.Mà dù có muốn tổ chức cũng không biết tìm thầy ở đâu ra trong ngành báo chí để dạy các kỹ năng này. Chỉ mới hình dung đến đó đã thấy tương lai của ngành đào tạo nghề báo phải khác bây giờ nhiều lắm.

Nhìn rộng ra cuộc sống của một người bình thường hiện nay: phải thừa nhận họ tiêu tốn từ vài phút cho đến vài giờ cho mạng xã hội, ở đó, khác với ngày xưa, họ phải có những kỹ năng như viết ngắn gọn, súc tích nhưng mang tính thuyết phục người nghe, đọc hiểu được mọi hình thức biểu cảm để lọc được nội dung thật sự, biết phân biệt được giả chân, ngay cả trong tin tức. 

Sẽ có người thấy tiếc vì ngày xưa chỉ biết học viết theo văn mẫu, đẻ ra toàn những câu sáo rỗng, những đoạn văn vô hồn, không thuyết phục được ai. Sẽ có người băn khoăn vì sao ngày xưa mình cũng học phân tích, chứng minh, bình luận đủ cả nhưng đọc một nội dung có linh tính là sai nhưng không biết sai ở đâu, vì sao sai, làm sao để bác bỏ.

Sẽ có người đọc đến đến đây và thốt lên: không lẽ giáo dục mà phải mang nhiệm vụ chuẩn bị cho người ta chơi Facebook à? Nếu đo lường được tác động của các mạng xã hội, trong đó Facebook là một kênh quan trọng, đang ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi, quyết định của nhiều người như thế nào, ắt chúng ta sẽ không nghĩ thế. 

Quan trọng hơn, sự độc quyền và đôi lúc sự lũng đoạn thông tin của các tay chơi lớn như Google, Facebook, Twitter sẽ bị hạn chế phần nào nếu chúng ta có những kỹ năng chống chọi lại. Và đó chính là nhiệm vụ của giáo dục – trao công cụ để con người tìm tự do, không bị khống chế bởi xu thế chung hay sự xô đẩy của đám đông bị kích động.

Chỉ vài ba năm nữa thôi, cảnh một em học sinh đưa điện thoại di động lên hỏi một câu bất kỳ, máy sẽ trả lời vanh vách không phải là chuyện khoa học viễn tưởng. Kiến thức sẽ không nằm trong bộ nhớ con người nữa, nó sẽ chuyển qua nằm trên máy hay trên mây. Khi tốc độ truy xuấtgiữa bộ nhớ sinh học và bộ nhớ điện tử là gần như nhau thì việc gì không chuyển kiến thức lên mây để não bộ chứa chuyện khác.

Vậy con người tương lai cần gì; trẻ em đang ngồi ghế nhà trường cần học gì trước những thay đổi đó? Chúng ta không biết cụm kỹ năng nào sẽ tối cần, cụm kỹ năng nào sẽ biến mất trong tương lai nhưng việc đó không ngăn cản các nước chuẩn bị cho học sinh của mình. Và các chuyên gia giáo dục hàng đầu cũng gần như đạt sự đồng thuận về tương lai của giáo dục, trong đó ai cũng nhấn mạnh cần nhất là tính sáng tạo, tư duy độc lập và kỹ năng giải quyết vấn đề. 

Thế giới hiện nay tràn ngập thông tin nên vấn đề không phải là tiếp nhận hay chia sẻ thông tin mà là ứng xử như thế nào với thông tin, bắt nó phục vụ mình trong thế giới thật. Thật ra trẻ nhỏ bắt đầu những ngày đi học với sự độc lập trong suy nghĩ, óc tưởng tượng của các em tràn ngập sự sáng tạo nhưng nhà trường mài mòn dần các đặc tính đó bằng cách nhồi nhét kiến thức, áp đặt suy nghĩ theo lối mòn và đi kèm là các biện pháp kỹ luật, ít nhất là bằng điểm số. Chỉ cần người lớn tránh sang một bên cho các em sáng tạo cũng đã là một thay đổi lớn trong giáo dục tương lai.

Nhìn ra hơn một chút nữa, người ta đang nói về khả năng thiết kế các chương trình học mang tính cá nhân hóa cho từng em học sinh; một điều hoàn toàn khả thi nhờ tiến bộ công nghệ, lúc đó em giỏi sẽ học nhanh hơn em trung bình trong cùng một lớp. Người ta cũng nói về môi trường học, không chỉ trong lớp học truyền thống mà còn là học bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu cũng nhờ tiến bộ công nghệ. 

Nói cách khác, học sẽ là phụ, hành (thực hành trong đời thực để giải quyết vấn đề) mới là chính. Kiến thức là phụ, tìm giải pháp cho các dự án thầy cô giao mới là chính. Cũng nhờ thế học sinh sẽ có quyền chọn môn học, chọn tốc độ học, thậm chí tự thiết kế chương trình học cho mình.

Nền giáo dục Việt Nam hiện chỉ mới chú trọng trang bị cho các em kiến thức nền về văn học, toán học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và một chút kỹ năng công nghệ thông tin, vẫn còn thiếu lãnh vực tài chính, văn hóa và quan hệ dân sự. Các năng lực khác gồm tư duy độc lập, giải quyết vấn đề, cổ súy cho sáng tạo, thực hành giao tiếp, tổ chức hợp tác chưa được chú trọng. Chính vì thế các em thiếu đi sự tò mò, sự chủ động, tính bền bĩ, thích nghi, óc lãnh đạo… toàn là những tố chất cần có của một người sống ở thế kỷ này. Từ đó mới thấy tương lai giáo dục vẫn còn ngổn ngang trăm bề chứ đâu phải chỉ là biên soạn chương trình mới.
NVP

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phản cảm hay vi phạm pháp luật?


Thạch Đạt Lang - Ngày 30.10.2017 trên báo Pháp Luật TP có bài: Chặn xe cô dâu đòi tiền xây dựng nông thôn mới, trong đó có đoạn: “Ngày 30-10, PV Pháp Luật TP.HCM đã chuyển đến bà Hồ Nguyên Thảo, Bí thư Huyện ủy Tây Hòa (Phú Yên), thông tin việc bí thư chi bộ, trưởng thôn Sơn Tây, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa chặn xe rước dâu giữa đường để đòi nợ tiền đóng góp làm đường nông thôn mới”.

Nhiều cán bộ thôn Sơn Tây tham gia chặn xe đám cưới để
 đòi tiền làm đường. Ảnh do người dân cung cấp cho báo PLTP. 

Trời! Mới đọc mấy câu thôi mà người viết có cảm giác như đọc truyện thảo khấu ngày xưa, hay truyện 108 Anh Hùng Lương Sơn Bạc. Không ngờ rằng dưới thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ tên người, sau hơn 42 năm xây dựng CNXH mà vẫn xảy ra chuyện đòi tiền mãi lộ giữa thanh thiên bạch nhật. Bài báo cho biết, nội vụ đã được báo Pháp Luật TP. HCM chuyển thông tin đến quan huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên là bà Hồ Bạch Thảo, đề nghị “xử lý”.

Chuyện xảy ra từ ngày 17.10.2017, bà Nguyễn Thị Thu tổ chức đám cưới cho con trai là Dương Thanh Tuấn, 32 tuổi. Khi xe rước dâu từ huyện Sông Hinh về huyện Tây Hòa, đến cổng thôn Sơn Tây thì bị một số người nhào ra chận đường đòi tiền mãi lộ. Số người này là cán bộ của thôn, lấy danh nghĩa xây dựng Nông Thôn Mới đòi đám cưới phải nộp đủ 3 triệu tiền “hụi chết” mới cho đi qua.

Theo lời bà Thu:“Đích thân bà Thẩm Thị Linh, Bí thư chi bộ thôn và ông Phạm Văn Quảng, trưởng thôn, ra giữa đường huy động nhiều người là công an thôn, cán bộ thôn dùng cây làm barie chặn xe rước dâu. Họ còn lấy xe máy chặn ngay đầu ô tô, không cho đi. Khi tôi hỏi vì sao lại chặn xe đón dâu, ông trưởng thôn yêu cầu gia đình phải trả ngay tiền nợ đóng góp làm đường xây dựng nông thôn mới thì mới cho xe đi. Họ nói con đường này do Nhà nước hỗ trợ xi măng, dân đóng góp tiền để làm. Họ buộc phải trả nợ xong thì mới được đi”.

Bố khỉ! Chuyện thật mà cứ tưởng như đùa. Mới năm ngoái, ngày 09.10.2016, trang CafeBiz đăng bài báo Việt Nam lọt top những quốc gia đáng sống nhất thế giới, sao giờ đây lại có chuyện đòi tiền xây dựng nông thôn mới nữa hả trời? Một quốc gia đang phấn đấu để lọt vào Top Ten (10 quốc gia đứng đầu) đáng sống nhất trên trái đất, mà người dân tổ chức đám cưới cho con cũng không yên khi đi qua một con đường nhỏ – theo như trong hình là con đường đất.

Không hiểu các đỉnh cao của trí tuệ loài người định nghĩa thế nào là nông thôn mới, nó khác với nông thôn cũ ra sao, có hỏi đến ông tổng Trọng hay bà chủ tịch Kim Ngân, chưa chắc đã nhận được câu trả lời. Chỉ có một điều chắc chắn là khi một kế hoạch, chính sách nào đó về nông nghiệp, đồng ruộng, chăn nuôi… được ban hành thì phần thiệt hại luôn là người nông dân.

Xây dựng đất nước cần phải phát triển hạ tầng cơ sở, xây đựng đường phố, bệnh viện, trường học, nhà cửa, công viên, khu giải trí… là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, phí tổn cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở phải do ngân sách nhà nước chi trả vì người dân đã đóng đủ mọi loại thuế. Con đường trong thôn Sơn Tây không phải là con đường chỉ dành riêng cho người dân trong thôn, nó được xây dựng chung cho tất cả mọi người sử dụng, người trong thôn cũng như người lạ từ xa đến. Không có lý do nào chỉ bắt người dân trong thôn đóng góp tiền xây dựng. Khi nhà nước chưa kịp xây dựng nhưng nếu một số người dân tự nguyện bỏ tiền ra làm lại là chuyện khác. Khi đó cần phải có một buổi họp có biên bản rõ ràng, mỗi gia đình sẽ phải đóng góp bao nhiêu, sau đó họ có quyền dựng bảng Đường Riêng Của Dân Thôn Sơn Tây – Cấm sử dụng, qua lại, nếu không phải là người trong thôn.

Đọc hết bản tin mới thấy chế độ CSVN thật là ưu việt. Xây dựng một con đường đi lại cho dân trong một thôn ở làng quê mà chỉ cung cấp xi măng, còn chi phí xây dựng bắt người dân phải đóng góp. Chẳng biết trên thế giới có nước nào áp dụng phương thức quái đản này không nhỉ?

Hơn nữa, luật lệ, điều khoản nào cho phép một trưởng thôn và một bí thư của thôn cùng công an ra lệnh cho người dân phải đóng góp mỗi người 1,5 triệu đồng cho việc xây dựng con đường trong thôn, rồi khi họ chưa đóng kịp thì dùng hình thức cưỡng bức, quấy nhiễu như phường thảo khấu? Bản chiết tính, dự đoán phí tổn làm đường đâu, người dân nào đã được trông thấy? Ai đã (ngầm) dung túng hành động của những ông (bà) trời con thôn Sơn Tây, nếu không phải là cán bộ, đảng viên, chính quyền của xã, cao hơn nữa là chính quyền huyện Tây Hòa? Ngoài ra còn thêm câu hỏi: Các cán bộ, chức sắc trong thôn có đóng góp như mọi người dân hay không, ai được miễn?

Trả lời phóng viên báo Pháp Luật, Trịnh Lâm Hải, chủ tịch xã Sơn Thành Tây nói: “Sau khi xảy ra sự việc, nghe bà con phản ánh xã mới biết. Xã đã mời trưởng thôn lên làm việc. Thôn báo cáo là do gia đình bà Thu có điều kiện nhưng không chấp hành, còn nợ tiền làm giao thông nông thôn. Chúng tôi nói rằng có nhiều cách vận động, thuyết phục chứ chặn xe như vậy là sai rồi. Xã yêu cầu thôn phải khẩn trương rút kinh nghiệm, nhận thiếu sót để khắc phục. Xã cũng yêu cầu thôn liên hệ gia đình bà Thu để giải quyết cho ổn”.

Thế nào là gia đình có điều kiện nhưng không chấp hành đóng tiền làm giao thông nông thôn? Căn cứ vào đâu để biết người dân nào, gia đình nào có điều kiện đóng tiền? Thế người dân thành phố Sài Gòn hay thủ đô Hà Nội có điều kiện thì chừng nào sẽ phải đóng tiền làm giao thông thành phố, giao thông thủ đô? Người nông dân VN đã phải è cổ đóng bao nhiêu thứ thuế, giờ làm con đường nhỏ trong thôn cũng đè dân ra để bóp cổ. Sao không bớt xây tượng đài hàng ngàn tỉ mà làm đường cho dân đi lại?


Mja! Cán bộ, đảng viên làm sai thì ”khẩn trương” rút kinh nghiệm, nhận thiếu sót để khắc phục, dân làm sai thì đi ở tù. Đúng là miệng lưỡi quan chức CS có gang, có thép.

Người viết tin chắc rằng, không có điều khoản hay văn bản rõ ràng nào quy định việc mỗi nhân khẩu trong gia đình ở thôn Sơn Tây phải đóng góp 1,5 triệu đồng để xây dựng con đường trong thôn. Việc tự ý ra chỉ tiêu mỗi nhân khẩu phải nộp 1,5 triệu chỉ là hành động ăn cướp trắng trợn của bọn thảo khấu mang danh cán bộ, đảng viên đảng CSVN thời đại Nông Thôn Mới XHCN.
Trong đời người có những ngày trọng đại – không riêng gì dân châu Á mà ngay người Âu-Mỹ, châu Phi cũng thế – cần phải được tôn trọng. Đó là những ngày hôn lễ, tang tế với những tập tục nghiêm trang, trọng thể. Vào các ngày này, những việc làm có thái độ, hành vi nhũng nhiễu, quậy phá đều bị khinh bỉ và nguyền rủa. Việc làm của bí thư Thẩm Thị Linh, trưởng thôn Phạm Văn Quảng, không những gây phản cảm nặng nề mà còn ngang nhiên vi phạm pháp luật, cho dù là pháp luật của CHXHCNVN cũng thế.

Một đất nước mà những con tép riu ở nông thôn như Thẩm Thị Linh, Phạm Văn Quảng, cũng có thể trở thành bọn cường hào, ác bá mới là tại sao? Chẳng có gì khó hiểu, bởi họ được sự dung túng, cho phép và hơn nữa khuyến khích (ngầm) từ những kẻ lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Việc xảy ra trong ngày cưới của con trai gia đình bà Nguyễn Thị Thu cũng tương tự như những gì xảy ra với với đám tang tướng Trần Độ, ông Lê Hiếu Đằng hay của mẹ của cô Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần… Tất cả chỉ do sự dàn dựng của một lũ thảo khấu có quyền lực, vũ khí trong tay, mang danh chính quyền, lợi dụng sự kém hiểu biết về luật pháp của người dân để tham nhũng, bóc lột. Không tham nhũng, bóc lột được thì chơi trò tiểu nhân quậy phá, trấn áp, hành hạ họ.

© Thạch Đạt Lang

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phát hiện “ổ tham nhũng lớn nhất ở Việt Nam” gây bất ổn xã hội !


Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, thực tế trong nhiều trường hợp không biết ai là “Nhà nước” thực sự, do đó dẫn đến các quan chức lạm quyền trong việc thu hồi đất, xâm hại quyền lợi của người dân rồi chuyển vào tay các nhóm lợi ích, khiến cả quyền lợi của người dân lẫn lợi ích quốc gia bị xâm hại. Hậu quả là trong một số trường hợp đất đai sẽ được chuyển từ người dân nghèo sang tay “các đại gia” với giá rất thấp. Đồng thời, “các đại gia” này lại bán đất ra với giá cao cho người dân. 
Không có văn bản thay thế tự động nào.
Tuần hành phản đối điều chỉnh quy hoạch tại khu Đoàn 
ngoại giao, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm 8/10/017
Không ít trường hợp đất đai bị thu hồi để rồi bỏ hoang, bởi những dự án “treo” không có điểm dừng, đi kèm là cái ‘mất’ của hàng ngàn người dân bị mất sinh kế, tạo nên nỗi bức xúc lớn cho xã hội. Đất đai là là ổ tham nhũng lớn nhất Việt Nam khi Nhà nước không có thiết chế kiểm soát và để thị trường nhà đất rơi vào tay các đại gia. Đó là cả một vấn nạn.

Năm 2016 được coi là năm nhiều triệu phú tiền đô la ở Việt Nam xuất đầu lộ diện.

Truyền thông trong nước tường thuật rằng trong năm qua, đã có nhiều tên tuổi mới sở hữu ngàn tỷ đồng.

Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm qua, những người giàu nhất Việt Nam chủ yếu là những đại gia của sàn chứng khoán. Theo công bố của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) trong năm qua, Việt Nam đã lọt vào Top 5 thị trường chứng khoán Đông Nam Á tăng trưởng cao nhất. VNMedia trích lời chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng cho biết mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đạt hơn 1.76 triệu tỉ đồng trong năm 2016, tương đương với 42% GDP.



Theo đánh giá của kinh tế gia Lê Đăng Doanh, “số tỷ phú Việt Nam gần đây đã xuất hiện đông đảo hơn và tất cả họ đều liên quan đến bất động sản.”

Nguyên viện trưởng viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương còn cho rằng nhiều người giàu lên nhanh nhờ vào chứng khoán bằng những cách thức rất “khôn ngoan.”

“Cách của họ là họ lập ra nhiều công ty sân sau của chứng khoán – nhiều công ty con. Các công ty đó lại phát hành chứng khoán rồi họ mua bán lẫn nhau – tức là công ty mẹ mua ở công ty con, công ty con mua ở công ty mẹ. Vì vậy số tài sản, số cổ phiếu mà họ sở hữu đã tăng lên một cách rất nhanh chóng và đó cũng là một mẹo để họ làm giàu nhanh.”

Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2016, theo báo Pháp Luật, có 4 đại gia lần đầu tiên được ghi tên trên danh sách tỷ phú đô la. Một nửa trong số những người này là những doanh nhân kinh doanh bất động sản và số còn lại trong ngành thép, bán lẻ, thủy sản, ô tô…

Nổi bật trong năm qua là sự thăng tiến của chủ tịch Hội Đồng Quản Trị tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, chiếm lĩnh ngôi vị cao nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, đánh bật chủ tịch tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng ra khỏi vị trí này. Tổng tài sản thính theo trị giá cổ phiếu của ông Quyết, theo truyền thông trong nước, ước tính lên tới hơn 33.800 tỷ đồng. Với hàng loạt dự án bất động sản, tập đoàn FLC được xem là một trong số ít công ty kinh doanh đình đám nhất trên thị trường địa ốc tại Việt Nam.

Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam được tạp chí Forbes đưa vào danh sách những người giàu nhất thế giới khi có tổng tài sản trị giá 1,5 tỷ đô la vào năm 2013.

Tiến sỹ Doanh nhận định rằng “những tỷ phú Việt Nam là những người khôn ngoan trong việc vun đắp các mối quan hệ với giới quyền lực để chia sẻ “địa tô”, tức chênh lệch giá đất, khai thác khoáng sản, đốn gỗ phá rừng.” Ông Doanh nói:

“Họ làm giàu bằng bất động sản, tức là họ ăn chênh lệnh giá đất. Rồi họ được thuê với giá đất tương đối thuận tiện. Rồi họ đầu tư bất động sản và họ ăn lãi. Điều đó có liên quan đến việc đất đai là sở hữu toàn dân mà toàn dân không phải là pháp nhân. Và nhà nước thực hiện quyền người sử dụng và vì vậy cho nên bộ máy nhà nước có thể thu hồi đất của nông dân với một giá rất thấp rồi dùng quyền của mình biến đất đó trở thành đất xây dựng và trao lại cho người là nhà đầu tư và nhà đầu tư đó chắc sẽ phải có một động thái gì đó để làm vừa lòng phía chính quyền.”

Một người kinh doanh bất động sản đã có “bước nhảy ngoạn mục” trong năm qua để lọt vào Top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu Tư Dịch Vụ Tài Chính Hoàng Huy, ông Đỗ Hữu Hạ. Theo báo Pháp Luật, tổng tài sản chứng khoán của ông Hạ lên tới hơn 2.430 tỷ đồng.

Mặc dù một số tỷ phú mới nổi của Việt Nam được đánh giá là có góp phần đẩy mức tăng trường của thị trường chứng khoán và bất động sản ở Việt Nam, nhưng theo kinh tế gia Lê Đăng Doanh, “những tỷ phú mới giàu lên rất nhanh nhưng không có đóng góp gì vào công nghệ, “họ không có bằng sáng chế, phát minh”, và năng lực cạnh tranh quốc tế của họ “rất hạn chế.”

Ông Doanh cho rằng “họ là sản phẩm của thể chế hiện hành, của chủ nghia tư bản hoang dã”, “khác hẳn với Bill Gates hay Elon Musk.”

“So họ với Bill Gates, so họ với Elon Musk, thì rõ ràng Bill Gates là người có bản quyền có sáng chế và phần mềm Microsoft là một đóng góp rất quan trọng cho tiến bộ của xã hội. Còn Elon Musk, với ô tô Tesla và với nhiều dự án khác như SolarCity của anh ta thì cũng có những đóng góp rất là quan trọng. Đấy là 2 loại hình (giữa tỷ phú thế giới và tỷ phú Việt Nam) rất xa nhau và rất khác nhau.”

Theo tạp chí Forbes, Việt Nam quyết tâm trở thành một “con hổ kinh tế” mới của châu Á và Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình với mức thu nhập bình quân đầu người ít nhất là 1.200 đô la Mỹ, theo Ngân Hàng Thế Giới.

Nhưng Tiến sĩ Lê Đăng Doanh lưu ý về mức chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam hiện rất cao và sẽ ngày càng tăng nếu không có thay đổi liên quan tới “bất động sản và quyền sở hữu đất đai” và không kiểm soát được “chế độ tư bản thân hữu.” Khoảng chênh lệch giàu nghèo quá lớn, theo ông Doanh, “sẽ dẫn đến những diễn biến rất phức tạp”.



Phạm Nhật Vượng (bên trái), Trịnh Văn Quyết và Bùi Thanh Nhơn (chụp từ trang CafeF.vn)

Mừng hay lo về tỷ phú bất động sản ở Việt Nam?

Các chuyên gia kinh tế, nhà báo bình luận với BBC về việc tỷ phú bất động sản chiếm một nửa top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2016.

Truyền thông Việt Nam ghi nhận top 10 người sàn giàu nhất sàn chứng khoán năm 2016 có tổng tài sản khoảng 99.132 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với mức 48.993 tỷ đồng của năm 2015.

Người giàu hoạt động trong lĩnh vực bất động sản áp đảo top 10 năm nay, khi chiếm một nửa danh sách, với tổng tài sản đạt 80.122 tỷ đồng, chiếm hơn 80% tổng tài sản top 10, theo VnEconomy.

Những tỷ phú bất động sản được nhắc đến trong top nêu trên là Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FLC, Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Novaland… Trong đó, ông Trịnh Văn Quyết đã mua chuộc, cấu kết với các quan chức các tỉnh thành như Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bình Định,… để thu hồi (thực ra là cướp) đất đai của nông dân để làm các dự án biệt thự sân golf.



Người dân Thanh Hóa phản đối thu hồi đất tại Sầm Sơn

‘Bất ổn’

Trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, ông Mai Quốc Ấn, cựu phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, nói: “Hơn một thập kỷ qua có rất nhiều người giàu mới nổi tại Việt Nam nhờ bất động sản. Tuy nhiên, tôi nghĩ đó là sự giàu có thiếu bền vững nếu nhìn vào đa số.”

“Rất nhiều tỷ phú đã trắng tay khi bong bóng bất động sản vỡ và rất ít người trụ lại được và thành công.”

“Nhưng tựu trung, việc làm giàu nhờ bất động sản mà có yếu tố chênh lệch giá nhờ cơ chế thì tôi không đánh giá cao.”

“Lấy ví dụ việc người dân khởi kiện quyết định hành chính của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc lấy đất làm dự án nhà nước với mức giá đền bù nhà nước rồi giao đất ấy lại cho doanh nghiệp tư nhân.”

“Cuộc thương lượng đáng ra phải có giữa doanh nghiệp tư nhân và người dân bị lấy đất đã “biến mất”.

“Điều này gây tốn kém tiền bạc, thời gian khi người dân phải khiếu kiện đòi quyền lợi chính đáng. Thậm chí, nó có thể gây bất ổn xã hội kiểu như vụ nổ súng ở Đak Nông làm 3 người chết, nhiều người bị thương hồi tháng 10/2016.”

“Tôi rất mong Đảng và Chính phủ Việt Nam nhìn nhận vấn đề này và có các điều chỉnh phù hợp về Luật Đất đai.”

“Bản thân đất đai là một loại tài nguyên có hạn. Đổi đất lấy hạ tầng là một biện pháp đặng chẳng đừng. Ngân sách nên được tăng bởi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và tri thức.”

“Các lỗ hổng về Luật Đất đai cần phải được điều chỉnh bằng thực tế xã hội.”

“Việc tràn ngập chung cư ở các nội đô gây kẹt xe có thể điều chỉnh bằng cách yêu cầu doanh nghiệp đầu tư hạ tầng đi kèm như đường sá, cầu cống và phương tiện giao thông công cộng như là một điều khoản của hợp đồng.”

“Miếng bánh lợi nhuận của nhà đầu tư tư nhân cần phải được tính toán lại bởi họ có quá nhiều ưu đãi, lợi thế.”

“Thị trường bất động sản cần phải minh bạch và đúng giá trị thật của nó”, ông Ấn nói.



Hải Phòng: 800 hộ dân dựng lều phản đối việc thu hồi đất

‘Lỗi chính sách’

Từ Đại học Strasbourg, Pháp, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú, chuyên ngành kinh tế, nói với BBC: “Tôi nghĩ là ở Việt Nam nếu có các tập đoàn bất động sản lớn thì tốt thôi.”

“Đơn thuần đây là các hoạt động kinh doanh, nếu hợp pháp thì sẽ đóng góp nhiều cho kinh tế.”

“Tuy vậy, nếu các doanh nghiệp này quá lớn thì dẫn đến khả năng thị trường bị độc quyền sẽ không có lợi cho người tiêu dùng.”

“Do đó nhà nước phải có luật để kiểm soát. Việc để các doanh nghiệp lũng đoạn thị trường bất động sản thì trước tiên là lỗi chính sách.”

“Mà có lẽ lý do đầu tiên là vấn đề quyền sỡ hữu đất đai được quy định tại Việt Nam.”

“Và thứ nữa là luật về trưng thu đất đai cho các dự án kinh tế.”

“Giá cả đất đai khu bị trưng dụng không được ước tính theo cơ chế thị trường, nên các doanh nghiệp cấu kết với chính quyền (đây chính là ‘lợi ích nhóm’) sẽ hưởng lợi nhiều nhất. Người dân nhượng quyền sử dụng đất bị thiệt thòi nhiều nhất.”

“Việt Nam cần thay đổi luật đế các doanh nghiệp bất động sản không thể tận dụng chính sách để trục lợi.”

“Khi đó khu vực bất động sản sẽ đóng góp to lớn cho nền kinh tế, và cả cho vấn đề xã hội, ví dụ nhà ở cho người thu nhập thấp, chính sách tái định cư…”



Hàng trăm người dân tập phản đối thu hồi đất

‘Quan hệ thân hữu’

Cùng ngày, trao đổi cùng BBC, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho hay: “Trong khi các nước khác đều phát triển kinh tế trên nền tảng công nghiệp, Việt Nam lại để lợi ích bất động sản lấn át khu vực các ngành công nghiệp, dịch vụ khác.”

“Tình trạng này khiến mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hóa năm 2020 không có cách nào đạt được.”

“Có thể thấy các doanh nghiệp bất động sản lớn tại Việt Nam đều phải có ‘quan hệ thân hữu’ thì mới tiếp cận được chính sách quy hoạch đất đai mà những doanh nghiệp bình thường rất khó tiếp cận.”

“Nhà nước còn giúp những người kinh doanh bất động sản thu hồi đất với giá thấp rồi sau đó bán lại cho khách hàng với giá cao gấp mấy trăm lần nên dễ hiểu tại sao họ kiếm lời rất nhanh và hình thành những tỷ phú, triệu phú trong lĩnh vực này.”

“Không thể phủ nhận các doanh nghiệp bất động sản có đóng góp nhất định, nhất là tại các khu vực đô thị trong bối cảnh Nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu về nhà ở của người dân.”

“Tuy vậy, tôi quan ngại hơn đến việc doanh nghiệp bất động sản đang hút hết nguồn lực xã hội, tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, khiến các ngành cốt lõi như công nghiệp, nông nghiệp thua thiệt và chững lại.”

“Do vậy mà cái ‘được’ của ngành bất động sản đi kèm cái ‘mất’ của hàng ngàn người dân bị mất sinh kế, tạo nên nỗi bức xúc lớn cho xã hội.”

“Hầu hết những vụ khiếu kiện đất đai đến nay đều là đất thu hồi để kinh doanh chứ không phải cho các công trình công cộng.”

“Đất đai cũng là ổ tham nhũng lớn nhất Việt Nam khi Nhà nước không có thiết chế kiểm soát và để thị trường nhà đất rơi vào tay các đại gia.”

“Đó là cả một vấn nạn”, bà Phạm Chi Lan nói

(Theo BBC, VOA)
http://tinbiendong.org/phat-hien-o-tham-nhung-lon-nhat-o-viet-nam-gay-bat-xa-hoi.php


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chừng nào Nhà nước mới chấm dứt làm kinh tế

Một số người tin tưởng ở Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Tôi thì chẳng tin gì ông này. Cũng là phường cơ hội, giả dối cả thôi chứ có phải loại người biết lo cho nước, lo cho dân đâu. Nhưng quả thực thời nay khó kiếm được ai biết lo cho nước, lo cho dân lắm. Với cách giáo dục hiện nay, vài thập kỷ nữa cũng chưa chắc đã có.
Chừng nào Nhà nước mới chấm dứt làm kinh tế
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 29/10/2017, (TBKTSG) - Nhà nước kiên quyết không cấp thêm vốn vào các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã nêu ra quan điểm như vậy trong việc xử lý các doanh nghiệp gây thua lỗ trong báo cáo gửi đến các đại biểu Quốc hội.

Nhà máy đóng tàu Dung Quất, một trong 12 dự án thua lỗ ngàn tỉ. Ảnh: TL
Việc Nhà nước không dùng tiền thuế của dân để cứu những doanh nghiệp nhà nước thua lỗ là quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, quyết định đó cũng chỉ là “chữa cháy” và mới giải quyết được phần ngọn của vấn đề, vì suy cho cùng những thiệt hại, khoản lỗ khổng lồ mà các doanh nghiệp này tạo ra Nhà nước vẫn phải gánh chịu, nghĩa là vẫn phải lấy tiền thuế của dân để bù vào.

Kinh doanh thì phải có rủi ro, nhưng với doanh nghiệp nhà nước thì mức độ rủi ro cao hơn rất nhiều bởi vì với nhiều vị lãnh đạo doanh nghiệp, đồng tiền không đi liền “khúc ruột”. Chưa kể, tâm lý ỷ lại đã có Nhà nước đứng sau, thua lỗ thì xin Nhà nước rót vốn cứu, còn rất lớn. Việc Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định không cấp thêm vốn vào dự án, doanh nghiệp thua lỗ phần nào nói lên điều đó.

Thực tế nhiều năm qua cho thấy việc Nhà nước cứu doanh nghiệp nhà nước thua lỗ là rất phổ biến. Hình thức cứu khá đa dạng, như trực tiếp bơm thêm tiền để tăng vốn cho doanh nghiệp, hoặc cứu thông qua cho sáp nhập với doanh nghiệp khác; cho bán bớt tài sản và hạ vốn chủ sở hữu; tăng chính sách ưu đãi về thuế; cho khoanh nợ, xóa nợ hoặc giảm lãi suất các khoản vay… Nhưng dù là cách nào thì ngân sách cũng phải gánh chịu.

Để tránh Nhà nước phải dùng tiền thuế của dân để cứu hoặc bù lỗ cho các doanh nghiệp nhà nước, giải pháp căn cơ vẫn là Nhà nước không làm kinh tế nữa. Đây cũng là vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế nêu ra từ rất nhiều năm nay, nhưng đáng tiếc là đến nay nó chưa thể trở thành chủ trương cụ thể.

Có thể thấy trong 12 dự án thua lỗ ngàn tỉ mà Bộ Công Thương đang phải vất vả xử lý hậu quả, có nhiều dự án mà khả năng thất bại đã được một số chuyên gia trong ngành nhìn thấy từ khi nó còn ở trên giấy. Câu hỏi đặt ra là phải chăng các chủ đầu tư kém đến mức không nhận ra sự thiếu khả thi của dự án? Chắc chắn không phải như vậy. Nhưng dự án vẫn được cấp vốn để làm và câu trả lời cho nghịch lý này chỉ có thể là nó được triển khai không dựa theo chuẩn mực kinh doanh, mà được quyết định bởi ý muốn chủ quan hay vì lý do không minh bạch nào đó.

Câu chuyện về những dự án của doanh nghiệp nhà nước đã nhìn thấy thất bại ngay từ khởi đầu, nhưng vẫn được bật đèn xanh cho làm, không phải hiếm. Trong đó có những dự án thiệt hại rất lớn như trong ngành đóng tàu, khai khoáng. Nếu nhà nước không dễ dàng bật đèn xanh và cấp vốn hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư của các dự án này vay vốn, hoặc nếu chủ đầu tư của các dự án không phải doanh nghiệp nhà nước, thì chắc chắn tình thế đã khác hẳn.

Có thể nói, chừng nào Nhà nước vẫn trực tiếp làm kinh tế và chừng nào tiền bỏ ra kinh doanh, đầu tư không gắn liền với khúc ruột của các lãnh đạo doanh nghiệp, thì nguy cơ Nhà nước mất mát tài sản sẽ vẫn còn, dù có trực tiếp bỏ tiền ra để cứu những đơn vị làm ăn thua lỗ hay không.


http://www.thesaigontimes.vn/165943/Chung-nao-Nha-nuoc-moi-cham-dut-lam-kinh-te.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHUYỆN RẤT THẬT XỨ MÌNH


Hồng Giang Doãn 


Lanh quanh 

Trong hình ảnh có thể có: thực vật, cây, hoa, ngoài trời và thiên nhiên

Lanh quanh..
ta về chốn cũ
Chủ đất bây giờ vất ghê
Bốn mùa bận bịu tối mặt
cực hơn cả người làm thuê!
Được mùa lại lo rớt giá
bọ sâu, gió bão.. tứ bề
mất mùa lo tiền để trả
tiền phân, tiền giống..
nhiêu khê..
Cực thân, nhưng mờ cực sướng!
Tự do, tự tại, tự mình!
Muốn chơi thì chơi..mút chỉ
chán rồi,
ai mời lặng thinh!
Làm thơ hay là viết truyện
Trước tiên có gạo trong nhà!
Thi nhân trước ngày đạm bạc
Giờ nghèo
thân tình nẻo xa!
Cái anh Huy Thiệp đến tệ
Khoe.. rung đùi ngồi viết văn!
Khó nghe nhưng lại có thật,
Hỡi người,
cao mộng.. Thi nhân!

Triệu Lạc Tế - Người cầm đầu “Đội quân đả Hổ” ở Trung Quốc trong 5 năm tới



31/10/2017 Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng hủ bại của ông Tập Cận Bình tiến hành 5 năm qua, Triệu Lạc Tế là Trưởng ban tổ chức nhiệm kỳ đầu tiên đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc “tuyển, dụng người hiền”, tìm kiếm khảo sát, cung cấp và giám sát về nhân sự cho Đảng.
Ông Triệu Lạc Tế
Ông Triệu Lạc Tế sinh ngày 8/3/1957, quê ở Thiểm Tây, đồng hương với ông Tập Cận Bình nhưng sinh ở Thanh Hải do cha mẹ ông là cán bộ tăng cường cho khu vực biên giới này. Ông là cử nhân Triết học Đại học Bắc Kinh và Kỹ sư kinh tế, là Ủy viên Trung ương các khóa 16, 17, khóa 18 vào Bộ Chính trị và giữ chức Bí thư TW, Trưởng Ban Tổ chức TW. Triệu Lạc Tế hiện là Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị và giữ chức Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương (UBKTKLTW).

Từ thanh niên trí thức “hạ phóng” trở thành chính trị gia xuất sắc

Năm 1974, Triệu Lạc Tế là thanh niên trí thức “hạ phóng” về nông thôn huyện Quý Đức, Thanh Hải lao động sản xuất, vào Đảng năm 1975 rồi trở về thành phố làm giao thông viên ở Văn phòng Ty Thương nghiệp Thanh Hải; tháng 2/1977 ông vào học tại Đại học Bắc Kinh với tư cách sinh viên Công-nông-binh khóa đầu.


Năm 1980, sau khi tốt nghiệp đại học, ông quay về công tác tại cơ quan cũ và dần lên đến chức Trưởng ty vào năm 1991. Sau đó, Triệu Lạc Tế thăng tiến rất nhanh: lần lượt là Trợ lý Tỉnh trưởng, Trưởng ty Tài chính, Phó tỉnh trưởng rồi Phó Bí thư tỉnh ủy Thanh Hải kiêm Bí thư thành ủy Tây Ninh (1997), Tỉnh trưởng Thanh Hải (1/2000) khi mới 42 tuổi, là tỉnh trưởng trẻ nhất Trung Quốc khi đó. Năm 2003 ông là Bí thư tỉnh ủy Thanh Hải – Bí thư tỉnh trẻ nhất cả nước. Trong thời gian làm lãnh đạo Thanh Hải, ông đã đưa tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh nghèo này cao hơn cả tốc độ bình quân của cả nước, phần lớn thời gian đạt trên 12%/năm.

Sau gần 30 năm công tác ở Thanh Hải, tháng 3/2007, ông Triệu Lạc Tế được điều chuyển về quê hương Thiểm Tây giữ chức Bí thư. Tại Đại hội 18, ông được bầu vào Trung ương, vào Bộ Chính trị và giữ chức Bí thư TW kiêm Trưởng ban Tổ chức TW. Tại Đại hội 19, ông tiếp tục được bầu vào Trung ương, tham gia Bộ Chính trị và vào Ban thường vụ, kiêm chức Bí thư UBKTKLTW thay thế ông Vương Kỳ Sơn về nghỉ hưu.

Trong gần 5 năm làm “Tổng quản nhân sự”, ông Triệu Lạc Tế được coi là tỏ ra rất kín kẽ, ít xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, người ta chỉ biết đến tên tuổi, chức vụ Triệu Lạc Tế khi ông xuất hiện vào những dịp thay đổi quan trọng về nhân sự địa phương, như vụ thay thế chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh của Tôn Chính Tài bằng ông Trần Mẫn Nhĩ. Ông đã lần lượt đề ra nhiều quy định mới về xây dựng đảng và quy định nhân sự như “Điều lệ công tác về tuyển chọn, đề bạt cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền”, “Ý kiến về việc ngăn chặn đề bạt cán bộ “có vấn đề”, “Thúc đẩy thực hiện Quy định về việc cán bộ lãnh đạo có lên có xuống”…Những văn bản này được coi là có tác dụng rất lớn trong công tác sắp xếp đội ngũ và xây dựng các thê đội nhân sự những năm gần đây. Hội nghị TW1 khóa 19 trao chức vụ quyền lực thứ hai trong Đảng từ ông Vương Kỳ Sơn cho Triệu Lạc Tế trong khi ông được coi là chưa từng làm công tác kiểm tra kỷ luật đảng đã khiến ông trở thành tiêu điểm quan tâm của báo chí trong, ngoài nước.

Tờ “Financial Times” (Thời báo Tài chính) của Anh từng đăng bài “Điều ít người biết về Ban Tổ chức trung ương của ĐCS Trung Quốc”, viết: Ban Tổ chức là trụ cột quyền lực của Trung Quốc, nắm đại quyền về nhân sự của chính quyền các cấp và các bộ, ngành. Ở Trung Quốc, trừ ngoại lệ, hầu như tất cả các chức vụ đối đẳng đều do đảng bổ nhiệm thông qua Ban Tổ chức. Ban này không thể thiếu vắng trong việc kiểm soát chính quyền các cấp và các bộ, ngành. Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng hủ bại của ông Tập Cận Bình tiến hành 5 năm qua, Triệu Lạc Tế là Trưởng ban tổ chức nhiệm kỳ đầu tiên đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc “tuyển, dụng người hiền”, tìm kiếm khảo sát, cung cấp và giám sát về nhân sự cho đảng.

Tờ Nhân dân Nhật báo thì đánh giá, trong thời gian ông Triệu Lạc Tế giữ chức Trưởng ban Tổ chức, ban này đã thay đổi phương thức tuyển chọn cán bộ hậu bị biến thành khảo sát kiểu lập thể trọng nội dung và hiệu quả. Đặc biệt, Trung Quốc đã thay đổi phương thức hình thành ban lãnh đạo cấp cao của Đảng từ tiến cử bằng lá phiếu ở các khóa trước thành gặp gỡ tham vấn trực tiếp trong quá trình chuẩn bị Đại hội 19.



Tượng ông Tập Trọng Huân trong khu Lăng và Nhà kỉ niệm ở Thiểm Tây

Có mối quan hệ gần gũi với ông Tập Cận Bình

Ngoài những thành tích chính trị nổi bật, giữa hai gia đình họ Triệu và Tập cũng có mối quan hệ rất gắn bó. Tướng Triệu Thọ Sơn là ông trẻ của Triệu Lạc Tế là bạn chiến đấu thân thiết của ông Tập Trọng Huân, cha ông Tập Cận Bình khi xưa. Ông Triệu Thọ Sơn là Phó Tư lệnh Dã chiến quân Tây Bắc, còn ông Tập Trọng Huân là Phó Chính ủy. Tuy ông Sơn nhiều hơn ông Huân gần 20 tuổi, nhưng giữa họ có một mối tình bạn vong niên gắn bó keo sơn. Tạp chí “Viêm Hoàng Xuân Thu” số 3/2012 viết: Triệu Thọ Sơn quê huyện Hộ, Tập Trọng Huân người huyện Phú Bình cùng tỉnh Thiểm Tây. Tháng 9/1962, Phó Thủ tướng kiêm Tổng thư ký Quốc vụ viện Tập Trọng Huân bị quy thành “Tập đoàn phản đảng” có liên quan đến “vụ án Lưu Chí Đan”. Triệu Thọ Sơn nghe tin liền vào tận Trung Nam Hải tìm gặp ông Mao Trạch Đông để tự mình trình bày gỡ oan ức cho bạn.

Năm 2007, khi ông Triệu Lạc Tế chủ trì lãnh đạo Thiểm Tây đã cho tu sửa lăng mộ và mở rộng ngôi nhà cũ của ông Tập Trọng Huân thành Nhà kỉ niệm, trở thành một khu lăng mộ danh nhân, điểm tham quan nổi tiếng ở tỉnh Thiểm Tây. Người ta cho rằng, những việc làm trên đây của ông Triệu Lạc Tế trước đây đã tạo nên sự tin cậy và quan hệ gần gũi đối với ông Tập Cận Bình và là một trong những nhân tố khiến ông được trao chức Bí thư UBKTKLTW đầy quyền lực.

Sẽ tiếp tục con đường của người tiền nhiệm Vương Kỳ Sơn

Trong phong trào chống tham nhũng hủ bại mang tên “đả Hổ” mạnh chưa từng có trong lịch sử 5 năm qua, với vai trò người đứng đầu UBKTKLTW – đội quân “đả Hổ”, ông Vương Kỳ Sơn đã giúp ông Tập Cận Bình bắt hơn 200 quan chức cấp cao, bao gồm những “đại Hổ” có âm mưu “cướp đảng, đoạt quyền” như Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Bạc Hy Lai, Tôn Chính Tài. Trong 5 năm qua, UBKTKLTW đã lập hồ sơ điều tra xử lý 440 cán bộ cấp tỉnh, quân đoàn trở lên và diện trung ương quản lý; trong đó có 43 Ủy viên TW chính thức và dự khuyết, 9 Ủy viên UBKTKLTW.

Hôm 18/10, trong Báo cáo chính trị đọc tại phiên khai mạc Đại hội 19, ông Tập Cận Bình đã nêu rõ quyết tâm chống tham nhũng: “Kiên trì “tùng nghiêm trị đảng” (nghiêm khắc xây dựng chỉnh đốn đảng)” là 1 trong số “14 kiên trì” được nêu lên trong nhiệm kỳ tới. Ông khẳng định: “tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất của đảng hiện nay…Tình hình cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay vẫn rất nghiêm trọng phức tạp; cần phải giữ vững quyết tâm củng cố xu thế áp đảo, giành lấy thắng lợi mang tính áp đảo. Phải kiên trì điều tra xử lý cả đưa và nhận hối lộ; kiên quyết ngăn chặn hình thành các nhóm lợi ích trong Đảng; xây dựng nên diễn đàn tố giác tố cáo phủ khắp hệ thống kiểm tra kỷ luật. Ông nhấn mạnh “Phải tiếp tục đẩy mạnh hơn để giành thắng lợi áp đảo trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng”; đồng thời đề xuất xúc tiến lập ra đạo luật quốc gia chống tham nhũng, xây dựng ban hành Luật giám sát quốc gia. Đối với các phần tử bỏ trốn: bất kể trốn đến đâu, đều phải bắt về quy án, trừng trị theo pháp luật.

Tại phiên thảo luận tổ tại đoàn đại biểu tỉnh Quý Châu hôm 19/10, ông Tập Cận Bình lại phát biểu về vấn đề xây dựng chỉnh đốn đảng. Ông nói: “Muốn giải quyết tốt mọi việc của Trung Quốc, then chốt là Đảng…“Tùng nghiêm trị đảng” không chỉ là yêu cầu căn bản của việc Đảng CSTQ nắm quyền trong thời gian dài; mà cũng là đảm bảo căn bản cho việc phục hưng dân tộc…”. Ông nói: trong vấn đề “Tùng nghiêm trị đảng” không thể có ý nghĩ “khá rồi là thở phào”, không được có ý nghĩ đánh thắng rồi thì có thể nghỉ ngơi, cũng không thể thấy hiệu quả ban đầu đã thu quân, “phải siết chặt thêm ốc vít quản đảng, trị đảng”.

Với những phát biểu mang tính định hướng đó, cho thấy ông Triệu Lạc Tế sẽ tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng mà người tiền nhiệm Vương Kỳ Sơn đã kiên trì tiến hành rất hiệu quả suốt 5 năm vừa qua.

Về gia đình của ông Triệu Lạc Tế, ít có những thông tin về vợ con ông. Người ta chỉ biết ông có người em trai tên Triệu Lạc Tần, sinh năm 1960, hiện đang giữ chức Bí thư thành ủy Quế Lâm (Quảng Tây).

Ngô Tuyết

Tương lai chính trị Trung Quốc sau Đại hội Đảng 19

Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản TQ lần thứ 19 đã bế mạc, và nhiều câu hỏi đang được đặt ra về một “kỷ nguyên” Tập Cận Bình.

Những bất ngờ đáng chú ý trong dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc

Việc ông Dương Khiết Trì được vào Bộ Chính trị khiến nhiều nhà bình luận thời sự quốc tế bất ngờ.

Khi ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc không bành trướng

Trong báo cáo, ông Tập Cận Bình đã cam kết Trung Quốc sẽ kiên trì con đường phát triển hòa bình, vĩnh viễn không xưng bá, vĩnh viễn không bành trướng.

Ra mắt Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa 19

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CPC) khóa 19 sáng 25/10 đã công bố danh sách 7 ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Cơ cấu cơ quan quyền lực nhất Trung Quốc 2017 - 2022

Dưới đây là danh sách 25 ủy viên trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/nguoi-cam-dau-doi-quan-da-ho-o-trung-quoc-trong-5-nam-toi-407869.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Ông ở phe nào?"



Trong giấc lơ mơ bỗng nghe giọng nào đó như lục vấn: "Ông ở phe nào?". Choàng tỉnh, vẫn chỉ một mình. Có lẽ phe nọ nhóm kia, "lợi ích nhóm", phe thân hữu cánh hẩu, gia đình họ hàng quyền lực, mánh mung trong xã hội đang lũng đoạn, chia chác, đục ruỗng đất nước... ám ảnh mình chăng? Mình tự trả lời cho chính mình câu hỏi PHE ấy. Cùng lúc con giai lại gửi về đường linkamazon.com bán The Human Field của TQQ, như một động viên nho nhỏ, chia sẻ cùng bạn hữu trong nỗi cô đơn, trống trải hoang mang vừa gặp phải.

PHE
Có người hỏi tôi anh ở phe nào
cỏ nói thay tôi về xanh
hương sắc hoa hồng nói về vẻ đẹp
Sau tất thảy,
tôi phe độc lập
phe chính tôi
một mình tôi đã chật phe rồi
Có thể tôi thiểu số
nhưng là tôi toàn thể
mỗi bước đi về phía con người
và về phía con người, bước đi khó nhất
trên cây cầu nhân bản
cỏ bất tận tươi xanh chứng kiến
và đừng quên con mắt hoa hồng
khúc điệp hành tôi bước muôn sau
*14/10/2017

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin tức Vietnam 31-10-2017



Anh kỹ sư IT Lâm Đồng khởi nghiệp bằng điện hoa vừa nhận 1 triệu USD đầu tư từ Hà Lan, sẵn sàng đưa hoa Việt ra thế giới

Anh kỹ sư IT Lâm Đồng khởi nghiệp bằng điện hoa vừa nhận 1 triệu USD đầu tư từ Hà Lan, sẵn sàng đưa hoa Việt ra thế giới
Với ứng dụng đặt hoa online, một doanh nghiệp ở phía Nam đã “phủ sóng” ở 63 tỉnh thành, được Google chọn là hình mẫu thành công trong việc tìm kiếm khách hàng từ ứng dụng tiện ích công nghệ thông tin và nhận được 1 triệu USD đầu tư từ công ty Hà Lan. Năm 2018, doanh nghiệp này dự kiến sẽ đưa hoa Việt tới Campuchia.
Chúng tôi đang nhắc đến thương hiệu Hoayeuthuong.com, dịch vụ điện hoa, do anh Phạm Hoàng Thái Dương sáng lập. Để có doanh thu 4 tỷ đồng trong tháng 9 vừa qua và lọt vào “mắt xanh” của Google năm 2015, rồi nhà đầu tư đến từ Hà Lan Greenwings Nederland vào tháng 10 vừa rồi, anh Dương đã trải qua những giai đoạn thăng trầm tưởng chừng sẽ lùi bước.
Nhiều lần trắng tay vì “thương yêu hoa”
Cách đây gần 8 năm, trong một quán cà phê nhỏ, một chàng trai thẫn thờ ngồi nghĩ về tương lai vô định. Mấy tháng trước đó, anh vẫn còn là giám đốc của một công ty phần mềm nhiều triển vọng. Những rồi nhiều khó khăn ập đến, nội bộ không đồng nhất, anh phải ra đi.
Ngồi ngẫm chuyện đời, chuyện người, chuyện tiền bạc, giữa lúc ngổn ngang nhất, anh nghĩ đến hoa. Quê anh vốn ở Lâm Đồng, xứ sở của muôn loài hoa đẹp tuyệt vời. Hoa Đà Lạt đẹp nhưng quá rẻ, giá cả bấp bênh, bà con trồng hoa, lúc được, lúc không. Anh nghĩ đến chuyện làm gì đó cho hoa. Từ những gì mình có là kiến thức về công nghệ thông tin, anh bắt đầu với khởi nghiệp bằng mô hình điện hoa.

Anh Phạm Hoàng Thái Dương, người sáng lập Hoayeuthuong.com.
Anh Phạm Hoàng Thái Dương, người sáng lập Hoayeuthuong.com.
Nghiên cứu mô hình của những công ty điện hoa lớn trên thế giới, chàng cựu kỹ sư công nghệ thông tin nhận thấy vai trò quan trọng chính yếu của máy tính trong quá trình vận hành công ty, xử lý đơn hàng, phân tích dữ liệu... Dương quyết định lập website và xây dựng hệ thống dịch vụ điện hoa với tên gọi Hoa Yêu Thương.
Sau 5 ngày hì hụi viết website để giới thiệu về hoa, ý nghĩa các loài hoa, dịch vụ tặng hoa ... chàng trai sinh năm 1981 cũng bắt đầu có khoảng chục đơn đặt hàng. Thế nhưng số đơn hàng cũng giảm dần, tình thế vô cùng khó khăn.
Gia đình phản đối, bạn bè bảo "hâm" vì nghĩ anh không phù hợp. Nhưng anh nghĩ, thị trường ắt hẳn có vì ngay từ đầu, anh đã có đơn hàng.
“Những ngày khởi nghiệp thật lắm thăng trầm. Tất cả mọi khâu từ cắm hoa, giao hoa, thiết kế website… đều do một mình tôi phụ trách. Dương không thể nhớ rõ bao nhiêu lần bị đuổi khỏi phòng trọ vì không có tiền đóng. Tết 2014, vì nợ hơn 300 triệu đồng khi mở cửa hàng hoa, công ty bị buộc đóng cửa vì không còn tiền đóng thuế, hơn chục đơn vị, cá nhân liên tục đòi nợ… Từ điện thoại, xe, máy ảnh để chụp mẫu hoa, Dương đều phải ký gửi ở tiệm cầm đồ để có tiền trang trải qua ngày. Rồi tiền chuộc còn cao hơn cả tiền cầm cố”, anh bùi ngùi kể lại.
Từ khó khăn về tài chính, Dương phải đi kiếm tiền bằng cách sử dụng chính kinh nghiệm và công nghệ đang dùng cho công ty để tư vấn, đồng thời triển khai thương mại điện tử cho các doanh nghiệp khác.
Anh cũng kiếm được chút ít để đầu tư cho Hoayeuthuong và cứ thế, cơ hội lần lượt tìm đến với chàng trai Lâm Đồng.
Doanh thu 4 tỷ đồng/tháng
“Hoa Việt Nam rất đẹp. Chúng tôi hiện mới chỉ lấy nguồn tại Đà Lạt và mục tiêu của chúng tôi là tận dụng nguồn hoa nội địa bởi thực sự tiếng hoa của Việt Nam rất tuyệt vời”, Dương chia sẻ.
Anh cho biết, thị trường hoa Việt Nam rất tiềm năng. Ở thị trường phía Nam, nhiều loại hoa ngoại, đặc biệt là châu Âu đang lên ngôi. Và Hoayeuthuong mới chỉ chiếm khoảng 1% tại phía Nam. Mục tiêu mà Hoayeuthuong hướng tới trong năm 2018 là khoảng 5%.
“Hiện hoa của chúng tôi đang có thể phân phối tại 63 tỉnh thành, nhờ ứng dụng đặt hoa online”, anh Dương nói.
Với hoa, khó khăn đặc thù là vận chuyển và bảo quản làm sao giữ được hoa tươi nhất. “Từ Đà Lạt về Sài Gòn, chúng tôi có thể vận chuyển bằng xe ô tô, vì thời gian 6 hoa vẫn tươi. Còn xa hơn, như Hà Nội, chúng tôi phải vận chuyển bằng máy bay. Hoa héo, hay hư là chúng tôi hủy”, anh Dương cho hay.
Bằng ứng dụng công nghệ trong điện hoa, năm 2015, Google chọn Hoayeuthuong là hình mẫu thành công trong việc tìm kiếm khách hàng từ ứng dụng tiện ích công nghệ thông tin. Và mới đây, Greenwings, thành viên của Dutch Flower Group, một nhóm công ty tham gia xuất nhập khẩu tiếp thị hoa cắt cành của Hà Lan, đã đầu tư giai đoạn 1 vào Hoayeuthuong.com số tiền là 12 tỷ đồng (500.000 USD) và cấp thêm một khoản vay tín dụng 12 tỷ đồng (500.000 USD) để Hoayeuthuong.com hoàn thiện hạ tầng cho hệ sinh thái ngành hoa tươi của Việt Nam. Như vậy Greenwings sẽ năm 20% vốn điều lệ của Hoayeuthuong.
Quyết tâm Bắc tiến để cạnh tranh với hoa Trung Quốc
“Người Hà Nội rất yêu hoa Đà Lạt nhưng hiện nay, tại thị trường Hà Nội, hoa Trung Quốc đang chiếm ưu thế”, anh Dương nhận định.
Anh cho hay trong quý 4 năm nay, Hoayeuthuong.com sẽ thành lập trung tâm điện hoa tại Hà Nội. Anh tin là với dịch vụ và cách mà công ty anh chăm sóc khách hàng, mang đến những sản phẩm tốt, người Hà Nội sẽ bị thuyết phục.
Tiến tới thị trường Campuchia
Theo nhận định của anh Dương, qua khảo sát, anh nhận thấy nhiều người Campuchia rất yêu hoa Việt Nam. Trong năm 2018, công ty sẽ mở rộng sàn giao dịch hoa qua Campuchia, đưa Việt Nam tới thị trường này.
Bên cạnh đó, trong tháng 1/2018, công ty sẽ xây dựng trung tâm nghiên cứu công nghệ thông tin cho ngành hoa tươi Việt Nam, giải quyết các bài toán về bán hàng, xây dựng hệ sinh thái hoa tươi tại Việt Nam.

Cận cảnh các dự án bất động sản hàng chục triệu USD của Khải Silk

Sau thành công vang dội từ việc phát triển thương hiệu lụa, Khải Silk đánh chiếm thị trường bất động sản ở nhiều địa phương trên cả nước. Riêng TP.HCM, Khải Silk đã và đang đặt dấu ấn với 3 dự án “để đời”, ước tính lên tới 80 triệu USD.
Trên thương trường, Khải Silk được biết đến như một cái tên quá “nhẵn mặt” với tầng lớp thượng lưu. Người đàn ông này xây dựng “đế chế” và tạo ra phong trào người Việt dùng khăn tơ lụa được sản xuất trong nước. Biểu tượng cũng như chiếc khăn mang nhãn mác KhaiSilk biến món hàng thành thứ xa xỉ, được nhiều người ưa chuộng và chọn mua để sử dụng hoặc làm quà tặng. Thậm chí, không ít người ngoại quốc đến Việt Nam, khi ra về vẫn chọn cho mình một sản phẩm mang thương hiệu KhaiSilk.
Thế nhưng gần đây, việc bị phát hiện và lột trần hành vi nhập hàng Trung Quốc về gắn mác KhaiSilk đã làm "tổn thương" đối với những người từng đặt niềm tin cho thương hiệu này.
Hoàng Khải, KhaiSilk
Saigon Paragon (góc ngã 4 Nguyễn Lương Bằng – Hoàng Văn Thái, quận 7) trị giá 35 triệu USD
Trước lúc xảy ra sự cố trên, sau thành công trên thị trường tơ lụa, ở TP.HCM, Khải Silk đã “tiến đánh” vào bất động sản và kinh doanh hàng loạt nhà hàng cao cấp như: Au Menoir de Khai, Ming Dynasty, Nam Phan chuyên ẩm thực Việt Nam; Cham Charm, Trois Pommes chuyên ẩm thực Pháp; Tao lI chuyên về hải sản; London Steak House, Khai’s Brothers và That’s Café.
Ngoài việc phát triển chuỗi cửa hàng độc lập, Khải Silk còn mở thêm các cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm tại các khách sạn 5 sao. Hiện ông chủ Hoàng Khải có 7 cửa hàng lớn nằm tại khách sạn Mariott, Intercontinental, Legend, Sài Gòn và Hà Nội.
Riêng TP.HCM, Tập đoàn Khải Silk sở hữu biệt thự TajmaSago (nằm cạnh Hồ Bán Nguyệt, khu Phú Mỹ Hưng, quận 7). Lâu đài này xây dựng dựa trên cảm hứng từ ngôi đền Taj Mahal Ấn Độ, có trị giá khoảng 15 triệu USD và được tận dụng để làm resort.
Ngoài ra, Khải Silk cũng sở hữu một trung tâm thương mại cao cấp có tên Saigon Paragon (góc ngã 4 Nguyễn Lương Bằng – Hoàng Văn Thái, quận 7) trị giá 35 triệu USD khai trương vào tháng 7.2009. Thêm vào đó, toà nhà The Khai (quận 7) đang hoàn thiện được ước tính con số 30 triệu USD.
Hoàng Khải, KhaiSilk
Saigon Paragon được khai trương vào tháng 7.2009. Đây là toà nhà nằm ởsố 3 Nguyễn Lương Bằng và được sử dụng cho thuê văn phòng bên cạnh trung tâm thương mại.
Hoàng Khải, KhaiSilk
Saigon Paragon được xây dựng trên diện tích đất 6.000 m2. Ảnh được chụp tại mặt sau của toà nhà.
Hoàng Khải, KhaiSilk
Toà nhà được xây dựng theo phong cách cổ điển châu Âu và do Công ty thiết kế Nhật Bản Katsuki Design đảm trách phần kiến trúc.
Hoàng Khải, KhaiSilk
Một sảnh vào toà nhà vắng bóng người.

Hoàng Khải, KhaiSilk
TajmaSago nằm ở góc giao lô Trần Văn Trà - Phan Văn Chương, cạnh bên hồ Bán Nguyệt.
Hoàng Khải, KhaiSilk
Lâu đài trắng TajmaSago được lấy cảm hứng từ đền Taj Mahal của Ấn Độ.
Hoàng Khải, KhaiSilk
Tòa lâu đài nhìn ra hướng sông với 19 phòng. Nhìn từ bên ngoài, hoạ tiết xây dựng rất bắt mắt
Hoàng Khải, KhaiSilk
Chính diện toà lâu đài là đường Phan Văn Cương, bên phải là hồ Bán Nguyệt, bên trái là đường Trần Văn Trà, sau lưng giáp nước.
Hoàng Khải, KhaiSilk
Ngoài Saigon Paragon và lâu đài TajmaSago, toà nhà THE KHAI (quận 7) đang hoàn thiện cũng có trị giá được ước tính rơi vào con số 30 triệu USD.
(Theo Dân Việt)

Mít dài cả mét, chuối nặng 1kg: Không dám ăn 1 mình

Nhiều loại quả siêu dài, độc lạ xuất hiện ở Việt Nam gần đây gây xôn xao, như mít dài cả mét, chuối nặng 1kg/quả... quá lớn nên không ai dám bổ ăn 1 mình. Điều thú vị là, chúng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều nông dân có thu nhập tiền tỷ.
Giống mít siêu dài xuất xứ từ Malaysia được cho là rất hợp với đất và khí hậu Việt Nam nên người dân săn mua về trồng. Mỗi quả mít này dài đến hơn 1 mét, phải 2-3 người mới bê được.
Theo chia sẻ của nhiều nhà vườn trồng mít siêu dài Malaysia, mít không chỉ thơm ngon mà năng suất rất cao. Thông thường, trồng từ năm thứ 3 trở đi, có thể thu hoạch từ 1,6-1,9 tấn/sào bắc bộ/năm.
quả lạ,mít siêu dài,nông dân,ớt,chuối,nông sản,chanh
Quả mít to khủng phải 2-3 người mới bê được.
Một trong những đặc điểm khiến loại mít này được các nhà vườn ưa chuộng là rất nhiều múi và rất ít xơ. Quả khi chín có màu vàng đẹp, múi dài, dầy, ít hạt, hạt nhỏ, ăn giòn và rất thơm ngon.
Chuối khổng lồ nặng 1kg, cả nhà ăn không hết
Cách đây ít lâu, thông tin về những trái chuối khổng lồ tại Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh thu hút được sự chú ý của dư luận. Được biết, loại chuối khổng lồ này có tên là chuối tá quạ, mỗi quả có dài 35-40cm; nặng trung bình từ 0,7-1kg, quả nào to nặng tới hơn 1kg nên cả nhà có khi ăn không hết một quả/bữa.
quả lạ,mít siêu dài,nông dân,ớt,chuối,nông sản,chanh
Một quả chuối khổng lồ nặng hơn 1kg nếu đem chế biến thành các món ăn thì cả gia đình ăn không hết một quả.
Chuối tá quạ trồng khoảng 8-9 tháng thì ra hoa. Một buồng chuối tá quạ thông thường chỉ có 1-2 nải, mỗi nải chỉ được khoảng 10 trái. Vì chuối tá quạ cho ít trái nên ngày xưa nông dân chỉ trồng vài cây trong vườn để ăn hoặc dùng thờ cúng chứ ít khi bán. Nhưng hiện nay, nhiều khách hàng vô cùng thích thú khi tận mắt thấy loại chuối khổng lồ này được bán trên thị trường.
Lạ kỳ giống bơ dài to như quả bí xanh
Một giống bơ có tên BLD034 (Bơ Lâm Đồng 034) cho quả dài nửa mét như quả mướp, đang được bán giá trên 100 ngàn đồng/kg ngay tại vườn, giúp nhiều nông dân có thu nhập tiền tỷ.
 quả lạ,mít siêu dài,nông dân,ớt,chuối,nông sản,chanh
Giống bơ sáp ở Lâm Đồng cho quả dài như quả bí xanh.
Giống bơ này được ông Nguyễn Đăng Trung (ở thôn Tiền Yên, xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) ghép thành công vài năm gần đây, có năng suất và chất lượng cao, cho lợi nhuận gấp 2-3 lần các giống bơ cũ.
Bơ cho quả lúc lỉu, nhiều quả nặng cả ký hoặc hơn, dài từ 30-40 cm trông như trái mướp, da bóng, thịt màu vàng, mịn và dẻo, hàm lượng chất béo cao. Vì ngon và mới lạ nên bơ Lâm Đồng 034 rất được ưa chuộng, tiêu thụ mạnh ở các nhà hàng, siêu thị trong nước và xuất đi một số nước trên thế giới.
Ngỡ ngàng chanh lạ dài như quả cà tím
Nổi bật trong gian trưng bày sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang tại hội chợ Giống 2017 là một rổ chanh lạ.
quả lạ,mít siêu dài,nông dân,ớt,chuối,nông sản,chanh
Giống chanh “lạ” dài như quả cà tím.
Giống chanh lạ (được đặt tên là chanh HG) có trái rất dài. Nếu đem so với chanh tàu bông tím thì giống này dài và to gấp 2,5-3 lần. So với trái chanh không hạt lớn nhất thì chanh này dài hơn gấp đôi.
Chanh HG là một giống có chiều cao trung bình, thân cây cứng cáp, nhiều gai, tán cây rộng, lá to, hoa màu tím, khả năng đậu trái tốt, năng suất cao khoảng 30-35 tấn/ha. Về mặt chất lượng, giống chanh HG có mùi thơm nhẹ, vỏ dày, tép to, tâm trái hơi rỗng, vị chua thoáng có hương bưởi.
Kỳ lạ quả bầu hơn 2m, uốn lượn như rắn
Đầu năm nay, nhiều người dân tại làng Quang Tiền, xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa xôn xao về quả bầu “khổng lồ” dài hơn 2m, có hình thù kỳ lạ, uốn lượn như thân rắn tại gia đình cụ Bùi Thị Du.
quả lạ,mít siêu dài,nông dân,ớt,chuối,nông sản,chanh
Quả bầu dài tới 2,15 m của gia đình cụ Du
Quả bầu canh khi trưởng thành thường dài khoảng 60-80cm, dài lắm cũng chỉ 1m, nhưng quả bầu canh này dài hơn 2m khiến nhiều người sửng sốt.
Loại mướp có quả dài đến khó tin
Cách đây không lâu, gia đình anh Lữ Văn Điệp (bản Cánh, xã Tà Cạ, Kỳ Sơn, Nghệ An) được đón rất nhiều vị khách đến xem và chụp ảnh cùng giàn quả mạc tệt có quả dài hơn 2m trong vườn nhà.
Mạc tệt hay còn gọi là mướp rừng, là giống cây trồng truyền thống từ lâu đời của đồng bào người Thái ở các huyện vùng cao Nghệ An.
quả lạ,mít siêu dài,nông dân,ớt,chuối,nông sản,chanh
2 quả mạc tệt dù còn khá non nhưng cũng dài hơn 1m.
Quả mạc tệt hình trụ thuôn, thường dài khoảng 10-15 cm. Tuy nhiên, giống mạc tệt mà gia đình anh Điệp trồng trong vườn nhà lại cho quả dài bất thườn. Anh Điệp cho hay, khi mới bói quả của nó không khác gì so với giống bà con thường trồng. Tuy nhiên, càng già quả lại càng dài. Thậm chí có quả dài đến 2,2m.
Ớt lạ siêu dài, quả đỏ, vàng chi chít
Hạt giống ớt cay Cayenne có xuất xứ từ Trung Quốc và được nhiều chủ nông trại trồng bởi nó mang lại lợi nhuận cao. Giống ớt này sinh trưởng nhanh, mật độ quả cao, thời gian thu hoạch dài.
quả lạ,mít siêu dài,nông dân,ớt,chuối,nông sản,chanh
Quả ớt cay Cayenne có chiều dài khoảng 25-30cm.
Ớt có nhiều màu sắc khác nhau như màu tím, màu vàng và phổ biến nhất là quả màu xanh và đỏ. Giống ớt này cho năng suất cao, mang về lợi nhuận lớn.
Quả ớt quả dài giống như đỗ đũa. Giống ớt cay này thường được dùng làm gia vị trực tiếp cho các món ăn hoặc được đem phơi khô để làm ớt bột.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
Phần nhận xét hiển thị trên trang