Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

NHÀ THƠ MẬU DỊCH TÀI NĂNG NHƯ TEM PHIẾU



Chuyện trò với nhà thơ Đỗ Hoàng và Nguyễn Linh Khiếu
Lâu rồi tôi không gặp nhà thơ Đỗ Hoàng, người lính, tác giả của cuốn thơ phản tỉnh chiến tranh hàng đầu việt Nam cuốn “Tâm sự người lính”. Tối qua anh nhắn tin mời tôi chiều nay đến dự buổi anh giảng về thơ Đường luật ngay tại phố cổ, trung tâm Hà nội, 88 Hàng Buồm. Tôi cũng ngại đi, nhưng tiếc trình độ thơ của Đỗ Hoàng, người tôi coi có kiến thức thơ, cũng như trình độ sáng tạo thơ hàng đầu Việt Nam, nên tôi lại nhận lời. Chiều nay 20/08/2014, tôi nghe Đỗ Hoàng giảng, phân tích, minh họa gần như trọn vẹn về thơ Đường luật với các “vần, luật, niêm” và nhiều thứ khác nữa.
Tôi nể Đỗ Hoàng vì anh đã từng là nhà thơ mậu dịch, như người ta nói “ăn cây nào rào cây ấy” nhưng anh đã phản tỉnh cơ chế bao cấp ưu tiên của thơ mậu dịch để tìm kiếm giá trị mỹ học đích thực. Đỗ Hoàng đac phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu, cũng là một “đại ca mậu dịch”, với cương vị tiến sĩ, phó giáo sư triết học, viện trưởng Tạp chí cộng sản. Vậy mà cả hai đã dám nói thẳng tưng, hơn thế lại vạch mặt chỉ tên cụ thể những khuôn mặt ưu tiên nhạt nhẽo của tem phiếu mậu dịch. Quả là đáng nể! Thật hiếm người làm được. Tôi cũng đã từng viết một bài về các nhà thơ mậu dịch dựa trên cuộc nói chuyện với nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu. Tôi sẽ trình bày bài đó sau bài phổng vấn này. Mời các bạn chiêm nghiệm!
Paul Nguyễn Hoàng Đức
NÓI VỀ CÁC “NHÀ THƠ MẬU DỊCH”
Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu trả lời phỏng vấn của vannghecuocsong.com
Lts: Mậu dịch có nhiều nghĩa, nhưng nghĩa dùng quen trong thương mại là trao đổi, đổi chác, mua bán…
Thời chiến tranh chống Mỹ, thời bao cấp người dùng nhiều hai từ này như: hàng mậu dịch, phở mậu dịch, chợ mậu dịch, gái mậu dịch, mậu dịch quốc doanh (nhà nước có cửa hàng đứng ra mua bán với dân). Tiểu thương, tư nhân bị cấm nên không có từ “mậu dịch tư nhân”. Từ mậu dịch nghĩa nguyên là mua bán đổi chác nhưng đã trở thành từ riêng chỉ hàng Nhà nước, đồ Nhà nước, người Nhà nước... Và nó đã đi vào thơ ca, nhạc họa của một số cây bút hay viết ngợi ca.
“Tôi chọn những vần thơ tươi xanh
Để ngợi ca hàng Mậu dịch”
(Xuân Diệu – Thanh ca)
Nhạc:
“Em chọn lối này”
“Cô Mậu dịch viên”
Xiếc:
“Cô hàng giải khát – mậu dịch viên” – Nghệ sỹ Chính Tâm biểu diễn.
Họa: Hàng vạn, hàng triệu bích báo cổ động dùng hàng mậu dịch.

Nhưng hàng mậu dịch là cha chung không ai khóc nên càng ngày càng yếu kém, chất lượng rất thấp, nó là loại: nhanh nhiều xấu kém, đắt khác với tiêu chí đề ra là “nhanh nhiều tốt rẻ”. Dân gian mới có câu ca:
“Phở mậu dịch
Kịch ti vi”
Tức là hai thứ bao cấp của Nhà nước nó kém đến mức nói đến nó người ta đã dè bỉu!
Chính nhà thơ Xuân Diệu là người tụng ca hàng mậu dịch cũng biết nó quá tồi nên trong lần xướng họa với nhà thơ Xuân Hoàng ở
Quảng Bình, ông so sánh thơ Xuân Hoàng như phở mậu dịch làm cho bậc đàn em giận xanh mặt:
“Vào đây xin chớ làm ngơ
Ăn cơm Mậu dịch nghe thơ Xuân Hoàng”
Để hiểu thêm vấn đề này,
Phóng viên vannghecuocsong.com có cuộc phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Triết hoc. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
P/V: Với tư cách là nhà thơ, nhà triết học xin ông cho biết vì sao gọi là nhà thơ Mậu Dịch?
Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu (NT N LK):
Từ “Nhà thơ Mậu Dịch” nó mới xuất hiện cách đây trên dười một thập kỷ để chỉ những nhà thơ tụng ca một chiều, viết theo đơn đặt hàng, viết không có rung cảm trái tim, tức là không viết theo mệnh lệnh trái tim mà viết theo mệnh lệnh đồng tiền và chức tước (chức tước còm thôi – cười), viết không có sáng tạo gì về hình thức và nội dung, nghìn người như một, chẳng khác nào áo quần mậu dịch may sẵn…
Nhà thơ Mậu dịch là người chuyên tụng ca, viết tuyên truyền theo đơn tuyến, được Nhà nước bảo lãnh ít nhiều cho giữ các chức vụ văn nghệ, báo chí, có nhiều phần thưởng chính thống nên thường hay hợm hĩnh, khệnh khạng coi mình là thầy thiện hạ song thực chất văn chương không có gì. Cứ ra thế giới mà xem!
Những người bị coi là thơ Mậu Dịch thì phản ứng gay gắt, họ bảo những kẻ gọi họ là xếch mé, là phủ nhận công lao sáng tạo, phủ nhận văn học cách mạng…
Nhược điểm nhất của họ là mặt bằng văn hóa thấp, lại ở trong một môi trường bưng bít, không có cửa mở ra với thế giới nên tầm nghĩ, tầm viết rất thấp. Cũng có một vài cây bút bứt phá vượt lên trên hoàn cảnh xã hội nhưng không nhiều và bị vùi lấp trong trứng nước.
Sáng tác của họ không đem đến một thẩm mỹ gì mới cho độc giả, họ chỉ minh họa, nói theo một ý đồ của một nhóm lợi ích nào đó.
Những nhà thơ Mậu dịch là những người không phân biệt được văn chương với tuyên truyền là hai phạm trù khác nhau. Họ nhầm tưởng cái họ viết ra là văn chương. Song không phải. Đó là nhầm lẩn của một thời đại cực đoan, quá khích!
P/ v: Họ là văn nô?
NTNLK: - Chính xác!
P/v: Đã là văn nô thì đâu chỉ có nhà thơ Mậu dịch còn là nhà văn Mậu dịch, nhà phê bình Mậu địch
NTNLK: Không sai!
P/v: Ngay từ thời chống Mỹ đã có người gọi họ là nhà cười học, nhà hát học, nhà ca học, nhà hò học những véo von học... Họ đông như kiến cỏ, Nhà thơ có thể kể ra một vài tên tuổi được không? Như Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân?
NTNLK: Theo quan điểm của tôi, tôi sẽ kể những người này - Về thơ có: Thanh Thảo, Vũ Quần Phương, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Nguyễn Duy…anh nô nhất Vũ Quần Phương!
P/v: Về văn Mậu dịch và phê bình Mậu dịch ?
NTNLK: Anh kể đi!
P/v: a - Văn Mậu dịch – Nguyễn Khải, Đỗ Chu, Ma Văn Kháng, Hồ Phương, Lê Văn Thảo, Chu Văn, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê, Bùi Bình Thi…
b - Phê bình Mậu dịch: Hồ Sỹ Vịnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Phong Lê…
Các nhà này là nhà khen Phò mã tốt áo, biết rồi nói mãi khổ lắm, không có phát hiện gi mới, khen kẻ có chức, khen kẻ có tiền...
NTNLK: Đấy mới ngũ thử, còn lục ngưu, bát dương nữa chứ!
P/v: Tóm mấy ông đầu rau thôi, giấy mực đâu mà kể hết họ. Nguyễn Duy chỉ viết thơ Mậu dịch thời kỳ đầu, sau này nhà thơ phản tỉnh và viết những tác phẩm được công chúng đón nhận!
NTNLK: Đúng như vậy!
P/v: Thơ Mậu dịch thời chống Mỹ chắc chắn là thua thời chống Pháp?
NTNLK: Chắc chắn rồi. Thơ chống Pháp còn có Quang Dũng, Hữu Loan, Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên, Vũ Cao, Trần Hữu Thung, Hoàng Lộc, Thôi Hữu…họ là những nhà thơ nông dân, chân đất nhưng đã đặt được dấu chân mình trong thơ ca bất tử của dân tộc.
P/v: Xin cám ơn Nhà thơ !
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2014
Đỗ Hoàng (thực hiện)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: