“Dự thảo sửa đổi hiến pháp, quyền con người đặc biệt quan trọng"
Thứ tư 23/01/2013 15:10
(GDVN) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có 11 chương với 124 điều, giảm 1 chương và 23 điều, trong đó, giữ nguyên 12 điều, bổ sung, sửa đổi 101 điều, bổ sung 11 điều mới. Điểm đáng chú ý là tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam đều quy định tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
"Dự thảo lần này nhấn mạnh các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực của mình"
Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào ngày 23/11/2012, kỳ họp thứ tư. Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 136/QĐ - TTg về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhằm tiếp thu các ý kiến góp ý của toàn thể nhân dân cả nước, chuẩn bị tốt nhất cho lần sửa đổi hiến pháp này. Vậy tại sao phải sửa đổi Hiến pháp vào thời điểm này và người dân quan tâm tới vấn đề nào nhất?
Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào ngày 23/11/2012, kỳ họp thứ tư. Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 136/QĐ - TTg về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhằm tiếp thu các ý kiến góp ý của toàn thể nhân dân cả nước, chuẩn bị tốt nhất cho lần sửa đổi hiến pháp này. Vậy tại sao phải sửa đổi Hiến pháp vào thời điểm này và người dân quan tâm tới vấn đề nào nhất?
Theo ông Hoàng Thế Liên – Thứ trưởng Bộ Tư Pháp, nước ta đã có 4 lần sửa đổi hiến pháp vào các năm 1946, 1959, 1980 và 1992. Một đặc điểm rất lớn đáng chú ý là suốt thời gian lập hiến đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vì vậy mà mỗi lần đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới với chính sách mới do Đảng đề ra, chúng ta đều đặt vấn đề sửa đổi hiến pháp.
Ông Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng Bộ Tư Pháp: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này đề cao quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, quy định quyền lập hội để nhân dân tham gia kiếm soát quyền lực nhà nước. |
“Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trong bối cảnh chúng ta ở giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới.
Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992:
Dự thảo lần này nhấn mạnh các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực của mình, thông qua dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, không chỉ qua cơ quan dân cử mà các cơ quan nhà nước khác. Đó là một nội dung rất quan trọng thể hiện xuyên suốt trong dự thảo.
Trong chương về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, môi trường... cũng có nhiều điểm sửa đổi về cách hiến định các thành phần kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm công bằng, bảo đảm môi trường...
Trong quyết định về bộ máy nhà nước, có nhiều điểm sửa đổi bổ sung, xác định rõ hơn các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, mối quan hệ giữa các cơ quan, quy định về kiểm soát quyền lực nhà nước.
Đặc biệt, dự thảo bổ sung một số thiết chế hiến định độc lập như Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Dự thảo có quy định mới về thẩm quyền Quốc hội, vai trò của nhân dân trong sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, quy trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.
Chúng ta bắt đầu đổi mới kinh tế từ năm 1986, đến năm 1991 thì có cương lĩnh khẳng định đường lối ưu tiên phát triển kinh tế, từng bước đổi mới chính trị phù hợp, do đó Hiến pháp năm 1992 chủ yếu sửa đổi về vấn đề kinh tế, tạo bước chuyển lớn từ cơ chế kế hoạch hóa quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, gắn liền với đó là sửa đổi một số vấn đề về cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước, chuyển từ cơ chế hoạt động theo nguyên tắc tập thể sang đề cao trách nhiệm cá nhân.
Nhờ sự đổi mới trong Hiến pháp năm 1992 về chế độ kinh tế mà chúng ta đạt được những thành tựu lớn trong phát triển đất nước trong 20 năm qua”, Thứ trưởng Liên nói.
Nhờ sự đổi mới trong Hiến pháp năm 1992 về chế độ kinh tế mà chúng ta đạt được những thành tựu lớn trong phát triển đất nước trong 20 năm qua”, Thứ trưởng Liên nói.
Tổng kết 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992 cho thấy nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về nhiều mặt, trong đó có cả kinh tế, đồng thời cũng thấy cải cách tư pháp, lập pháp, hành chính đạt được một số thành tựu nhưng cũng còn có nhiều vấn đề vướng mắc. Vì vậy, chúng ta đặt vấn đề sửa đổi Hiến pháp để tạo cơ sở hiến định đẩy mạnh các cuộc cải cách.
Đặc biệt, trong Cương lĩnh 1991 được sửa đổi bổ sung theo nghị quyết Đại hội Đảng XI có đề ra chiến lược mới, tức là trước đây ưu tiên phát triển kinh tế, từng bước đổi mới chính trị thì nay đặt vấn đề đổi mới chính trị và kinh tế đồng bộ. Do đó, lần nay chúng ta sửa đổi Hiến pháp để đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế, tạo tiền đề chính trị cho phát triển kinh tế.
Đặc biệt, trong Cương lĩnh 1991 được sửa đổi bổ sung theo nghị quyết Đại hội Đảng XI có đề ra chiến lược mới, tức là trước đây ưu tiên phát triển kinh tế, từng bước đổi mới chính trị thì nay đặt vấn đề đổi mới chính trị và kinh tế đồng bộ. Do đó, lần nay chúng ta sửa đổi Hiến pháp để đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế, tạo tiền đề chính trị cho phát triển kinh tế.
Lịch sử lập hiến lâu dài cho phép chúng ta nhận thức mới về Hiến pháp, đổi mới về tư duy hiến pháp. Năm 1992, khi chúng ta xây dựng Hiến pháp 1992 thì hệ thống luật còn mỏng, chỉ có 93 luật và pháp lệnh.
Trong bối cảnh đó, Hiến pháp phải quy định rất nhiều điều mà lẽ ra phải giao cho luật quy định. Hiện nay, khi sửa đổi Hiến pháp 1992 thì chúng ta có 330 luật và pháp lệnh, tức là hệ thống pháp luật của chúng ta đã phát triển, đủ điều kiện đổi mới kỹ thuật lập pháp theo hướng Hiến pháp quy định những vấn đề rất cơ bản, còn lại để cho luật quy định.
Trong bối cảnh đó, Hiến pháp phải quy định rất nhiều điều mà lẽ ra phải giao cho luật quy định. Hiện nay, khi sửa đổi Hiến pháp 1992 thì chúng ta có 330 luật và pháp lệnh, tức là hệ thống pháp luật của chúng ta đã phát triển, đủ điều kiện đổi mới kỹ thuật lập pháp theo hướng Hiến pháp quy định những vấn đề rất cơ bản, còn lại để cho luật quy định.
Thứ trưởng Hoàng Thế Liên chia sẻ: “Dự thảo lần này sau khi sửa đổi có 11 chương với 124 điều, giảm 1 chương và 23 điều, trong đó, giữ nguyên 12 điều, bổ sung, sửa đổi 101 điều, bổ sung 11 điều mới. Điểm đáng chú ý là tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam đều quy định tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn nữa là xác định hình thức để nhân dân thực hiện. Hiến pháp 1992 quy định nhân dân thực hiện thông qua Quốc hội và HĐND, tức là thông qua cơ chế dân chủ đại diện, việc tổng kết thi hành Hiến pháp cho thấy quy định như thế là không đủ.
Do điều 6 dự thảo bổ sung đầy đủ hơn, một là khẳng định nhân dân thực hiện quyền lực thông qua dân chủ dạ diện và dân chủ trực tiếp với nhiều hình thức mới, không chỉ thông qua cơ quan quyền lực mà các cơ quan nhà nước khác cũng chịu trách nhiệm cho nhân dân thực hiện. Tôi cho đó là một sự thay đổi tương đối lớn”.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn nữa là xác định hình thức để nhân dân thực hiện. Hiến pháp 1992 quy định nhân dân thực hiện thông qua Quốc hội và HĐND, tức là thông qua cơ chế dân chủ đại diện, việc tổng kết thi hành Hiến pháp cho thấy quy định như thế là không đủ.
Do điều 6 dự thảo bổ sung đầy đủ hơn, một là khẳng định nhân dân thực hiện quyền lực thông qua dân chủ dạ diện và dân chủ trực tiếp với nhiều hình thức mới, không chỉ thông qua cơ quan quyền lực mà các cơ quan nhà nước khác cũng chịu trách nhiệm cho nhân dân thực hiện. Tôi cho đó là một sự thay đổi tương đối lớn”.
Dự thảo cũng đã thể hiện rất rõ, nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân
Ông Phạm Quốc Anh – Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam:
Tôi thấy có hai điểm đáng chú ý: Thứ nhất là vị trí vai trò của MTTQ Việt Nam trong giám sát và phản biện được nâng cao, đây là điều chưa từng có từ trước tới nay. Thứ hai, là đề cao vai trò của người dân trong sống, làm việc, tự do, nói rõ hơn quyền con người và quyền công dân.
Quyền con người trong dự thảo lần này đã nói rõ hơn: quyền sống, bảo hộ tính mạng, sức khỏe, quyền được hiến mô, tạng, hiến xác, đây là điểm mới nhưng cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Về quyền công dân, ngoài quyền tự do cư trú, đi lại, tự do tín ngưỡng còn có quyền lập hội, quyền biểu tình… đây là những vấn đề mới, bước đầu đã được chúng ta triển khai và khi sửa đổi Hiến pháp thì sẽ có cơ sở triển khai mạnh mẽ hơn.
dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát quyền lực. Điểm mới ở đây là kiểm soat quyền lực, toàn bộ dự thảo Hiến pháp tập trung thể hiện nội dung kiểm soát quyền lực:
Thứ nhất là xác định thẩm quyền từng cơ quan trong bộ máy, quy định mối quan hệ rõ ràng hơn giữa các cơ quan.
Thứ hai, đề cao quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, quy định quyền lập hội để nhân dân tham gia kiếm soát quyền lực nhà nước; điều 9 tiếp tục khẳng định nguyên tắc đại đoàn kết, giao cho Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chức năng giám sát và phản biện xã hội với các cơ quan nhà nước.
Thứ ba, chúng ta thiết lập một số thiết chế hiến định độc lập, thực hiện kiểm soát quyền lực như Hội đồng Hiến pháp là cơ quan chuyên môn của Quốc hội. Chúng ta khẳng định cơ quan nào làm gì, Quốc hội là cơ quan lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Tòa án thực hiện quyền tư pháp, đó là cơ sở hiến định để thực hiện phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực.
Thứ trưởng Hoàng Thế Liên nhấn mạnh: “Lần sửa đổi hiến pháp này chúng ta bổ sung nhiều yếu tố về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đặt trong chương II. Hiến pháp ghi nhận 16 quyền con người, tất cả mọi người sống trên một lãnh thổ đều được hưởng những quyền này, kể cả người nước ngoài và người không có quốc tịch Việt Nam”.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Tư Pháp, ngày 11/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ban hành kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Kế hoạch này đã bám sát Nghị quyết 38 của Quốc hội như về mục tiêu, yêu cầu, bảo đảm các hình thức phù hợp với chức trách của Chính phủ. Lần sửa đổi này có một ý nghĩa lớn là tư duy về hiến pháp, xem đây là đạo luật cơ bản, tức là tất cả các quy định đều có giá trị pháp lý và buộc phải thực hiện. Trước đây nhiều điều còn mang tính tuyên ngôn, gửi gắm, nhiều điều mang tính nguyện vọng.
Do đó, khi người dân góp ý thì không nên nghĩ đây là việc của chuyên gia, mà đã là đạo luật gốc thì sẽ quyết định các quyết sách lớn của quốc gia, ai cũng có thể đóng góp. Còn từ chính sách đó được biến thành các điều luật thì là nhiệm vụ của các nhà làm luật.
Kế hoạch này đã bám sát Nghị quyết 38 của Quốc hội như về mục tiêu, yêu cầu, bảo đảm các hình thức phù hợp với chức trách của Chính phủ. Lần sửa đổi này có một ý nghĩa lớn là tư duy về hiến pháp, xem đây là đạo luật cơ bản, tức là tất cả các quy định đều có giá trị pháp lý và buộc phải thực hiện. Trước đây nhiều điều còn mang tính tuyên ngôn, gửi gắm, nhiều điều mang tính nguyện vọng.
Do đó, khi người dân góp ý thì không nên nghĩ đây là việc của chuyên gia, mà đã là đạo luật gốc thì sẽ quyết định các quyết sách lớn của quốc gia, ai cũng có thể đóng góp. Còn từ chính sách đó được biến thành các điều luật thì là nhiệm vụ của các nhà làm luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét