Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

Hoa xuân bên thềm cũ




Tôi mang mấy tờ báo Xuân Tuổi Trẻ và vài phong bao lì xì đến thăm mấy cô chú bên Thủ Thiêm là người quen hơn 30 năm trước nổi tiếng về nghề huê kiểng.

Trời đất, quận 2 vắng lặng lạ thường không có chút không khí Tết nào, hoa đào hoa mai cũng chẳng thấy.

Ông chú cố cựu nói, ước gì ông còn sống đến ngày chính quyền giải quyết ổn thỏa vấn đề nhà đất, ông sẽ về lại cuộc đất cũ, dựng lại căn nhà đơn sơ như cũ. Để chậu bông mai ở bậc thềm, cặp vạn thọ ở hàng ba và nhìn ra trời đất, như thế chết cũng mãn nguyện lắm rồi.

Đây có lẽ cũng là mơ ước của chú Tám, cô Bẩy, dì Sáu và hàng ngàn người dân cố cựu ở Thủ Thiêm.Con đường từ khu tạm cư, từ những căn phòng trọ về nền đất cũ không xa nhưng đi mãi không đến được. Hai mươi năm rồi, những cuộc khiếu kiện triền miên và không có hồi kết.

Nhà báo Đại Dương cũng chia sẻ câu chuyện tương tự : Tôi ngồi với ông Tư Cứu trước khu tạm cư của dân gốc Thủ Thiêm một tuần trước Tết Nguyên đán. “Từ ngày bị mất nhà đến nay, chúng tôi không có Tết”, ông Tư năm nay đã 69 tuổi, giọng trĩu nặng. Cuộc sống tạm bợ, khó khăn, phần vì luôn trong tâm trạng rối bời nên không ai còn lòng dạ nghĩ chuyện tết nhất.

Mỗi khi giao thừa, ngay nóc hầm Thủ Thiêm pháo hoa nổ đì đùng, sáng lóa. Chỉ vài trăm mét bên kia sông, quận một bừng bừng khí thế nhạc xuân. Nhưng, mấy ai biết đến hàng trăm hộ gia đình với hàng nghìn con người chỉ cách trung tâm Sài Gòn phồn hoa một đoạn chim bay, ông Tư "buồn đến thắt ruột" vì phải sống trong cảnh tăm tối, nhếch nhác, không nơi hương khói cho tổ tiên, ông bà.

Từ ngày bị buộc phải di dời khỏi ngôi nhà đã sống nhiều chục năm, năm 2011 đến nay, gia đình ông Tư Cứu cùng hàng trăm hộ dân thuộc các phường Bình An, An Khánh và Bình Khánh phải đến ở trong khu tạm cư tại phường An Phú. Đó là những dãy nhà hai tầng làm bằng khung sắt tiền chế, mái tôn, với nhiều căn hộ, mỗi căn chỉ có một phòng, rộng chừng 20 m2. Hiện khu tạm cư xuống cấp trầm trọng, nhiều chỗ sắt đã mục, tường và trần bong tróc, sàn sụt lún. Vợ chồng ông Tư Cứu và con cháu sống chen chúc trong căn phòng trên gác. Trong căn nhà rách, trời nắng thì nóng hầm hập, mưa xuống nước tạt, thậm chí nước chảy tứ bề vì dột.

Phải ra đi nhưng trong lòng mỗi người dân luôn hướng vọng về chốn xưa. Ông Tư Cứu vẫn tranh thủ lúc rỗi chạy về thăm "nhà" cũ ở Khu phố 1, phường Bình Khánh, mặc dù nơi đây giờ chỉ là bãi đất hoang, lau sậy ngút ngàn. Ông về chỉ để đứng trầm ngâm nhìn ngắm cho vơi cơn nhớ đất, nhớ căn nhà cũ, nơi đại gia đình hơn mười người của ông đã có nhiều năm sống yên vui.

Ông Nguyễn Văn Thạch gặp ông Tư Cứu gần bãi đất đó, khi hai ông đều đang trên đường về thăm "nhà" cũ. "Không biết từ bao giờ, tôi và nhiều người dân cùng cảnh có thói quen cuối tuần chạy về thăm nơi nhà cũ, dù nơi ấy giờ chẳng có gì ngoài cỏ rác và lau sậy.

Những người hàng xóm cũ đôi khi gặp nhau chỉ để nói với nhau năm ba câu chuyện nhưng phần nào nuôi ngoai nỗi nhớ", ông Thạch bộc bạch. Theo ông, với đa số người dân nơi này, dù nhà cửa không còn nhưng nhiều gia đình chưa nhận đền bù nên tài sản vẫn là của họ. Chưa kể, nhiều người gắn bó ở đây gần cả cuộc đời nên không dễ quên đất, quên người và tình làng nghĩa xóm.

Gia đình bà Nguyễn Thị Tám cũng phải lang thang sau khi bị cưỡng chế bảy năm trước. Từ đó đến nay, mỗi cuối tuần bà Tám đều trở về để thăm lại "nhà" cũ và cắm lên nền đất đầy cỏ dại một nén nhang. Nhà cũ của gia đình bà Tám chỉ cách nhà cũ ông Tư Cứu mấy bước chân. Hôm nọ, khi nghe Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khẳng định "sắp tới có kết luận về các trường hợp ở ngoài ranh giới quy hoạch, các hộ này sẽ không phải di dời" và "trong ba tháng tới tốc độ giải quyết sẽ được đẩy nhanh", bà Tám và mọi người mừng khấp khởi.

Khi chạm mặt Bí thư Nhân, bà Tám, ông Lực đã không ngăn được dòng nước mắt. Nước mắt của người những con người 70-80-90 tuổi đầy đắng cay chen lẫn niềm hy vọng.

Bà mong mỏi chính quyền sớm xác định ranh giới để người dân nhanh chóng được trở về nơi chốn cũ ổn định cuộc sống. Cách nay vài tuần, vì sốt ruột, bà Tám đem cây đến dựng tạm túp lều trên nền đất cũ với mong mỏi "Tết này có nơi thờ cúng ông bà", nhưng không được chính quyền chấp nhận.

(hết trích dẫn)

Cái nhà, cuộc đất với người Việt thiêng liêng lắm chứ không chỉ là tài sản, cứ Tết là ta muốn quay về căn nhà cũ, miền ký ức…Nhà báo Hà Phan nêu: Gần Tết năm nào cũng vậy, không nhớ cha lại nghĩ đến mẹ hay mơ về gia đình sum vầy 30 năm trước. Ám ảnh tôi đến nỗi đêm qua còn thấy cha nhăn nhó với nồi bánh bị khét như Tết 1980 hay vẻ mặt mẹ vui mừng nhìn mấy ký thịt ngon mà đàn con hiếm khi được ăn ngày thường thời bao cấp.

Đời người như vòng tuần hoàn, càng nhiều tuổi lại càng dễ mủi lòng như tuổi thơ, thương nhớ, quấn quýt mỗi khi nhớ về quê nhà, mẹ cha hay anh em bà con thân thuộc.

Có những thứ trôi qua không bao giờ trở lại hay phai mờ dần theo thời gian nhưng công cha, nghĩa mẹ, ơn sinh thành và tình cảm bà con, chòm xóm, kỷ niệm tuổi thơ… có lẽ lại ùa về nhiều hơn khi thời gian vệt hằn trên gương mặt cũ kỹ dần theo năm tháng.

Tôi không biết quê mình thật sự ở đâu khi cha Nam mẹ Bắc học ở Trung rồi vào Saigon sinh sống hơn 30 năm qua. Nhưng tôi biết rõ Tết mình đau đáu về nơi có người thân, man mác nhớ thương năm tháng trẻ dại và nhất là những món không đâu ngon bằng mẹ già cặm cụi nấu rồi nhìn con ăn…

Người dân Thủ Thiêm vừa mất nhà mất đất, vừa mất cả miền ký ức.

Hôm qua hơn 100 người dân Thủ Thiêm cố thủ tại Hà Nội từ nhiều năm qua đã lục tục về Sài Gòn ăn theo theo sự vận động của chính quyền.

Nhưng hoa xuân không được rơi bên thềm cũ, họ vẫn phải ở trong các nhà trọ hay khu tạm cư nhìn pháo hoa huy hoàng, diễm lệ phía bên kia sông vào đêm giao thừa.

HOÀNG LINH 02.02.2019
nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2019

Chỉ số CPI cho thấy tham nhũng VN tệ đi dù có chiến dịch ‘đốt lò’

29 tháng 1 2019 - Xếp hạng hàng năm Corruption Perceptions Index (CPI) vừa cho hay Việt Nam xếp thứ 117 trên 180 nước, tụt 10 hạng. Trong kết quả năm ngoái của Transparency International, Việt Nam xếp hạng 107 trên 180 nước. Kết quả này có vẻ sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều người trong bối cảnh Việt Nam được cho là gia tăng chiến dịch chống tham nhũng từ sau Đại hội 12 năm 2016. Như giải thích của Transparency International, xếp hạng CPI dựa trên đánh giá, suy nghĩ của các chuyên gia và doanh nhân về tham nhũng khu vực công của một quốc gia.
'Chống tham nhũng ở cả khu vực tư nhân'
Điểm số của Việt Nam năm 2017 là 35, đến năm 2018 giảm còn 33. Xếp hạng năm 2016, khi đó đánh giá 176 nước, thì Việt Nam đứng thứ 113, 33 điểm. Nếu chỉ xét điểm số, người ta thấy rằng điểm số của Việt Nam năm 2016 cao hơn các năm trước, tăng tiếp tục năm 2017 nhưng đến 2018 lại giảm điểm bằng với 2016.
Kể từ 2017, Việt Nam, cùng với Timor-Leste, Bangladesh, Maldives là các quốc gia vùng châu Á - Thái Bình Dương bị giảm điểm. Transparency International nói các nước này có các điểm chung, như thiếu các định chế độc lập, dân chủ có thể kiểm soát và cân bằng quyền lực.

Bản quyền hình ảnhTRANSPARENCY INTERNATIONALImage captionXếp hạng châu Á của Transparency International

Các nước này lại có chính phủ trung ương rắn tay nên đã cản trở truyền thông tự do, cản trợ sự tham gia của người dân.

Nói về Việt Nam, Transparency International thừa nhận Việt Nam đã có "tiếp cận mạnh tay nhằm trừng phạt, truy tố các cá nhân tham nhũng mấy năm qua".

Nhưng điều này không đủ vì, theo Transparency International, việc mạnh tay trừng phạt chỉ là một phần trong chiến lược chống tham nhũng "hiệu quả và đầy đủ".

Ngoài ra, tổ chức này cũng nói các định chế dân chủ yếu ớt và thiếu quyền chính trị "đặt ra nghi ngờ nghiêm túc về sự công bằng của các vụ bắt giữ và truy tố" ở Việt Nam.

Transparency International còn nói Việt Nam đã dính líu đến nhiều scandal tham nhũng gần đây liên quan Đan Mạch, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Ví dụ năm 2017, World Bank đã cấm cửa một công ty tư vấn Đan Mạch vì dính líu hối lộ quan chức Việt Nam.

Trong khi đó, văn phòng Towards Transparency đặt ở Hà Nội, trực thuộc Transparency International, giải thích: "Điểm số CPI 2018 của Việt Nam được tính dựa trên cơ sở 8 nguồn dữ liệu là những khảo sát quốc tế độc lập."

"Về mặt thống kê, việc giảm điểm này được xem là không đáng kể. Tuy nhiên, xét trên thang điểm từ 0 - 100 của CPI, trong đó 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch, tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn được cho là rất nghiêm trọng."

Có ý kiến nói công cuộc chống tham nhũng chỉ mới thấy 'phần nổi của tảng băng chìm'

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) là gì?

Được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) công bố hàng năm kể từ năm 1995, Chỉ số CPI xếp hạng các quốc gia / vùng lãnh thổ trên cơ sở cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công tại các quốc gia / vùng lãnh thổ đó.

Đây là một chỉ số tổng hợp, kết hợp kết quả của 13 cuộc thăm dò ý kiến và đánh giá tham nhũng do các tổ chức có uy tín thu thập. CPI là chỉ số về tham nhũng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.


Hội nghị TW7: ‘Dân muốn thu hồi tài sản tham nhũng’
Tại sao CPI dựa trên cảm nhận?

Tham nhũng nói chung thường bao gồm các hoạt động phi pháp, bị che giấu một cách cố ý và chỉ được đưa ra ánh sáng khi xảy ra các vụ bê bối, hay qua công tác thanh tra, điều tra và truy tố, xét xử.

Mặc dù các nhà nghiên cứu từ các viện nghiên cứu, xã hội dân sự và các chính phủ đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc đo lường tham nhũng trong các lĩnh vực cụ thể một cách khách quan, đến nay vẫn chưa có một chỉ số khách quan nào đo lường mức độ tham nhũng của quốc gia một cách trực tiếp, toàn diện.

Các nguồn dữ liệu của CPI (bao gồm các khảo sát và nguồn thông tin) sử dụng các bảng hỏi được thiết kế và chuẩn hoá một cách kĩ lưỡng để hỏi người trả lời.

CPI hàm chứa các quan điểm có đủ thông tin của các bên liên quan, thường có mức độ tương đồng cao với các chỉ số khách quan, ví dụ như trải nghiệm hối lộ của người dân trong Phong vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu (Global Corruption Barometer).
Danh sách 8 nguồn dữ liệu được sử dụng để tính điểm số CPI 2018 của Việt Nam

1. Chỉ số cải tổ Bertelsmann Stiftung 2017-2018 (BF TI)
Bertelsmann Stiftung Transformation Index 2017-2018

2. Xếp hạng rủi ro quốc gia 2018 của Cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu (EIU)
Economist Intelligence Unit Country Risk Service 2018

3. Các chỉ số về Điều kiện và Rủi ro Kinh doanh 2017 của Global Insight (GI)
Global Insight Country Risk Ratings 2017

4. Tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị 2018 (PERC)
Political and Economic Risk Consultancy Asian Intelligence 2018

5. Chỉ số Đánh giá Rủi ro Quốc gia 2018 của Tổ chức Đánh giá Rủi ro Chính trị (PRS)
The PRS Group International Country Risk Guide 2018

6. Khảo sát ý kiến các nhà điều hành doanh nghiệp 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) - World Economic Forum Executive Opinion Survey 2018

7. Chỉ số Nhà nước pháp quyền 2017-2018 của World Justice Project (WJP)
World Justice Project Rule of Law Index Expert Survey 2017-2018

8. Bộ chỉ số về dân chủ của Varieties of Democracy Project 2018 (VDEM)

Varieties of Democracy (V-Dem) 2018
CPI đo lường các hình thức tham nhũng nào?

Các nguồn dữ liệu của CPI đo lường các khía cạnh của tham nhũng như dưới đây, sử dụng những câu hỏi cụ thể để thu thập dữ liệu:

 Hối lộ
 Chuyển đổi mục đích sử dụng của các quỹ công
 Mức độ phổ biến của việc các cán bộ nhà nước lợi dụng vị trí để tư lợi mà không lo đối mặt với các hậu quả
 Khả năng xảy ra tham nhũng trong chính phủ và khả năng chính phủ thực thi các cơ chế liêm chính hiệu quả trong khu vực công
 Các gánh nặng và thủ tục hành chính và quan liêu dẫn tới khả năng tăng tham nhũng
 Bổ nhiệm theo năng lực hay theo mức độ thân hữu (quan hệ) trong các dịch vụ dân sự
 Truy tố và xét xử hình sự hiệu quả đối với các cán bộ nhà nước tham nhũng
 Luật pháp đầy đủ về công khai tài chính và các biện pháp phòng ngừa mâu thuẫn lợi ích đối với cán bộ nhà nước
 Cơ chế pháp luật để bảo vệ người tố cáo tham nhũng, nhà báo, các điều tra viên khi họ tố cáo các trường hợp hối lộ và tham nhũng
 Nhà nước bị khống chế bởi các nhóm lợi ích nhỏ
 Tiếp cận thông tin về các vấn đề công của xã hội dân sự CPI không đo lường các hình thức tham nhũng nào?
Các nguồn dữ liệu của CPI không đo lường các hình thức tham nhũng dưới đây:

 Cảm nhận hoặc trải nghiệm tham nhũng của người dân
 Gian lận thuế
 Các dòng tài chính phi pháp
 Các đối tượng góp phần vào tham nhũng (luật sư, kế toán viên, các nhà cố vấn tài chính, v..v..)
 Rửa tiền
 Tham nhũng trong khu vực tư
 Các nền kinh tế và thị trường không chính thức

Nguồn: Transparency International
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuối cùng thì " Cái cổng chào" lạ đến độ...nhất thế giới ở tỉnh Dak Lak của tôi cũng đã "được gỡ bỏ"! Mới thấy tác động ghê gớm của cộng đồng mạng. Có nhiều, rất nhiều ý kiến không đồng tình với hình dáng, trang trí, bố cục, nội dung của chiếc cổng chào như nửa "chiếc còng số 8", trong đó có ý kiến của ông Nguyễn Văn Lạng(nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Dak Lak) comment trên trang Hồng Chiến, như sau:
"Tại sao lại làm như thế tốn tiền quá , xấu quá , quê mùa quá ,.cứ để bình thường cây xanh thảm cỏ , cột đèn chiếu sáng và đèn
 cột đèn chiếu sáng và đèn chiếu ngược cho các công trình đồng thời bó vỉa hè và lát lại hè .Nếu có cổng thì làm ở 6 cửa ô vào thành phố mỗi cửa 1 cổng thôi .Như thế này rườm rà và chán quá".
Còn đây là ý kiến của bạn Mai Huong Phan:" anh Hồng Chiến ơi, nỡ lòng nào mà họ lại làm xấu thành phố đi, xấu một cách tệ hại như thế này hở anh? tại sao các cơ quan văn hóa lại phê duyệt một công trình xấu dã man con ngan như thế này? Buôn Mê Thuột chỉ cần cây xanh, trời xanh, mây trắng là đủ đẹp rồi".
Còn nhiều, rất nhiều ý kiến khác; thậm chí gay gắt đến...gắt gay. Rất mừng là các vị có quyền "cho làm" và quyền "cho gỡ" đã nhanh chóng...cho gỡ bỏ! Ở trường hợp này thì đúng là: KHÔNG CÒN HƠN CÓ"...
.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có bị tù thì vẫn hơn người ta!


TRẦN VIỆT TÂN & BÙI VĂN THÀNH VẪN "CƯỠI" XE ĐỜI MỚI VỀ NHÀ ?
Sau khi toà tuyên án chiều 30/1/2019, người ta thấy Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành đi nhanh ra xe hơi đời mới láng coóng để về nhà.
Có bạn thắc mắc, tại sao 2 ông sướng thế?
Chỉ vì 2 ông được "ưu ái", nên tội lỗi tày trời thế, mà vẫn là bị cáo được tại ngoại. Rồi VKS đề nghị và Toà phán quyết một bản án nhẹ đến..phẫn nộ trong dân chúng.
Điều 343 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) :
Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
• Khoản 1, Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
+ Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
+ Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.
Như vậy, bản án sơ thẩm đã tuyên sẽ có hiệu lực khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành không ai kháng cáo; hoặc VKS cùng cấp, VKS cấp trên không kháng nghị bản án đã ban hành.
Nếu có kháng nghị, phiên toà phúc thẩm sẽ được mở.
• Khoản 2 Điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Và đương nhiên, Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành sẽ bị bắt ngay tại toà, áp giải đi thụ án (nếu bị tuyên án tù giam).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhận dạng tự động để bắt nghi phạm_ Mừng hay lo?


baomai.blogspot.com
Cảnh sát ở London đang thử nghiệm công nghệ quét mặt tự động

Cảnh sát London đang thử nghiệm tự động nhận dạng gương mặt, một công nghệ gây tranh cãi vì lo ngại về tính riêng tư của công dân.

Romford, một vùng ở ngoại vi London, chứng kiến việc thử nghiệm trong hai ngày 31/1 và 1/2. Trước đó, cảnh sát London đã làm thử tám lần ở những nơi khác.

baomai.blogspot.com
  
Việc tự động nhận dạng được tiến hành tám giờ trong ngày, có sự chứng kiến của cảnh sát mặc đồng phục, với thông tin được phát cho người dân.

Trong thử nghiệm này, máy của cảnh sát lưu trữ những người đang bị giới chức truy nã.

Nếu máy quét thấy có gương mặt giống với kho dữ liệu, cảnh sát tại chỗ sẽ tiến hành kiểm tra để xác minh danh tính người bị máy báo động.

baomai.blogspot.com
  
Cảnh sát London nói tháng 12 năm ngoái, trong một thử nghiệm tương tự, họ đã tiến hành hai vụ bắt giữ do kết quả của máy.

Tuy vậy, có tổ chức như Big Brother Watch, vận động cho quyền riêng tư, lên án công nghệ này là "độc đoán, nguy hiểm, vô luật pháp".

Thông cáo của nhóm này tháng 12 năm ngoái nói "theo dõi người vô tội ở nơi công cộng là xâm phạm quyền căn bản về riêng tư, tự do ngôn luận và tụ họp".

baomai.blogspot.com
Tại Cardiff, Wales, xe cảnh sát gắn máy nhận dạng tự động

Tại Wales, cảnh sát đã dùng công nghệ tự động nhận diện gương mặt ở nhiều sự kiện tại Cardiff kể từ chung kết Champions League tháng 6/2017.

Một nghiên cứu về việc này nói rằng độ chính xác của nó tại Wales đã cải thiện từ khi sử dụng, nhưng bị xấu đi khi thiếu ánh sáng hay giữa đám đông người.

Tại Wales, từ khi bắt đầu dùng ở trung tâm thành phố Cardiff nhân chung kết Champions League 2017, công nghệ mới này khiến 2.000 người bị nhận diện nhầm.

Chuyên gia về quyền riêng tư của LHQ Joseph Cannataci đã chỉ trích việc sử dụng công nghệ của cảnh sát tại Wales.

baomai.blogspot.com
Việc quét mặt được dùng tại chung kết Champions League 2017 ở Cardiff

Nhận diện gương mặt - thông qua thuật toán để ráp nối gương mặt người với dữ liệu video và ảnh - dĩ nhiên không phải là điều mới mẻ.

Kỹ thuật này đã được dùng để 'tag' người dùng trên Facebook, mở khóa iPhone hay PlayStation.

Đa số công dân Mỹ cũng đã có trong kho dữ liệu nhận diện gương mặt của chính phủ, dựa vào ảnh passport và bằng lái xe.

baomai.blogspot.com
  
Tại Mỹ, FBI và nhiều cơ quan thực thi pháp luật đã sử dụng các dữ liệu này từ nhiều năm. Nhưng thường việc ráp nối diễn ra trong hoàn cảnh "cố định", nghĩa là so sánh hình ảnh, video với các hình chụp khác.

Khi công nghệ tiến bộ hơn, xuất hiện khả năng nhận diện gương mặt "trực tiếp". Máy quay video trực tiếp sẽ quét hình ảnh người đang đi để ráp nối với kho dữ liệu nghi phạm.

Theo NBC News, cơ quan an ninh Mỹ đã thử nghiệm công nghệ mới ở một số sân bay. Và hiện nay, người Mỹ đang xây dựng các hệ thống để có thể dùng cho cảnh sát địa phương.

baomai.blogspot.com
  
Nhưng công nghệ nhận dạng mới đã gây ra lo ngại về việc theo dõi, xác minh nhầm.

Việc nhận dạng hiện không hoàn hảo, và có thể sẽ không bao giờ hoàn hảo để biết chắc 100% rằng gương mặt trong hai hình là một.

Một nghiên cứu gần đây của Joy Buolamwini, từ MIT, cho thấy các hệ thống còn không xác định được giới tính của các phụ nữ da đen nổi tiếng như Michelle Obama và Oprah Winfrey.

Năm ngoái, truyền thông Mỹ tiết lộ tập đoàn thương mại điện tử Amazon cũng đã bước chân vào ngành "kinh doanh theo dõi".

baomai.blogspot.com
  
Khi đó, người ta biết rằng một số lực lượng cảnh sát Mỹ, như tại Orlando, Floria, đã mua công nghệ nhận dạng của Amazon.

Nhiều nhân viên Amazon kêu gọi tổng giám đốc Jeff Bezos ngừng hợp tác.

Sau khi gặp sức ép, cuối tháng Sáu 2018, cảnh sát thành phố Orlando nói họ dừng chương trình thử nghiệm.

baomai.blogspot.com
Cảnh sát tỉnh Hà Nam, Trung cộng đeo kính để nhận dạng nghi phạm

Nhưng khi ngày càng có nhiều công ty công nghệ tiếp thị sản phẩm cho cảnh sát, phải chăng sớm muộn công nghệ này sẽ trở nên phổ biến?

baomai.blogspot.com

Nicola Dickinson, phó chủ tịch của Digital Barriers, nói với NBC News năm ngoái: "Chúng ta đang rất gần đến việc đưa công nghệ đến tay lực lượng thực thi pháp luật."

baomai.blogspot.com
  
Hệ thống nhận dạng của Digital Barriers đã được nhiều nơi ở châu Âu, châu Á và trong chính phủ Mỹ sử dụng, theo lời công ty này. Nhưng họ từ chối tiết lộ tên khách hàng.

Tháng Hai năm ngoái, cảnh sát Trung cộng, nhân dịp Tết, đã công khai sử dụng công nghệ nhận diện gắn trên kính đeo.

baomai.blogspot.com
  
Giới chức nói thiết bị giúp họ trong những dịp đông người như khi người Trung cộng về quê dịp Tết.

Hình ảnh nữ cảnh sát đeo kính nhận dạng ở một nhà ga ở tỉnh Hà Nam khi đó xuất hiện trên nhiều tờ báo.

baomai.blogspot.com


nhận xét hiển thị trên trang

ĐẠI SỨ TRUNG QUỐC QUYẾT LIỆT NGĂN CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 40 NĂM CUỘC CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC BIÊN GIỚI PHÍA BẮC


 

Theo nguồn tin vỉa hè, năm nay Việt Nam chủ trương công khai kỷ niệm 40 năm cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược các tỉnh biên giới phía bắc. Các hoạt động đang được chuẩn bị, chắc sẽ được tổ chức sau dịp Tết Nguyên Đán…
Những ngày giáp Tết, được tin Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam chạy như cờ lông công tới một số cơ quan chức năng Việt Nam, danh nghĩa yêu cầu  giải thích về chủ trương này nhưng thực chất là đe nẹt, gây sức ép buộc Việt Nam phải co lại hoạt động kỷ niệm 40 năm mới nhớ tới một lần…
Hàng năm, báo chí Trung Quốc thường xuyên đề cập, vinh danh lính của họ, nhiều sách vở báo chí thỏa sức tuyên truyền, ca ngợi chiến thắng của họ. Họ ngang nhiên coi việc đưa hơn 1 triệu quân xông vào lãnh thổ Việt Nam trong 2 giai đoạn: tháng 2/1979, trên 6 tỉnh biên giới; Từ 19879-1989 tại khu vực vị Xuyên với danh nghĩa: phản ứng tưh vệ và chống Việt Nam xâm lược.
Vừa qua trong buổi ra mắt Ban liên lạc CCb Sư đoàn 356, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 2, Trưởng Ban liên lạc CCB Vị Xuyên đã cung cấp thông tin: Vừa qua, năm 2018, Trung Quốc đã phong cho 10 lính Trung Quốc danh hiệu anh hùng vì đã lập cộng đánh Việt Nam tại chiến trường Lão Sơn…
Chưa rõ, với hành động ngang ngược của Đại sứ thiên triều, sẽ tác động tới mức nào các hoạt động kỷ niệm 40 năm nổ ra cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược biên giới phái bắc?
Theo một vài nguồn tin: rất có thể “danh hiệu nước lạ” thay cho chỉ đích danh Trung Quốc sẽ được sử dụng trong một số hoạt động…kỷ niệm này.
Chúng ta đợi sau Tết sẽ thấy được phạm vị ảnh hưởng của hành vi đe nẹt, bắt nạt của Trung Quốc…

Phần nhận xét hiển thị trên trang