Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

Đời sống nào cũng thế

Bản dịch Hoàng Ngọc Biên
 
 
RENÉ CHAR
(1907-1988)
 
 
Toà nhà đẹp và những tiên đoán
 
Ta lắng nghe bước đi bên trong đôi chân mình
Biển chết những ngọn sóng trên đầu
 
Thuở nhỏ là lối dạo chơi hoang dại trên bờ đê
Lớn lên là ảo tưởng giả tạo
 
Đôi mắt thuần khiết trong những khu rừng
Vừa khóc vừa tìm cái đầu để nương náu.
 
 
 
Thi sĩ
 
Nỗi buồn của người thất học trong bóng tối của những chai lọ
Nỗi âu lo khó nhận ra nơi những người thợ đóng xe
Những đồng bạc cắc trong chiếc bình sâu đáy
 
Trong những khoang thuyền nhỏ của cái đe
Nhà thơ sống cô độc
Xe kéo càng to tướng trong chỗ đầm lầy
 
 
 
Đời sống nào cũng thế
 
Đời sống nào ló dạng
cũng kết thúc một kẻ bị thương.
Đây là vũ khí,
chẳng có gì,
tôi,
cuốn sách này,
và thứ ẩn ngữ chính đến lượt anh
anh sẽ trở thành trong cái thất thường cay đắng của cát lầy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc : Corona, siêu vi tự do ngôn luận ?


Đường phố Vũ Hán vắng vẻ sau khi chính quyền tuyên bố cấm các phương tiện giao thông không thiết yếu lưu thông trong khu vực trung tâm, ngày mùng 2 Tết Nguyên đán Trung Quốc.
Đường phố Vũ Hán vắng vẻ sau khi chính quyền tuyên bố cấm các phương tiện giao thông không thiết yếu lưu thông trong khu vực trung tâm, ngày mùng 2 Tết Nguyên đán Trung Quốc. cnsphoto via REUTERS.
Chủ đề chính của báo Pháp hôm nay vẫn là dịch viêm phổi mới hoành hành tại Trung Quốc và các hệ quả : Số người chết và bị lây nhiễm tăng vọt từng ngày, các cấp chính quyền nói nhiều nhưng bất lực, dân chúng nổi giận, thị trường chứng khoán dao động, quốc tế chuẩn bị di tản kiều dân và lần đầu tiên chế độ chuyên chế bị phê phán.
Siêu vi Corona lan nhanh tại Trung Quốc. Chính quyền « tác chiến » trong thế hỗn độn. Lo sợ biến thành hoảng loạn tinh thần. Đây là cú « sốc » cho kinh tế Trung Quốc. Sàn giao dịch thế giới chao đảo. Doanh nhân Pháp tại Vũ Hán sợ tác động cho công việc làm ăn. Đó là một loạt tựa lớn trên trang nhất của Le Monde, Libération, Les Echos.
Tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo chống kiểm duyệt thông tin
Vào lúc chính quyền trung ương chỉ đạo kiểm soát tình hình thì ở địa phương, chính quyền các thành phố lập hàng rào chống dịch trong hỗn loạn. Điển hình là ở Vũ Hán, trong số 11 triệu dân thì đã có 5 triệu người đi về quê. Chỉ trong vòng 2 ngày cuối tuần, số trường hợp lây nhiễm tăng gấp 4 lần, số tử vong tăng lên 5 lần. Nhưng thế nào là biện pháp « của trung ương » ? Le Monde mô tả : Truyền hình nhà nước cho thấy Tập Cận Bình triệu tập bộ chính trị, chỉ đạo, còn 6 ủy viên ngồi ghi chép « tăng cường tập trung lãnh đạo và đoàn kết trung ương đảng ».
Trong khi đó, chính quyền Vũ Hán bị tố cáo « che giấu, làm nhẹ khủng hoảng » vì nhiều lý do : vì sợ Tập Cận Bình, vì sợ gây hoảng loạn phải dẹp đại tiệc tân niên được chuẩn bị để phá kỷ lục về số món ăn thịnh soạn. Do vậy, chính quyền Vũ Hán cấm cơ quan y tế báo động công luận cũng như cấm báo chí loan tin.
Ngay nhà báo Ngải Hiểu Minh, một nữ phóng viên làm phim tài liệu, dân Vũ Hán, có mặt tại địa phương từ tháng 12/2019 cũng chỉ nghe tin phong phanh. Đến khi Ngải Hiểu Minh được một người bạn cho biết trong bệnh viện nhân viên y tế « ngã bệnh hàng loạt » thì trên báo chí cũng chẳng có một dòng.
Nhà phân tích Alex Payet, chuyên gia về quyền lực tại Hoa lục cho rằng căn nguyên nguồn cội cũng từ bản chất chế độ độc tài. Cán bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc ở trong thế tế nhị : làm phiền Bắc Kinh vì một vấn đề nhỏ có thể bị trừng phạt, nói thật với dân thì sợ gây hoang mang trong mùa Tết. Làm gì cũng kẹt.
Không dám chỉ trích trung ương thì công kích chính quyền địa phương không tôn trọng quyền thông tin đa chiều. Đó là thái độ của Hồ Tích Tấn (Hu Xi Jin), chủ nhiệm tờ báo đảng Hoàn Cầu Thời Báo. Ông phê phán như sau : « Dịch truyền nhiễm này rất giống dịch SARS năm 2003. Họa này lẽ ra không thể xảy ra ở một nước như Trung Quốc, nơi mà y học phát triển rất tốt và có tổ chức xã hội vững chắc. Theo tôi, cơ quan hành chánh quản lý y tế có trách nhiệm. Nhưng còn nguyên nhân sâu xa hơn nữa là khả năng đối trọng của truyền thông đã bị suy giảm ». Hồi Tích Tấn không ngần ngại tuyên truyền, trên blog, chống bộ Công An, dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, kềm kẹp giới phóng viên nhà báo Trung Quốc. Ông được 87 ngàn người chia sẻ, ưa thích.
Bắc Kinh đang đánh cược uy tín
Các bài xã luận cũng cùng một chiều hướng phê phán. Le Monde nhận định « Trung Quốc chưa thuộc bài học dịch viêm phổi cấp tính 2003 ». Les Echos thì cho là Bắc Kinh đang đánh cược uy tín trên trường quốc tế.
Thị trường chứng khoán Châu Âu mất điểm 2%, giá dầu hỏa xuống dưới ngưỡng 60 đô la mỗi thùng, nhiều lĩnh vực kinh tế Trung Quốc bị tác hại mạnh vì siêu vi Corona : giao thông bị đình đốn, du lịch tê liệt, hoạt động thương mại, văn hóa, giải trí bị gián đoạn, Les Echos đưa một danh sách khá dài. Bài xã luận của nhật báo kinh tế nêu lên những thách thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc không phải chỉ về mặt y tế mà còn liên quan đến uy tín của nước Trung Hoa. Là lãnh đạo đầy quyền uy, Tập Cận Bình phải chứng tỏ đủ sức ngăn chận dịch bệnh đe dọa hàng chục triệu người, một cuộc chạy đua với thời gian vô cùng khó khăn vì cán bộ địa phương phản ứng chậm.
Thế mà Tập Cận Bình đang đứng trước một loạt thách đố lớn cùng một lúc từ cuộc nổi dậy tại Hồng Kông, tình hình kinh tế tăng trưởng chậm lại và thương chiến với Donald Trump. Trong « cuộc chiến chống siêu vi », chủ tịch Trung Quốc còn phải chứng tỏ là một người công khai, minh bạch, một thói quen mà ông không có. Đã vậy, Trung Quốc không phải một mình lãnh đòn siêu vi. Trong thời đại toàn cầu hóa, cả thế giới cũng bị thách đố. Pháp, Mỹ, Anh đã quyết định di tản kiều dân.
Bi kịch chống dịch : Quan chức đeo ngược khẩu trang
Phản ứng lúng túng, minh bạch nửa mùa của ban lãnh đạo Trung Quốc bị phê phán là « cội nguồn » của bi kịch cười ra nước mắt. Liberation tường thuật qua bốn trang báo.
Được chỉ định làm « tư lệnh » lực lượng đặc nhiệm chống dịch, thủ tướng Lý Khắc Cường, trong bộ áo, mũ, khẩu trang chống trùng, chọn một bệnh viện ở Vũ Hán để chuyển « lệnh quyết chiến » của lãnh đạo số một. Thế nhưng, trong cuộc họp báo, tỉnh ủy Hồ Bắc ấp úng không biết tỉnh nhà làm được bao nhiêu khẩu trang, 18 tỷ, 1,8 tỷ hay 18 triệu. Trong khi đó, thị trưởng Vũ Hán lại đeo ngược khẩu trang. Những hình ảnh này biến thành đề tài chế giễu của dân Hoa lục.
Trong bài xã luận « sư phạm », Libération bi quan : Khi xảy ra đại dịch, giới chuyên gia sợ nhất hai nguy cơ : chính quyền không nhìn nhận sự thật và sau đó phản ứng quá trớn.
Theo nhật báo thiên tả, cái khó của chính quyền Trung Quốc là nói thật liệu có ai tin hay không ? Làm sao bây giờ, vì đó là chế độ độc tài chuyên chế. Tại Hoa lục, có hai đối tượng làm người dân luôn đề cao cảnh giác, để có thể sống còn : chính quyền và người láng giềng sát vách. Cho đến hôm nay, một số tín hiệu cho thấy chính quyền Trung Quốc có ít nhiều minh bạch nhưng nguy cơ dân chúng hoảng loạn chưa thể loại trừ. Các biện pháp đối phó làm hoảng loạn tinh thần chính là yếu tố thuận lợi cho dịch lan rộng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hàng không quốc tế ngưng bay sang Trung Quốc


Chặn cửa phân luồng dẫn hành khách vào khu cách ly tại sân bay Ted Stevens Anchorage International, Alaska, Hoa Kỳ, ngày 28/01/2020
Chặn cửa phân luồng dẫn hành khách vào khu cách ly tại sân bay Ted Stevens Anchorage International, Alaska, Hoa Kỳ, ngày 28/01/2020REUTERS/Kerry Tasker
Vào lúc số người nhiễm virus viêm phổi Trung Quốc tăng vượt số nạn nhân bệnh nhân dịch SARS năm 2003, nhiều công ty hàng không quốc tế thông báo tạm ngưng hoặc giảm các chuyến bay đến Trung Quốc. Một mặt vì không có khách hàng, mặt khác để chận dịch lan ra thế giới.
Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để chận dịch lan rộng từ người qua người như trường hợp virus corona Trung Quốc có lẽ là hạn chế du khách. Theo AFP, dấu hiệu phòng chống cứng rắn được thể hiện qua quyết định của nhiều hãng hàng không ngưng phục vụ hoặc giảm tối đa các chuyến bay đến các thành phố Hoa lục.
Trong khi Air France duy trì 23 chuyến bay hàng tuần trên hai tuyến Paris-Bắc Kinh và Paris-Thượng Hải, công ty British Airways của Anh và Lion Air của Indonesia quyết định đình chỉ 100% cho đến khi tình hình được cải thiện.
Cathay Pacific của Hồng Kông sẽ giảm 50% chuyến bay sang đại lục. United Airlines của Mỹ cho biết sẽ giảm tối đa các chuyến bay sang Thượng Hải và Hồng Kông .
Công ty tư nhân của Nga Urals Airlines cũng vừa loan báo ngưng các chuyến bay qua Tây Âu cho đến hết mùa đông. Urals Airlines chuyên đưa du khách Trung Quốc sang châu Âu nhất là Roma và Paris.
Tại Nam Thái Bình Dương, đảo quốc Papouasia-New-Guinea áp dụng biện pháp triệt để: cấm hẳn du khách từ các nước châu Á.
Mozambique, châu Phi, từ nay tạm ngưng cấp visa cho dân Trung Quốc
Thêm ca mới tại Đức, Pháp, Trung Đông
Trong khi đó, các trường hợp lây nhiễm ngoài Trung Quốc cũng tăng thêm.
Đức thông báo có thêm ba ca mới : tất cả đều là nhân viên của một hãng ở Starberg, bang Bayern, nơi có một nhân viên đầu tiên bị lây từ một nữ tập sự viên người Trung Quốc. Pháp xác nhận có một ca thứ tư: một du khách Trung Quốc 80 tuổi.
Tiểu Vương Quốc Ả Rập thông báo trường hợp lây nhiễm đầu tiên ở Trung Đông.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Năm Chuột, khéo loay hoay mà làm vỡ toang cái bình quí, ông giáo ạ !


Ném chuột nhưng không làm vỡ bình có nguồn gốc từ thành ngữ cổ của Trung Quốc, là Đầu thử kị khí 投鼠忌器 (ném chuột mà sợ hỏng đồ vật; ném chuột thì cần tránh ném vỡ cả đồ vật).

Năm 2019, tiếng Việt hiện đại xuất hiện phong trào sử dụng thành ngữ mới "toang rồi ông giáo ạ !". Không biết từ nguồn nào đầu tiên, nhưng trẻ già trai gái nước Việt đã nói thành quen miệng rồi.

Tự nhiên, một hôm hồi mùa thu 2019, ở chỗ ngã tư đợi đèn xanh ở Hà Nội, có một chú bé chắc tầm 15 - 16 gì đó buột miệng: "toang rồi ông giáo ạ" ! Một pha thú vị, tiếc là chỉ kịp nhìn loáng một cái thì chú đã vụt đi rồi !

Năm 2020 này, thì lại chính là năm Chuột - chữ Hán là Canh Tí.

Ở chỗ dừng lại thảnh thơi ngắm xuân, mà bất giác, buột miệng: Khéo mà loay hoay, lại làm vỡtoang cái bình quí đó, ông giáo ạ.


Nhật Bản:




Việt Nam:








Dưới là một ít bổ sung cập nhật dần.

---




BỔ SUNG


3.

Năm Tý cà kê chuyện chuột

Năm Tý cà kê chuyện chuột
Tranh Đông Hồ Đám Cưới Chuột, chất liệu giấy dó bồi điệp.



07:38 - 26/01/2020

(Dân sinh) - Trong số 12 con giáp, Tý (chuột) là con vật bé nhỏ, hèn mọn nhưng lại chễm chệ chiếm ngôi đầu. Và kỳ lạ thay, dù bị loài người tìm trăm phương ngàn kế tiêu diệt, họ hàng nhà chuột vẫn hưởng một “suất nắng mưa chẳng đến đầu”, đời nối đời sinh con đẻ cái.

Chuột có giống chuột nhà, chuột đồng. Chuột nhà lại có chuột nhắt, chuột cống. Tục ngữ “Chuột bầy/ đàn đào không nên lỗ”, được “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung) giải thích là đồng nghĩa với câu “Cha chung không ai khóc”. Tuy nhiên, “chuột bầy” hoặc “chuột đàn” ở đây là giống chuột nhắt (thành ngữ “Gan chuột nhắt”, hay “Bé như con chuột nhắt” ám chỉ kẻ hèn nhát, thân phận nhược tiểu, chính là nói đến loại chuột này).
Chuột nhắt sinh sống, kiếm ăn theo bầy. Chuột bầy sức vóc bé nhỏ, không đào hang mà mượn nơi kẽ tủ, góc rương, giá sách, mái tranh... làm tổ. Còn loại to khỏe như chuột cống ưa đi ăn mảnh mới tự đào hang nên còn gọi là chuột lỗ. Giống chuột lỗ to khỏe, táo tợn bắt cả gà, đến chó mèo cũng phải kiêng dè. “Chuột bầy đào không nên lỗ” chỉ những kẻ thấp kém bé nhỏ, dù đông đúc bằng mấy cũng chẳng làm nên chuyện gì; gần nghĩa với câu “Quần hồ bất như độc hổ” (Cáo bầy chẳng bằng hổ một).
Chuột lỗ đào hang cực khỏe. Chỉ sau một đêm hì hục trong sự im hơi lặng tiếng của chó mèo, chuột lỗ đã đùn ra hàng đống đất cát dưới gầm giường, xó buồng. Câu “Chuột già có ba cái hang” không có nghĩa một con chuột có tới ba cái hang riêng biệt ba nơi để ở, mà chỉ sự tinh quái của chúng. Khi đào hang, bao giờ chuột lỗ cũng trổ ra nhiều ngách, với nhiều cửa thông nhau, phòng khi có biến. Ngày lấp lại, đêm chúng lại đào ra. Có con đêm ngủ ngáy khò khò như thể chính nó mới là chủ nhân của ngôi nhà vậy. Nhưng đa phần chuột lỗ “xuất quỷ nhập thần”, “lai vô ảnh khứ vô hình”. Nhìn thấy dấu đất đào còn mới tinh cửa hang đó, nhưng chúng có trong hang hay không thì không chắc.
Để diệt chuột lỗ, người ta thường dùng cách hun khói. Thành ngữ “Hun như hun chuột” (người Thanh Hóa nói “Hầm như hầm chuột”) nghĩa đen xuất phát từ việc hun chuột phải kiên trì, bền bỉ, liên tục duy trì sức nóng và sự đậm đặc của khói lửa. Vì có thể khói mới lan ra như một làn sương mỏng, cộng với tiếng ồn ào, í ới là chuột lỗ đã bất ngờ “mở đường máu”, đội tung cả đám than trấu đang ngút khói để thoát thân. Nhưng có con cực gan lì và sức chịu đựng rất ghê gớm. Thành ngữ “Náu im như chuột” chỉ những con chuột bị truy đuổi đến bước đường cùng thì giả vờ treo mình, nằm im như thóc, dù có khua động thế nào nó cũng không chạy ra. Nhưng người ta vừa đi khỏi, là nó chạy vụt sang một nơi an toàn khác. Thế nên, đôi khi bị hun cả tiếng đồng hồ, nhưng chuột lỗ vẫn nín lặng như thể “đi đâu vắng nhà” vậy. Thành ngữ “Lờ đờ như chuột phải khói”, chỉ con chuột lỗ bước đường cùng phải bò ra ngoài trong tình trạng thiếu ô xy, lờ đờ lảo đảo như sắp chết, đâm quàng đâm xiên. Dị bản “Lù đù như chuột chù phải khói” nhấn mạnh hơn. Vì chuột chù vốn đã lù đù, chậm chạp, lại thêm “phải khói” nữa thì bộ dạng còn lù đù chậm chạp hơn nhiều.
Nói về sự gây hại của chuột thì không bút nào tả xiết.
Trong nhà thì từ đồ ăn thức uống, đến quần áo chăn màn, rương tủ... chúng đều cắn phá, không ăn thì cũng đạp đổ, làm cho ô uế; ở ngoài đồng thì chúng đánh chén từ khi mới bắt đầu gieo hạt cho đến lúc thu hoạch. Thành ngữ “Hoài hồng ngâm cho chuột vọc”, ý nói đồ ăn thức uống ngon quý mà bị chuột vọc vào thì coi như đành bỏ phí, giống như người con gái đẹp lấy phải thằng chồng chẳng ra gì.
Thành ngữ “Lý lắt/ lấm lét như chuột ngày”, nói lên sự kiêng dè, vụng trộm khi kiếm ăn ban ngày của lũ chuột. Nhưng đêm xuống, chúng ngang nhiên gậm kháo sồn sột, hết tranh giành chí chóe, lại rúc rích hú hí với nhau khiến người ta phát điên.
Người sống đã vậy, người chết cũng không yên với chuột! Chốn tôn nghiêm là bàn thờ tổ tiên, chúng leo lên, cỗ bàn đánh chén trước tiên, rồi đạp đổ, phóng uế... Cõi vĩnh hằng nơi mộ địa chúng cũng đào bới, đục khoét đến lộ cả tiểu sành...
Hàng ngàn năm qua, con người xem chuột là một thứ “giặc”. Nhưng tiêu diệt giống vật đa nghi, tinh quái này không dễ. Người ta chế ra trăm ngàn thứ bẫy bả để đánh chuột, nhưng chúng cũng tương kế tựu kế, tìm đủ cách để sinh tồn. Bởi vậy, đặt bẫy, dùng bả có khi chuột chẳng hề gì mà chó, mèo, gà, thậm chí là chính con người đã phải mất mạng. Còn đánh đuổi chuột thì lắm khi chuột chẳng chết mà chum vại, bát chén lại vỡ tan tành! Thế nên tục ngữ Việt Nam mới có câu “Ném chuột còn ghê chạn bát”; tục ngữ Hán cũng có câu “Đầu thử kỵ khí” (Ném chuột sợ vỡ đồ).
Nguyên thời Tây Hán, một lần Đại văn học gia Giả Nghị nói với Vua Cảnh Đế: “Tục ngữ có câu “Đầu thử kỵ khí”, ý nói một người cầm gậy muốn ném chuột, nhưng lại sợ làm vỡ đồ vật ở ngay bên cạnh con chuột. Có khi đánh chuột không thành mà lại làm vỡ đồ. 
Truyện Giả Nghị trong sách Hán thư còn cho biết, xưa có một phú ông đam mê đồ cổ và sưu tập được rất nhiều. Trong số đó, có một món đồ cực quý hiếm, nghệ thuật tinh mỹ, gọi là liễn ngọc (nguyên văn “ngọc vu”). Nhiều kẻ sưu tầm đồ cổ giàu có khác rất thèm muốn. Chiều tối một ngày nọ, bỗng có con chuột chui vào liễn ngọc tìm kiếm thức ăn. Phú ông nhìn thấy và vô cùng tức giận. Trong cơn thịnh nộ, ông cầm hòn đá ném mạnh khiến con chuột kia chết ngay tức khắc. Nhưng than ôi, chiếc bình ngọc quý của phú ông cũng vỡ tan tành. Lúc này, phú ông mới cảm thấy nuối tiếc và vô cùng hối hận bởi hành vi vội vàng, lỗ mãng của mình.
Ấy là cái thế khó khi tiêu diệt kẻ thù mà chúng luôn tìm cách nương náu, dựa dẫm, lẩn khuất vào chính những thứ mà mình đang cần bảo vệ.
Một trong những nguyên nhân khiến “giống chuột xưa nay vẫn sống đời” chính là khả năng sinh sản cực nhanh của chúng. Có lẽ bởi vậy mà tạo hóa đã phải sai phái một “dũng sĩ” bé nhỏ mà đầy nanh vuốt, ngày đêm rình rập để cân bằng sự sinh sản của chuột. Đó chính là mèo!
Ngạn ngữ Nga có câu “Đối với chuột thì không con thú nào mạnh hơn con mèo”. Quả vậy! Mèo là nỗi khiếp đảm của loài chuột.
Chuyện kể rằng, một hôm họ hàng nhà chuột họp bàn cách đối phó với mèo. Một con chuột nhắt hiến kế: “Sở dĩ chúng ta bị bắt là bởi không biết khi nào mèo đến gần. Bây giờ, hãy đeo cái chuông vào cổ mèo. Nó đi đến đâu chúng ta đều nghe thấy và sẽ dễ dàng lẩn trốn”. Lời đề nghị này được khen là diệu kế. Thế nhưng, một con chuột già đứng dậy nói: “Tốt lắm, vậy ai sẽ là người đeo chuông vào cổ mèo?”. Ngoài nghĩa bóng “nói thì dễ, làm mới khó”, câu chuyện còn cho thấy nỗi khiếp sợ và sự bất lực của chuột trước sức mạnh của mèo. Thế nên, tranh dân gian “Đám cưới chuột” (Việt Nam và Trung Quốc đều có) phản ánh một thực tế: Thay vì chống lại, cuối cùng loài chuột vẫn phải tìm cách lẩn trốn, quy phục, cống nạp cho mèo, bởi “Sắc nanh, chuột dễ cắn được cổ mèo”! Câu này được từ điển của GS Nguyễn Lân giải thích: “Dù là kẻ thù nguy hiểm thế nào nếu mình có mưu mẹo, có phương tiện thì mình cũng thắng”. Tuy nhiên, “dễ” ở đây không phải “dễ dàng” (ngược lại với khó) mà có nghĩa là liệu có thể, khó có thể, chưa chắc, đâu dễ. Theo đó, dù nanh có sắc nhưng chuột cũng khó có thể cắn được cổ mèo.

Tục ngữ Hán có câu “Lợn rừng ngàn năm vẫn là thức ăn của hổ” (Thiên niên đích dã trư lão hổ đích thực). Chuột với mèo thì cũng giống như lợn rừng đối với hổ mà thôi. Nghĩa là: Kẻ yếu hèn dù cố gắng bằng mấy cũng khó lòng địch nổi sức mạnh áp đảo của kẻ ở thế thượng phong; kẻ xấu xa dù có tìm mọi cách cũng không thắng nổi được sức mạnh của chính nghĩa.Thực tế, mèo không bắt chuột cống, vì giống chuột này hôi hám, bẩn thỉu, không phải là món khoái khẩu của mèo. Hơn nữa, trong thế giới tự nhiên, khi các con thú ăn thịt đang còn sự lựa chọn thì không bao giờ chúng săn bắt, tấn công những đối tượng “xương xẩu”. Bởi vậy, khi thấy chuột cống thì mèo... làm ngơ! Nhưng không vì thế mà chuột cống không sợ mèo và có thể dễ dàng “cắn được cổ mèo” – con vật được mệnh danh là “tiểu hổ”, nhưng lại là thầy dạy võ cho hổ.
HOÀNG T. CÔNG - H. MINH

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vậy mà xách cặp sang Trung quốc học???

Vậy mà xách cặp sang Trung quốc học cái ác nhân, thất đức?
Chính ông thiếu tướng Bùi Phan Kỳ này đã có những phát ngôn động trời với đại ý rằng: Muốn chống được diễn biến hoà bình, quân đội phải biết bắn vào đâu. Cuộc thay đổi ở Đông Âu lẽ ra đã không xảy ra nếu như các chính trị viên biết ra lệnh bắn vào đám biểu tình. 

Có thể đây là một sự băng hoại về giá trị cốt lõi trong hệ thống giá trị, bản chất của quân đội nhân dân Việt Nam: "Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh, anh em ơi vì nhân dân quên mình ", " trung với Nước hiếu với Dân ". Đằng này ông lại không vì nhân dân quên mình mà dám xổ toẹt tâm địa biết bắn vào biểu tình tay không tấc sắt. 

Ở CÁC NƯỚC KHÁC, QUÂN ĐỘI CHỈ TRUNG THÀNH VỚI TỔ QUỐC, DÂN TỘC THÔI ÔNG NHÉ! Nếu ai cũng khát máu vậy thì những ngày sau khi nhậm chức của tổng thống Mỹ - Trump đã có hàng triệu người biểu tình thì hậu quả sẽ ra sao khi tổng thống Mỹ bắt buộc quân đội trung thành với đảng cộng hòa của mình? 

Để đoán định chính tà, đạo đức và tài năng thì điểm quy chiếu bắt buộc phải là lòng yêu nước, tinh thần quật khởi chống ngoại xâm, ý chí và cách ứng xử trước kẻ thù xâm lược để bảo vệ Tổ quốc do ông cha bao đời dựng nước và giữ nước. Điểm ứng xử đó luôn đặt Tổ quốc, Dân tộc là trên hết và trước tiên. Đức tài, chính hay tà, trung thành hay phản bội, yêu nước hay phản động đều phải lấy đó làm điểm quy chiếu phán xét. Đó chắc chắn là nhân tố tiên quyết và cũng là điểm cuối cùng để đánh giá về một con người lẫn một đội quân.
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi và văn bản

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGƯỜI "NỔi TIẾNG"



Vài năm nay cái tên Lê Đình Kình trở nên nổi tiếng. Nhất là trong vài tuần lễ gần đây. Cái tên ấy đã làm nóng hừng hực trên truyền thông nhà nước ,cũng như trên mạng xã hội.
Người đàn ông này nổi tiếng không giống như cụ Nguyễn Du nổi tiếng nhờ viết ra Truyện Kiều, cũng chẳng giống Nobel nhờ phát minh ra chất nổ.
Lê Đình Kình nổi tiếng nhờ việc tranh chấp đất đai với nhà cầm quyền Hà Nội, ở một vùng nông thôn nhỏ thuộc miền Bắc Việt Nam.
Bạn tôi (chủ yếu trên Facebook) nhiều người hỏi tôi có quan hệ thế nào với "cụ Kình." Tôi trả lời: chỉ ngẫu nhiên cùng họ và tên đệm thôi , còn lại thì khác ,hoặc trái ngược nhau.
Anh Kình lớn hơn tôi 6 tuổi. Anh ấy sinh ra và lớn lên ở vùng Bắc Kỳ, còn tôi sinh ra ở miền Trung Bộ.
Anh ấy là đảng viên cộng sản, suốt đời đi theo đảng lãnh đạo nông dân làm cách mạng. Nghe nói anh đã có đến 60 năm tuổi đảng (tính đến khi anh bị các "đồng chí "của anh tiêu diệt như giết một tên khủng bố). Anh từng giữ chức Bí thư đảng ủy xã nhiều nhiệm kỳ liền ,nơi làng quê anh (tức là làm một chức quan đầy quyền lực ở cấp xã).
Và có lẽ, ở độ tuổi ấy, thì trong cuộc Cải cách ruộng đất, trong các cuộc cải tạo tư sản này nọ, do đảng cộng sản phát động, anh phải là người tiên phong ,lãnh đạo nông dân tước đoạt ruộng đất của địa chủ tư sản.
Cũng nhờ thế mà anh mới có kinh nghiệm lãnh đạo nhân dân Đồng Tâm giữ đất để tránh bị cướp như vừa rồi.
Tôi thì ngược lại với anh ấy. Trong cuộc cách mạng "long trời lở đất " năm 1955, ruộng đất vườn tược nhà chúng tôi bị cướp sạch (nói là để chia cho nông dân). Tôi phải rời quê ,tha phương cầu thực từ đó.
Đất là nguồn sống mà Tạo Hóa đã ban cho con người và vạn vật. Từ xa xưa, khắp nơi trên trái đất này, con người đều phải bám vào đất mà sinh sống.
Loài người sinh sôi nảy nở, nên thành ra đất chật người đông. Tranh chấp đất đai xảy ra khắp nơi cũng là chuyện thường tình.
Tuy nhiên, ở đất nước nào mà nhà cai trị biết cách điều hành, và có chính sách quản lý đất đai phù hợp, thì hiện tượng tranh chấp sẽ không hoặc ít xảy ra.
Ngược lại , khi kẻ nắm quyền cai trị đưa ra chính sách bất hợp lý, dân chúng luôn chịu thiệt thòi về quyền lợi, thì hiện tượng tranh chấp sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Các đảng cộng sản ,khi mới thành lập ,nhờ đưa ra khẩu hiệu "người cày có ruộng " mà lôi kéo được đông đảo quần chúng đi theo. Họ đã dùng cái mồi "ruộng đất "như người thợ bẫy chuột dùng miếng phomat vậy.
Bây giờ "miếng phomát" ấy ở nước ta đã trở thành một thứ đáng sợ. Nó có thể tàn phá hết mọi thứ. Mọi luân thường đạo lý đều có thể đảo lộn. Xã hội khủng hoảng trầm trọng.
Mấy hôm nay các hãng truyền thông nhà nước hết lời sỉ nhục "tên cầm đầu khủng bố Lê Đình Kinh".
Còn trên mạng xã hội thì hầu hết tỏ lòng thương xót "cụ Lê Đình Kình". Rồi mọi người xem sự kiện chết chóc xảy ra ở Đồng Tâm, như là một điều ghê gớm lắm. Họ (nhất là lớp trẻ) không biết rằng, nó chưa bằng một phần vạn sự khủng khiếp xảy ra trong Cải cách ruộng đất, ở nông thôn miền Bắc miền Trung đâu. Vì, ở Đồng Tâm, hình như chưa có chuyện lôi những người có nhiều ruộng đất (địa chủ) ra đấu tố đánh đập tra tấn làm nhục, rồi bắn giết như thời Cải cách ruộng đất.
Anh Kình ạ, nghĩ mà thương cho anh( cho tôi nữa, cho chúng ta).
Bây giờ, anh đã chết rồi, chết một cách đau đớn và nhục nhã, có muốn hối hận điều gì thì cũng không kịp nữa .Có muốn bày tỏ, phân bua hay thanh minh điều gì thì cũng không được nữa rồi.
Vì thế việc đánh giá phẩm chất thật sự của anh, là tùy thuộc vào cái đầu và trái tim của từng người khác nhau thôi anh ạ !
Anh là người cộng sản, không tin vào Thần Thánh,Không có Thiên đường, không có Niết Bàn, nên tôi chỉ có thể cầu nguyện cho linh hồn anh đến được nơi, mà lúc còn sống anh ao ước, xem là lý tưởng, là lẽ sống. Đó là cái chỗ các cụ Kác Mác ,cụ Lênin và các cụ khác của anh đang ở.
Thương anh nhiều lắm ,người cùng họ "Lê Đình" ạ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

kính trọng Gorbachev biết chiến thắng bản thân mình để từ bỏ quyền lực cứu nhân dân bên bờ vực lầm than.

Congtrung Nguyen 

Qua đây cũng kính trọng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt khi từng phát biểu: Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay bất cứ tôn giáo, phe phái nào... Đồng thời kính trọng các ông Trần Xuân Bách, Trần Quang Cơ, Nguyễn Cơ Thạch... Các tướng Trần Độ, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, giáo sư Nguyễn Khắc Mai, giáo sư Tương Lai, Nguyễn Đình Cống, đại sứ Nguyễn Trung, đại tá Phạm Đình Trọng, Nguyễn Đăng Quang... thật sự là những trí thức, lão thành cách mạng chân chính, dù ai cũng đã U80 - U90, cụ Vĩnh ngoài 100 tuổi vẫn đau đáu tìm cách thức tỉnh cho dân tộc và mới vừa qua đời. 

Làm người, ai cũng phải mắc lỗi, nhất là những người năng nổ làm cách mạng nhưng khi sai lầm thì biết nhìn nhận và tìm cách làm sao tiến đến tương lai để những hệ quả sai lầm phải được chấm dứt, khắc phục thay vì tìm cách biện minh cho những lỗi lầm đó chỉ vì ích kỷ, vì hèn mọn mà vong thân rồi nguỵ biện cho sự tiếp tục tồn tại những sai lầm để kéo dài sự lệ thuộc Trung Quốc làm đau khổ, lầm than cho dân tộc..

Chính học thuyết Mác LêNin đã là nguyên cớ chia rẽ, ly tán, suy kiệt tinh thần, nguyên khí quốc gia, nó không có bất cứ một động lực gì cho phát triển dân tộc. Từ bỏ học thuyết đó và cứ đặt lợi ích Tổ quốc, dân tộc lên trên là tập hợp được mọi trí lực, vật lực, nhân lực của toàn dân. 

Cái vòng tròn luẩn quẩn đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, thanh trừng lẫn nhau là chủ ý, tác dụng của cái vòng kim cô ý thức hệ trói buộc nên không có lối đi dù trả giá biết bao tính mạng, mất đi biết bao hiền tài và công sức, tiền của cũng như thời gian mấy thế hệ rồi mà cứ luẩn quẩn và càng ngày càng tuột dốc chạm đáy, không lối thoát... Phải vứt cái vòng kim cô bị đặt trên đầu đi. Nhiều người sợ bị Trung Quốc trả đũa nhưng thật ra Trung Quốc mới là người sợ chiến tranh vì chúng không dám tạo cớ cho Mỹ và đồng minh xâu xé phanh thây chúng, cộng với kích hoạt sự nổi loạn trong dân đã tích tụ quá lâu mà chưa có cơ hội, cụ thể Myanma đã thoát Trung trong an bình, đem lại sức sống mới cho nhân dân Myanma ..

Dân là biển, không kẻ thù nào đánh được nhất là dân tộc ta hiện hơn 90 triệu dân so với Israel đông đảo gấp bội mà anh hùng cũng không kém, Israel chỉ vài triệu người còn làm được việc lớn thì ta cũng phải làm được việc lớn như lịch sử từng chứng minh bất khuất.

Mikhail Gorbachev 
Năm một chín chín mốt
Làm một việc lịch sử 
Từ chức Tổng bí thơ

Đảng cộng sản Liên Xô
Điều ý nghĩa này là 
Chấm dứt một chế độ 
Toàn trị kéo dài suốt 

Bảy mươi tư năm xa
Hệ luỵ để lại là
Hai mươi triệu người chết
Bị giết bởi thanh trừng

Đấu tố và lao động
Khổ sai trại tập trung
Vùng Siberia lạnh buốt
Việc từ chức chấm dứt

Tất cả tội lỗi trên 
Đồng nghĩa giải tán đảng
Cộng sản chuyên búa liềm 
Lịch sử đã sang trang

Mang bình minh đến với
Người dân Nga vô tội
Sống động bức hình này
Rằng có nghĩa từ nay

Nơi sinh ra Xô Viết
Đã khép lại huỷ diệt
Của chủ thuyết hoang đường
Nhưng đáng tiếc còn vương 

Sót lại nơi một nước 
Hào hùng nhiều oanh liệt 
Vùng Indochina 

Một trang sử mở ra
Cũng đen tối nhục nhã 
Ai đóng cửa này lại
Khi nào.. và bao giờ ???

Liệu diễn biến có thơ !!
Như những người Xô Viết ???
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi, bộ vét và trong nhà

Phần nhận xét hiển thị trên trang