Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

GIÓ THƯỢNG PHÙNG





Hoàng Quốc Hải



Kết quả hình ảnh cho VÕ BÁ CƯỜNG

“Gió Thượng Phùng” là tựa đề cuốn tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Võ Bá Cường, do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn in và phát hành vào quý IV năm 2018. Sách viết về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Trung Quốc tháng 2 năm 1979, diễn ra trên 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta.Tôi nói “Gió Thượng Phùng”là tiểu thuyết lịch sử,bởi độ lùi thời gian đã tới 40 năm.Nhiều sự kiện lịch sử đã vỡ vụn thành truyền thuyết.Tác giả phải dò tìm,chắp nối và giải mã…

Điều thú vị là tác giả chỉ mô tả cuộc kháng chiến chống kẻ thù sát nách trong khuôn khổ một xã, thậm chí một xóm nhỏ của người dân tộc HMông.
Về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, tới nay vừa tròn 40 năm, nhưng số lượng tiểu thuyết viết về cuộc chiến tranh này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nhưng viết về một cụm dân cư rất nhỏ của dân tộc thiểu số H Mông, kiên cường chống giặc từ đầu đến cuối cuộc chiến tranh, thì đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên.
“Gió Thượng Phùng” chỉ riêng tên truyện cũng toát lên một sự bình yên vừa mộc mạc, vừa gần gũi với đời sống con người.
Thượng Phùng là địa danh, tên một xã thuần người dân tộc H Mông, thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Thượng Phùng có diện tích hơn 30km2, chủ yếu là núi đá. Dân số khoảng hơn 2.000 người ở rải rác trong 26 thôn, bản. Phía bắc và phía đông xã Thượng Phùng giáp Trung Quốc. Ngăn cách hai nước bởi con sông Nho Quế. Nơi sông hẹp mùa nước cạn, nhảy vài bước là qua biên giới, là sang chơi nhà hàng xóm mà không cần giấy thông hành hoặc hộ chiếu.
Thượng Phùng, theo tác giả lý giải: Thượng là cao, Phùng là gió. Tức là gió cao nguyên. Thực vậy, vùng này cao hơn mực nước biển trên 1.000m. Thiên nhiên ưu đãi cho ba thứ: Đá, gió và sương mù.Sương mù dày đặc, cách vài mét đã không nhìn thấy mặt nhau. Sương bay như tuyết, chìa tay ra có thể hứng được và nó tan thành màng nước mỏng. Vì vậy, Thượng Phùng còn có tục tắm gió rất nên thơ. Ấy cũng bởi vùng cao này, nước còn hiếm hơn cả rượu.
Với hơn 230 trang sách khổ rộng, chưa phải là cuốn sách dày, song nó nén được rất nhiều thông tin; từ ăn ở,cưới hỏi,tang ma,hội hè,giao tiếp xã hội đến mọi phong tục,tập quán,văn hóa, lịch sử dân tộc của người H Mông vô cùng phong phú và sinh động,khiến ta không khỏi ngạc nhiên.
Nói là sách viết về cuộc chiến tranh biên giới, nhưng suốt 17 chương, chỉ duy nhất có một chương là viết về chiến tranh thực sự ác liệt. Số còn lại là nói về tình người, mối quan hệ nồng ấm giữa những người dân bình dị của hai nước, tắt lửa tối đèn có nhau. Tác giả dụng công mô tả cái mạch ngầm dẫn đến chiến tranh, gây chia rẽ và thù hận trong lòng người, phản bội bạn bè, lật mặt với lân bang, nó nằm trong những cái đầu nuôi mộng bành trướng bá quyền, chỉ muốn thu gom thế giới vào trong lòng tay mình.
Để viết được một đoạn biên giới ngắn ngủn vài cây số, với một xóm dân vài chục nóc nhà của người H Mông, tác giả phải sải bước chân điền dã cả ngàn cây số theo chiều dài biên giới suốt 6 tỉnh phía bắc nước ta. Tác giả cũng đã tiếp xúc với nhiều đồn biên phòng từ Móng Cái đến Hà Giang, gặp không biết bao nhiêu chiến sĩ đang cầm súng, cũng như các thương binh, cựu chiến binh đã già, đã giải ngũ về hưu. Lật mở không biết bao nhiêu hồ sơ, sách truyện để tìm ra nhân chứng, vật chứng.
Với người đang sống, khó mấy tác giả cũng tìm được cách tiếp cận, nhưng với người đã chết, thì phải “triệu hồn” về đối thoại. Về phía ta đã khó, nhưng về phía đối phương thì ngàn vạn lần khó hơn. Tuy nhiên, khó mấy cũng phải vượt, nếu không sẽ không giải mã được sự kiện, truyện trở nên quẩn quanh bế tắc, không thuyết phục được người đọc.
Ta là một nước nhỏ, sống cạnh người hàng xóm khổng lồ. Ta luôn nhún nhường, đôi khi phải chịu nhẫn nhịn để tránh đổ vỡ lớn sẽ dẫn tới chiến tranh. Nhưng ta càng nhường, họ càng lấn tới. Vì vậy, ta dùng nhu để chế cương. Nhu là giải pháp tình thế, nhưng nhu quá sẽ là nhược. Một khi lâm vào thế nhược là hoảng loạn, mất phương hướng dẫn tới tình thế mất nước. Chính vì thế mà nhu hoặc nhịn nhường của ta đều có nguyên tắc, có giới hạn trong lằn ranh đỏ. Đó là toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia. Vượt qua giới hạn đó, đối phương sẽ phải trả giá đau đớn.
Quy mô phản ánh của tiểu thuyết “Gió Thượng Phùng” vừa sâu, vừa rộng. Vậy thì lẩy vài nét trong hồ sơ tiểu thuyết, để biết dụng công của tác giả.
Mở đầu truyện, tác giả giới thiệu hai xóm nhỏ bé của hai nước bên hai bờ sông Nho Quế: “Chân núi Sư Tử Sơn, dưới ngọn Linh – Xáng Cả có hai mỏm đất như hai răng con ngựa chọc lên trời, chia đôi dãy Sư Tử tạo thành đường biên giới giữa hai nước.
Bên kia là thành phố Điền Hoa nước bạn, bên này là đất Thượng Phùng của người Mông nước Việt. Xóm Răng Ngựa nước bạn phía đầu suối có nhà Phùng Lý Lô – Phùng Tả Châu – Thồng Hồ - Dù Vần – Lưu Văn Lèng…
Cuối suối có mươi nhà người Mông, nằm túm tụm như những tổ én tạo thành xóm Mỏ Phàng (nước mình). Nhà Xìn Xà Phủ - Chảo A Nghì – Thuở Dùng Sử - Dống Sò… Tối đến, người già dắt trẻ con hai xóm sang nhà nhau chơi hoặc ra đầu núi hóng gió. Họ ngồi ăn hoa quả, uống nước rồi đem chuyện làm ăn ra chia sẻ. Dân chúng hai nước coi nhau như một, như cây hoa đào mọc ở đầu dốc, nó không có biên giới, không có quốc tịch… chỉ có một màu hồng tươi cho mọi người thưởng ngoạn.
Bên xóm Răng Ngựa, họ Lý (người Hán) chiếm đa số, Lý Lô người cao tuổi nhất. Bên xóm Mỏ Phàng, Chảo A Nghì (người Mông) đại diện. Tối nào nhà Chảo A Nghì cũng đèn đuốc sáng trưng, đón khách từ xóm Răng Ngựa sang chơi” (trang 8-9 Gió Thượng Phùng).
Nhà Lý Lô bên xóm Răng Ngựa sinh cậu con trai Lý Chi; nhà Chảo A Nghì xóm Mỏ Phàng sinh cậu con trai A Thàng cùng bằng tuổi nhau. Hai trẻ chơi với nhau thân thiết như hai anh em vậy. Sau, nhà Chảo A Nghì lại sinh bé gái Máy Mỉ xinh đẹp tựa đóa hoa rừng. Bên nhà Lý Lô xóm Răng Ngựa đã ngầm có ý định khi các con lớn, sẽ xin Máy Mỉ cho Lý Chi.
Nhà Chảo A Nghì có dàn đậu ván hoa tím ngắt, quả sai chi chít. Lý Chi thích lắm. A Nghì lấy hạt đem sang gieo tại vườn nhà Lý Chi bên xóm Răng Ngựa. Chẳng bao lâu sau, nhà Lý Chi cũng có dàn đậu ván xanh mướt, phơi đầy hoa tím. Chúng đặt tên cho loại đậu này là: “Đậu hai nhà”.
“… Hai đứa trẻ, hai dân tộc, hai nước có nền văn hóa khác nhau, tắm chung nước suối, tập bắn cung, tập cưỡi ngựa. Chả biết tại sao sau này nhà chú Lý chuyển gần đến nhà Chảo A Nghì cách nhau một quãng suối, xắn quần lội sang nhau được. Mẹ Lý Chi chỉ cần mở cánh cửa sau bếp là đã trông thấy con trai nhà mình đang nô nghịch bên nhà hàng xóm”. (tr 13 sđd).
“… Phố này, ai cũng biết chú (Lưu Văn Lèng) mất vợ sau một đêm cãi vã nhau. Vợ chú lội suối sang đất Thượng Phùng kiếm sống, chẳng may lạc vào rừng bị chó sói ăn thịt. Người dân Thượng Phùng nhặt xương, xác thị về Mỏ Phàng. Chú Lèng sang nhận xác vợ. Chú khóc, miệng luôn nói: “Nhà nghèo lấy gì chôn cất nắm xương vợ” Dân Mỏ Phàng bảo nhau người tháo cửa, nhà tháo ván ngăn tường, hợp thành cỗ gỗ chôn vợ chú”.
Người Thượng Phùng còn làm ma to, cũng thổi khèn Mèo, cũng làm lễ cúng tế thần linh núi non, trời đất. Chú Lèng cảm động ở lại ăn cơm ở nhà Dống Sò mấy ngày liền. Sau một tuần chú lội suối về. Năm đầu, năm sau chú đều sang Mỏ Phàng vào tiết thanh minh. Lâu nay chú bỏ hẳn (tr 31 sách đã dẫn).”
Và một chút nữa thêm vào hồ sơ xóm Mỏ Phàng. “… Ông nội họ Lèo là Lèo Thống Hồ chết chôn ở chân núi Sư Tử. Bố đẻ là Lèo Dù Vần, mộ chí lại nằm ở Mỏ Phàng nước Việt.
Khi đất nước bên ấy loạn lạc, Lèo Dù Vần chạy sang xóm Giàng Bái (Mỏ Phàng) tá túc, được dân Mỏ Phàng che chở, cưu mang, khi chết được dân Mỏ Phàng chôn cất tử tế. Ấy thế mà đất Mỏ Phàng sau này trở thành đất tranh chấp, bao tai họa đổ xuống đầu người dân hiền lành, tốt bụng…” (tr 60 sđd).
Và đây là vài chi tiết trong xóm Răng Ngựa: “ Chả biết từ trời cao hay đất dầy, tự nhiên người hai xóm gặp nhau thờ ơ, lánh mặt. Dân xóm Răng Ngựa ít sang Mỏ Phàng xay nhờ ngô làm mèn mén. Con gái ít gặp nhau ở chỗ lấy nước chảy từ khe núi ra. Có lần thùng nước của người Mỏ Phàng bị vất khỏi chỗ vòi nước chảy, thay vào đấy cái thùng gỗ của người xóm Răng Ngựa.
Sự lánh mặt nhau lúc đầu có vài người, sau đông hơn, nhiều hơn và chẳng bao giờ lội suối sang nhau ăn đám cưới nữa…
Không khí đang yên ổn tự nhiên căng thẳng. Lý Chi và A Thàng không được gần nhau như trước. Hai đứa cũng không cắt nghĩa nổi…?
Khi Lý Chi đi núi về thấy cái cửa sau bếp trước bố mở ra để nhìn sang sân nhà A Thàng, bị cót ép đóng kín lại. Mẹ Lý Chi lúng búng bảo: “Chú Lèng bắt làm thế, không cho nhìn thấy kẻ thù của mình” (tr 26,27 sđd).
“… Lưu Văn Lèng hôm đó lội qua suối kéo qua mấy chục dân binh, có thằng vác súng, kéo thẳng tới Lùng Vần Chải, tuyên bố: “Đây là đất của họ”, lùa dân xóm Răng Ngựa sang chặt cây, đốt nương, trồng ngô trên đất dân ta vẫn trồng cấy hàng trăm năm. Mình mềm họ lấn. Có hôm công khai đưa cả binh lính, sĩ quan công an biên phòng, kéo sang những khẩu cối B40-RPD-AK bắc loa xua đuổi người mình ra khỏi nhà, trả đất cho nó và dọa: “Nếu không sẽ đốt nhà bắt người…”
“… Buổi sáng thức dậy người Mỏ Phàng nhìn thấy người hàng xóm (xóm Răng Ngựa) cày đất, gieo hạt trên đất nhà mình. Con bà Dìn ra lớn tiếng. Nó đẩy ngã xuống rãnh ngô, dùng cán cuốc đập chết. “Tai họa rồi”! Bà Dìn thốt lên vậy. Một thằng xóm Răng Ngựa quật bà xuống, mặt bà úp vào luống ngô xanh. Trán bà đập phải hòn đá chúng mới cày lên vất đầu bờ…
A Thàng, Máy Mỉ dẫn hàng trăm người, già, trẻ, gái trai đi theo con đường mòn từ núi sâu đang tụt dốc xuống chỗ đất bị xâm lấn. Họ đang đến sát lại chỗ bà Dìn nằm.
A Thàng xông lên trước. Thằng sĩ quan có súng bước lại ngăn A Thàng. Anh xô nó. Hắn ngã. Hắn hô “tả” “tả”. Mấy đứa xô vào. A Thàng lạnh lùng đánh gục từng đứa.
Thấy đuối sức và đuối lý. Lưu Văn Lèng quát: “Về thôi, không cãi lý với lũ người ngu ngốc nữa”. !
A Thàng tổ chức làm lễ an tang con bà Dìn ngay tại nương ngô nhà bà, để ghi nhớ mối thù này. Những chiếc khăn lanh trắng được thắt lên đầu. Mọi người cúi xuống. Ông già núi lên tiếng: “Buồn một tý”! (ý nói mặc niệm). ( tr 73-74 sđd).
Lấy số đông áp đảo không được. Lấy lực lượng vũ trang uy hiếp và cả trắng trợn giết người cũng không lay chuyển được ý chí sắt đá và lòng yêu nước, yêu nhà của bà con người Mông xóm Mỏ Phàng, người Mông xã Thượng Phùng. Đối phương (tức là phía Trung Quốc) lại cử sang một kẻ đội lốt đạo sĩ (đạo Giáo), một thầy tâm linh, mong có thể thuyết phục hoặc hù dọa đồng bào. Y đòi gặp Dống Sò, một già làng, giữ hồn dân tộc và Chảo A Nghì, người đại diện cho ý chí và lòng yêu nước của bà con dân tộc Mông, xóm Mò Phàng, xã Thượng Phùng.
Sau khi nghe y thuyết giải một cách dông dài, Dống Sò bảo: “ Nếu ngài là người trung thực thì giúp đỡ người Thượng Phùng trừ lũ ác quỷ. Nó đang gài mìn giết trâu bò, bắt cóc trẻ con, phụ nữ. Đêm xuống đóng vai thổ phỉ,quân của Lý Nhè Lùng vào nhà dân cướp của, hãm hiếp, đốt nhà, dắt ngựa… Đúng lúc đó một bà vẻ tiều tụy, đội tuyết lao vào ôm lấy chân Dống Sò: “Thưa già, nhà tôi ở Xín Ngài. Chồng tôi chết mìn đã hơn năm nay, một mình nuôi con nhỏ cày ruộng gieo ngô, mẹ con sống lam lũ. Thế mà đêm qua họ vào cướp hết lúa, ngô bắt nốt con lợn trong chuồng. Nó chả từ cái gì…
Dống Sò chớp chớp mắt nhìn người đàn bà đau khổ, lại nhìn vẻ mặt trơ trơ của tên đạo sĩ, ông nói: “Tự nhiên tôi lại nghĩ đến Lưu Văn Lèng bên xóm Răng Ngựa. Nhớ lại ngày ông ta sang Thượng Phùng chôn cất vợ, ăn ngủ ở nhà tôi. Mới hơn chục năm. Hôm nay Lưu Văn Lèng muốn Thượng Phùng không còn tiếng chim, đêm không nghe thấy tiếng động của thú. Không còn cả tiếng dế và côn trùng nữa. Ông ta đã dẫn dân binh sang gài mìn, phá ngô, phá hồ nước. Lèng phản bội lại dân Thượng Phùng, lấy oán báo ân. Đạo sĩ có biết tâm trạng của chúng tôi như thế nào không, khi phải sống chung với kẻ phản bội, mặt người dạ thú, lật mặt như trở bàn tay. Thâm độc hơn, cứ tối tối cho người cải trang thành người Mông, chờ lúc mọi nhà khóa cửa đi ngủ, đem mìn vào gài ở đầu cửa. Sáng ra, gia chủ tháo then đẩy cửa, mìn mở chốt tự động nổ tung. Cả nhà chết hết. Lũ người này mất hết cả nhân tính rồi đạo sĩ ạ. Chúng là đồng bào của ngài đấy!”. (tr 87,88,89 sđd).
Lướt mấy đoạn trích ngang trong hồ sơ tiểu thuyết, cho ta hai mảng mầu tương phản. Một bên nhân ái, chân thực, bao dung. Một bên tráo trở lấy oán trả ân, ác độc phi nhân tính, bởi có tác động từ trên thượng tầng kiến trúc xuống, nhằm phục vụ mưu đồ chính trị tối đen. Cuộc tranh chấp dân sự mang tính gây hấn, do phía bên kia áp đặt, là tiền đề dẫn tới cuộc xâm lược vô trách nhiệm của nhà cầm quyền Trung Hoa vào tháng 2 năm 1979.
Người Mông xóm Mỏ Phàng và cả xã Thượng Phùng đấu tranh giữ đất trước chiến tranh;chiến đấu đấu bảo vệ Tổ quốc khi quân xâm lược tràn qua biên giới.
Về những vấn đề này, tác giả mô tả vô cùng phong phú và hết sức sinh động, tưởng không cần nhắc lại. Chỉ xin có đôi lời cắt nghĩa vì sao người Mông chiến đấu quả cảm, đoàn kết, kiên định chống lại sự tàn bạo và quỷ quyệt của kẻ thù đến tận ngày toàn thắng. Tinh thần đó được phản ánh khá trung thực, tựa như một bản anh hùng ca trong tiểu thuyết lịch sử “Gió Thượng Phùng” của nhà văn Võ Bá Cường.
Từ xa xưa Miêu tộc đã bị Hán tộc chèn ép, cướp đất và dồn xuống phía Nam. Người Hán cướp bóc họ đến không còn gì để sinh sống nữa. Đến nỗi khi chết, ma người Miêu vẫn còn sợ ma người Hán tiếp tục cướp bóc, hành hạ. Vì vậy, các đồ tùy táng phải hóa trang cho xấu xí. Ngay bộ quần áo mới, mặc cho người chết, gia chủ cũng phải đính theo vài mụn vá bằng thứ vải cũ kĩ. Bi kịch này hiện vẫn còn lưu giữ trong các truyện dân gian của người H Mông Hà Giang.
Không chỉ người Hán mà người Mãn Thanh khi cai trị Trung Hoa, vẫn giữ chính sách ngược đãi người Miêu. Vì vậy năm 1875 có cuộc đại nổi dậy của người Miêu ở các tỉnh Hồ Nam, Quý Châu, Vân Nam chống lại triều đình Mãn Thanh. Cuộc nổi dậy bị đàn áp đẫm máu. Người Miêu chạy dạt qua các nước Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam. Đây là cuộc đại di cư của Miêu tộc.
Tới Việt Nam người Miêu (nay là H Mông) được che chở, được chấp nhận và trở thành dân tộc thiểu số trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Vì lẽ đó họ chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, cũng là bảo vệ sự tồn vong của chính họ.
Tuy nhiên, họ chỉ nhận diện được kẻ thù, khi chính nó tự tháo chiếc mặt nạ chúng đeo thường ngày. Sự việc bắt đầu từ phía bên kia lũ lượt kéo sang xóm Mỏ Phàng đòi đất. Lý do là ngôi mộ của nhà họ Lèo, tức bố đẻ của Lèo Vần Dù, chạy loạn sang Việt Nam, được người xóm Mỏ Phàng cưu mang; khi ông ta chết, được dân Mỏ Phàng thương tình chôn cất cho. Ấy thế mà chúng trở mặt nói: “Người Trung Quốc chết , chôn ở đất Trung Quốc. Vậy đất này là đất của Trung Quốc. Người Mỏ Phàng phải trả đất cho Trung Quốc, nếu không sẽ bị cày ủi”.
Việc nữa là Lưu Văn Lèng trở mặt, đem người sang gài mìn, cướp của, giết người để trả cái ơn dân Mỏ Phàng đã cưu mang trong lúc y túng quẫn.
Chỉ tới khi bộ mặt thật của bọn xâm lược hiển lộ, thì sức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của người H Mông Thượng Phùng mới thật sự bùng phát,và kiên cường tới ngày toàn thắng.
Xâm canh, xâm cư, xâm táng là ba giai đoạn của một cuộc trường chinh cướp đất. Thủ đoạn này, người Trung Quốc diễn cả ngàn năm nay với tất cả các quốc gia mà nó có chung biên giới. Nên nhớ, với người Trung Hoa một xăng ti mét đất họ cũng lấn cướp.
Tôi không nói tiểu thuyết “Gió Thượng Phùng” là tác phẩm toàn bích. Đương nhiên tác giả có thể làm cho tác phẩm tốt hơn.Mặc nhiên tác giả sẽ tu chính vào lần tái bản gần nhất nên không bàn tới chuyện ưu,khuyết ở đây.
Điều cần khẳng định: Tiểu thuyết lịch sử “Gió Thượng Phùng”của nhà văn Võ Bá Cường thật sự là một bài ca giữ nước, một kho báu kinh nghiệm không chỉ của người H Mông, mà là tài sản chung của cả 53 dân tộc Việt Nam.
Hơn nữa “Gió Thượng Phùng” còn là lời cảnh tỉnh cho những kẻ còn khờ dại tin theo lời hứa hão, lời lừa mị của đám Trọng Thủy lộng ngôn thời hiện đại.
Ngày 14 tháng 1 năm 2019
HQH

Ảnh: Nhà văn Võ Bá Cường 

http://trannhuong.net/tin-tuc-53922/gio-thuong-phung.vhtm
..

nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

Vắng bóng công lý


FB Huy Đức 1-2-2019 

Cả hai bản án đưa ra ngàycuối năm đều làm công chúng thất vọng dù được chờ đợi với thái độ rất khác nhau. Bản án 30 và 36 tháng tù cho hai “chén tướng” như để cho xong và mở đường cho một phúc thẩm án treo. Trong khi, bản án 42 tháng tù cho bác sỹ Hoàng Công Lương lại được tuyên như một lời thách thức. Hình ảnh nhỏ nhoi của bác sỹ Hoàng Công Lương thật tương phản với hai viên tướng – có gương mặt như một cái cười khẩy – bước ra “xe sang”. Hai phán quyết của Toà cuối năm đã vắt kiệt niềm tin vào một nền tư pháp mà khả năng cung cấp công lý vốn đã được coi là xa xỉ.
Image result for Vắng bóng công lý
Đằng sau vụ 9 bệnh nhân tử vong ở bệnh viện đa khoa Hoà Bình là các hợp đồng kinh tế. Đó là một sự cấu kết quy mô giữa các quan chức trong ngành y tế với các nhà cung cấp thiết bị chứ không phải là hình ảnh nhỏ bé mà ta thấy của bác sỹ Hoàng Công Lương. Thay vì phanh phui những liên minh ma quỷ đằng sau, các cơ quan tố tụng lại chỉ nhắm vào những người làm chuyên môn lương thiện. Dù bác sỹ Lương có phải chịu một phần trách nhiệm, rõ ràng cũng không thể như vị trí của anh được đặt ở phiên toà. Dù thật là trớ trêu khi phải đặt Vũ Nhôm bên cạnh bác sỹ Hoàng Công Lương nhưng gọi Vũ Nhôm là chủ mưu trong một vụ đánh chén công sản, trong đó có cả công sản của ngành công an, cho thấy khả năng hài hước của nền tư pháp VN là không giới hạn.

Các tham tướng dù không được dạy thì chỉ cần đọc tiểu thuyết trinh thám cũng biết chẳng có thứ bình phong nào mà ngành tình báo lại sức giấy tứ phương. Vũ Nhôm chỉ là bình phong cho một âm mưu thôn tính đất công mà kẻ chủ mưu chắc chắn còn to hơn các tướng đang đứng trước vành móng ngựa. Tội của Vũ Nhôm đơn giản chỉ là tiêu thụ tài sản do người khác tham nhũng mà có.

Một bản án có công lý không chỉ phải làm cho các bị cáo “tâm phục khẩu phục” mà còn phải tạo ra được cùng cảm nhận với đa số công chúng đang theo dõi phiên toà như một “bồi thẩm đoàn”. Có những thứ pháp luật mà xử đúng chưa chắc đã có công lý; nhưng nếu muốn đạt tới công lý thì, bất cứ nền tư pháp nào, trước tiên, phải xử đúng. Các cơ quan tố tụng thay vì tìm kiếm công lý đã “uyển chuyển” ngay từ đầu để tiến trình điều tra né rất bài bản bản chất của cả hai vụ án.

Hình ảnh nhỏ nhoi của bác sỹ Hoàng Công Lương thật tương phản với hai viên tướng – có gương mặt như một cái cười khẩy – bước ra “xe sang”. Hai phán quyết của Toà cuối năm đã vắt kiệt niềm tin vào một nền tư pháp mà khả năng cung cấp công lý vốn đã được coi là xa xỉ.

nhận xét hiển thị trên trang

Giọt nước mắt cuối năm của cụ Hoàng Nhỏ


Cha của liệt sĩ Gạc Ma Hoàng Văn Túy, cụ Hoàng Nhỏ, bật khóc khi thấy chúng tôi. Nhà vẫn chưa có dấu hiệu nào của Tết. Cụ nằm lắc võng nhè nhẹ. Người con trai, em anh Túy, đi đánh cá thuê, vừa từ Ninh Thuận về, tay không. Năm nay thất mùa. 

Cụ Hoàng Nhỏ - các báo trước đây nhầm gọi là Hoàng Dỏ - đã ngoài 90, hàng năm vẫn làm giỗ chung cho 64 liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma, trong đó có con trai mình. Năm 2017, một nữ doanh nhân từ Sài Gòn ra thăm và từ đó - thông qua Nhịp Cầu Hoàng Sa - gửi tặng cụ mỗi tháng một khoản tiền. 

Cách đây 5 tháng cụ nhắn vào xin không nhận nữa nhưng nữ doanh nhân Sài Gòn xin giấu tên này không chịu. Ngồi nhấp ngụm trà, cụ giải thích, "Nghèo lắm, khổ lắm các chú ạ; nhưng còn bao nhiêu người khác, tôi đã được giúp 100 triệu làm căn nhà này rồi".Chúng tôi nói với cụ là rất nhiều gia đình Gạc Ma cũng được giúp làm nhà cụ mới quệt nước mắt, nhìn ra dải cát trước nhà, xa xăm. 

Mỗi lần nữ doanh nhân này ra Quảng Bình thăm, cụ Hoàng Nhỏ lại kín đáo quan sát. Khi chị ra ngoài, cụ níu áo tôi, "Ngày ở Cam Ranh, nghe nói Túy nó có yêu một cô; có phải cô này không anh?" Tôi lặng đi một lúc, biết chắc chắn là không mà cho đến bây giờ vẫn chưa tìm được câu trả lời thích hợp.

HUY ĐỨC02.02.2019


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hoa xuân bên thềm cũ




Tôi mang mấy tờ báo Xuân Tuổi Trẻ và vài phong bao lì xì đến thăm mấy cô chú bên Thủ Thiêm là người quen hơn 30 năm trước nổi tiếng về nghề huê kiểng.

Trời đất, quận 2 vắng lặng lạ thường không có chút không khí Tết nào, hoa đào hoa mai cũng chẳng thấy.

Ông chú cố cựu nói, ước gì ông còn sống đến ngày chính quyền giải quyết ổn thỏa vấn đề nhà đất, ông sẽ về lại cuộc đất cũ, dựng lại căn nhà đơn sơ như cũ. Để chậu bông mai ở bậc thềm, cặp vạn thọ ở hàng ba và nhìn ra trời đất, như thế chết cũng mãn nguyện lắm rồi.

Đây có lẽ cũng là mơ ước của chú Tám, cô Bẩy, dì Sáu và hàng ngàn người dân cố cựu ở Thủ Thiêm.Con đường từ khu tạm cư, từ những căn phòng trọ về nền đất cũ không xa nhưng đi mãi không đến được. Hai mươi năm rồi, những cuộc khiếu kiện triền miên và không có hồi kết.

Nhà báo Đại Dương cũng chia sẻ câu chuyện tương tự : Tôi ngồi với ông Tư Cứu trước khu tạm cư của dân gốc Thủ Thiêm một tuần trước Tết Nguyên đán. “Từ ngày bị mất nhà đến nay, chúng tôi không có Tết”, ông Tư năm nay đã 69 tuổi, giọng trĩu nặng. Cuộc sống tạm bợ, khó khăn, phần vì luôn trong tâm trạng rối bời nên không ai còn lòng dạ nghĩ chuyện tết nhất.

Mỗi khi giao thừa, ngay nóc hầm Thủ Thiêm pháo hoa nổ đì đùng, sáng lóa. Chỉ vài trăm mét bên kia sông, quận một bừng bừng khí thế nhạc xuân. Nhưng, mấy ai biết đến hàng trăm hộ gia đình với hàng nghìn con người chỉ cách trung tâm Sài Gòn phồn hoa một đoạn chim bay, ông Tư "buồn đến thắt ruột" vì phải sống trong cảnh tăm tối, nhếch nhác, không nơi hương khói cho tổ tiên, ông bà.

Từ ngày bị buộc phải di dời khỏi ngôi nhà đã sống nhiều chục năm, năm 2011 đến nay, gia đình ông Tư Cứu cùng hàng trăm hộ dân thuộc các phường Bình An, An Khánh và Bình Khánh phải đến ở trong khu tạm cư tại phường An Phú. Đó là những dãy nhà hai tầng làm bằng khung sắt tiền chế, mái tôn, với nhiều căn hộ, mỗi căn chỉ có một phòng, rộng chừng 20 m2. Hiện khu tạm cư xuống cấp trầm trọng, nhiều chỗ sắt đã mục, tường và trần bong tróc, sàn sụt lún. Vợ chồng ông Tư Cứu và con cháu sống chen chúc trong căn phòng trên gác. Trong căn nhà rách, trời nắng thì nóng hầm hập, mưa xuống nước tạt, thậm chí nước chảy tứ bề vì dột.

Phải ra đi nhưng trong lòng mỗi người dân luôn hướng vọng về chốn xưa. Ông Tư Cứu vẫn tranh thủ lúc rỗi chạy về thăm "nhà" cũ ở Khu phố 1, phường Bình Khánh, mặc dù nơi đây giờ chỉ là bãi đất hoang, lau sậy ngút ngàn. Ông về chỉ để đứng trầm ngâm nhìn ngắm cho vơi cơn nhớ đất, nhớ căn nhà cũ, nơi đại gia đình hơn mười người của ông đã có nhiều năm sống yên vui.

Ông Nguyễn Văn Thạch gặp ông Tư Cứu gần bãi đất đó, khi hai ông đều đang trên đường về thăm "nhà" cũ. "Không biết từ bao giờ, tôi và nhiều người dân cùng cảnh có thói quen cuối tuần chạy về thăm nơi nhà cũ, dù nơi ấy giờ chẳng có gì ngoài cỏ rác và lau sậy.

Những người hàng xóm cũ đôi khi gặp nhau chỉ để nói với nhau năm ba câu chuyện nhưng phần nào nuôi ngoai nỗi nhớ", ông Thạch bộc bạch. Theo ông, với đa số người dân nơi này, dù nhà cửa không còn nhưng nhiều gia đình chưa nhận đền bù nên tài sản vẫn là của họ. Chưa kể, nhiều người gắn bó ở đây gần cả cuộc đời nên không dễ quên đất, quên người và tình làng nghĩa xóm.

Gia đình bà Nguyễn Thị Tám cũng phải lang thang sau khi bị cưỡng chế bảy năm trước. Từ đó đến nay, mỗi cuối tuần bà Tám đều trở về để thăm lại "nhà" cũ và cắm lên nền đất đầy cỏ dại một nén nhang. Nhà cũ của gia đình bà Tám chỉ cách nhà cũ ông Tư Cứu mấy bước chân. Hôm nọ, khi nghe Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khẳng định "sắp tới có kết luận về các trường hợp ở ngoài ranh giới quy hoạch, các hộ này sẽ không phải di dời" và "trong ba tháng tới tốc độ giải quyết sẽ được đẩy nhanh", bà Tám và mọi người mừng khấp khởi.

Khi chạm mặt Bí thư Nhân, bà Tám, ông Lực đã không ngăn được dòng nước mắt. Nước mắt của người những con người 70-80-90 tuổi đầy đắng cay chen lẫn niềm hy vọng.

Bà mong mỏi chính quyền sớm xác định ranh giới để người dân nhanh chóng được trở về nơi chốn cũ ổn định cuộc sống. Cách nay vài tuần, vì sốt ruột, bà Tám đem cây đến dựng tạm túp lều trên nền đất cũ với mong mỏi "Tết này có nơi thờ cúng ông bà", nhưng không được chính quyền chấp nhận.

(hết trích dẫn)

Cái nhà, cuộc đất với người Việt thiêng liêng lắm chứ không chỉ là tài sản, cứ Tết là ta muốn quay về căn nhà cũ, miền ký ức…Nhà báo Hà Phan nêu: Gần Tết năm nào cũng vậy, không nhớ cha lại nghĩ đến mẹ hay mơ về gia đình sum vầy 30 năm trước. Ám ảnh tôi đến nỗi đêm qua còn thấy cha nhăn nhó với nồi bánh bị khét như Tết 1980 hay vẻ mặt mẹ vui mừng nhìn mấy ký thịt ngon mà đàn con hiếm khi được ăn ngày thường thời bao cấp.

Đời người như vòng tuần hoàn, càng nhiều tuổi lại càng dễ mủi lòng như tuổi thơ, thương nhớ, quấn quýt mỗi khi nhớ về quê nhà, mẹ cha hay anh em bà con thân thuộc.

Có những thứ trôi qua không bao giờ trở lại hay phai mờ dần theo thời gian nhưng công cha, nghĩa mẹ, ơn sinh thành và tình cảm bà con, chòm xóm, kỷ niệm tuổi thơ… có lẽ lại ùa về nhiều hơn khi thời gian vệt hằn trên gương mặt cũ kỹ dần theo năm tháng.

Tôi không biết quê mình thật sự ở đâu khi cha Nam mẹ Bắc học ở Trung rồi vào Saigon sinh sống hơn 30 năm qua. Nhưng tôi biết rõ Tết mình đau đáu về nơi có người thân, man mác nhớ thương năm tháng trẻ dại và nhất là những món không đâu ngon bằng mẹ già cặm cụi nấu rồi nhìn con ăn…

Người dân Thủ Thiêm vừa mất nhà mất đất, vừa mất cả miền ký ức.

Hôm qua hơn 100 người dân Thủ Thiêm cố thủ tại Hà Nội từ nhiều năm qua đã lục tục về Sài Gòn ăn theo theo sự vận động của chính quyền.

Nhưng hoa xuân không được rơi bên thềm cũ, họ vẫn phải ở trong các nhà trọ hay khu tạm cư nhìn pháo hoa huy hoàng, diễm lệ phía bên kia sông vào đêm giao thừa.

HOÀNG LINH 02.02.2019
nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2019

Chỉ số CPI cho thấy tham nhũng VN tệ đi dù có chiến dịch ‘đốt lò’

29 tháng 1 2019 - Xếp hạng hàng năm Corruption Perceptions Index (CPI) vừa cho hay Việt Nam xếp thứ 117 trên 180 nước, tụt 10 hạng. Trong kết quả năm ngoái của Transparency International, Việt Nam xếp hạng 107 trên 180 nước. Kết quả này có vẻ sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều người trong bối cảnh Việt Nam được cho là gia tăng chiến dịch chống tham nhũng từ sau Đại hội 12 năm 2016. Như giải thích của Transparency International, xếp hạng CPI dựa trên đánh giá, suy nghĩ của các chuyên gia và doanh nhân về tham nhũng khu vực công của một quốc gia.
'Chống tham nhũng ở cả khu vực tư nhân'
Điểm số của Việt Nam năm 2017 là 35, đến năm 2018 giảm còn 33. Xếp hạng năm 2016, khi đó đánh giá 176 nước, thì Việt Nam đứng thứ 113, 33 điểm. Nếu chỉ xét điểm số, người ta thấy rằng điểm số của Việt Nam năm 2016 cao hơn các năm trước, tăng tiếp tục năm 2017 nhưng đến 2018 lại giảm điểm bằng với 2016.
Kể từ 2017, Việt Nam, cùng với Timor-Leste, Bangladesh, Maldives là các quốc gia vùng châu Á - Thái Bình Dương bị giảm điểm. Transparency International nói các nước này có các điểm chung, như thiếu các định chế độc lập, dân chủ có thể kiểm soát và cân bằng quyền lực.

Bản quyền hình ảnhTRANSPARENCY INTERNATIONALImage captionXếp hạng châu Á của Transparency International

Các nước này lại có chính phủ trung ương rắn tay nên đã cản trở truyền thông tự do, cản trợ sự tham gia của người dân.

Nói về Việt Nam, Transparency International thừa nhận Việt Nam đã có "tiếp cận mạnh tay nhằm trừng phạt, truy tố các cá nhân tham nhũng mấy năm qua".

Nhưng điều này không đủ vì, theo Transparency International, việc mạnh tay trừng phạt chỉ là một phần trong chiến lược chống tham nhũng "hiệu quả và đầy đủ".

Ngoài ra, tổ chức này cũng nói các định chế dân chủ yếu ớt và thiếu quyền chính trị "đặt ra nghi ngờ nghiêm túc về sự công bằng của các vụ bắt giữ và truy tố" ở Việt Nam.

Transparency International còn nói Việt Nam đã dính líu đến nhiều scandal tham nhũng gần đây liên quan Đan Mạch, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Ví dụ năm 2017, World Bank đã cấm cửa một công ty tư vấn Đan Mạch vì dính líu hối lộ quan chức Việt Nam.

Trong khi đó, văn phòng Towards Transparency đặt ở Hà Nội, trực thuộc Transparency International, giải thích: "Điểm số CPI 2018 của Việt Nam được tính dựa trên cơ sở 8 nguồn dữ liệu là những khảo sát quốc tế độc lập."

"Về mặt thống kê, việc giảm điểm này được xem là không đáng kể. Tuy nhiên, xét trên thang điểm từ 0 - 100 của CPI, trong đó 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch, tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn được cho là rất nghiêm trọng."

Có ý kiến nói công cuộc chống tham nhũng chỉ mới thấy 'phần nổi của tảng băng chìm'

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) là gì?

Được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) công bố hàng năm kể từ năm 1995, Chỉ số CPI xếp hạng các quốc gia / vùng lãnh thổ trên cơ sở cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công tại các quốc gia / vùng lãnh thổ đó.

Đây là một chỉ số tổng hợp, kết hợp kết quả của 13 cuộc thăm dò ý kiến và đánh giá tham nhũng do các tổ chức có uy tín thu thập. CPI là chỉ số về tham nhũng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.


Hội nghị TW7: ‘Dân muốn thu hồi tài sản tham nhũng’
Tại sao CPI dựa trên cảm nhận?

Tham nhũng nói chung thường bao gồm các hoạt động phi pháp, bị che giấu một cách cố ý và chỉ được đưa ra ánh sáng khi xảy ra các vụ bê bối, hay qua công tác thanh tra, điều tra và truy tố, xét xử.

Mặc dù các nhà nghiên cứu từ các viện nghiên cứu, xã hội dân sự và các chính phủ đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc đo lường tham nhũng trong các lĩnh vực cụ thể một cách khách quan, đến nay vẫn chưa có một chỉ số khách quan nào đo lường mức độ tham nhũng của quốc gia một cách trực tiếp, toàn diện.

Các nguồn dữ liệu của CPI (bao gồm các khảo sát và nguồn thông tin) sử dụng các bảng hỏi được thiết kế và chuẩn hoá một cách kĩ lưỡng để hỏi người trả lời.

CPI hàm chứa các quan điểm có đủ thông tin của các bên liên quan, thường có mức độ tương đồng cao với các chỉ số khách quan, ví dụ như trải nghiệm hối lộ của người dân trong Phong vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu (Global Corruption Barometer).
Danh sách 8 nguồn dữ liệu được sử dụng để tính điểm số CPI 2018 của Việt Nam

1. Chỉ số cải tổ Bertelsmann Stiftung 2017-2018 (BF TI)
Bertelsmann Stiftung Transformation Index 2017-2018

2. Xếp hạng rủi ro quốc gia 2018 của Cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu (EIU)
Economist Intelligence Unit Country Risk Service 2018

3. Các chỉ số về Điều kiện và Rủi ro Kinh doanh 2017 của Global Insight (GI)
Global Insight Country Risk Ratings 2017

4. Tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị 2018 (PERC)
Political and Economic Risk Consultancy Asian Intelligence 2018

5. Chỉ số Đánh giá Rủi ro Quốc gia 2018 của Tổ chức Đánh giá Rủi ro Chính trị (PRS)
The PRS Group International Country Risk Guide 2018

6. Khảo sát ý kiến các nhà điều hành doanh nghiệp 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) - World Economic Forum Executive Opinion Survey 2018

7. Chỉ số Nhà nước pháp quyền 2017-2018 của World Justice Project (WJP)
World Justice Project Rule of Law Index Expert Survey 2017-2018

8. Bộ chỉ số về dân chủ của Varieties of Democracy Project 2018 (VDEM)

Varieties of Democracy (V-Dem) 2018
CPI đo lường các hình thức tham nhũng nào?

Các nguồn dữ liệu của CPI đo lường các khía cạnh của tham nhũng như dưới đây, sử dụng những câu hỏi cụ thể để thu thập dữ liệu:

 Hối lộ
 Chuyển đổi mục đích sử dụng của các quỹ công
 Mức độ phổ biến của việc các cán bộ nhà nước lợi dụng vị trí để tư lợi mà không lo đối mặt với các hậu quả
 Khả năng xảy ra tham nhũng trong chính phủ và khả năng chính phủ thực thi các cơ chế liêm chính hiệu quả trong khu vực công
 Các gánh nặng và thủ tục hành chính và quan liêu dẫn tới khả năng tăng tham nhũng
 Bổ nhiệm theo năng lực hay theo mức độ thân hữu (quan hệ) trong các dịch vụ dân sự
 Truy tố và xét xử hình sự hiệu quả đối với các cán bộ nhà nước tham nhũng
 Luật pháp đầy đủ về công khai tài chính và các biện pháp phòng ngừa mâu thuẫn lợi ích đối với cán bộ nhà nước
 Cơ chế pháp luật để bảo vệ người tố cáo tham nhũng, nhà báo, các điều tra viên khi họ tố cáo các trường hợp hối lộ và tham nhũng
 Nhà nước bị khống chế bởi các nhóm lợi ích nhỏ
 Tiếp cận thông tin về các vấn đề công của xã hội dân sự CPI không đo lường các hình thức tham nhũng nào?
Các nguồn dữ liệu của CPI không đo lường các hình thức tham nhũng dưới đây:

 Cảm nhận hoặc trải nghiệm tham nhũng của người dân
 Gian lận thuế
 Các dòng tài chính phi pháp
 Các đối tượng góp phần vào tham nhũng (luật sư, kế toán viên, các nhà cố vấn tài chính, v..v..)
 Rửa tiền
 Tham nhũng trong khu vực tư
 Các nền kinh tế và thị trường không chính thức

Nguồn: Transparency International
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuối cùng thì " Cái cổng chào" lạ đến độ...nhất thế giới ở tỉnh Dak Lak của tôi cũng đã "được gỡ bỏ"! Mới thấy tác động ghê gớm của cộng đồng mạng. Có nhiều, rất nhiều ý kiến không đồng tình với hình dáng, trang trí, bố cục, nội dung của chiếc cổng chào như nửa "chiếc còng số 8", trong đó có ý kiến của ông Nguyễn Văn Lạng(nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Dak Lak) comment trên trang Hồng Chiến, như sau:
"Tại sao lại làm như thế tốn tiền quá , xấu quá , quê mùa quá ,.cứ để bình thường cây xanh thảm cỏ , cột đèn chiếu sáng và đèn
 cột đèn chiếu sáng và đèn chiếu ngược cho các công trình đồng thời bó vỉa hè và lát lại hè .Nếu có cổng thì làm ở 6 cửa ô vào thành phố mỗi cửa 1 cổng thôi .Như thế này rườm rà và chán quá".
Còn đây là ý kiến của bạn Mai Huong Phan:" anh Hồng Chiến ơi, nỡ lòng nào mà họ lại làm xấu thành phố đi, xấu một cách tệ hại như thế này hở anh? tại sao các cơ quan văn hóa lại phê duyệt một công trình xấu dã man con ngan như thế này? Buôn Mê Thuột chỉ cần cây xanh, trời xanh, mây trắng là đủ đẹp rồi".
Còn nhiều, rất nhiều ý kiến khác; thậm chí gay gắt đến...gắt gay. Rất mừng là các vị có quyền "cho làm" và quyền "cho gỡ" đã nhanh chóng...cho gỡ bỏ! Ở trường hợp này thì đúng là: KHÔNG CÒN HƠN CÓ"...
.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có bị tù thì vẫn hơn người ta!


TRẦN VIỆT TÂN & BÙI VĂN THÀNH VẪN "CƯỠI" XE ĐỜI MỚI VỀ NHÀ ?
Sau khi toà tuyên án chiều 30/1/2019, người ta thấy Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành đi nhanh ra xe hơi đời mới láng coóng để về nhà.
Có bạn thắc mắc, tại sao 2 ông sướng thế?
Chỉ vì 2 ông được "ưu ái", nên tội lỗi tày trời thế, mà vẫn là bị cáo được tại ngoại. Rồi VKS đề nghị và Toà phán quyết một bản án nhẹ đến..phẫn nộ trong dân chúng.
Điều 343 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) :
Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
• Khoản 1, Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
+ Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
+ Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.
Như vậy, bản án sơ thẩm đã tuyên sẽ có hiệu lực khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành không ai kháng cáo; hoặc VKS cùng cấp, VKS cấp trên không kháng nghị bản án đã ban hành.
Nếu có kháng nghị, phiên toà phúc thẩm sẽ được mở.
• Khoản 2 Điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Và đương nhiên, Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành sẽ bị bắt ngay tại toà, áp giải đi thụ án (nếu bị tuyên án tù giam).

Phần nhận xét hiển thị trên trang