Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Ông Đại thao túng cả một nền giáo dục nhưng sao Bộ Giáo dục vẫn im lặng đáng sợ như vậy?


Trong khi dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng về vết nhơ gian lận thi cử ở Hà Giang thì mới đây tiếp tục phải đón nhận thông tin sốc về một cuộc cải cách đem những đứa trẻ lớp 1 ra làm chuột bạch của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Bên cạnh đó, hàng triệu phụ huynh nghèo phải móc hết lúa giống trong nhà chỉ để mua cho con bộ sách giáo khoa cải cách đắt gấp 3 lần sách giáo khoa hiện hành, thậm chí có tiền chưa chắc mua được vì đây là sách độc quyền! Quá bức xúc trong khi dư luận đặt câu hỏi về hàng nghìn tỷ đồng bán sách về tay ai, thì mới đây GS Đạo trắng trợn khẳng định Bộ trưởng, Thứ trưởng giúp ông “lách luật”, chương trình mới chỉ làm tiền. Phát ngôn của GS Đại thách thức cả dư luận, bôi nhọ cả một nền giáo dục như vậy thế nhưng Bộ Giáo dục đến nay vẫn chỉ biết im lặng?
PGS Văn Như Cương: Bộ GD&ĐT cần có biện pháp khắc phục kịp thời thay vì kêu gọi bình tĩnh.
Trong bài viết, tôi không muốn gọi giáo sư Đại là “Thầy”. Bởi danh xưng “Thầy”nó thiêng liêng và cao quý lắm. Nó dành cho những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nhằm khai phóng cho dân tộc. Nó đâu phải để dành cho những người có học hàm học vị, có chức tước và bổng lộc trong nghành GD nhưng vô lương tâm, vô trách nhiệm và chỉ biết vơ vét tiền bạc cho riêng mình. Họ là”thầy”được sao? Còn gọi là giáo sư là bởi theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến đã khẳng định “Phó giáo sư, giáo sư bấy lâu nay chỉ là hư danh. Nhiều người chẳng ra cái gì cả, không nghiên cứu, không đi dạy ngày nào nên phải đi xin tiết dạy để làm hồ sơ vẫn thành giáo sư, phó giáo sư”.
Bởi vậy mới có chuyện, một người được gọi là trí thức, đạo mạo, đức cao vọng trọng như ông Đại lại tìm cách “lách luật”, đi đường “tiểu ngạch” cùng một số vị quan chức, lãnh đạo giáo dục (như nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển) thực hiện chiến lược đánh “du kích”, ban đầu cho in, thí điểm và chỉ đạo địa phương mua sách (thông qua công ty xuất bản độc quyền với giá bán cao gấp 2 – 3 lần bình thường), ban đầu từ Lào Cai – một tỉnh miền núi, để rồi sau đó nhân rộng ra. Một số nguồn tin cho biết, nhiều phụ huynh đã phải chạy đôn chạy đáo để tìm mua những cuốn sách giáo khoa tiếng Việt có chất lượng rất thấp (do ông Đại làm chủ biên), và ước tính cả xã hội đã tiêu tốn tới 400 – 500 tỷ đồng cho mô hình thí điểm này.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, và cơ chế độc tài cấu kết với nhau vơ vét những đồng tiền mồ hôi và nước mắt của nhân dân lao động. Bòn rút Ngân sách, vốn vay ODA cho nghành GD. Năm nào cũng cải cách GD. Cải cách năm này chồng chéo lên cải cách năm sau để in sách và bán sách độc quyền thu lợi, bất chấp hệ quả của GD ngày càng tồi tệ và rối tinh rối mù.
Đây là những con sâu cực kỳ nguy hiểm cho tương lai của đất nước. Đó là thực trạng đáng buồn và là nỗi đau của những ai quan tâm đến vận mệnh của đất nước. Thế nhưng, thái độ đối diện với thực trạng đó là gì? Đó là sự im lặng đáng sợ của nhiều người, ngoại trừ một số rất ít trí thức dám lên tiếng trên mạng XH. Nhưng đó cũng chỉ là tiếng kêu của những con Cuốc cô đơn trong đêm hè. Có người còn phải thốt lên, “Phàm là người, ngoại trừ kẻ ngu đần, thiểu năng, ai cũng phải biết tự đặt ra thứ tự ưu tiên cho mọi công việc phải thực hiện. Vào bếp, chuẩn bị cho bữa ăn, người nội trợ cũng biết sắp xếp làm việc gì trước việc gì sau.
Ấy thế mà mang chức trách điều hành cả một guồng máy quốc gia, các ông to bà nhớn thản nhiên cho phép bộ giáo dục tiến hành bao nhiêu thứ nhảm nhí. Ai cũng thấy rõ cơ cấu, nhân sự, tư tưởng, đường lối, biện pháp… của ngành giáo dục ngày càng thảm não, cần thiết cấp thời sửa đổi. Nhưng thay vì tập trung trí lực, tài chính, vật chất vào công cuộc cải tổ giáo dục thật sự, để mong đợi kết quả tốt đẹp vài chục năm sau, họ lại vớ vẩn cải cách tiếng Việt cho trẻ con lớp 1.
Chủ trương thay đổi, áp đặt nhận thức của dân chúng về tiếng Việt, chữ Việt là hành vi xấc xược, chủ quan của một nhóm người. Họ không có một hội đồng chuyên môn, học giả, trí thức, nhà nghiên cứu đủ uy tín, công bố công trình và chờ nhân dân có ý kiến nhận xét. Họ không công khai áp dụng thử nghiệm và rút ưu khuyết điểm. Họ cứ như ông cố nội của dân, bắt buộc dân phải chịu. Đó là sự miệt thị, khinh rẻ, coi thường toàn dân. Họ xem dân như rác. Dân là ai? Là tất cả. Trong đó có giới khoa bảng, trí thức, học vị giáo sư tiến sĩ thứ thiệt. Có lãnh đạo các tôn giáo khả kính mà hầu hết tri thức uyên thâm. Có các nhà văn, nhà thơ, nhà báo …. thuộc giới rất gắn bó với chữ Việt, tiếng Việt. Có cả ngàn chủ các trang thơ lẫy lừng Nam Bắc luôn luôn gào thét giữ gìn trong sáng tiếng Việt. Có bao nhiêu giáo viên, giảng viên dạy tiếng Việt trên cả nước. Có các nhà văn hóa đang hoạt động rầm rộ đó đây. Có các nhà hoạt động chính trị, đấu tranh dân chủ khắp nơi. Có luật sư, bác sĩ, kiến trúc sư, phụ huynh của con em đang vào lớp 1
Nhưng sao không thấy cá nhân hay tổ chức nào nghiêm túc đặt vấn đề với thủ tướng hay chủ tịch nước. 
Tất cả chìm trong im lặng. Chỉ có những status tuyệt vọng, phẫn nộ của cá nhân thoi thóp, uất hận loanh quanh trên mạng xã hội mong manh.
Ý thức dân chủ đó. Ý thức dân tộc đó. Dân trí đó.
Mọi thứ tổ chức hợp pháp, mục tiêu, vấn đề đấu tranh, phản kháng hợp pháp và cần thiết cho cả một tương lai dân tộc. Nhưng tất cả im lặng”.
Theo Facebook Anh Biên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: