Trong bài Nối vòng tay lớn: “Ba đặc khu” là OBOR trá hình, tôi đã bình luận: Ông Lý Quang Diệu từng nói: “Lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam”. Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành “con hổ ở châu Á”; càng vì có vấn đề Trung Quốc, Việt Nam càng phải trưởng thành lên như thế… Nhưng đáng tiếc... nhân tài của Việt Nam phần lớn đã định cư ở nước ngoài hết rồi. Lại nhớ đến dân gian Việt Nam có câu: Thằng giỏi thì đã vượt biên, ở lại một lũ dở điên dở khùng. Có thể thẳng thắn thừa nhận đến hơn 90% dân Việt đang dở điên dở khùng; riêng với việc chấp nhận để một lũ quan tham bán nước của một tổ chức "quang vinh muôn năm" làm lãnh đạo đã là điên rồi.
(Loi ban cua chu blog tran mai lai )
VOV.VN -Nền khoa học Việt Nam chưa thể “cất cánh” được vì nhiều nhà khoa học giỏi chưa thể trở về nước làm việc lâu dài... Nhiều người có đề cập việc “chảy máu chất xám” khi có nhiều nhà khoa học tài năng đều định cư, làm việc ở nước ngoài. Theo GS Ngô Việt Trung, sở dĩ thực trạng trên vẫn còn kéo dài là vì nhiều nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài chưa nhìn thấy Việt Nam có những thay đổi cơ bản về cơ chế hoạt động và chính sách hỗ trợ khoa học. Có thể nói, các nhà khoa học Việt Nam đứng thấp nhất trong hệ thống viên chức nhà nước xét theo mọi khía cạnh. Vì vậy, nền khoa học của Việt Nam chưa thể “cất cánh” được.
Khoa học của Việt Nam sao mãi chưa thể “cất cánh”?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt hơn 100 tài năng người Việt ở nước ngoài tham dự các hoạt động của “Chương trình kết nối Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam” (ảnh: Vũ Dũng/VOV)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa dự lễ công bố sáng kiến mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam. Sáng kiến được kỳ vọng sẽ góp phần đưa Việt Nam nhanh chóng bắt kịp, tiến cùng và vượt lên về khoa học, công nghệ và kinh tế. Hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học trẻ người Việt tiêu biểu ở nước ngoài về nước tham dự chương trình cũng hy vọng, việc kết nối những nhà khoa học Việt Nam và nhà khoa học nước ngoài sẽ góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Thế nhưng, với những ý tưởng đưa ra thì liệu rằng, chúng ta có thể kêu gọi, thu hút được các trí thức, nhà khoa học trẻ đang công tác ở nước ngoài trở về nước hay những giáo sư đầu ngành quốc tế đến Việt Nam nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm trong thời gian dài hay không lại một câu chuyện khác.
Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán bây giờ ra sao?
Một trong những ví dụ hiếm hoi, nếu không muốn nói là duy nhất về việc hỗ trợ và kết nối thành công các nhà khoa học, chuyên gia người Việt và quốc tế ở trong và ngoài nước là Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, trực thuộc Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT).
Là Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, ông Lê Minh Hà cho biết, Viện được thành lập từ năm 2010, Giám đốc khoa học của Viện là Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu, nhà toán học nổi tiếng thế giới, người được huy chương Fields vào năm 2010.
Mục tiêu của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán là trở thành một trung tâm toán học xuất sắc, có môi trường làm việc tương đương với một số nước phát triển về Toán, để trao đổi học thuật nhằm nâng cao năng lực khoa học của các nhà nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng toán học Việt Nam; góp phần thực hiện các mục tiêu của Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010 đến 2020, đảm bảo cho Toán học Việt Nam phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào việc phát triển đất nước và nâng cao vị thế của Toán học Việt Nam trên trường quốc tế.
Mô hình hoạt động của Viện được xây dựng dựa trên mô hình của một số Viện nghiên cứu của các nước tiên tiến trên thế giới như IAS – Institute for Advanced Study (Mỹ), Institute des Hautes Etudes Scientifiques - IHES (Pháp). Cho đến nay, Viện là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có mô hình và cơ chế tài chính đặc thù. Được Chính phủ, Bộ GD-ĐT tạo điều kiện về cơ chế hoạt động đặc biệt, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán đã đón nhận hàng trăm nhà khoa học có tên tuổi, uy tín của Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài và các chuyên gia quốc tế đến giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác nghiên cứu với các nhà Toán học ở trong nước.
Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán đã trở thành
một trung tâm toán học có uy tín quốc tế
Thời gian làm việc của họ tại Việt Nam dao động từ một vài tuần đến 6 tháng. Hằng năm, các giảng viên, nhà khoa học Việt Nam ở trong nước gửi đề cương nghiên cứu, đăng ký đến làm việc ở Viện.
Sau khi được Hội đồng khoa học của Viện, bao gồm các giáo sư đầu ngành ở trong và ngoài nước đánh giá hồ sơ nghiên cứu và chấp thuận, họ sẽ được mời đến làm việc tại Viện trong một khoảng thời gian từ 2 đến 4 tháng, được trả thù lao nghiên cứu. Trong thời gian này, họ sẽ được tập trung nghiên cứu, được hỗ trợ tổ chức các hội nghị, hội thảo, được mời các chuyên gia quốc tế về các hướng nghiên cứu chuyên ngành của mình đến hợp tác nghiên cứu và giảng bài.
Chỉ sau 7 năm thành lập, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán đã trở thành một trung tâm toán học có uy tín quốc tế, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của Toán học Việt Nam trong những năm qua. Theo thống kê sơ bộ, trong 5 năm vừa, qua số bài báo quốc tế ngành Toán do các nhà khoa học trong nước công bố đã tăng gấp 2,7 lần so với 5 năm trước đó.
Lương thấp hơn nhiều so với ở nước ngoài
Nhiều nước trên thế giới đã có sự đầu tư kinh phí, chính sách đầu tư cho khoa học công nghệ rất lớn. Do vậy, nhiều nhà khoa học ở trong nước đang định cư ở nước ngoài đã trở về nước làm việc. Trong những năm qua, có khá nhiều nhà toán học Việt Nam sau khi tu nghiệp một thời gian ở nước ngoài đã trở về nước làm việc, tạo thêm một nguồn năng lượng mới cho việc nghiên cứu và giảng dạy toán học trong nước.
Tuy nhiên, những tiến sĩ trẻ tốt nghiệp ở trong nước cũng như từ nước ngoài trở về nói chung đều gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu tiên sau khi bảo vệ tiến sĩ. Vì phần lớn trong số họ bắt đầu lập gia đình, lại vừa bắt đầu tự lập trên con đường nghiên cứu nên rất cần có những chính sách hỗ trợ từ các quỹ nghiên cứu khoa học, các học bổng sau tiến sĩ… để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu.
Ông Lê Minh Hà, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán
Mặc dù vậy, do nguồn kinh phí được cấp hằng năm có hạn, gần như không thay đổi trong vài năm nay nên số lượng nhà khoa học trong và ngoài nước mà Viện có thể mời đến làm việc còn rất khiêm tốn so với nhu cầu phát triển của Viện và của cộng đồng Toán học trong nước.
Ví dụ như đối với những nhà toán học hàng đầu thế giới, được huy chương Fields hay giải thưởng Abel, đến thăm và làm việc ở Viện thì mức chi cao nhất dành cho chuyên gia cao cấp mà Viện có thể trả cũng thấp hơn rất nhiều so với mức lương mà các trung tâm lớn trên thế giới chi trả. Đặc biệt là ở những cường quốc khoa học mới như Trung Quốc, Hàn Quốc, họ sẵn sàng chi trả cao cho các nhà khoa học đầu ngành.
Theo ông Lê Minh Hà, những nhà khoa học người Việt ở nước ngoài mong muốn đóng góp cho đất nước thường đang làm việc trong những môi trường rất tốt, được trả lương và chế độ đãi ngộ cao. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta chưa thể trả lương cho các nhà khoa học ở mức tương xứng, nhưng đa số khi về Việt Nam, ngắn hạn hay dài hạn, họ đều chỉ mong muốn được tạo một cơ chế, điều kiện làm việc thuận lợi nhất, giảm thiểu tối đa các rào cản hành chính để có thể tập trung hơn vào công việc của mình. Như thế cũng sẽ đóng góp được nhiều hơn cho đất nước.
Mặt khác, những nhà khoa học giỏi của Việt Nam hiện đang làm việc ở các trường đại học, Viện nghiên cứu trong nước lại càng cần được những sự hỗ trợ tương xứng để phát huy được hết tài năng.
Vì sao khoa học của Việt Nam vẫn mãi ì ạch?
Đề cập hoạt động của Viện nghiên cứu cao cấp về Toán, GS Toán học Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam nhận định, mô hình hoạt động của Viện đã thu hút được nhiều chuyên gia Việt Nam từ nước ngoài về nước nghiên cứu là do Viện đã có được quyền tự chủ về khoa học, có cơ chế tài chính đặc biệt...
GS Toán học Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học (đầu tiên từ trái sang) chụp ảnh cùng các nhà khoa học
Tại chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, nhiều người có đề cập việc “chảy máu chất xám” khi có nhiều nhà khoa học tài năng đều định cư, làm việc ở nước ngoài.
Theo GS Ngô Việt Trung, sở dĩ thực trạng trên vẫn còn kéo dài là vì nhiều nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài chưa nhìn thấy Việt Nam có những thay đổi cơ bản về cơ chế hoạt động và chính sách hỗ trợ khoa học. Có thể nói, các nhà khoa học Việt Nam đứng thấp nhất trong hệ thống viên chức nhà nước xét theo mọi khía cạnh. Vì vậy, nền khoa học của Việt Nam chưa thể “cất cánh” được.
Để nền khoa học Việt Nam phát triển, GS Ngô Việt Trung cho rằng, chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ các nhà khoa học ở trong nước. Nếu không có những thay đổi tích cực đối với các nhà khoa học trong nước thì ai dám trở về nước làm việc dài hạn. Điều mà các nhà khoa học mong muốn là họ được tự chủ trong nghiên cứu, được hỗ trợ đầy đủ để hoạt động nghiên cứu và được đãi ngộ tương xứng với trình độ và đóng góp của họ./.
Thủ tướng dự Lễ công bố sáng kiến mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam
VOV.VN -Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam với nòng cốt là các chuyên gia công nghệ tiêu biểu, trí thức người Việt đang học tập, làm việc tại nước ngoài và các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ trong nước cùng liên kết, trao đổi.
Thủ tướng gặp mặt hơn 100 người Việt tài năng ở nước ngoài
VOV.VN - Tại buổi gặp mặt, Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn lắng nghe những ý kiến tâm huyết của trí thức và mọi tầng lớp nhân dân.
Bích Lan/VOV.VNhttps://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/khoa-hoc-cua-viet-nam-sao-mai-chua-the-cat-canh-803261.vov
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét