Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Trạng Chu


TP - Các nhà văn xúm xít vào nghe Đỗ Chu nói. Chuyện thời sự chính trị nóng hổi trong nước đến chuyện Tây Tầu. Chuyện cung đình ông này lên ông kia xuống đến chuyện Mỹ Nga, Hàn Nhật. Đỗ Chu có tài biện giải những lắt léo lôi thôi của sự việc như trạng, mà anh là trạng thật.

Mới sáng tinh sương mà ông cụ đã đứng dưới cổng gọi với lên ời ời: “Dậy đi! Dậy đi! Dậy đi Bắc Ninh chơi, hôm nay chủ nhật!”.

 
Tranh của: Nguyễn Xuân Hoàng


Rồi ông cười cười: Hôm nay tao có tí việc với mấy đứa quan họ, phải có mày với thằng Chu đi tháp tùng.
Nhìn ông già xách cái túi vải là tôi biết, quà cho chị em quan họ đây mà.
Vâng, bố cứ yên tâm, tôi mau mắn gật đầu.
Đấy là ông già Kim Lân vậy.

Hồi ấy có khi ông cũng chỉ ở tuổi tôi bây giờ. Không hiểu sao bây giờ tôi chả thấy mình già tí nào, vậy mà lúc đó, cả tôi, cả anh Đỗ Chu, và mọi người đều thấy ông cụ thật là già, ra dáng một trưởng lão. Mặc dù nói đến “mấy đứa quan họ” thì tôi cũng biết tỏng ông nói đến “đứa” nào rồi. Tình cảm con người ta kể cũng nhiều lắt léo.

Đã thành lệ, mỗi lần ra khỏi Hà Nội là hai ông con như có một thỏa thuận ngầm thế nào cũng qua Bát Đàn “đánh bát phở” cho ấm bụng. Ông không phải người khảnh ăn, nhưng khá rành cách ăn, cách đánh chén.
Ông bảo Hà Nội xưa ăn phở thanh cảnh chứ đâu có chuyện chém to kho mặn như cái “anh” Bát Đàn hôm nay. Phở Bát Đàn nổi tiếng ngon là nhờ bát to, nhiều thịt, hợp với lối sống thời bao cấp, lấy cái “chất” làm trọng. Xếp hàng một tí, chật chội một tí, nhưng bê bát phở lên là thấy ngay cái sự hào hứng rộn lên từ trong bụng.

Một cuốc xích lô, hai cha con đã có mặt ở bến Nứa. Bến Nứa như là cái trạm trung chuyển lúc nào cũng đông, lúc nào cũng chen chúc. May mà tôi có cái thẻ thương binh mỗi lần mua được hai vé, chúng tôi ung dung lên xe có ghế ngồi phì phèo. Ông bảo bây giờ mình đến Bắc Ninh thì thằng Chu vẫn chưa dậy.

Thằng ấy sớm cũng phải mười giờ. Tao chưa thấy thằng nào có cái tật ngủ trưa xấu như thằng này, khôn nhất hạng. Về Bắc Ninh nó như ông con Trời. Nhà cửa đề huề, vợ con đâu vào đấy, cơm bưng nước rót, có mẹ già, vợ khỏe, con ngoan, lên Hà Nội bốc phét chán mồm, nhoáy một cái “người anh em” đã tếch về Bắc Ninh đắp chăn cười thiên hạ.

Tôi cũng đã có đôi ba bận theo ông về Bắc Ninh chơi với anh Chu, cũng khá thạo cung cách của anh, thạo cả lề thói dân dã nhưng thực ra rất vương giả.

Quả đúng như ông nói, hai cha con về đến sân gần chín giờ mà nhà cửa vẫn vắng hoe. Ông lên giọng: “Chu ơi, Chu à, dậy đi, tao với thằng Đỉnh về chơi này”.

Ngó vào nhà thấy có cái màn xô buông ở gian cạnh bóng ngưòi cọ quậy. Ông Kim Lân bảo: “Thôi, tao với mày đi loanh quanh tí. Thằng này chưa chịu dậy đâu”. Hai cha con vừa quay ra tới cổng thì gặp một người đàn bà trạc ngoài năm mươi, tay cắp nón, tất tả đi vào.

Chị ta xởi lởi: “Con chào ông, chị chào chú. Chắc ông và chú đi thăm bác Chu”. Chúng tôi chưa kịp trả lời thì chị đã liến thoắng: “Khổ thân bác Nhu nhà cháu ông và chú ạ. Bác giai hình như bị liệt lâu lắm rồi”. Tôi ớn lạnh xương sống, hỏi lại: “Chị nói sao? Anh Chu bị liệt?” - “Dạ vâng” , rồi chị hạ giọng: “Chả là lúc nào cũng thấy bác ấy nằm với cái chăn vắt ngang bụng”.

Trời đất quỷ thần ơi, cắn rơm cắn cỏ lạy thánh mớ bái, phỉ phui cái miệng nhà chị này! Người ta không dậy không có nghĩa là người ta bị liệt. Sao mà cứ nói lấy được thế!

Ông Kim Lân hỏi: “Chị là giáo viên, bạn với cái Nhu à?” - “Cháu dạy khác trường chị Nhu ông ạ, nhưng tuần nào cháu cũng sang đây thuê sách về cho tổ bộ môn đọc. Nhà bác ấy nhiều sách hay”. Tôi nói: “Bác ấy vẫn còn ngủ”. Chị đon đả: “Tôi quen rồi, cứ việc vào lấy sách trong giá rồi gửi tiền thuê vào trong ống bơ, chả hỏi han gì đâu”.

Tôi cảm thấy có một không khí thật thân thương gần gũi. Ông Kim Lân dường như quá quen với chuyện này nên không lấy đó làm điều. Hai cha con lần ra đầu ngõ, chặc lưỡi: ta ra tìm cốc nước chè, “thằng Chu” hay sang đó kéo thuốc lào.
***

Hai ông con uống nước chè, ăn kẹo lạc, nghe dân làng nói chuyện về “bác Chu” đến lắm chuyện khôi hài. Người ta nhắc đến Đỗ Chu đều với giọng yêu mến, trân trọng, cấm thấy ai suồng sã, khó chịu. Áng chừng mười giờ rưỡi, tôi bảo ông Kim Lân, giờ này chắc anh ấy đã dậy. Về đến ngõ, y rằng đã thấy Đỗ Chu đang đứng vạch quần tè vào gốc sấu trước hiên nhà. Sao lại tè lung tung thế, tôi nghĩ trong bụng, chưa kịp nói thì ông Kim Lân đã bảo, chắc nhà không có ai. Nhà quê sướng nhất là đái bậy! Tôi cũng là người nhà quê nhưng tôi không thấy thế.

Đỗ Chu lại quay vào trong cái mùng xô, hồn nhiên nói với ra: “Ông và chú uống nước”. Tôi đành lấy cái phích nước, pha trà cho có việc. Ông Kim Lân thì ngồi kéo thuốc lào, Đỗ Chu vén màn gọi với xuống nhà: “Nhu ơi, Nhu à”. Lập tức chị Nhu nhào lên “chào ông, chào chú” xong đứng chờ.

Đỗ Chu nói: “Bây giờ mình lên chợ mua tôm cua ốc ếch gì đấy về lo bữa trưa cho ông với chú ăn. Mua một con gà để tối nấu cháo, đạp xe lên báo cho mấy đứa quan họ lo chuẩn bị tối lên đây hát cho ông và chú nghe”. Chị Nhu “vâng” một tiếng rồi dắt xe đạp ra đường.

Chiều hôm ấy, sau khi đi thăm mấy nàng quan họ về, tôi và ông Kim Lân được anh Đỗ Chu mời lên xem căn gác nhỏ như cái tổ chim, thiết kế của anh. Một cái bàn gỗ, một cái phản mộc, trên có khuôn cửa sổ rộng mở ra sau vườn. Đây là căn gác đặc biệt nhất thế giới, tôi dám chắc nó có một không hai, dưới sàn sách ném từng đống, không có các thiết bị tối tân, không có sự trang hoàng cầu kỳ, tuyệt nhiên không có ti vi tủ lạnh.
Độc nhất ở góc phòng phía trong được trổ một cái lỗ, lỗ này thiết kế khá tinh vi nhưng cũng dễ nhận ra ngay vì nó được làm bằng một vỏ chai bia Vạn Lực Trung Quốc. Chai bia được đập đáy gắn vào lỗ thủng chĩa ra sau vườn, để khi làm việc mệt, khi mót tiểu, chủ nhân của nó chỉ việc tè vào lỗ chai, nước tiểu phóng thẳng ra bụi cây dưới vườn. Tè xong tác giả của những truyện ngắn thơ mộng chỉ cần đổ một cốc nước lã là rửa sạch.
Một sự tự do đến kỳ quặc không ai nghĩ ra. Vừa thuận lợi lại vừa ích lợi vì dưới kia, đường nước tiểu được căn đúng một cái thùng tro dành để làm phân tuới cây trong tương lai gần.

Chị Nhu là nhà giáo, là một phụ nữ Kinh Bắc truyền thống, lấy việc đảm đang chăm chồng nuôi con là niềm hạnh phúc. Chị không bao giờ tham gia vào chuyện của chồng. Chồng chị là người nổi tiếng, chị biết, nhưng chị không bao giờ lấy điều ấy ra khoe với ai.

Việc của chị là gia đình chồng con, đóng góp với xã hội bằng nghề dạy học. Thế là đủ vui, đủ bận. Vậy mà khi chị bị tai biến, anh Chu một tay chăm lo vợ. Bằng tài thuyết khách của mình, bằng tình cảm riêng, anh đã mượn được tạp chí Văn nghệ quân đội một căn phòng vốn là kho để lặt vặt ở phía sau, dọn sạch, kê một cái giường cho vợ nằm.

Và anh như trở thành một Đỗ Chu khác: Ít nói hẳn. Lầm lũi, cần mẫn, siêng năng, anh không “khiến” bất kỳ ai “nhúng tay” vào, kể cả các con, từ tắm giặt đến cơm nước thuốc men cho vợ. Anh vào tận Văn phòng Trung ương rước được cụ thầy thuốc chuyên lo chăm sóc sức khỏe cho lãnh tụ ra, bắt mạch, kê đơn bốc thuốc cho chị Nhu. Anh đi bốc thuốc, về, sắc thuốc cho vợ hết ngày này sang tháng khác, nâng giấc cho vợ khẽ khàng, đến khi chị Nhu tỉnh dần, tỉnh dần rồi khỏi dần, khỏi dần.

Tôi hồi ấy ở Văn nghệ quân đội nên được chứng kiến từ đầu. Nhìn anh chăm sóc vợ mà thấy cảm phục anh hơn, trước đó, không phải không có chuyện này chuyện kia tức, ghét Đỗ Chu, nhưng qua cái đận này thì chả có cái gì xấu của anh còn đọng lại. Tức ghét bay biến. Nhiều khi tự thấy mình xấu hổ vì cái sự tức ghét kia. Anh chăm chị Nhu cũng kỹ càng như anh chăm sóc những trang văn, những đứa con của đời anh vậy. Tôi nghĩ thế và tự lấy đó làm gương cho cuộc sống của mình.

***
Ở Hội Nhà văn có những nhân vật đặc biệt, nói hay, nói nhiều, chuyện đông tây kim cổ thảy đều am tường. Ngày xưa có Chế Lan Viên, Nguyễn Khải, thời chúng tôi có anh Đỗ Chu, anh Nguyễn Khắc Phục. Đỗ Chu đến phòng nào lập tức phòng đó biến thành nơi tụ tập. Các nhà văn xúm xít vào nghe Đỗ Chu nói. Chuyện thời sự chính trị nóng hổi trong nước đến chuyện Tây Tầu. Chuyện cung đình ông này lên ông kia xuống đến chuyện Mỹ Nga, Hàn Nhật. Đỗ Chu có tài biện giải những lắt léo lôi thôi của sự việc như trạng, mà anh là trạng thật. Nghe Trạng Chu nói thì đến con kiến trong lỗ cũng phải bò ra nghe.

Tôi đã từng được chứng kiến một “pha” ngoạn mục, ấy là một hôm, Nguyễn Khắc Phục đang cao đàm khoát luận trong phòng Nguyễn Minh Châu về các triết luận cao siêu của Căng, của Nít, rồi chuyện cụ Xôcrát đến ông Nguyễn Hữu Đang nhà ta đối thoại với các triết gia hàng đầu của Pháp quốc. Chuyện đang cao trào thì Đỗ Chu đến. Nguyễn Khắc Phục coi như không có chuyện gì xảy ra, tiếp tục nói về chủ nghĩa hiện sinh và các nhà tư tưởng trụ cột của trường phái này. Một lúc sau thì Đỗ Chu lặng lẽ giữ ý, biến mất, không để lại dấu vết. Thế mới biết các nhà hùng biện của chúng ta cũng có sự kiêng kị nhau khá rõ ràng.
Ở Hội Nhà văn từ khi được thành lập đến nay, có hai “ông cụ” hoành tráng nhất, ấy là cụ Cơ Chế và cụ Đặc Thù, cả hai cụ ấy đều đứng sừng sững gác hai bên cánh cổng tạo nên vẻ, khi thì nghiêm trang huyền bí, khi thì xáo trộn xuôi ngược. Mà cái sự nghiêm trang thường chỉ diễn vào dịp đại hội Hội Nhà văn. Có cờ đèn kèn trống uy nghi trang trọng, có các vị lãnh đạo quốc gia, các vị đầu ngành của đất nước đến nhiệt liệt chào mừng.

Thậm chí có binh lính nghiêm trang gác bảo vệ, có xe hụ còi mỗi khi đoàn đại biểu đi ra diễu hành trên đường phố. Đấy, không có ngài Cơ Chế và không có “Cụ” Đặc Thù thì làm sao có được sự vinh danh hùng vĩ như vậy? Thế còn cái sự lộn xộn dễ thương của mấy anh nghệ sĩ thì tất nhiên, nghệ sĩ người ta phải khác người đời và luôn được người đời để ý, dựng thành đủ thứ tin đồn, đủ thứ huyền thoại.

Nếu hay thì trong dân gian truyền tụng và nếu dở thì nhân dân thảy đều cho qua vì các nghệ sĩ rất kém tổ chức, làm cái gì quy lát bài bản là y như rằng, trở nên xộc xệch. Nghệ sĩ mỗi người một tính cách, một vòm trời, không ai đại diện cho ai nhưng ngài ấy sẵn sàng đại diện cho cả dân tộc. Không thể bắt nghệ sĩ xếp hàng nghiêm ngắn, càng không thể yêu cầu anh ta mặc đồng phục, hát đồng ca, hô khẩu hiệu. Lãnh đạo văn nghệ sĩ vừa là lãnh đạo cao cấp, vừa là nghệ nhân, một thứ cán bộ lãnh đạo không lãnh đạo gì cả.

Chân dung cụ Nguyễn Đình Thi là bức chân dung điển hình nhất của nhiều thế hệ cán bộ Hội Nhà văn: Sang trọng, tài hoa, dân dã, sắc sảo, hiền hòa, ai cũng nể trọng. Một trong những cán bộ không chức vụ gì cả, nhưng thâu tóm mọi câu chuyện mọi tình hình tình huống của Hội, ấy là anh Đỗ Chu. Anh Đỗ Chu ngất ngưởng ở các quán nước chè, các quán rượu quanh khu vực Hội Nhà văn bao năm nay và ngất ngưởng ở trong cơ quan Hội bấy nhiêu năm, không ông Tổng thư ký nào, không ông Chủ tịch hội nào, không ông Ban chấp hành nào không kiềng nể Đỗ Chu.

Đỗ Chu vừa là nghệ sĩ, nhân sĩ, vừa là cán bộ có đủ “mác” cho một cán bộ lý tưởng của cách mạng: Đã từng kinh qua lính thời chiến tranh, đã từng đoạt đủ các thứ giải thấp cao của Hội Nhà văn và của quốc gia, lan cả sang quốc tế. Hỏi Đỗ Chu giữ chức vụ vai trò gì, tất nhiên chức vụ thì không, nhưng vai trò thì có đấy! Vai trò gì? Ở đây có một thứ nhiệm vụ không nhiệm vụ gì cả. Có một thứ trách nhiệm không trách nhiệm gì cả. Có một thứ vai trò có rất nhiều vai trò, nhưng thực ra, chả vai trò gì cả.

Anh Đỗ Chu ngất ngưởng ở các quán nước chè, các quán rượu quanh khu vực Hội Nhà văn bao năm nay và ngất ngưởng ở trong cơ quan Hội bấy nhiêu năm, không ông Tổng thư ký nào, không ông Chủ tịch hội nào, không ông Ban chấp hành nào không kiềng nể Đỗ Chu.

Đến Hội Nhà văn Việt Nam mà chưa gặp Đỗ Chu coi như chưa làm việc, chưa gặp ai, chưa nắm được tình hình gì! Đỗ Chu là tai là mắt thậm chí là người phát ngôn (không chính thức) nhưng vô cùng quan trọng của Hội. Các nhà văn ở tỉnh xa về Hà Nội, ai may mắn được gặp Đỗ Chu chỉ một lần, một lần vài cốc bia hơi, vài chén rượu lạc, chịu khó nghe, và chỉ có nghe, Đỗ Chu giảng giải, chỉ dẫn, chỉ đạo, đến khi về tỉnh nhà thì tha hồ mà có chuyện với anh em. Tôi lắm lúc lẩn thẩn nghĩ dại, sau này, lỡ bác Chu ra đi thì cái “chân’’ của bác có ai thay thế được không nhẩy.

Chắc là thời thế sẽ khác và cái “chân” của bác Đỗ Chu sẽ chuyển cho một nhà văn có gương mặt mới, chưa rõ hình thù nó sẽ ra làm sao, phải bình tâm mà chờ đợi thôi các bạn ạ.

Hà Nội đêm mùng 6 tháng 8 năm 2014
 
Ảnh: Nguyễn Đình Toán


Ai khiến nhà văn đi gỡ bom nổ chậm…




Tôi chơi với anh Đỗ Chu cũng là vì anh gần gũi với ông Kim Lân và Nguyễn Trí Huân. Mà ông Kim Lân và Nguyễn Trí Huân đều là chỗ thân tình của tôi. Ở đời cứ hay bìu díu với nhau thế. Hình như các cụ gọi đấy là cái duyên. Phải duyên phải số nó vồ lấy nhau. Tôi mãi mãi chơi với anh Đỗ Chu vẫn chỉ là chơi theo, đến khi ông Kim Lân mất, thỉnh thoảng anh em vẫn qua lại với nhau. Chuyện cũ lắm khi thấy vui, lắm lúc thấy xao xác trong lòng. Ví như chuyện anh Đỗ Chu đi thực tế với Nguyễn Trí Huân vào trong tuyến lửa khu Tư.

Lúc ấy hai người đều là nhà văn trẻ của quân chủng Phòng không không quân. Đỗ Chu đã rất nổi tiếng với những truyện ngắn giầu chất thơ, đậm chất Paustovski. 
Giữa thời chiến tranh khốc liệt ùng oàng, truyện ngắn của Đỗ Chu là khoảng lắng dịu dàng khiến người ta phải ngỡ ngàng. Nguyễn Trí Huân còn khá non cả tuổi quân lẫn tuổi nghề.

Với Huân lúc ấy là nhà văn trẻ ra chiến trường tất phải xông xáo. Đến một đơn vị đang làm nhiệm vụ gỡ bom nổ chậm, Huân ta xung phong đi cùng chiến sĩ đến tận nơi những trái bom phát nổ không biết lúc nào ấy, phải “sờ” được vào nó về mới hả.

Bác Đỗ Chu thì biến đi đâu mất. Khi “sờ” được thần chết rồi, về phía sau, Nguyễn Trí Huân hí hửng kể cho Đỗ Chu nghe, tưởng được ông nhà văn liền anh khen, không ngờ lại bị một trận mắng xối xả:
“Sao mày ngu thế? Ai khiến mày vào chỗ ấy, làm cái việc ấy? Mày vào thì làm được gì? Nhà văn thì phải viết chứ không ai khiến nhà văn đi gỡ bom nổ chậm. Mày mà chết thì là cái chết ngu chứ anh hùng gì…”.
                                
Tóm lại là ngu! Việc tháo bom nổ chậm là việc của chiến sĩ công binh, người ta có nghiệp vụ, thằng nhà văn vào đấy chỉ để “sờ” một cái, rồi về, hỏi có ngu không!

Tất nhiên luận về hai sự hèn ngu thì còn nhiều cách luận khác nhau, nhưng đến khi Nguyễn Trí Huân khoác ba lô đi chiến trường miền Nam, ở hậu phương, tết năm nào Đỗ Chu cũng vác một cành đào với cặp bánh chưng, cùng cái phong bao có mấy đồng nhuận bút còm về tận quê Huân biếu bà mẹ có hai con trai đều đang ngoài chiến trận.
                  
Năm nào cũng như năm nào, cho đến sau 1975, gặp nhau ở Sài Gòn, anh Chu nói với Huân: “Tao mừng mày còn sống, giờ tao trả bà cụ cho mày. Viết được gì thì cứ thong thả mà viết, trước mắt là về quê lấy vợ, có cháu cho bà cụ vui”.

Trung Trung Đỉnh
(Nguồn: Báo điện tử Tiền Phong)  

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TIN THAM KHẢO NCBĐ


Theo nhiều phương diện, tình hình tại Đông Á hiện nay giống như Châu Âu trước Chiến tranh thế giới I, khi các cường quốc Châu Âu đang trỗi dậy thách thức các cường quốc cũ. Khả năng một cuộc chiến tranh tại Châu Á liệu có xảy ra?


Các nước Đông Nam Á và Trung Quốc hiện vẫn không thể giải quyết được những tuyên bố chồng lấn của mình tại khu vực vốn được ước đoán có nhiều dầu mỏ và có giá trị chiến lược với trên 5 nghìn tỷ USD thương mại qua lại mỗi năm. Philippines và Việt Nam đã yêu cầu Tòa án trọng tài quốc tế ra phán quyết về những yêu sách vùng Đặc quyền Kinh tế trong khu vực Biển Đông của Trung Quốc, nhưng bất kỳ quyết định nào cũng đều vô nghĩa vì Trung Quốc cho rằng Tòa án không có thẩm quyền.
Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc lần đầu tiên đã tuyên bố muốn trở thành một cường quốc chi phối tại Châu Á, thông qua khẳng định chủ quyền với các đường biên giới tranh chấp trên bộ và trên biển chưa giải quyết tại Châu Á và dẫn dắt các tổ chức khu vực. Trung Quốc hiện không chứng tỏ sự đe dọa, tuy nhiên các hình ảnh vệ tinh cho thấy, Trung Quốc đang bí mật xây dựng một đường băng trên quần đảo Trường Sa cho phép máy bay quân sự Trung Quốc hạ cánh tại quần đảo này trong trường hợp chiến tranh xảy ra.
Bất chấp bầu không khí hiếu chiến gia tăng tại khu vực, một số nhà lãnh đạo và doanh nhân Châu Á cho rằng tăng trưởng và thương mại tại Châu Á - vốn đang ngày càng trở thành đầu tàu của toàn bộ nền kinh tế thế giới - sẽ giúp ngăn ngừa cẳng thẳng gia tăng. Các nền kinh tế Châu Á ngày càng gắn kết chặt chẽ và Trung Quốc cũng đã có thỏa thuận thương mại tự do với 10 nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, những mối quan hệ thương mại này có lẽ sẽ không ngăn được một cuộc chiến tranh trong tương lai. Theo nhiều phương diện, tình hình tại Đông Á hiện nay giống như Châu Âu trước Chiến tranh thế giới I, khi các cường quốc Châu Âu đang trỗi dậy thách thức các cường quốc cũ. Như đã từng xảy ra tại Châu Âu, bế tắc tại Đông Á hiện nay có thể kết thúc đẫm máu. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đang ngày càng công khai đối nghịch lẫn nhau. Bắc Kinh cảnh báo ExxonMobil và các công ty dầu khí lớn khác không được liên doanh với các nước Đông Nam Á thăm dò Biển Đông; cảnh cáo công khai các nước Đông Nam Á không được thách thức tuyên bố về biển và đất liền của Bắc Kinh...
Môi trường nguy hiểm của Châu Á hiện nay xuất phát một phần từ sự mềm yếu của Mỹ. Mặc dù chính sách xoay trục về Châu Á đầy tham vọng, nhưng nó mới chỉ dừng lại ở những lời cam kết. Nhiều nước Châu Á đang băn khoăn liệu Mỹ có thực sự là người bảo trợ an ninh khu vực trong những thập kỷ tới. Trong bối cảnh đó, giới lãnh đạo mới của Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn về chính trị và mang tính dân tộc chủ nghĩa nhất trong các vấn đề đối ngoại kể từ thời Mao Trạch Đông. Trong 3 năm qua, Tập Cận Bình và nhóm các nhà lãnh đạo quanh mình đã phá vỡ phương châm của Đặng Tiểu Bình và từ bỏ chính sách tấn công ngoại giao với Đông Nam Á. Phong cách hành xử quyết đoán của Tập Cận Bình trong chính sách đối ngoại khiến nhiều nước láng giềng của Trung Quốc dường như ngày càng cảm thấy bị đe dọa. Bên cạnh việc tuyên bố phần lớn chủ quyền với Biển Đông và Hoa Đông, các công ty dầu mỏ nhà nước Trung Quốc dưới thời Tập đã triển khai các giàn khoan dầu, được hộ tống bởi các tàu hải quân hoặc cảnh sát biển, tới các vùng nước tranh chấp. Nhiều nước tại Đông Á hiện nay rõ ràng sợ hãi sức mạnh gia tăng của Trung Quốc cũng như việc Trung Quốc sẵn sàng sử dụng sức mạnh đó.
Thực tế, Châu Á đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang nhanh chóng. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, mua bán vũ khí tại Đông Á hiện đã tăng hơn 100% kể từ năm 2005. Các cuộc đụng độ tại Biển Đông và Hoa Đông như giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam, tàu Trung Quốc và Philippines, tàu Trung Quốc và Nhật Bản hiện xảy ra hầu như hàng ngày.
Nếu chiến tranh xảy ra tại Đông Á, nó có thể dễ dàng lôi kéo Mỹ tham gia. Mặc dù chính quyền Obama không công khai tuyên bố sẽ phản ứng thế nào đối với một cuộc xung đột đột tại Biển Đông hay Hoa Đông, nhưng Mỹ đang có hiệp ước đồng minh với Philippines, Nhật Bản và Hàn Quốc, có trách nhiệm bảo vệ những nước này trước các cuộc tấn công. Mỹ cũng đang tăng cường quan hệ đối tác quân sự gần gũi với Việt Nam, Singapore, Indonesia và các nước Châu Á khác.
Tổng thống Obama chỉ còn hai năm trong nhiệm kỳ và sau đó không có gì bảo đảm một Tổng thống mới của Mỹ sẽ giúp khôi phục lại sự yên tĩnh tại Châu Á. Là Ngoại trưởng trong nhiệm kỳ đầu của Obama, bà Hillary Clinton được cho là cứng rắn hơn trong đối đầu với Trung Quốc. Bà Clinton cũng nhiều lần cho rằng chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama là mềm yếu và nếu trở thành Tổng thống, bà sẽ cứng rắn hơn trong các vấn đề an ninh quốc gia. Nhưng bà Clinton cũng không dám mạo hiểm về chiến tranh giữa các cường quốc lớn nhất. Tuy nhiên, mọi người đã nói những điều tương tự như vậy về các nhà lãnh đạo Đức và Anh trước khi nổ ra cuộc Chiến tranh thế giới I.
Joshua Kurlantzick là thành viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Hội đồng Đối ngoại Mỹ. Bài viết được đăng trênThe National.
Trần Quang (gt)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chém gió kiểu này nghe bườn quá!









Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mua hay bán ở đây?

Chợ đồ cổ ở Saigon

Блошиный рынок в Сайгоне 

Блошиный рынок в Сайгоне

 
 
Trong nhiều sách chỉ dẫn du lịch của Saigon, chợ này được xem là chợ đồ cổnhưng trong thực tế, nó có thể được gọi là chợ đồ cổ với một cách rất gượngĐồ cổ thực sự ở đây, dĩ nhiên, cũng có thể tìm thấy được, nhưngphần lớn các hàng hóa - mô phỏng đồ cổ, hàng nhái, và đơn giản là những đồ cũ khác nhau bỏ đi có thể được nhìn thấy  các chợ trời thông thường của các thành phố của chúng ta.
 
Những đồ vật và hàng hóa liên quan đến chiến tranh Việt Nam - la bàn, đồng hồ, bật lửaphù hiệu, quân dụng khác nhau của Mỹ chiếm phần lớn ở đây. Và một nửa tất cả sự đa dạng quân dụng này được khách du du lịch nước ngoài thích thú cũng là hàng giả phổ biến nhất ...
 
Блошиный рынок в Сайгоне
 

 
2. Chợ này nằm gần như ở trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh (tên chính thức của Sài Gònkhong xa chợ BếnThành nổi tiếng và là con phố dài gọi Street Le Cong Kieumà hai bên đường của nó có hơn 60 cửa hàng với hàng trăm hàng hóa và những đồ trang sức nhỏ trong mỗi cửa hàng.
 
Блошиный рынок в Сайгоне
 

 
3. Chỉ khoảng một phần ba hàng hóa trưng bày trong các cửa hiệu của chợ đồ cổ, là đồ cổ thực sựPhần còn lại - hàng nhái  hàng giảNhưng, mặc dù vậy, ở đây có thể tìm thấy những mặt hàng thực sự thú vị và độc đáo.
 
Блошиный рынок в Сайгоне
 

 
4. Thực tế đồ cổ chỉ được bày bán ở một số cửa hàng và chủ yếu đó là những bức tượng nhỏ chế tác từ đá, đèn,đồ gốmđồng xuđồng hồ bức tượng Phật nhỏ và các tác phẩm  nghệ thuật khác. Nói thêm, du khách nên biết rằng khi mua hàng ở đây, cần phải chắc chắn giữ bản sao biên lai mua hàng,  xuất khẩu đồ cổ chính hãng bị cấm bởi nhà nước.
 
Блошиный рынок в Сайгоне
 

 
5. Tuy nhiênphần lớn các du khách đến đây không phải vì những cổ vật  di vật.
Họ đến đây vì "những chiến lợi phẩm" của chiến tranh Việt Nam.
 
Блошиный рынок в Сайгоне
 

 
6. Nói thêmtrong một số nguồn tinchợ này thậm chí còn được gọi là chợ "Mỹ"
 
Блошиный рынок в Сайгоне
 
                                   
 
7. Dĩ nhiên, ở đây bạn có thể tìm thấy tất cả những gì bạn muốn. Bên cạnh những cây đèn bằng đồng đã úa xanh, những bức tượng đồng thau  nhỏ Đức Phật  đồ sành sứ cũ, có thể được tìm thấy bàn là dùng  than, bàn tính hai trăm năm tuổi và máy đánh chữ hoàn toàn còn sử dụng được mà người bán hàng sẽ kể về chúng với cả câu chuyện dài dòng về xuất xứ của của chúng…
 
Блошиный рынок в Сайгоне
 

 
8. Có rất nhiều tiền xu và tiền giấy khác nhau.
Đúng là một thiên đường cho những người sưu tập tiền cổ.
 
Блошиный рынок в Сайгоне
 

 
9. Và tôi cũng không thể lướt qua tủ kính này)
 mẫu 
hàng rất thú vị một số thậm chí còn có thể trong trạng thái hoạt động.
 
Блошиный рынок в Сайгоне
 

 
10. Một trong những sản phẩm bán chạy nhất ở đây - đồng hồ Mỹ"lấy từ những lính Mỹ tử trận".
 
Блошиный рынок в Сайгоне
 

 
11. Đồ trang sức nhỏVà trong các quầy hàng này có thể tìm thấy một cái gì đó thực sự thú vị.
 
Блошиный рынок в Сайгоне
 

 
12. Hoặc  trong  một vài cửa hàng nhỏ này ở đây…
 
Блошиный рынок в Сайгоне
 

 
13. Tiện thể nói thêmngay ở đây, trên phố chợ, có cả một số hiệu chữa, nơi nhiều mặt hàng và đồ vật "đang chết" trở lại với cuộc sống, và tôi nghi ngờhọ đang chế  những mặt hàng "tương tự" tràn lan "chợ Mỹ".
 
Блошиный рынок в Сайгоне
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sơ hở kiểu này có ngày chúng dám trộm cả máy bay!

Quy hiểm quá! Sân bay bảo vệ cẩn mật mà còn bị trộm xăng thì máy bay sao nhỉ?

Bắt quả tang vụ ăn cắp xăng dầu máy bay
- Khi mật phục, lực lượng phối hợp giữa An ninh hàng không và Cục Hàng không đã bắt quả tang nhân viên của của công ty Vinapco trộm xăng dầu khi tiếp nhiên liệu cho máy bay.
Vụ bắt quả tang diễn ra vào lúc 11h45 đêm 29/1 ngay trong khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (đường Trường Sơn, P.2, Tân Bình, TP.HCM). Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Minh Tuấn - giám đốc Trung tâm an ninh hàng không Tân Sơn Nhất xác nhận việc bắt giữ 2 người trộm xăng dầu máy bay và hiện vụ việc đang được chuyển giao cho Cục Hàng không Việt Nam phối hợp cùng công an P.2, Q.Tân Bình để mở rộng điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
ăn cắp, xăng dầu, sân bay TSN, hàng không, công an, điều tra
Tiếp nhiên liệu tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Danh tính những người bị bắt giữ để điều tra chưa được cơ quan chức năng thông tin chi tiết.
Tuy nhiên, nguồn thông tin của VietNamNet cho hay, có 2 người trong là nhân viên của xí nghiệp xăng dầu Hàng không miền Nam (gọi tắt là Vinapco, trụ sở ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất) –là đơn vị cung cấp nguyên liệu xăng dầu hàng không lớn nhất tại phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất hiện nay.
Theo thông tin ban đầu, thời điểm nói trên có 1 nhóm kíp trực của Vinapco điều khiển xe bồn chở xăng dầu để tiếp cho các máy bay đang neo đậu trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.
Nguồn tin cho biết, 2 nhân viên của Vinapco gồm 1 lái xe và 1 nhân viên tiếp nhiên liệu đã thông đồng hút trộm xăng dầu đặc chủng trong quá trình làm nhiệm vụ.
Cụ thể, 2 nhân viên này đã đưa xe bồn chở xăng dầu đặc chủng ra phía hàng rào. Tại đây có 1 số đối tượng neo đậu xe tải chờ sẵn.
Khi các đối tượng dùng ống hút trộm xăng dầu từ xe tải này qua xe tải bên kia hàng rào thì lực lượng phối hợp của An ninh hàng không và Cục Hàng không đã phục kích bắt giữ, lập biên bản hành vi phạm tội quả tang.
ăn cắp, xăng dầu, sân bay TSN, hàng không, công an, điều tra
Xăng máy bay mà các đối tượng trộm cắp được sang chiết qua can nhỏ để tuồn từ sân bay Tân Sơn Nhất ra ngoài.
Hiện vụ việc đang trong vòng mở rộng điều tra. VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này. Trong một diễn biến khác mà VietNamNet đã thông tin, mới đây Cục cảnh sát Hình sự, Bộ Công an cất lưới chuyên án, bắt giữ một băng nhóm gồm 7 đối tượng trộm cắp xăng dầu trong quá trình kiểm tra chất lượng xăng dầu máy bay thuộc hãng Jetstar neo đậu tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Trong số 7 đối tượng bắt giữ có 3 người là nhân viên lái xe của phòng kỹ thuật thuộc hãng Jetstar.
Nhóm này khai báo đã hoạt động trong thời gian dài. Mỗi ngày chúng hút trộm và bán ra thị trường khoảng 600 –- 900 lít xăng dầu chỉ dành cho máy bay.
Đàm Đệ


Nóng: Bắt băng trộm xăng máy bay cực lớn ở TP.HCM

 - Các đối tượng là lái xe của hãng hàng không Jetstar và các đối tượng ngoài xã hội khai báo, mỗi ngày trộm được 600 – 900 lít xăng đặc chủng máy bay. Đường dây này đã hoạt động được hơn 2 năm nay.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến – Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an xác nhận với VietNamNet, cơ quan này vừa bắt giữ băng nhóm chuyên trộm cắp, tiêu thụ xăng máy bay có quy mô cực lớn.
xăng, ăn cắp, chiết xuất, kém chất lượng, quận 7, Nhà Bè
Các đối tượng bị bắt giữ...
Hiện Bộ Công an đang tạm giữ hình sự 7 nghi can để điều tra, xử lý về hành vi “trộm cắp tài sản” và “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Các nghi can gồm: Trần Văn Sửu (SN 1973), Huỳnh Đức Dũng (SN 1971), Vũ Thế Hưng (SN 1967),Vũ Văn Dũng (SN 1968), Ngụy Như Thành (SN 1967), Đỗ Văn Hưng (SN 1983) và Lê Văn Hùng (SN 1981).
Trong đó Thành, Hưng và Hùng được xác định là nhân viên lái xe thuộc phòng kỹ thuật, hãng hàng không Jetstar.
xăng, ăn cắp, chiết xuất, kém chất lượng, quận 7, Nhà Bè
Số xăng dầu đã được chiết xuất mang đi tiêu thụ.
Thượng tá Lê Tiến Bình – phó phòng 9, Cục Cảnh sát Hình sự thông tin thêm, qua công tác nắm tình hình cách đây không lâu, cục này phát hiện một đường dây mua bán xăng máy bay, có sự kết hợp của nhân viên lái xe hãng Jetstar và đối tượng ngoài xã hội; mục đích là trộm cắp xăng Jet A1 - loại xăng đặc chủng dành cho máy bay - để pha trộn, bán ra ngoài. Đầu tháng 1/2015, Cục Cảnh sát Hình sự xác lập chuyên án để đấu tranh.
Khi thu thập đủ chứng cứ, ban chuyên án quyết định “cất lưới”. Chiều 28/1, lực lượng chức năng đã đột kích khám xét 1 kho chiết xăng dầu trái phép ở đường Đào Trí, Q.7 và 1 địa điểm trong sân bay Tân Sơn Nhất.
Tại những nơi này, công an bắt giữ 7 đối tượng, mời làm việc với 1 số đối tượng khác, thu giữ tang vật gần 8.000 lít xăng được pha lẫn xăng đặc chủng Jet A1.
xăng, ăn cắp, chiết xuất, kém chất lượng, quận 7, Nhà Bè
Cận cảnh cơ sở chiết xuất xăng dầu ở quận 7 bị công an phát giác.
Theo điều tra ban đầu, máy bay của hãng Jetstar khi đậu ở sân bay Tân Sơn Nhất hơn 6h để chờ bay tiếp, trong khoảng thời gian này các nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra khối lượng, chất lượng xăng. Nhân viên phòng kỹ thuật của hãng Jetstar là người trực tiếp thực hiện thao tác này.
Các đối tượng lái xe của phòng kỹ thuật như Thành, Hưng và Hùng lợi dụng lúc không chú ý của nhân viên cùng kíp trực, tiến hành hút trộm xăng dầu cho vào các thùng phuy trên xe.
Sau đó “hàng” sẽ được đưa tới 1 điểm trong sân bay Tân Sơn Nhất, sang chiết sang các can loại 30 lít. Qua các lái xe, xăng được vận chuyển ra ngoài, đưa đến kho trên đường Đào Trí, Q.7 do đối tượng Trần Văn Sửu tổ chức.
Được biết mỗi can xăng Jet A1, các lái xe của Jetstar bán cho Sửu khoảng 350 – 390 ngàn đồng/can. Sửu tổ chức cho nhiều “đàn em” sang chiết, pha chế với dầu DO để bán ở khắp các tỉnh thành như: TP.HCM, Đồng Nai, Long An…với giá cao hơn.
Các đối tượng khai báo, đường dây này hoạt động hơn 2 năm, mỗi ngày trộm được 600 – 900 lít xăng Jet A1.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến thông tin thêm, đường dây trộm cắp, tiêu thụ xăng máy bay nói trên hoạt động quy mô lớn. Do khu vực “tập kết” xăng trộm cắp là địa điểm quân sự thuộc sân bay Tân Sơn Nhất, đã gây không ít khó khăn cho công tác điều tra.
Cũng theo vị Cục trưởng, qua chuyên án này cho thấy điểm sơ hở trong công tác quản lý của phòng kỹ thuật, hãng hàng không Jetstar.
Đồng thời, các đối tượng sang chiết, pha chế xăng Jet A1 với dầu DO không theo quy chuẩn chất lượng...sẽ ảnh hưởng tới an toàn cháy nổ, gây hỏng hóc máy móc của các phương tiện sử dụng lượng xăng kém chất lượng.
Đàm Đệ
Nguồn: Vietnamnet
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hơn 800 triệu đàn ông châu Á là hậu duệ của 11 ông tổ

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)


VNN - Hơn 800 triệu nam giới đang sinh sống ở châu Á hiện nay là hậu duệ của chỉ 11 người đàn ông, kể cả Thành Cát Tư Hãn - người sáng lập ra đế chế Mông Cổ, theo một nghiên cứu mới.

Các chuyên gia di truyền học thuộc Đại học Leicester (Anh) đã lần theo dấu vết ADN ở những người đàn ông châu Á thời hiện đại để tìm ra ông tổ của họ.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích các nhiễm sắc thể Y (NST Y) của 5.321 người đàn ông thuộc 127 nhóm dân cư khác nhau trên khắp châu Á. Họ phát hiện, 11 chuỗi NST Y phổ biến xuất hiện lặp đi lặp lại ở các bộ gen được nghiên cứu.

Bằng cách tìm kiếm các đột biến ngẫu nhiên đặc biệt tích tụ theo thời gian đối với những chuỗi NST Y này, nhóm nghiên cứu đã có thể phỏng đoán gần đúng thời điểm khởi phát chúng. Họ khám phá ra rằng, ngoài Thành Cát Tư Hãn - người được đồn thổi là cha đẻ của hàng trăm đứa con, còn có 10 người đàn ông khác đã khai sinh ra những dòng giống còn lại ở khắp châu Á.

Trong số đó là một dòng giống có ông tổ là Giocangga, một nhà cầm quyền Trung Quốc qua đời vào năm 1583 và có cháu trai là người sáng lập ra nhà Thanh, trị vì Trung Quốc trong giai đoạn 1644 - 1912. Giocangga được cho là có rất nhiều con với các vợ và tì thiếp, và là ông tổ trực tiếp của hơn 1,5 triệu nam giới châu Á.

Theo báo cáo nghiên cứu, một dòng giống người châu Á khác dường như tạo thành các nhóm dân cư sống rải rác dọc tuyến giao thương có tên gọi là "Con đường tơ lụa" và ra đời từ khoảng năm 850 sau Công nguyên. Điều này ám chỉ, dòng giống người châu Á này có thể bắt nguồn từ các nhà cầm quyền hùng mạnh, thống trị các vùng thảo nguyên mà Con đường tơ lụa đi qua như Khiết Đan, Tây Hạ, Juchin, Tây Liêu và các đế chế Mông Cổ.

Nhóm nghiên cứu nhận đinh, ông tổ của dòng giống người này có thể là Liêu Thái Tổ - hoàng đế đầu tiên của Khiết Đan hoặc Thành Cát Tư Hãn, người qua đời vào năm 926 sau Công nguyên.

Những ông tổ nói trên của các dòng giống người châu Á được xác định xuất hiện vào khoảng năm 2100 trước Công nguyên tới năm 1100 sau Công nguyên. Họ sống ở cả các xã hội làm nghề nông tại chỗ lẫn các bộ lạc du canh, du cư từ Trung Đông sang Đông Nam Á.

Viết trên tạp chí European of Human Genetics, giáo sư Mark Jobling, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Việc đông con đông cháu thường gắn liền với những người đàn ông có địa vị xã hội cao, 'danh giá' và có nhiều tì thiếp, nàng hầu. Con cái của họ cũng có tỉ lệ tử vong thấp hơn".


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tàu ngầm Hải Phòng vào Cam Ranh: Sao không che chân vịt?

(An Ninh Quốc Phòng) - Chân vịt là bộ phận tối quan trọng của tàu ngầm cần được bảo mật, nhưng trong 3 chiếc tàu ngầm Kilo đã về Việt Nam, chân vịt đều được công khai.

Tàu ngầm HQ-184 Hải Phòng đã được tàu mẹ Rolldock Star chở vào vịnh Cam Ranh lúc 18h50 ngày 28/1. Trong sáng 29/1, mọi thủ tục hải quan, kiểm tra an ninh đã được thực hiện để chuẩn bị được lai dắt vào cảng. Và cũng giống như hai chiếc tàu trước là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, chân vịt của tàu Hải Phòng cũng được công khai.
Chức năng của tàu ngầm có thể di chuyển và ẩn mình dưới lòng biển một cách hiệu quả. Để làm được điều đó, ngoài thiết kế thủy động lực học, vật liệu hấp thụ âm thanh cần bảo mật thông tin về chân vịt tàu ngầm, bộ phận có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới độ ồn khi hoạt động của tàu.
Để dò tìm và phát hiện tàu ngầm, lực lượng săn ngầm đối phương thường sử dụng một thiết bị định vị thủy âm (còn gọi là sonar) dựa vào tín hiệu sóng âm để xác định các vật thể di chuyển dưới nước, trong đó có tàu ngầm.
Trong khi đó, chân vịt lại là bộ phận phát ra nhiều âm thanh nhất khi tàu ngầm hoạt động. Vì vậy, hình dáng và kích thước chân vịt tàu ngầm phải được thiết kế làm sao để giảm độ ồn một cách tối đa.
Một thách thức khác khi thiết kế chân vịt tàu ngầm là triệt tiêu bọt khí khi chân vịt hoạt động. Bọt khí thoát ra từ chân vịt là dấu vết hàng đầu mà các phương tiện trinh sát tàu ngầm.
Để giảm tối đa độ ồn, triệt tiêu bọt khí, các nhà thiết kế phải tính toán rất kỹ cách bố trí các cánh, độ cong, độ nghiêng của các cánh.
Tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế của từng tàu ngầm mà các kỹ sư đưa ra các giải pháp phù hợp.
Từ nghiên cứu quy luật thủy khí động học, các nhà kỹ thuật rút ra kết luận, chân vịt càng nhiều cánh thì tiếng ồn khi hoạt động càng thấp.
Theo ông Boris Beresov, Kỹ sư trưởng của xưởng số 6, đơn vị phụ trách đóng tàu ngầm HQ-182 Hà Nội cho biết khi ‘hộ tống’ chiếc tàu này về Cam Ranh: Thông thường thiết kế chân vịt 7 cánh được đánh giá là tối ưu nhất trong việc giảm độ ồn và bọt khí khi hoạt động.
Do tính chất quan trọng, thông tin về chân vịt tàu ngầm luôn được bảo mật khá chặt chẽ. Khi vận chuyển tàu ngầm hoặc công bố hình ảnh các nước trên thế giới thường dùng bạt để che vị trí chân vịt hoặc tránh chụp cận cảnh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp điều này đã không được thực hiện, lý do được đưa ra là có thể do đối tác không có yêu cầu và những tàu ngầm đó đã quá phổ biến trên thế giới, ông Boris Beresov cho biết thêm.
Phần nhận xét hiển thị trên trang