Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

F-35 Mỹ "đánh sập" hệ thống tên lửa S-400 Nga: Không còn là nhiệm vụ bất khả thi?


Tú Anh 
F-35 Mỹ "đánh sập" hệ thống tên lửa S-400 Nga: Không còn là nhiệm vụ bất khả thi?

Tên lửa S-400 do Nga chế tạo có thể bám bắt được các mục tiêu thù địch ở khoảng cách lên tới 600 km nhưng tầm phát hiện hiệu quả của nó sẽ giảm dần theo độ cao của mục tiêu.

Kênh truyền thông Avia.pro ngày 1/2 cho biết, họ đã tiếp cận được hình ảnh đồ họa mô tả về tầm bắn hiệu quả của hệ thống phòng không S-400 mà Thổ Nhĩ Kỳ mua từ Nga. 
Theo đó, tổ hợp tên lửa tiên tiến này đã bộc lộ rõ một điểm yếu khó ngờ: Tầm phát hiện và tấn công hiệu quả của S-400 sẽ giảm dần theo độ cao của mục tiêu cũng như thực tiễn địa hình mà nó được triển khai.
Về lý thuyết, hệ thống tên lửa S-400 do Nga chế tạo có thể bám bắt được các mục tiêu thù địch ở khoảng cách lên tới 600 km, tất nhiên trong điều kiện địa hình lý tưởng và mục tiêu đang ở trên độ cao 20 km.
Tuy nhiên, khi mục tiêu hạ thấp xuống dưới 5 km thì tầm hoạt động của S-400 cũng giảm xuống vài lần tương ứng. Khi đó, kết hợp với các phương tiện hỗ trợ khác, mục tiêu bay của đối phương hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội tung đòn tập kích trận địa tên lửa S-400 phía dưới.
F-35 Mỹ đánh sập hệ thống tên lửa S-400 Nga: Không còn là nhiệm vụ bất khả thi? - Ảnh 1.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II. Ảnh: KQ Mỹ
Theo Avia.pro, một trong những địa bàn đặt hệ thống S-400 tại Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng bao phủ gần như toàn bộ diện tích lãnh thổ và không phận nước này nhưng nếu mục tiêu kẻ thù chỉ ở độ cao 5 km thì tầm phát hiện của S-400 bị giảm xuống chỉ còn khoảng từ 30 - 40%.
Nghiêm trọng hơn, khi mục tiêu bay của đối phương tiếp tục hạ thấp độ cao xuống 1 km thì tầm phát hiện và tấn công hiệu quả của S-400 chỉ rơi vào khoảng từ 70 - 180 km. Còn khi mục tiêu hoạt động ở trần bay dưới 1 km thì khả năng phát hiện tương ứng của S-400 chỉ là vài chục km.
Tháng 9/2019, các hệ thống tên lửa S-300 và S-400 của Nga, những tổ hợp phòng không được coi là tiên tiến nhất thế giới đã không thể phát hiện được máy bay chiến đấu Israel, mà như một số cơ quan báo chí nhận định là những chiếc tiêm kích tàng hình F-35, không chỉ vượt biên giới vào lãnh thổ Syria mà còn thâm nhập sâu vào tận không phận nước này hàng trăm km.
F-35 Mỹ đánh sập hệ thống tên lửa S-400 Nga: Không còn là nhiệm vụ bất khả thi? - Ảnh 2.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Nga. Ảnh: RT
Qua sự kiện này, kênh truyền thông NZIV của Israel đã tỏ ra hoài nghi về tính hiệu quả từ các hệ thống phòng không và tên lửa của Nga khi máy bay chiến đấu Israel đã có thể đi vào không phận Syria mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào.
Trong khi đó, ngày 17/12/2019 nhân chuyến thăm tới Israel, tướng 4 sao Mỹ đã nghỉ hưu nhưng vẫn đang giữ chức Phó chủ tịch Tập đoàn Lockheed Martin, ông Gary L. North cũng từng tiết lộ với báo giới rằng, các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Adir của Israel hoàn toàn có khả năng "xử đẹp" hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 do Nga chế tạo.
Ông Gary North khẳng định, hệ thống radar AN/APG-81 AESA cho phép F-35 xác định và đánh chặn các mối đe dọa trên không bay ở độ cao thấp và với tốc độ nhanh như các tên lửa hành trình. Với tiết diện phản xạ radar thấp, F-35 có thể hoạt sâu bên trong lãnh thổ đối phương mà không bị phát hiện.
Những thực tế này, kết hợp với thông tin vừa được Avia.pro tiết lộ kể trên thì khả năng tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ có thể thực hiện các đòn tấn công "đánh sập" hệ thống tên lửa S-400 của Nga không còn là nhiệm vụ bất khả thi.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

7 nỗi thách thức ai cũng gặp phải trong suốt cuộc đời, vượt qua được sẽ là người thành công


7 nỗi thách thức ai cũng gặp phải trong suốt cuộc đời, vượt qua được sẽ là người thành công
Ngày nay có quá nhiều người mang trong mình nỗi sợ thường trực. Họ sợ tương lai. Họ dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc. Ngoài nỗi sợ, mọi người thường gặp phải 6 thách thức khác trong suốt cuộc đời mình.
Sợ hãi và bất an
Ngày nay có quá nhiều người mang trong mình nỗi sợ thường trực. Họ sợ tương lai. Họ dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc. Họ sợ mất việc và mất khả năng chu cấp cho gia đình. Nỗi sợ này khiến người ta sống bảo thủ và lệ thuộc lẫn nhau trong công ty cũng như ở nhà. Giải pháp mà nền  văn hóa của chúng ta thường khuyến ngị cho vấn đề này chính là hãy trở nên độc lập hơn nữa, hãy tập trung vào "tôi và những gì của tôi". Tôi sẽ làm việc, tôi sẽ làm tốt, và tôi sẽ tìm được niềm vui trong công việc. Sự độc lập là một thành tựu quan trọng và có giá trị. Thế nhưng, vấn đề là ta đang sống trong một thực tại tương thuộc và để đặt được những thành tựu quan trọng nhất, ta phải có những kỹ năng tương thuộc còn cao hơn những khả năng ta hiện có.
"Tôi muốn thứ đó ngay bây giờ"
Người ta luôn mong muốn có được nhiều thứ ngay lập tức. "Tôi muốn có tiền, tôi muốn có một ngôi nhà đẹp và rộng, một chiếc ô tô xịn và một trung tâm giải trí to nhất, tốt nhất. Tôi muốn tất cả những thứ này và tôi xứng đáng có được chúng." Những nhu cầu của ta không ngừng tăng lên. Làm việc chăm chỉ thôi không đủ. Khi mà nền tảng công nghệ kỹ thuật đang thay đổi chóng mặt, thế giới toàn cầu hóa ngày càng cạnh tranh hơn, ta cần liên tục tự giáo dục và làm mới chính bản thân mình.
Ta phải phát triển tâm trí mình và không ngừng rèn giũa bản thân để có được những năng lực mới, tránh trở nên lạc hậu so với thời đại. Tại công ty, sếp đặt kết quả công việc lên hàng đầu. Nhu cầu về việc tạo ra kết quả đang là thực tế của ngày hôm nay và điều này nói lên nhu cầu về nguồn vốn để tồn tại, nhưng bí quyết thật sự để thành công chính là tính bền vững và tăng trưởng.
Bạn có thể đạt được kết quả của quý nhưng câu hỏi quan trọng là bạn đầu tư đúng để tiếp tục duy trì và đạt được thành công trong 1,5 năm hay 10 năm không? Tất cả guồng quay cuộc sống đều đòi hỏi bạn phải tạo ra kết quả ngay tức thì, nhưng ta cần phải tìm ra được nguyên lý để vừa cân bằng nhu cầu trước mắt, vừa đầu tư cho những khả năng tạo nên thành công trong tương lai.
7 nỗi thách thức ai cũng gặp phải trong suốt cuộc đời, vượt qua được sẽ là người thành công - Ảnh 1.
Tâm lý nạn nhân và đổ lỗi
Bất kể khi nào bạn thấy một vấn đề thì bạn thường thấy ngay đối tượng để đổ lỗi. Xã hội này bị nghiên thói đóng vai tâm lý nạn nhân. Chẳng hạn như, giá như tôi đừng sinh ra trong gia đình nghèo khó… gia như tôi được sống ở nơi tốt đẹp hơn…. Giá như tôi không thừa hưởng tính nóng tính từ cha…giá như con cái tôi không nổi loạn như vậy…giá như các phòng ban khác đừng làm rối các đơn hàng lên như thế…giá như tôi không làm việc trông một ngành đang đi xuống…giá như người khác đừng lười và thiếu động lực…giá như vợ tôi thấu hiểu tôi hơn…giá như…giá như
Đổ lỗi cho người khác hay cho hoàn cảnh để biện hộ cho khó khăn hay thách thức của bản thân đã trở thành lề thói thông thường và việc làm này có thể tạo ra sự giải thoát tức thời khỏi nỗi thống khổ nhưng sự thật là nó vẫn trói buộc ta vào khó khăn. Hãy chỉ cho tôi một người bất kỳ mà đủ khiêm nhường để chấp nhận và lãnh trách nhiệm cho tình thế của mình, và đủ dũng cảm để thực hiện bất kỳ điều gì cần thiết để giải quyết một cách sáng suốt những khó khăn của chính anh ta, tôi sẽ chỉ cho bạn sức mạnh tối thượng của sự lựa chọn mà anh ta đã áp dụng.
Nguyên lý của những người này chính là tăng trưởng và giàu hy vọng, "Tôi chính là nguồn lực sáng tạo của đời tôi".
Thiếu cân bằng cuộc sống
Cuộc sống trong xã hội mà điện thoại di động thống trị hiện nay ngày càng phức tạp, nhiều đòi hỏi, căng thẳng và nhanh chóng làm người ta kiệt quệ. Mọi nỗ lực của ta đều để quản lý thời gian, để làm nhiều hơn, trở thàn nhiều hơn, đạt được hiệu suất cao hơn nhờ những phép màu công nghệ. Nhưng làm sao ta có thể tìm thấy bản thân mình trong vô vàn những điều vụn vặt, trong khi sức khỏe, gia đình, sự chính trực, cùng với nhiều yếu tố quan trọng khác cho công việc đều trên đà suy giảm?
Vấn đề không nằm ở công việc của ta, bởi công việc là động cơ duy trì cuộc sống. Cũng không phải do tính phức tạp hay sự thay đổi. Mà vấn đề chính là nền văn minh hiện đại luôn đòi hỏi "hãy đến công ty sớm hơn, ở lại trễ hơn, hiệu suất phải cao hơ, hãy hy sinh hiện tại để đổi lấy tương lai". Tuy nhiên sự thật là sự cân bằng và bình an trong tâm hồn không được tạo ra bởi mệnh lệnh này, mà là hệ quả sẽ đến với ai thấu hiểu những ưu tiên cao nhất của cuộc đời họ và sống chính trực và có trọng tâm.
"Tôi được gì?"
Nều văn hóa hiện tại của chúng ta dạy ra rằng nếu ta muốn trở thành cái gì đó trong cuộc đời này, ta phải tìm cách trở thành số một. Giống như cách nói "Cuộc đời chính là cuộc thi đấu, là cuộc dua, là sự cạnh tranh, và tốt hơn hết là bạn nên chiến thắng". Người ta xem bạn học, đồng nghiệp thậm chí là thành viên trong gia đình như đối thủ và nếu đối thủ thắng thì ta thua, sẽ chẳng còn được gì. Và có thể ngoài mặt ta cố tỏ ra hào phóng và vui mừng vì thành công của người khác nhưng trong thâm tâm, ta thường quặn đau như thể khi họ thành công tưc là đã lấy mất điều đó của chính ta.
Sự khát khao được thấu hiểu
Được thấu hiểu, được lắng nghe, được trân trọng, được có ảnh hưởng là một trong những nhu cầu lớn nhất của con người. Hầu như ai cũng tin rằng để tạo được ảnh hưởng, cần phải có khả năn giao tiếp, truyền đạt quan điểm một cách rõ ràng và thuyết phục. Nhưng thực ra, nếu chiêm nghiệm về điều này, bạn sẽ tháy khi người khác trò chuyện với mình thay vì thật sự lắng nghe để thấu hiểu, bạn nghe để chuẩn bị đáp trả.
Sự ảnh hưởng của bạn đến người khác chỉ bắt đầu khi họ cảm thấy đã ảnh hưởng đến bạn, khi họ cảm thấy bạn thấu hiểu họ, khi bạn thật sự lắng nghe họ thật sâu sắc và chân thành, khi bạn thật sự mở lòng. Thế nhưng, nhiều người vì quá yếu đuổi về mặt cảm xúc mà không thể lắng nghe sâu sắc đưuọc và do đó, không thể tập trung để thấu hiểu người khác trước khi chia sẻ quan điểm của mình.
Sự xói mòn của mỗi cá nhân
Con người là tổng hòa của 4 khía cạnh: Thể chất, tâm trí, tình cảm và tinh thần. Thế nhưng hiện những lề thói thông thường vẫn quan điểm cứ duy trì lối sống hiện tại, chăm sóc cơ thể khi bệnh hoạn bằng thuốc men hoặc phẫu thuật. Trong khi quan điểm đúng cần phòng bệnh tật, các vấn đề sức khỏe bằng cách điều chỉnh lối sống theo nguyên lý phổ quát, trường tồn và công nhận rộng rãi. Hay như về tâm trí, quan điểm thông thường là hãy xem truyền hình, hãy giải trí trong khi điều cần là hãy đọc sâu và rộng, hãy không ngừng giáo dục bản thân.
Theo Thảo Nguyên / rí thức trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BÀI LÀM CỦA MỘT HỌC SINH LỚP 10 Ở SG VIẾT VỀ VẤN ĐỀ ĐẤT ĐAI Ở VN (ĐỐ BIẾT EM HỌC TRƯỜNG NÀO? THẦY NÀO?)


Tôi có đứa con gái út, cách đây gần mười năm... (Tôi còn nhớ rõ đó là thời điểm các anh đang cướp Eden bằng khói cay để giao cho Vincom), đại khái thầy giáo... ra một đề văn nghị luận chính trị xã hội như thế nầy: “Bạn hãy chọn một vấn đề mà dư luận xã hội đang quan tâm đề bày tỏ hai thái độ: Một là đồng tình, hai là phản biện”.
Cháu đã viết: Hiện nay, dư luận xã hội ở Việt Nam đang quan tâm nhất là vấn đề đất đai, những mâu thuẩn xảy ra giữa nông dân với chính quyền và các nhà đầu tư ở các dự án xây dựng khu công nghiệp và khu đô thị. Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng, Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, muốn phát triển, ngoài mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao thì mục tiêu công nghiệp hóa và đô thị hóa là hai mục tiêu lớn và chính đáng. Nhưng vấn đề đặt ra là đất ở đâu để phát triển các khu công nghiệp và đô thị ? Chỉ có một câu trả lời duy nhất là sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp và đô thị là một vấn đề tất yếu, không có sự lựa chọn nào khác.
Đó là thái độ đồng tình.
Tuy nhiên, đất nông nghiệp là quyền lợi, là sự sống của người nông dân mà mục tiêu phát triển công nghiệp và đô thị là để phát triển kinh tế xã hội, vì vậy, trước khi sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các dự án khu công nghiệp và khu đô thị thì chúng ta phải làm cho người nông dân, những chủ sở hữu đất nông nghiệp đó có dời sống tốt hơn trước, họ phải là người hưởng lợi đầu tiên trong các khu công nghiệp và đô thị đó. Nhưng với cách làm của Chính quyền Việt Nam hiện nay, họ dùng biện pháp gọi là “Thu hồi, giải tỏa, đền bù”, họ đẩy người dân ra khỏi quyền lợi ngay trên mảnh đất vốn là sự sống của họ, nghĩa là trả cho họ một số tiền tượng trưng rồi lấy đất của họ giao cho doanh nghiệp kinh doanh, người đã giàu thì giàu thêm, người dân vốn đã nghèo còn bị tước đoạt quyền lợi, thậm chí lâm vào cảnh khốn cùng. Đó là những nghịch lý đã trở thành bức xúc trong dư luận xã hội.
(Trích hồi ký Võ Đắc Danh)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÓ HAY KHÔNG VIỆC NÀY?


ĐẾN TRỜI CŨNG PHẢI PHÁT ĐIÊN !
HÔM QUA ĐỒNG BÀO TA VỀ NƯỚC TỪ Đài Loan đầu tiên bị cấm về dù đã mua vé. Tiền vé sẽ không được hoàn trả và mọi việc theo như trả lời của đại diện Vietnam Airline thì sau này mọi người phải tự lo từ mua vé mới cho đến ăn ngủ ở khách sạn v.v cho những người phải chờ đợi khi chưa được về.
Chính quyền Đài Loan bó tay vì đây là quyết định của phía VN.
May mà sau đó người ta đã "NHÂN VĂN" thay đổi quyết định và hình như đồng bào lại được về lại nước mình...
HÔM NAY, theo thông tin từ UBND thành phố Móng Cái cho biết, từ 16 giờ ngày 01.02 (tức một ngày trước vụ định cấm dân về nước), 100% người Tàu nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái phải thực hiện quy trình CÁCH LY để theo dõi sức khỏe TẠI CÁC KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN .
Rồi sao nữa - Chính quyền địa phương cho biết SẼ BỐ TRÍ ĂN Ở MIỄN cho những người này.
Chính quyền thành phố Móng Cái đã VẬN ĐỘNG chủ các khách sạn trên địa bàn BỐ TRÍ NƠI ĂN NGHỈ MIỄN PHÍ CHO các đối tượng tạm trú trong thời gian cách ly. AI SẼ CHỊU CHI PHÍ PHÁT SINH NÀY HAY CÁC CHỦ KHÁCH SẠN BỊ ÉP PHẢI BỎ TIỀN NUÔI NGƯỜI HÁN ???
Tiếp đó, UBND thành phố Móng Cái BỐ TRÍ XE ĐƯA ĐÓN NHỮNG NGƯỜI TRÊN VỀ KHÁCH SẠN để thực hiện việc cách ly. Đối với trường hợp có biểu hiện sốt cao, nhiễm virus Corona thì đưa về Bệnh viện dã chiến.
Cùng với việc cách ly người nhập cảnh Trung Quốc, thành phố Móng Cái đang gấp rút hoàn thiện trang thiết bị tại Bệnh viện dã chiến. BỆNH VIỆN được đầu tư xây mới hoàn toàn với 5 tầng, tổng diện tích sàn khoảng 10.000 m2 (Chắc cũng để chữa trị cho dân Tàu).
Còn nhớ hôm trước kẻ thù truyền kiếp trả 4 lao động Việt nam tại Trung quốc về nước khi phát hiện ra họ có triệu chứng lây nhiễm cúm Vũ Hán.
Nay họ cố tình mò sang ta để trốn dịch lại được ăn ở khách sạn miễn phí và có xe đưa đón những 2 tuần.
Đến ông nội ta, bố mẹ ta cũng chỉ mong ước được nhà nước đối xử như thế trên chính quê hương mình.
ĐẤT NƯỚC NÀY LÀ CỦA AI ???
CHÍNH QUYỀN NÀY PHỤNG SỰ AI ???
Các đồng bào là DLV và anh chị em AK47 thấy thế nào ?
ChinhBui

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hãy đặt câu hỏi tại sao?


Chưa xét đến vấn đề kinh tế mà chỉ trên tinh thần bảo vệ Tổ quốc trước hiểm họa bành trướng đã bộc lộ rành rành sự thối nát. Bộ máy công quyền để làm gì? khi nhà nước mang tiếng là " Của dân, do dân, vì dân" đang bị thách thức, chà đạp nghiêm trọng. Nhớ lại một chế độ vững mạnh với những chiến công lẫy lừng và bước đến tột đỉnh vinh quang như triều Lý - Trần, thế tất cũng có thể xây được nền văn minh tinh thần, vật chất tương xứng với tầm vóc của mình. Nhưng, vì thương dân nên không chú ý đến di sản vật chất.. Bộc lộ rõ nhất là Thượng hoàng Trần Nghệ Tông khi còn ở ngôi báu,
 sử ghi: "Vua xuống chiếu rằng việc xây dựng cung thất cốt sao giản dị, mộc mạc, chỉ lấy các tản quan trong tôn thất phục dịch, không được phiền đến dân" ..
Hãy đặt câu hỏi tại sao Hưng Đạo Đại Vương đã lãnh đạo đánh tan đến 3 lần quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ? Phải chăng Ông tư duy và đã trả lời được câu hỏi : “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?” của vua Trần Anh Tông, Hưng Đạo Đại Vương rành rọt: “..Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt.. Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Và Lý Công Uẩn đã trình bày về đạo quản lý đất nước : Đó là việc triều đình luôn nhằm mục đích vì nước vì dân, vì lợi ích lâu dài của đất nước, của dân tộc. Di chúc Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh "khoan thư sức dân". Thời bình, nhiệm vụ quan trọng nhất là phải lo cho đời sống của dân, cấm kỵ nhất là làm cho dân thêm khổ cực, có như vậy thì vào thời chiến mới đủ người, đủ của, đủ ý chí để bảo vệ biên cương, nên thời đó không xây dựng cung điện, đền đài, lăng tẩm xa hoa trên sự cống nạp của nhân dân lầm than, không có cái kiểu văn minh dùng xương máu của dân để xây lên những cung điện, đền đài nguy nga vĩ đại. Điều này được minh chứng rất rõ khi vua Lý Nhân Tông lúc sắp lâm chung vẫn không thôi lo lắng cho quốc gia, dân tộc, cảm thông với dân. Di chiếu Người để lại: "Trẫm nhắm mắt, việc tang chế trong ba ngày phải bỏ áo chở, thôi hẳn xót thương, việc chôn cất cứ theo lối tằn tiện, không nên xây lăng mộ riêng".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không kẻ nào "ngăn chặn" ong chúa được!


ONG CHÚA TỰ SƯỚNG
Một tổ ong khi muốn tạo chúa mới, chúng thường đắp từ 6-7 cái mũ chúa để đánh dấu những ấu trùng có thể "quy hoạch" làm ong chúa. Bọn ong thợ cứ thế nuôi liên tục bằng sữa chúa. Ấu trùng đầu tiên nở thành ong sẽ bò đi cắn chết những con còn lại. Xong xuôi, nó tuyên bố cả tổ không một con ong nào có đủ năng lực, kinh nghiệm và uy tín... để làm chúa ngoài nó ra.
Rồi nó bò ra khỏi tổ và bay lên cao. Đàn ong đực bay theo và rớt dần, rớt dần... Tới khi chỉ còn đúng 1 con ong đực thì nó mới dừng lại, giao hợp với con ong đực ấy, tiện thể rút luôn cả bộ tinh hoàn, thu vào người mình để dành sản xuất tinh trùng. Con ong đực tốt số tiếc đứt ruột mà chết.
Con ong chúa trở về tổ và bắt đầu... đẻ. Mỗi khi muốn đẻ ra ong cái để sau này làm ong thợ, nó lại lôi cái tinh hoàn ấy ra để "tự sướng" (còn gọi là thủ dâm), thế là cái trứng được thụ tinh, nở ra ong cái. Những lúc chán chả muốn sướng, nó vẫn đẻ nhưng cái trứng ấy không được thụ tinh, nở ra ong đực, là loại chỉ biết ăn hại.
Ong chúa cả đời thủ dâm là như thế. Ong đực tuy ăn hại song có visa toàn cầu, có thể vào ăn bám ở bất cứ tổ ong nào cũng được.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thật may quá là may!


MAY MÀ ĐẠI TÁ THÍCH THƠ ( để quên đi dịch NCoV)
Đầu năm 1981, sau giai đoạn tân binh, tôi được điều động vào trường Lục quân 3 (LQ3) làm giáo viên khoa văn hóa cơ bản.
Ban đầu trường đóng tại Phù Cát, cách Quy Nhơn ba bốn mươi cây số gì đó. Nơi ấy toàn cát trắng, rất nhiều dừa. Dừa Bình Định nổi tiếng. Đã 40 năm rồi tôi vẫn không sao quên được nước giếng Phù Cát luôn thơm ngát hương dừa, sáng dậy rửa mặt nước giếng mà hệt như rửa nước rừa. Khi nhìn xuống đáy giếng nước ở đây, bạn sẽ thấy tua tủa rễ dừa. Bữa cơm của chúng tôi ngày ấy thường có món thịt kho dừa. Trường LQ3 ở Phù Cát không lâu thì chuyển vào Dục Mĩ (Ninh Hòa) cách Nha Trang vài ba mươi cây số. Nơi đây chính là căn cứ Lam Sơn của quân đội VN cộng hòa, cạnh quốc lộ 26 lên Ban Mê Thuột, ngay dưới chân đèo Phượng Hoàng nổi tiếng.
Trường LQ không học văn nên tôi thất nghiệp. Ông chủ nhiệm chính trị bảo: “thôi cậu thỉnh thoảng nói chuyện thơ văn cho bộ đội nghe”. Tôi tuân lệnh, nhưng xin ông ấy đi đọc sách để lấy cớ đi chơi các nơi. Ngày ấy Hiệu trưởng trường LQ3 là đại tá Hà Vi Tùng, một người rất thích thơ phú. Thỉnh thoảng ông ấy vẫn trò chuyện với tôi về văn chương. Theo nội quy của trường, chỉ có sĩ quan cấp úy trở lên mới được mặc thường phục và ra ngoài khu vực dân sự. Còn lính tráng và hạ sĩ quan chỉ chủ nhật mới được thay nhau ra vào. Tôi là binh nhất nhưng toàn mặc sơ vin nên vệ binh gác cổng cứ nghĩ là sĩ quan. Vì không có việc nên ngày nào tôi cũng ra quán bên ngoài trường uống cafe và nghe nhạc một cách thoải mái y như là sĩ quan cấp úy.
Thế rồi lần ấy đến lượt nói chuyện thơ văn chống bành trướng Trung Quốc cho tiểu đoàn bộ, tôi buộc phải đeo quân hàm... binh nhất. Nói chuyện hôm trước, sáng hôm sau tôi lại quen thói cũ diện sơ vin ra quán. Vừa đi ra cổng 2 vệ binh chặn lại và lập biên bản về tội giả làm sĩ quan cấp úy, thêm vào đó là tội... để tóc dài. Hóa ra là mấy ông vệ binh này nghe tôi nói chuyện hôm qua, nhớ mặt, biết tôi chỉ là thằng lính quèn nên ra tay. Họ làm căng lắm, tôi giải thích là mình không biết và đã ra vào nhiều lần như thế rồi… Càng chống chế họ càng làm mạnh, ghi án phạt: "nhốt vào nhà giam, sau đó phải đi lao động dọn nhà vệ sinh"... Đang tranh cãi thì tôi thấy 1 chiếc xe U-oat vào cổng, đỗ lại. Một người trong xe vẫy tay cậu vệ binh lại và hỏi gì đó. Rồi thấy cậu này bảo tôi lên xe. Ban đầu tôi hơi chột dạ, nhưng khi vào xe, tôi mới nhận ra đại tá Hà Vi Tùng. Xe chạy về nhà hiệu bộ, ông bảo tôi vào phòng, uống cà phê. Thế rồi chẳng thấy ông ấy nói gì về chuyện vừa xảy ra cả; chỉ thấy đưa tôi mấy bài thơ bảo đọc và nhận xét xem. Trò chuyện khoảng 1 giờ, ông cười và nói: “thôi cậu về đi, để tôi cấp cho cậu cái thẻ ra vào cổng”. Tôi ra về, trên đường cứ nghĩ: may mà đại tá thích thơ, không thì “toi” với đám vệ binh. Thật may quá là may!
Lần thứ 2 trong đời lính, tôi thấy học văn xem ra không đến nỗi vô tác dụng.
HN, đầu năm con Chuột -2020

Phần nhận xét hiển thị trên trang