Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Thế giới đang phải trả giá cho sự cai trị độc đoán ở Trung Quốc


Nguồn: Nicholas Kristof, “Coronavirus Spreads, and the World Pays for China’s Dictatorship”, New York Times,  29/01/2020.

Biên dịch:  Nguyễn Hải Hoành
Đôi lúc các nhà lãnh đạo Trung Quốc trông như những người khổng lồ đang điều hành một thực thể chính trị và kinh tế lớn, mỗi tuần mở một trường đại học, và trong 3 năm gần đây đã dùng hết lượng xi măng còn nhiều hơn lượng xi măng nước Mỹ dùng trong cả thế kỷ 20.
Tổng thống Trump luôn ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “Nhà lãnh đạo xuất sắc”. Michael Bloomberg nói ông Tập “không phải là nhà độc tài”. Thế nhưng hiện nay chúng ta đã nhìn thấy sự nguy hiểm mà mô hình chuyên chế của Tập Cận Bình mang lại cho Trung Quốc và thế giới.
Từ 01/12/2019, trường hợp nhiễm virus Corona đầu tiên được biết tới ở thành phố Vũ Hán đã thể hiện các triệu chứng; và tới cuối tháng 12 trong giới y tế Vũ Hán bắt đầu có người lên tiếng báo động về sự việc này. Lẽ ra đó là thời điểm chính quyền Vũ Hán phải có hành động quyết đoán.
Đúng là họ đã hành động quyết đoán – nhưng không nhằm vào virus mà nhằm vào những người lên tiếng cảnh báo dư luận về mối đe dọa của virus đối với sức khỏe cộng đồng. Một bác sĩ viết về loại virus đó trên mạng xã hội WeChat đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ luật và bị ép phải nhận mình sai. Cảnh sát Vũ Hán thông báo đã tiến hành “giáo dục, phê bình” 8 bác sĩ làm việc ở tuyến đầu vì họ đã truyền bá “tin tức chưa được kiểm chứng” về bệnh lây nhiễm. Thực ra Tập Cận Bình nên lắng nghe các thầy thuốc ấy chứ không nên trừng phạt họ.
Ngày 31/12/2019, Trung Quốc thông báo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tình hình virus Corona. Thế nhưng họ lại không cho dân nước họ biết gì cả. Khi các nước khác báo cáo WHO rằng ở nước họ đã xuất hiện trường hợp nhiễm bệnh thì Trung Quốc lại giả vờ nói rằng họ đã khống chế được dịch bệnh ở Vũ Hán. Người Trung Quốc còn đùa rằng loại virus này “yêu nước”, chỉ tấn công người nước ngoài.
Thị trưởng Vũ Hán nói cho tới nửa cuối tháng Giêng ông mới được phép bàn luận về virus corona. Còn trước đó mọi người vẫn ra vào Vũ Hán mà không áp dụng bất cứ biện pháp phòng ngừa nào.
Cuối cùng ngày 23/01/2020 chính quyền ra lệnh phong tỏa Vũ Hán, cách ly toàn bộ dân Vũ Hán. Nhưng theo Thị trưởng thì trước đó đã có 5 triệu người đi khỏi thành phố này.
Trên mức độ nhất định, việc chính quyền thời gian đầu che giấu nạn dịch đã dẫn đến tình trạng các bệnh viện không thể dự trữ vật tư cần thiết, hiện nay đã xuất hiện nạn thiếu nghiêm trọng các vật tư như bộ xét nghiệp, khẩu trang và thiết bị phòng hộ. Một số bác sĩ phải dùng các văn phòng phẩm làm từ nhựa để tự chế kính bảo hộ.
Việc chính quyền thời gian đầu che giấu nạn dịch có một nguyên nhân là nước Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đã chà đạp một cách có hệ thống những thể chế giúp đảm bảo trách nhiệm giải trình như truyền thông, mạng xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các luật sư và những thể chế khác. Ở Trung Quốc, các thế chế này vốn dĩ không mạnh lắm, nhưng trước khi Tập Cận Bình cầm quyền thì chính phủ đôi lúc còn tỏ ra khoan dung với họ.
Từ năm 2003 tôi đã thực hiện một loạt thử nghiệm trên các blog tiếng Trung và đôi khi bất ngờ phát hiện thấy mình không bị theo dõi, nhưng hiện tại thì không như vậy nữa. Về mặt xã hội dân sự, Tập Cận Bình đã kéo Trung Quốc lùi lại một chặng dài, dập tắt hầu hết mọi hy vọng về tự do và giám sát (đối với chính quyền).
Cũng vì lý do này mà một Trung Quốc ngày càng độc đoán của Tập đã tỏ ra lúng túng trong việc đối phó với sự bùng phát của virus Corona, đồng thời không thể xử lý ổn thỏa dịch tả lợn châu Phi bắt đầu từ năm 2018, vốn giết chết gần một phần tư số đàn lợn của toàn thế giới.
Các nhà độc tài thường đưa ra những quyết định tồi tệ bởi họ không nhận được thông tin chính xác: Khi áp chế những tiếng nói độc lập, họ chỉ nhận được lời tâng bốc và tin tức tốt đẹp từ những người xung quanh. Có vị quan chức cấp cao của Trung Quốc từng nói với tôi rằng khi gặp các quan chức địa phương, họ thường nghe được những lời nói dối, và họ phải cho lái xe và thư ký của mình đi tìm hiểu sự thực, qua đó đánh giá tâm trạng thật sự của dân chúng.
Vì lý do này hay lý do khác, Tập Cận Bình đã phạm một loạt sai lầm. Tập đã xử lý sai và làm căng thêm cuộc khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông. Ông vô tình đảm bảo cho nhân vật thù địch với mình được tái đắc cử tổng thống Đài Loan. Dưới sự lãnh đạo của Tập,  mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và nhiều quốc gia khác không ngừng xấu đi.
Virus Corona đã đến vùng Tân Cương ở viễn tây Trung Quốc, và một rủi ro là nó sẽ lây lan trong các trại tập trung nơi Trung Quốc đang giam giữ khoảng một triệu người Hồi giáo với điều kiện vệ sinh kém và chăm sóc y tế rất hạn chế.
Các loại virus là thách thức đối với bất kỳ quốc gia nào. Cần nói một cách công bằng là về mặt phòng ngừa dịch sởi, Trung Quốc làm tốt hơn Mỹ. Trung Quốc còn có một số mặt khác đáng ca ngợi, ví dụ trẻ em sinh ra ở Bắc Kinh ngày nay sẽ có tuổi thọ cao hơn trẻ em sinh ra ở Washington, DC. Nhìn rộng hơn, tại một số quận nghèo ở Mỹ, trẻ mới sinh có tuổi thọ thấp hơn cả ở Campuchia hoặc Bangladesh. Vì thế, về y tế cộng đồng, nước Mỹ không có tư cách lên lớp cho các nước khác.
Nhưng, cho dù cần giữ một chút khiêm nhường, chúng ta hãy quên đi sự sùng bái mù quáng của một số người Mỹ dành cho mô hình chuyên chế của Tập Cận Bình.
Khế ước xã hội ở Trung Quốc bao giờ cũng là công dân không có quyền bỏ phiếu bầu nhưng họ sẽ có một cuộc sống ngày càng tốt hơn. Nhưng nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đang ở tình trạng suy yếu nhất trong ba thập niên qua, và virus Corona sẽ tiếp tục làm giảm tăng trưởng kinh tế. Tập Cận Bình vẫn chưa thực thi được phần cam kết của mình trong khế ước trên, và có thể nhận thấy điều này trong sự tức giận xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc cho dù các nhà kiểm duyệt đã cố hết sức.
Tôi không rõ ông Tập có vì sự cai trị sai lầm của mình mà gặp rắc rối chính trị hay không, nhưng ông đáng bị như vậy. Chỉ vì ông là một nhà độc tài tự đắc mà một số công dân đang phải trả giá trong đợt bùng phát virus Corona này.
Nicholas Kristof là nhà bình luận của New York Times từ năm 2001. Ông từng giành hai giải Pulitzer nhờ các phóng sự về Trung Quốc và nạn diệt chủng ở Dafur.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Thuốc chữa AIDS có thể ngăn chận không cho virus Corona bùng phát”


Hàng ngàn người bị lây nhiễm, nhưng không có liệu pháp điều trị: Làm sao để kìm hãm 2019-nCoV và chữa trị cho người bệnh? Thuốc điều trị HIV có thể giúp, chuyên gia SARS Rolf Hilgenfeld nói.
Zeit Online: Ông Hilgenfeld, cụ thể thì hiện giờ ông đang làm gì?
Rolf Hilgenfeld: Tôi muốn biết các chất kìm hãm do chúng tôi phát triển tại Đại học Lübeck để chống lại virus Corona mới này có tác động tốt như đã chống lại các virus SARS và MERS hay không. Tôi đang tìm kiếm đối tác nuôi cấy được tế bào của virus mới này để thử nghiệm những chất mới. Các chất của chúng tôi vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Rất đáng tiếc là chúng còn xa mới có thể được sử dụng như là thuốc điều trị trong lần bùng phát dịch bệnh hiện nay.
Zeit Online: Vẫn còn chưa có thuốc chống lại con virus mới này à?
Coronavirus
Coronavirus
Hilgenfeld: Chưa, vẫn còn chưa có loại thuốc nào được cho phép sử dụng, vì 2019-nCoV vừa mới được phát hiện ra mà. Nhưng người ta đã thu thập được nhiều kinh nghiệm với nhiều loại thuốc khác nhau trong lần bùng phát của SARS năm 2002 và 2003. Và một kết hợp từ hai chất khác nhau, trong những thử nghiệm lâm sàng đầu tiên lúc đó đã chứng tỏ là mang đặc biệt nhiều hứa hẹn: một kết hợp giữa hai hoạt chất Lopinavir và Ritonavir. Đó thật ra là thuốc chống HIV.
Zeit Online: Ông nói người ta nên cho bệnh nhân của virus Corona dùng thuốc chống AIDS?
Hilgenfeld: Đúng thế. Trong những lần bùng phát như thế này thì người ta trước nhất là thường hay khảo sát những loại thuốc đã được cho phép sử dụng. Điều này có ưu điểm là những loại thuốc ấy đã được thử nghiệm nhiều ở người và vì vậy mà được cho là an toàn. Qua đó, người ta có thể tiết kiệm được những xét nghiệm kéo dài nhiều năm, vì ở một tình trạng bùng phát như thế này thì không có thời gian. Bây giờ mà phát triển một cái gì đó mới thì kéo dài lâu quá. Và Lopinavir và Ritonavir thì đã được cho phép sử dụng – chỉ là chống lại HIV.
Zeit Online: Những loại thuốc này có tác động như thế nào?
Hilgenfeld: Để nhân lên, virus RNA – kể cả 2019-nCoV – đầu tiên là tạo nên những phân tử protein rất lớn. Rồi những phân tử này được những enzyme nhất định cắt ra thành những phần riêng biệt, để mà con virus có thể nhân lên. Người ta muốn ngăn chận đúng điều này. Để làm như vậy thì phải kìm hãm những enzyme đó. Điều tốt là: các enzyme này rất giống nhau tại những chủng virus Conona khác nhau. Ở Lübeck, chúng tôi đã nghiên cứu điều này ngay cả trước khi SARS bùng nổ năm 2002. Thời đó, virus Corona còn được cho là không quan trọng đối với con người. Người ta nghĩ rằng nhiều lắm là chúng chỉ gây cảm lạnh thôi. Lúc đó, nhiều người đã khuyên tôi nên chấm dứt công việc “không quan trọng” này. Nhưng ngay sau khi trận đại dịch SARS bắt đầu thì chúng tôi là những người duy nhất nói chung là đã phát hiện ra được cấu trúc ba chiều của các protein của virus Corona. Dựa trên cơ sở này, vào thời điểm đó chúng tôi đã có thể phát triển một chất mà người ta có thể dùng nó để kìm hãm virus Corona. Chúng tôi đã có thể đề nghị một loại thuốc, thật ra là để chống lại loại virus Rhino – tức là virus đặc trưng gây sổ mũi cảm lạnh – mà sau những biến đổi nhỏ cũng có thể được dùng để chống lại virus Corona.
Zeit Online: Nếu thế thì tại sao người ta không dùng những chất đó trong lần bùng phát dịch bệnh này?
Hilgenfeld: Chúng còn ở trong tình trạng thử nghiệm. Để có thể sử dụng được chúng thì người ta phải nghiên cứu nhiều năm trời để phát triển chúng thành một loại thuốc chữa bệnh. Lúc đó, khi chúng tôi muốn tiến hành thêm nhiều thử nghiệm nữa thì trận dịch SARS đã chấm dứt và chúng tôi không còn có bệnh nhận nào để có thể thử nghiệm chất này. Đó cũng là một vấn đề cơ bản của toàn bộ công cuộc nghiên cứu trên lãnh vực này.
Zeit Online: Ngoài Lopinavir và Ritonavir ra thì còn có những thuốc chữa bệnh nào đã được xét nghiệm và có thể có được ngay hay không?
Hilgenfeld: Tôi cho là còn một loại thuốc khác cũng có nhiều hứa hẹn: Remdesivir. Nguyên thủy thì nó được phát triển để chống virus Ebola. Nhưng trong những tế bào nuôi cấy thì nó cũng có tác dụng chống những RNA-virus khác, ví dụ như các virus Corona của SARS và MERS. Vì vậy nên người ta gọi nó là thuốc chữa bệnh diện rộng. Tôi cho là có khả năng Remdevisir cũng có thể có tác dụng chống lại virus 2019-nCoV mới này. Và tôi cho rằng WHO cũng sẽ khuyến cáo dùng loại thuốc này trong trận dịch hiện nay.
Zeit Online: Khả năng nó thật sự có tác dụng lớn tới đâu?
Hilgenfeld: Điều này thì còn phải xem đã. Cuối cùng thì người ta chưa từng bao giờ dùng nó ở người để chống lại virus Corona – ngược với kết hợp Lopinavir/Ritonavir. Nhìn như thế thì người ta cũng có thể gọi nó là thử nghiệm, nhưng ít ra thì người ta đã xác nghiệm được độ an toàn của nó ở con người. Cả hai loại thuốc này – và có thể là cả Interferon nữa – cẩn phải được thử nghiệm lâm sàng càng nhanh càng tốt, để người ta biết được là chúng có tác dụng hay không.
Zeit Online: Có thể ngăn chận được lần bùng phát virus Corona hiện tại bằng cách này hay không?
Hilgenfeld: Khó có thể nói được vì còn nhiều khía cạnh còn chưa rõ trong lần bùng phát này. Nhưng theo tất cả những gì người ta biết được về những loại thuốc này thì tôi cho rằng có thể dùng chúng để phát vỡ dây chuyền lây nhiễm và ngăn chận được trận dịch.
Zeit Online: Chữa trị là một mặt. Thêm vào đó là khả năng tiêm ngừa để chống lại virus Corona. Tình hình ở đây thì như thế nào?
Hilgenfeld: Hiện nay có nhiều tổ chức trên thế giới đang tìm một chất để tiêm ngừa, ví dụ như Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh của Trung Quốc và Viện Sức khỏe Quốc gia ở Hoa Kỳ. Họ hy vọng là có thể bắt đầu tiến hành thử nghiệm ở bệnh nhân trong vòng nửa năm đầu. Như vậy là nhanh rồi. Ở SARS, sau khi giải mã được bộ gen thì phải mất gần hai năm mới có thể bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên với vắc xin.
Zeit Online: Có thể dùng các ứng cử viên vắc xin được phát triển chống lại SARS và MERS như là cơ sở phục vụ cho một vắc xin chống virus Corona mới này hay không?
Hilgenfeld: Mục tiêu của các vắc xin là cái được gọi là protein Spike, cái mà người ta có thể tưởng tượng như một cái gai trên vỏ ngoài của virus. Và – khác với các enzyme bị thuốc chống AIDS Lopinavir/Ritonavir tấn công – chúng khác nhau nhiều tùy theo loại virus. Protein Spike của virus Vũ Hán chỉ giống 51% protein của vius Corona SARS. Điều đó khiến cho việc tìm ra một loại vắc xin có tác dụng chống lại nhiều loại virus Corona khác nhau là một việc khó có khả năng. Nhưng ngay cả khi nó có thể được tiến hành nhanh chóng: Sẽ phải mất vài tháng trước khi một loại vắc xin đặc biệt chống 2019-nCoV được phát triển và sẵn sàng để sử dụng. Cơ hội tốt nhất của chúng ta chống lại con virus này hiện giờ là những thuốc chữa bệnh đã có sẵn.
Zeit Online
Phan Ba dịch

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2020

MỘT THỨ NƯỚC LÀM GIA VỊ TUYỆT NGON, NGĂN NGỪA BỆNH TẬT

Ảnh đại diện của Hoàng Hải Vân, Trong hình ảnh có thể có: Hoàng Hải Vân, kính mắt

Dưới đây là một trong những bí quyết y thực nhà Nguyễn, không những là gia vị nền tảng cho các món ăn cung đình mà còn là bí mật quân lương bảo vệ sức khỏe cho quân đội từ thời các chúa Nguyễn. Tôi được một thầy thuốc hậu duệ hoàng tộc là ông Nguyễn Phúc Ưng Viên chỉ cho cách làm, đã áp dụng gần 10 năm qua, nay chỉ lại cho mọi người. Nó rất dễ làm, thập phần lợi chớ chẳng có phần hại nào, đặc biệt dùng nó để nấu ăn thì ngon không chỗ chê mà không cần dùng bột nêm bột ngọt. Đó là nước dưa y thực, cách làm như sau :
Nguyên liệu :
1- Rau muống, rau lang (thêm củ khoai lang sống càng tốt), rau răm, khế chua, cà dĩa, chuối sứ hột non (có thêm bắp chuối càng tốt), gừng nướng, tỏi nướng, ớt chín nguyên trái, mía cây nướng cắt khúc, hột lựu, đậu phụng sống, hạt mè, hạnh nhân, dưa gang, đu đủ xanh. Có thể cho thêm một số thứ rau củ quả khác, nhưng tôi thấy không cần cầu kỳ, chỉ lưu ý không dùng các thứ tương khắc như rau cải hay củ sả. Và tùy theo điều kiện, không nhất thiết phải dùng đủ các thứ liệt kê trên, tóm lại là kiếm được thứ gì dùng thứ ấy nhưng không được thiếu rau muống, rau lang, gừng nướng, mía nướng, ớt và các thứ dễ kiếm.
2- Nước mắm truyền thống nguyên chất nấu sôi lên. Nước lã cho thêm muối hột, không dùng muối tinh (1 lít nước cho 1 nắm muối khoảng ¼ chén ăn cơm), cũng nấu sôi lên. Hai thứ này cùng để nguội đến khi vẫn còn ấm (cho tay vào được) thì trộn chung lại, để nguội hẳn. Cứ 1 lít nước mắm thì thêm 1 lít nước pha muối tương ứng.
Cách làm :
Cắt các thứ rau thành dài ngắn tùy thích, nhiều ít không quan trọng. Ớt chín đỏ một nắm để nguyên trái, nhiều ít không quan trọng, liều lượng các nguyên liệu khác cũng vậy. Gừng nướng không gọt vỏ đập dập nhưng không để nát. Mía cây nướng cả vỏ xong cắt khúc. Đu đủ, cà dĩa có thể cắt thành lát dày, chuối hột non và khế chua có thể để nguyên trái hoặc bổ đôi. Mè (nếu có) cho vào túi vải để khỏi phát tán lộn xộn trong nước. Đậu phụng và hạnh nhân để nguyên hạt. Sắp tất cả vào một cái lọ, hủ hoặc thạp (bằng thủy tinh hay sành sứ, không dùng đồ nhựa). Nếu có điều kiện lấy một cục đất ruộng nướng nóng khoảng 70 độ C cho vào một bọc vải đặt dưới đáy, nhưng vì đất ruộng không bị ô nhiễm hiện rất khó kiếm, nên không cần thiết phải tìm mất công. Đổ nước mắm và nước muối trộn chung để nguội nói trên vào, dùng các dụng cụ chèn sao cho tất cả nguyên liệu đều ngập trong nước. Đậy nắp kín lại.
Sau 1 tuần, có thể lấy các thứ rau dưa ra ăn như các loại dưa khác hoặc dùng để xào nấu và có thể lấy nước dưa ra dùng dần. Món rau dưa này rất thơm ngon. Sau 10 ngày lấy hết rau dưa ra ăn và lấy nước dưa cho vào chai lọ để dành dùng dần. Những nguyên liệu và nước dưa còn lại có thể cho thêm rau dưa và nguyên liệu mới cùng với dung dịch nước mắm nước muối làm theo cách nước trên vào để làm tiếp.
Cho nước dưa vào chai lọ đậy kín, không cần cho vào tủ lạnh vẫn có thể để hàng năm, thậm chí cả chục năm không hỏng.
Ướp thịt cá với nước dưa trên thì thịt cá rất thơm ngon. Cho nước dưa vào các món ăn thay cho bột nêm bột ngọt, sẽ làm cho món ăn ngon hơn, ăn vào ngon ngọt rất dễ chịu.
Nước dưa này còn có tác dụng giải độc. Nó tương tác vào các nguyên liệu trong món ăn khiến các hương vị vừa giữ được nguyên bản vừa thăng hoa, ăn vừa ngon miệng vừa rất tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Khi bị cảm sốt do thời khí, dù là người lớn hay trẻ nhỏ, uống vài muỗng nước dưa sẽ khỏi, nếu không khỏi thì chí ít cũng tăng khả năng đề kháng hỗ trợ cho điều trị bằng phương pháp khác, vì nó tuyệt đối không độc hại gì và rất dễ uống.
HOÀNG HẢI VÂN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc sống này quá đẹp, và cũng thật khó khăn.



Guillaume Musso thường viết tiểu thuyết trong đó miêu tả nhân vật chính trên đỉnh cao của danh vọng bạc tiền, và sống ở những thành phố hoa lệ nhất thế giới.
Nhưng phía sau nét hào hoa tột bậc ấy lại là những liều thuốc chống trầm cảm hạng nặng, đồ uống có cồn, xe hơi tốc độ cao, thậm chí là cả ma tuý, những cứu cánh tạm thời cho một tâm hồn cô đơn, trống trải, và yếu đuối hơn ai hết.
Các nhân vật của Musso rơi vào tuyệt vọng bởi không tìm nổi cho mình một lý do để bước tiếp đến ngày mai, không viện dẫn được vào điều gì để thiết tha cuộc sống. Họ thành đạt, nhưng sự thành đạt lại chẳng có bao nhiêu ý nghĩa, họ dường như có tất cả, nhưng thực ra lại tội nghiệp hơn cả những người nghèo khổ, khát khao được sống và tìm được niềm vui sống.
Cuối cùng, cuộc đời của những nhân vật ấy được hồi sinh bởi hai điều.
Điều thứ nhất, là Tình yêu. “Ở nơi người ta yêu nhau, sẽ chẳng bao giờ còn bóng tối”.
Đọc Musso từ khá lâu, trong nhiều năm vốn nghĩ mình chỉ đang đọc chuyện tình, cũng từng lầm tưởng rằng tình yêu đôi lứa là sự cứu rỗi linh hồn duy nhất mà đời người có thể vin vào, để chữa lành những vết thương lòng, xoa dịu tất thảy đắng cay.
Nhưng Musso viết một điều thứ hai nữa, mà phải mất nhiều năm sau mới chợt nhận ra, dù nó còn quan trọng hơn cả điều thứ nhất. Đó là, nhân vật của Musso, khi vừa tìm lại được tình yêu sau nhiều năm đánh mất, vừa mới được hồi sinh, lại sẵn sàng trao tặng cơ hội sống của mình cho một người xa lạ. Chết khi chưa kịp sống trong tình yêu vừa có lại trong tay, vậy thì cuộc đời ấy hoá ra vô nghĩa?
Không, cuộc đời ý nghĩa nhất là khi nó được dành
để hy sinh cho tha nhân, dẫu cái giá phải trả có thể là đánh đổi cả điều quý giá nhất, nghiệt ngã đắt đỏ nhất. Musso quá sâu sắc khi ẩn đi thông điệp này bên dưới câu chuyện tình yêu, bởi sống cho Tình yêu chân chính đã là không dễ dàng, còn sống để nhường lại cuộc đời cho người khác, hi sinh cho tha nhân, thì trên đời có mấy ai làm được?
Ta sống để làm gì, ý nghĩa đời ta là gì, mỗi người trả lời cho câu hỏi ấy, một cách khác xa nhau. Đến cha mẹ mình còn chẳng thấy lý tưởng là cái gì đáng nói nếu phải đem đánh đổi bình yên. Và cuộc đời mà ta sống, con đường ta chọn đi, có lẽ với nhiều người, những thứ ta cho là quan trọng, thì lại là dại dột, ngu ngơ, vô nghĩa.
Ai đó nói rằng, sống là để tìm ý nghĩa cuộc sống. Vậy thì, dù rằng sự khôn ngoan luôn đến trễ, dù rằng đời ta còn khờ dại và sẽ mắc sai lầm, dù rằng, ta ích kỷ biết bao nhiêu khi đành lòng bỏ lại tất cả phía sau. Nhưng cuộc đời này của ta, ta muốn gì, chỉ mình ta biết rõ.
Cuộc sống này quá đẹp, và cũng thật khó khăn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ANH HAY LẮM, ANH KHÔN HẾT PHẦN THIÊN HẠ LUÔN


ANH NHẠ À, ANH ĐÁ QUẢ BÓNG TRÁCH NHIỆM VỀ CHO CÁC TRƯỜNG TỰ QUYẾT VIỆC NGHỈ HỌC, ANH HAY LẮM, ANH KHÔN HẾT PHẦN THIÊN HẠ LUÔN
Phòng dịch, bao giờ cũng là một công tác đồng bộ, từ trên xuống. Phòng dịch không bao giờ có thể xé lẻ tới mức giao cho các trường tự quyết. Đó là một cách làm phản khoa học và vô trách nhiệm.
Thế nhưng ở Việt Nam, đó là cách làm của ngành giáo dục mà đứng đầu là một người chai mặt vốn rất quen thuộc với chúng ta, anh Phùng Xuân Nhạ.
Sau một thời gian có lẽ bàn luận căng sau cánh gà, từ bộ anh Nhạ, một công văn vừa hỏa tốc vừa phủi hết trách nhiệm bay về các sở các trường với nội dung chính có thể tóm trong mấy từ “tụi mày muốn làm gì thì làm”.
Và bắt đầu một tình trạng như trong công văn hỏa tốc. Một số trường đại học lập tức cho sinh viên nghỉ đến ngày mùng 9 nhưng cũng có những trường không cho nghỉ. Và mới nhất là sở giáo dục Sài thành thông báo học sinh phải đi học vào thứ 2.
Sinh viên học sinh nào cũng có quỹ dự trữ hai ba tháng hè, lấy bớt vài ngày mà yên tâm thì việc hoàn toàn nên làm, không có gì phải đắn đo nhưng anh đã không làm.
Các anh, từ lãnh đạo Bộ giáo dục nói riêng cho đến lãnh đạo Việt Nam nói chung luôn là những kẻ đùn đẩy trách nhiệm. Một ngàn một vạn lãnh đạo thì mới có một vài người dám chịu trách nhiệm, còn lại đều mang họ “Đùn” họ “Đẩy” hết.
Cái gì cũng phải tập thể quyết để đừng có ai chịu trách nhiệm về sau. Nên nếu trong nhóm điều hành có vài phần trăm ý kiến ngược lại thì cái đa số kia kể cả trong đó có ông lãnh đạo cao nhất cỡ ông thủ tướng hay chủ tịch nước hay tổng bí thư cũng biến thành họ “Đùn” họ “Đẩy”.
Chính vì vậy nên anh Nhạ mới làm một cái công văn kiểu “tụi mày muốn làm gì thì làm” đó.
Tuy nhiên anh Nhạ à, anh đừng nghĩ là anh khôn hết cả thiên hạ. Cái trò láu cá của anh, không qua mặt nổi nhân dân đâu. Anh có thể qua mặt mấy ông thầy của anh nhưng anh không thể qua mặt nhân dân. Nếu học sinh sinh viên mà có dăm ba trường hợp lây nhiễm ngay trong nhà trường lăn đùng ra thì khi đó anh sẽ thấy trách nhiệm của anh ngay thôi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khẩn cầu thần linh đuổi đại dịch Corona, ở đền lớn tại Nara (Nhật Bản)


Việc cầu nguyện các đấng thần linh đuổi bệnh dịch, thì rất phổ biến và binh dị ở Nhật Bản. Truyền thống này đã có hàng ngàn năm nay.

Hồi đầu thế kỉ XXI, mình ngồi tập hợp tư liệu cũ của lãnh chúa Karatsu để viết phần về "cầu đảo đuổi bệnh dịch" trong các ngôi đền lớn ở địa phương. Tư liệu của lãnh chúa khá thú vị. 

Hồi đầu thế kỉ XXI, thì mình cũng đã có khảo sát thực tế tại địa phương về việc khấn thần linh đuổi dịch SARS. Có những buổi lễ thì rất đông người tham dự, nhưng có khi chỉ có hai cha con ông thầy cúng và mình ! Mình lúc đó thành ra chân giúp việc, làm cái nọ lấy cái kia, nhưng không quên đặt máy ghi âm và chụp ảnh !

Bây giờ, đầu năm 2020, đại dịch Corona cũng đã lan đến Nhật Bản. Người bệnh đầu tiên được xác nhận là thuộc tỉnh Nara.

Ngôi đền lớn Kasuga ở Nara thì từ ngày 31/1 sẽ tiến hành cầu nguyện đuổi đại dịch. Nhà đền sẽ cầu nguyện liên tục vào sáng và tối mỗi ngày, cho đến khi đại dịch được đẩy lui hoàn toàn.

Truyền thống văn hóa lâu đời, theo đúng như lí thuyết của ngành văn hóa dân gian Nhật Bản.


Tin từ các nơi.






---




新型肺炎 春日大社で悪疫退散祈願


新型コロナウイルス流行阻止のため行われた悪疫退散の特別祈願=31日午前、奈良市の春日大社(恵守乾撮影)
新型コロナウイルス流行阻止のため行われた悪疫退散の特別祈願=31日午前、奈良市の春日大社(恵守乾撮影)
https://www.sankei.com/life/news/200131/lif2001310034-n1.html?fbclid=IwAR23a2gAW09R32rZf9rHdGXZBJPrbp31K18DlsK5AE_tvgdcFdvdR2vyJRY

..

「新型肺炎、早く終息を」 奈良・春日大社で「悪疫退散祈願」


ĐĂNG KÝ
国内で新型コロナウイルスの感染が広がる中、奈良市の春日大社で31日、「悪疫退散祈願」が行われた。ウイルスによる肺炎の流行が収まるのを願い、終息が確認されるまで神職が毎日、朝夕に祈りをささげるという。【撮影・小宅洋介】2020年1月31日公開




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

TÔI XOÁ Ý KIẾN CŨ, SAU KHI ĐỌC ĐƯỢC ĐOẠN NÀY TRONG "HIỆP ĐỊNH BIÊN GIỚI" (HH):


Để bảo vệ lợi ích xã hội, an ninh quốc gia hoặc vì lý do thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh truyền nhiễm lớn, dịch bệnh động thực vật và các trường hợp bất khả kháng khác, một Bên có thể tạm thời đóng hoặc hạn chế việc qua lại cửa khẩu. Tuy nhiên, cần phải thông báo cho phía Bên kia trước 5 ngày, trong trường hợp khẩn cấp không được ít hơn 24 giờ.
THẾ LÀ THẾ NÀO??? 
(HH)
"VẬN MỆNH TƯƠNG LIÊN" LÀ THẾ NÀY Ư?
"Về ý kiến có đóng cửa biên giới hay không, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng đây là một mức độ khác. Mặt khác, Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương".
Thế này thì chết rồi. Hàng trăm cái vòng kim cô Trung Cộng xiết vào đầu dân tộc VN, kể cả lúc dịch bệnh cũng không được thoát Trung Cộng.
"Phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương"? Cái gọi là thỏa thuận thực chất là TQ cho phép hay không cho phép chứ thỏa thuận cái gì?
Nghĩa là Tàu chết thì mình cũng phải chết theo.
VẬN MỆNH TƯƠNG LIÊN là thế này đây?
Ai ký hiệp ước đó? Quốc hội đã phê chuẩn chưa? Nếu đã phê chuẩn thì phê chuẩn hồi nào? Đã công bố cho dân biết chưa?
Thấy uất ức! Thấy có ai đang xiết cổ mình! Cho mình sống lúc nào thì được lúc ấy.


Phần nhận xét hiển thị trên trang