Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020

MỘT BÀI THƠ LẠ


Bài thơ viết bằng chữ Hán, được dich ra Quốc ngữ như sau
Huấn thị cho các quan
Cẩm bào mũ áo xênh xang
Văn quan võ tướng nở nang mặt mày
Riêng ta, ngôi báu trong tay
Cô đơn ai tỏ lòng này cho ta
Uống rượu quý, nhấp chén trà
Mồ hôi trăm họ hay là máu dân
Thôi đừng bàn chuyện xa gần
Hãy thương cảnh sống lê dân quanh.vùng
Bài thơ lạ không phải do nội dung hay hình thức mà do người viết ra nó là một ông vua. Vua làm thơ thì có gì lạ. Lạ là ở chỗ ông vua làm thơ không phải để ca ngợi Triều đình do ông “thay Trời hành đạo” là vinh quang, sáng suốt, lập nhiều chiến công, là đất nước tươi đẹp hùng cường, là cá nhân ông được người đời nể trọng vv… và v.v…Ông vua này viết rằng khi uống rượu, uống trà cảm thấy trong đó có mồ hôi và máu của nhân dân lầm than .
Ông ấy là Thành Thái (1879-1954), là vua thứ 10 Triếu Nguyễn, kế sau vua Đồng Khánh. Thành Thái làm vua từ năm 1889, đến năm 1907 thì bị phế truất vì chống Pháp, bị đi đày. Sau Thành Thái là vua Duy Tân (1900-1945). Duy Tân làm vua từ năm 1907 đên năm 1916 rồi cũng bị phế vì âm mưu chống Pháp và bị đi đày.
Phiên âm chữ Hán của bài thơ như sau:
Thị bách quan
Võ võ văn văn cẩm y bào
Trẩm vi thiên tử độc gian lao
Tam bôi hoàng tửu quần lê huyết
Nhất trản thanh trà bách tính cao
Thiên lệ lạc thời dân lệ lạc
Ca thanh cao xứ khốc thanh cao
Can qua thử hội hưu đàm luận
Lân tiếp thân sinh phó nhĩ tào
Dịch nghĩa thành :
Quan võ quan văn mặc áo gấm
Trẫm làm thiên tử mà cô độc, gian lao
Ba cốc rượu quý mà như máu dân nghèo
Một chén trà thơm như trộn mồ hôi trăm họ
Trời rơi lệ vào thời buổi dân rơi lệ
Tiếng ca cất lên ở nơi tiếng khóc dâng cao
Hãy thôi đàm luận chuyện can qua ( chuyên đâu đâu)
Khi tai nghe bao nỗi đau khổ bên cạnh
Tôi viết bài này dựa theo tài liệu của Chữ Văn Long, đăng trên Báo Văn nghệ số Tết Canh Tý. Nhân ngày tiễn năm cũ xin giới thiệu bài thơ để biết Triều Nguyễn đã từng có các ông vua như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam: Bộ Quốc Phòng ở đâu trong vụ bạo lực Đồng Tâm?


RFI
Với người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, quân đội nhìn chung rất tốt. Kể từ khi căng thẳng bùng lên do tranh chấp đất đai giữa dân Đồng Tâm với chính quyền, bộ Quốc Phòng đã không có quan điểm chính thức. Tuy nhiên, trên thực tế, bộ Quốc Phòng đã giữ thái độ nước đôi. Sau đây là một số nhận định của Luật sư Ngô Anh Tuấn (Hà Nội) với RFI tiếng Viet
Ai đang tranh chấp với ai?
Quân đội, công an hay nhiều lực lượng khác sinh ra là để bảo vệ an ninh, an toàn cho quốc gia, dân tộc, bảo vệ quyền và quyền lợi chính đáng của người dân. Từ xưa tới nay, quân đội là lực lượng có quan hệ ấm áp với dân nhất. Họ sống gần dân và ít xảy ra mâu thuẫn với dân nhất. Thực tế, quân đội cũng không có nhiều thủ tục hành chính liên quan tới dân mà chủ yếu liên quan tới quân nhân mà thôi. Vì thế, họ cũng không có cơ sở, điều kiện để ''hành dân'' như một số cơ quan hành chính nhà nước khác. Thành ra, trong con mắt người dân, quân đội vẫn là ổn nhất.
Trong con mắt bà con Đồng Tâm, quân đội cũng rất tốt. Bao nhiêu năm qua, quân và dân vẫn sống với nhau hiền hoà, không có tranh chấp, cãi cọ liên quan tới ranh giới đất đai. Nếu không có sự kiện Viettel định lấy đất, với tuyên bố để làm công trình quốc phòng thì mối quan hệ quân dân chắc chắn vẫn như xưa. Mối quan hệ dẫu có chút xáo trộn, nhưng thực tế không có gì trầm trọng, vì quân đội vẫn im lặng, không khẳng định rằng họ có tranh chấp với dân.
Tuy nhiên, khi người dân có văn bản gửi cho bộ trưởng Quốc Phòng về diện tích đất đang tranh chấp thực chất có phải là đất quốc phòng hay không thì không được bộ trưởng trả lời trả lời. Người dân chỉ nhận được văn bản “đá” trách nhiệm sang cho UBND thành phố Hà Nội (Văn bản số 615/BT-TTr ngày 25/6/2019 do đại tá Phạm Văn Tài, phó chánh Thanh Tra xét khiếu tố ký), trong khi cơ quan này (UBND Hà Nội) đã có kết luận đây là đất quốc phòng từ giữa năm 2017, nhưng kết luận này đã bị người dân khiếu nại lên cấp có thẩm quyền cao hơn.
Người dân băn khoăn rằng, nếu đã là đất của quân đội, đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, đương nhiên những người đứng đầu bộ Quốc Phòng phải biết (và không thể nói không biết được), không phải chờ kết luận của ai cả. Và, nếu như dân có tranh chấp đất với quân đội thì đương nhiên, các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết cũng là các cơ quan có liên quan của bộ Quốc Phòng phải ''ra tay'' trước chứ không thể là trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp hay Toà án nhân dân các cấp, trừ khi bộ Quốc Phòng khẳng định đất đai này không phải là của mình và mình không có liên quan gì.
Thái độ lập lờ, nước đôi
Như vậy, quân đội thể hiện ra bên ngoài là không tranh chấp với người dân, nhưng chính cách giải thích lập lờ, nước đôi, không kiên quyết của những người có thẩm quyền của bộ Quốc Phòng là hành động tự loại bỏ quyền của mình trong việc giải quyết vụ việc, nặng lời hơn, đó là hành vi lẩn tránh trách nhiệm, không dám đối diện với người dân để phân định đúng sai. Cũng chính việc này mà từ UBND thành phố Hà Nội tới Thanh Tra Chính phủ đều vượt mặt, xem thường vai trò của bộ Quốc Phòng, tự làm thay vai trò của bộ Quốc Phòng trong gần như toàn bộ các công việc (ngoại trừ việc xây tường bao quanh khu đất tranh chấp là do chính quân đội thực hiện).
Những người có hiểu biết nhìn vào, họ có thể đánh giá rằng ''đất quốc phòng'' chỉ là cái cớ để việc thu hồi đất có thể diễn ra một cách thuận lợi và ít tốn kém hơn mà thôi (còn có ai được hưởng lợi hay không thì không rõ). Sự thiếu trách nhiệm của bộ Quốc Phòng trong việc này góp phần nhân lên nỗi bức xúc khôn nguôi của người dânvà có thể đó là một trong những nguồn cơn dẫn tới sự kiện động trời vừa qua.
Có thể khẳng định rằng, sự việc đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ngày 09/01/2020, ngoài những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm trực tiếp liên quan thì Thanh Tra Chính phủ cũng có phần trách nhiệm, và đương nhiên, trách nhiệm của bộ Quốc Phòng cũng không thể được loại trừ.
Lấy đất rồi, người ta sử dụng nó ra sao?
Giả sử tất cả đất tranh chấp đều là quốc phòng vậy sau khi xây tường bao xong rồi, họ sẽ làm gì với nó? Có 3 tình huống có thể xảy ra:
1. Tiếp tục bỏ hoang, cây cối mọc um tùm giống như dự án sân bay Miếu Môn khoảng 40 năm nay.
2. Giao đất cho nhà đầu tư bên ngoài làm dự án như đồn đoán của nhiều người.
3. Thực hiện một dự án quốc phòng khác.
Trong 3 khả năng trên, khả năng đầu tiên là hiển hiện, dễ xảy ra, nếu không nói là chắc chắn xảy ra; phương án 2 thì khó ai dám về đầu tư tại vùng đất đau thương và đầy rủi ro này; còn phương án 3 sẽ là một phương án tốn kém tiền của đầu tư và cực kỳ khó khả thi vào thời điểm này, khi mà ngân sách chi tiêu Nhà nước ngày càng eo hẹp.
Thử tìm một giải pháp
Bất luận vụ việc tranh chấp nêu trên đúng sai thế nào, tới đây bộ Quốc Phòng cần giao trả toàn bộ phần đất mà quân đội chưa sử dụng trên địa bàn xã Đồng Tâm (cả phần trước đây và phần mới xây tường bao thêm) về cho UBND thành phố Hà Nội để cơ quan này giao trả lại cho chính quyền địa phương giao phân bổ cho người dân có nhu cầu canh tác theo đúng thẩm quyền.
Dân số xã Đồng Tâm hiện trên dưới 10.000 người và không ngừng tăng lên, đa số dân thuần nông, nhưng quỹ đất dành cho canh tác ngày càng bị thu hẹp. Do đó, thay vì tìm mọi cách để chứng minh đất tranh chấp nêu trên là đất quốc phòng để thu hồi đất rồi bỏ hoang, hay vẽ nên các dự án mà sau khi đã giải phóng mặt bằng xong rồi, người ta còn chưa biết gọi tên nó là gì, hiệu quả đến đâu, thì nên giao trả nó về cho chính quyền địa phương quản lý, rồi từng bước chia lại cho dân, đây là cách rút lui trong danh dự của bộ Quốc Phòng và là giải pháp đúng luật và nhân văn.
Đừng đem hai chữ ''quân sự'', ''quốc phòng'' ra dọa dân, vì dù cho đó có là đất quốc phòng đi chăng nữa thì cũng hoàn toàn có thể bị thu hồi, do vi phạm pháp luật về đất đai. Cụ thể là đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm (Điểm đ, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai 2013) hoặc đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng (Điểm i, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai 2013)... Sẽ không có ngoại lệ cho bất kỳ chủ thể sử dụng đất nào, nếu người ta thực sự tôn trọng các quy định của luật pháp.
Theo Điều 4 Luật Đất đai 2013: ''Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này''. Vậy nên, bộ Quốc Phòng cũng không cần phải lo lắng, nếu như phải ''tự nguyện'' trả lại đất cho chính quyền để họ điều tiết, phân bổ cho dân vì khi cần sử dụng, có dự án khả thi rõ ràng, thì Nhà nước có thể thu hồi và giao lại, chứ không nên lấy đất về để hoang hoá, trong khi dân chúng lại không có đất để canh tác, như vậy vừa trái luật, vừa trái đạo lý.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MỘT CHÚT BUỒN NĂM CŨ:

Nhà thơ Thái Bá Tân viết về:

"TRÍ THỨC LƯU MANH

Khi trí thức im lặng
Trước oan trái dân tình,
Nghĩa là họ tự chuốc
Cái nhục nhã cho mình.

Khi trí thức lén lút
Ăn tiền của dân lành,
Nghĩa là họ chấp nhận
Biến mình thành lưu manh.

“Lịch sử” rồi “Tư tưởng”,
Rồi “thi đua”, “Nhân văn”,
Rồi “Định hướng”, “Cải cách”…
Là vùng đất kiếm ăn.

Không ít người có chữ
Bỏ công chạy đề tài.
Tự các bác thừa biết
Thực chất họ là ai.

Giờ họ bận “nghiên cứu”,
Tức chờ cơ, đợi thời,
Một khi có thay đổi,
Xin cược một ăn mười,

Họ sẽ to mồm nhất
Để giành phần, tranh công.
Bọn này tởm lắm đấy.
Nhớ điểm mặt, đề phòng".

- "NHỤC!

Hoa hậu là biểu tượng
Cái đẹp của nước nhà.
Thế mà cái hoa ấy
Bán mình cho đại gia.

Đọc báo thấy dân Việt
Đói, sang Lào kiếm ăn,
Giở trò câu trộm chó,
Bị Lào đánh gãy chân.

Cũng đọc báo mới biết
Rằng cái trò rải đinh
Duy nhất trên thế giới
Chỉ có ở nước mình.

Xem báo, kèm cả ảnh,
Thấy con gái Long An
Xếp hàng đứng e lệ
Cho mấy bác Đại Hàn

Chọn vợ như chọn lợn.
Dám chắc mấy ông này
Có kiểm tra mông vú
Để bảo đảm giống hay.

Nhiều cô gái Đại Việt,
Tự nguyện hay bị lừa,
Sang Căm Bốt làm điếm
Rồi bị bắt, sướng chưa?

Mà cái thằng Căm Bốt
Nghe nói nghèo hơn mình.
Sao mình làm điếm nó,
Mà nó không điếm mình?

Rồi bao nhiêu chuyện khác,
Không thiếu một thứ gì
Đến báo không buồn đọc,
Không buồn mở ti-vi.

Vì sợ đài và báo
Lại khen ta anh hùng,
Cao đẹp rồi vĩ đại...
Đúng là đài báo khùng.

Tóm lại là thấy nhục.
Vừa nhục vừa đau lòng
Cho thực trạng đất nước.
Hay các bác thấy không?".


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020

KHẨN BÁO:

TIN TỪ CHUYÊN GIA QUẢN DẬT ...
(Chép từ FB Duan Dang)
Tin xấu từ Sài Gòn. Nếu Trung Quốc minh bạch ngay từ đầu thì có lẽ đã có cơ hội khống chế dịch. Giờ có muốn quay trở lại năm 2019 cũng không được.
Quản Dật là một chuyên gia virus học lão làng ở Hồng Kông, đại dịch SARS chính ông góp phần cô lập và nhận diện virus, các loại virus cúm gia cầm trải qua trăm trận chưa hề nao núng.
Lần này Quản Dật đến Vũ Hán ngày 21.1 để tìm hiểu. Chỉ sau một ngày quan sát cách xử lý của chính quyền ông nhận thấy Vũ Hán vỡ trận, đành bỏ chạy khỏi thành phố ngay trong ngày 22.1.
Trả lời phỏng vấn tờ Tài Tân sáng nay, Quản Dật nói ông cảm thấy bất lực, chưa lần nào thấy sợ như lần này. Theo ông Quản, thời kỳ vàng để khống chế bệnh dịch đã trôi qua, nhiều người mang mầm bệnh đã rời Vũ Hán. Vì thế, cách ly Vũ Hán hiện không còn hiệu quả.
Ông Quản ước tính quy mô của dịch mới sẽ gấp 10 lần SARS.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bản di chúc của vua Trần Nhân Tông



Vua Trần Nhân Tông (陳仁 宗; 1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm (陳 昑) là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam. 
Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Bản di chúc của vua Trần Nhân Tông vẫn còn truyền đạt đến ngày nay là một tấm gương soi sáng cho muôn đời nước Việt.
Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà).
Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc này.
Ông qua đời ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1308, được an táng ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.
Ông đã để lại bản di chúc dặn dò con cháu, cũng là lời dặn dò cho muôn đời hậu thế nước Việt, gần ngàn năm qua vẫn còn nguyên chân giá trị!
“Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo”
Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo.
Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ nước Tàu.
Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải.
Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn.
Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước.
Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp.
Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta.
Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.
Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:
“Một tấc đất của Tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác “.
Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu”.
Bản di chúc của vua Trần Nhân Tông
Bản di chúc của vua Trần Nhân Tông

LỜI DI CHÚC CỦA TIỀN NHÂN : 
VUA TRẦN NHÂN TÔNG (1258-1309)

Các Người chớ quên ! 
Nghe lời Ta dạy 
Chính nước lớn 
Làm những điều bậy bạ 
TRÁI ĐẠO LÀM NGƯỜI 
Bất nghĩa bất nhân 
Ỷ nước lớn 
Tự cho mình cái quyền ăn nói ! 
Nói một đường làm một nẻo ! Vô luân ! 
Chớ xem thường chuyện nhỏ ngoài biên ải. 
Chuyện vụn vặt thành lớn chuyện: NGOẠI XÂM ! 
Họa Trung Hoa ! 
Tự lâu đời truyền kiếp ! 
Kiếm cớ này bày chuyện nọ ! TÀ MA ! 
Không tôn trọng biên cương theo quy ước 
Tranh chấp hoài ! Không thôn tính được ta 
Chúng gậm nhấm Sơn Hà và Hải Đảo 
Chớ xem thường chuyện vụn vặt Chí Nguy ! 
Gặm nhấm dần
Giang Sơn ta nhỏ lại 
Tổ ĐẠI BÀNG thành cái tổ chim di 
Các việc trên khiến Ta đây nghĩ tới 
Canh cánh bên lòng “ ĐẠI SỰ QUỐC GIA “! 
Chúng kiếm cớ xua quân qua ĐẠI VIỆT 
Biến nước ta thành quận huyện Trung Hoa !
VẬY NÊN ! 
CÁC NGƯỜI PHẢI NHỚ LỜI TA DẶN 
KHÔNG ĐỂ MẤT 
MỘT TẤC ĐẤT CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI 
HÃY ĐỀ PHÒNG 
QUÂN ĐẠI HÁN TRUNG HOA ! 
LỜI NHẮN NHỦ 
CŨNG LÀ LỜI DI CHÚC 
CHO MUÔN ĐỜI CON CHÁU NƯỚC NAM TA.
Việt Sử Giai Thoại sưu tầm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán là từ Việt Nam ta!

Dành cho mấy bạn vẫn lầm tưởng tết Việt là do ảnh hưởng và du nhập từ Trung Quốc. Bài viết này khẳng định rằng : Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán là xuất phát từ nước Việt ta
Tết Nguyên đán – Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.
Đó là khao khát sự trường tồn cuộc sống, sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân, sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Tết Nguyên đán còn là dịp để hướng về cội nguồn.


Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán là xuất phát từ nước Việt ta
Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán là xuất phát từ nước Việt ta
Chúng ta thường nhầm lẫn cho rằng, Tết Nguyên đán có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc, thông qua quá trình đô hộ 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã du nhập phong tục này của người Hoa Hạ (?!).
Từ đó, mà quên mất rằng, trước khi chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, người Việt ta đã có một nền văn minh sơ khai rực rỡ ở buổi đầu bình minh dựng nước.
Nhà nước Văn lang – Âu Lạc thời Hùng Vương, An Dương Vương đã hình thành nên những phong tục, tập quán của người Việt, trong đó có tục “ăn Tết” trong những ngày đầu năm mới.
Nguyên nghĩa của “Tết” chính là “Tiết”. Văn hóa Việt thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (ứng với mỗi tiết này có một thời khắc gọi là “giao thời”).
Trong đó, tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng – tức Tiết Nguyên đán, sau này được biết đến là Tết Nguyên đán.
Thông qua câu chuyện sự tích “Bánh chưng bánh dày” biểu trưng cho quan niệm “Trời tròn – Đất vuông” của cư dân người Việt làm nông nghiệp; đã chứng minh Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam chúng ta, trước cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế bên Trung Hoa.
Khổng Tử – Nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, trong sách Kinh Lễ có viết: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”.
Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”
Điều đó càng khẳng định, Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Việt Nam, sau đó được người Hoa du nhập và phát triển như ngày nay.

Ý nghĩa dân tộc trong ngày Tết Việt Nam

Tết Nguyên Đán, theo nghĩa chữ Hán thì có thể hiểu “Tết” chính là “tiết”, “Nguyên Đán” có thể hiểu “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và“Đán” là buổi sáng sớm.
Khác với người dân Trung Quốc Tết Nguyên đán bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch; thì người Việt Nam Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu.
“Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên).
Trên bàn thờ gia tiên những mâm ngũ quả, mâm cỗ với nhiều món ngon…thể hiện tấm lòng của con, cháu kính dâng lên những người đã khuất.
Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và “làm mới” mọi việc.
Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn…
Tác giả Manh Nguyen. Từ Sử Quán Cổ Phong.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bạn cứ đọc để không cần hiểu gì cả!


Một truyện chưa được viết

Tôi đang định viết một truyện cực ngắn có nhan đề: cái chết của một nhà văn.
Nhân vật chính là một ông nhà văn có nhiều thứ bế tắc trong đời quá cho nên mỗi khi viết thì ông trút hết mọi ẩn ức đen tối vào những con chữ. Mỗi lần viết xong như vậy, ông thấy nhẹ cả người cứ như chưa từng có điều gì là không thông suốt trong đời ông hết cả. Thế rồi một đêm, ông mơ ba giấc mơ liền nhau. Giấc mơ đầu, ông thấy mình nằm chết trên đỉnh một ngọn núi và có cả một bầy quạ mà nhìn từ xa như một khối khói đen ngòm đang bay tới rỉa từng thớ thịt mình ra. Ở giấc mơ thứ hai, ông mơ thấy mình chết và bị vùi xác xuống đất, rồi sau đó có một đàn kiến đen nhung nhúc tới rỉa rói xác thịt ông. Trong giấc mơ cuối cùng, ông thấy mình bị một nhóm người treo xác lên trên cành cây rồi thi nhau bắn vào ông những mũi tên nhọn hoắt đen sì. Sau khi tỉnh dậy, ông cười phá lên vì thấy mình vẫn sống và xác thịt còn nguyên vẹn. Thế rồi ông ngồi vào bàn, chậm rãi viết lại những giấc mơ kia thành một truyện cực ngắn.
Truyện chỉ có vậy, nhưng cuối cùng thì có lẽ, nó sẽ không bao giờ được tôi viết ra.


Ảo giác

Đang ngồi trong phòng đọc sách bỗng nhiên hắn thấy những con chữ bay lên trần nhà rồi hoá thành một dải hơi nước mỏng như sương mù. Tiếp đó là cuốn sách và chiếc giá sách cũng bay hơi lên rồi hoá thành một phiến mây đen phủ kín một góc phòng. Vài giây sau, tới lượt toàn bộ đồ nội thất cũng bị bay hơi: bàn ghế, tủ treo quần áo, chiếc giường gỗ. Sau cùng, cả căn phòng cũng bắt đầu bay hơi; ban đầu là trần nhà rồi sau đó là bốn bức tường và nền nhà. Hơi nước được tạo thành từ đồ đạc và căn phòng ngưng tụ lại trên đầu hắn thành một đám mây đen lớn và những hạt mưa bắt đầu rớt xuống từ đó. Những hạt mưa rơi xuống không hề làm hắn bị ướt.
Mưa cứ đổ xuống như trút rồi tự động bám dính vào nhau để tạo hình căn phòng và những đồ đạc như trước khi bị bay hơi. Khi cơn mưa tạnh hẳn, một làn hơi nước mỏng len lỏi vào cuốn sách trên tay hắn, trả lại những con chữ đen trên trang giấy trắng.
Gấp cuốn sách lại, hắn lắc mạnh đầu rồi tự tát nhẹ lên má, sau đó khởi sự giở ra trang sách vừa đọc. Trên trang giấy là một đoản văn về mưa.


-------------

Phần nhận xét hiển thị trên trang