Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Tác động khủng khiếp của biến đổi khí hậu trong tương lai

(ĐSPL) - Nạn đói, lũ lụt, hạn hán, chiến tranh và bệnh tật… vốn dẫn đến bi kịch của con người và những thảm họa này có thể còn tồi tệ hơn khi khí hậu thế giới ấm lên.
Tác động khủng khiếp của biến đổi khí hậu trong tương lai - Ảnh 1
Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC từng đoạt giải Nobel hòa bình sẽ phát hành một báo cáo vào tháng 3/2014 về tình trạng khí hậu ấm lên toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến lối sống của con người và những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
Một bản sao bị rò rỉ của dự thảo tóm tắt báo cáo xuất hiện hôm 1/11 trên một trang web và các chính phủ trên thế giới sẽ dành vài tháng tới để thảo luận về báo cáo này.
Nhà khí hậu học Chris Field của Viện Carnegie, chủ biên của báo cáo IPCC, cho biết: "Chúng ta đã nhìn thấy rất nhiều tác động của biến đổi khí hậu và dẫn đến nhiều hậu quả. Và chúng ta sẽ thấy nhiều tác động hơn trong tương lai”.
Các trung tâm đô thị, nơi hầu hết dân số thế giới hiện đang sinh sống, và những người nghèo trên thế giới là dễ bị tổn thương nhất.
Báo cáo của IPCC viết: “Trong suốt thế kỷ 21, tác động của biến đổi khí hậu sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế và quá trình xóa đói giảm nghèo, tiếp tục làm xói mòn An ninh lương thực và tạo ra nhiều  bẫy nghèo mới, đặc biệt ở khu vực đô thị và những điểm nóng về nạn đói đang nổi lên. Biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo ở các nước thu nhập thấp, trung bình thấp và tạo ra các khu vực nghèo mới ở các nước có thu nhập cao do tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng”. Đối với những người sống đang trong nghèo đói, “những hiểm họa liên quan đến biến đổi khí hậu đang tạo ra một gánh nặng nữa”.
Trong báo cáo của IPCC, các nhà khoa học đã liệt kê một số nguy cơ chính sẽ xảy ra:
Người chết vì khí hậu bức và ngập lụt gia tăng liên quan tới nước biển, đặc biệt là ở các thành phố lớn duyên hải.
Nạn đói xảy ra do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo hướng bất lợi, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo.
Thói quen canh tác của nông dân sẽ phá vỡ vì tình trạng thiếu nước trầm trọng.
Cơ sở hạ tầng bị hư hại bởi thời tiết khắc nghiệt.
Những trận nóng nguy hiểm, gây chết người ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Một số hệ sinh thái trên đất liền và trên biển sẽ bị hủy hoại.
"Sự tương tác giữa con người và khí hậu đang diễn ra và biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều rủi ro cho nhân loại  và môi trường thiên nhiên”, bản báo cáo dày 29 trang viết.
Không có mối đe dọa nào trong báo cáo chỉ do sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu cũng chưa phải là nguyên nhân hàng đầu, nhưng các nhà khoa học cho rằng  một trái đất đang nóng lên gây ra lũ lụt và hạn hán kéo dài sẽ làm trầm trọng thêm một số hiệu ứng hiện có.
Liên quan đến bệnh tật, báo cáo IPCC cho biết đến khoảng năm 2050, “biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và chủ yếu là làm trầm trọng thêm vấn đề sức khỏe đã tồn tại” và sau đó, nó sẽ làm cho vấn đề này trở nên tồi tệ hơn.
Nếu lượng khí thải CO2 từ việc đốt than, dầu và khí đốt tiếp tục xu hướng hiện nay, “|sự kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm cao ở một số khu vực trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của con người, trong đó có nuôi trồng  thực phẩm và làm việc ngoài trời”.
Các nhà khoa học ước tính kinh tế thế giới có thể vẫn tiếp tục phát triển, nhưng một khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm khoảng 1,5 độ C so với mức hiện nay, nó có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế từ 0,2 đến 2% tổng thu nhập của toàn thế giới.
Một trong những phần gây nhiều tranh cãi của báo cáo IPCC liên quan đến biến đổi khí hậu và chiến tranh. Báo cáo viết: “Biến đổi khí hậu gián tiếp làm tăng thêm rủi ro của xung đột bạo lực, dưới các hình thức: chiến tranh, xung đột bạo lực giữa các nhóm người và các cuộc biểu tình bạo lực… bằng cách làm trầm trọng thêm các nguyên nhân gây ra những cuộc xung đột như nghèo đói và các cú sốc kinh tế”.
Bản tóm tắt báo cáo IPCC điểm qua tác động của biến đổi khí hậu đối với từng châu lục, những rủi ro và cách thức mà các quốc gia có thể thích ứng.
Đối với Bắc Mỹ, những rủi ro lớn nhất trong thời gian dài là từ nạn cháy rừng, nắng nóng và lũ lụt. Nắng nóng, lũ lụt và hạn hán là rủi ro lớn nhất đối với Châu Âu, Nam Mỹ và Châu Á. Nam Mỹ và Châu Á còn phải đối phó với tình trạng thiếu thực phẩm liên quan đến hạn hán. Châu Phi còn đối mặt với nhiều rủi ro hơn, đặc biệt nạn đói và bệnh tật. Australia và New Zealand có nguy cơ mất đi hệ sinh thái san hô và các đảo quốc nhỏ trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương có nguy cơ bị tràn ngập do mực nước biển dâng cao.
Tuy nhiên, nhà khí hậu học Chris Field chỉ ra rằng các nước trên thế giới có thể giảm bớt một số tác hại thông qua việc giảm lượng khí thải nhiên liệu hóa thạch và tạo ra các hệ thống đối phó với những thay đổi do biến đổi khí hậu gây ra. 
Minh Đức (theo AP)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang bị bắt?

ĐSPL) – Quyết định bắt giữ nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang cho thấy quyết tâm chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo tin tức từ Tân Hoa Xã, quyết định khai trừ đảng đối với ông Chu Vĩnh Khang, 72 tuổi, được đưa ra tại "một cuộc họp vào ngày 5/12 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc". 
Ông Chu nguyên là ủy viên thường vụ Bộ Chính trí, bộ trưởng Bộ Công an và từng được coi là một trong những người quyền lực nhất Trung Quốc.
Vì sao cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang bị bắt? - Ảnh 1

Ông Chu Vĩnh Khang khi còn đương chức.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc đã quyết định chính thức bắt giữ và tiến hành lập án điều tra các hành vi phạm pháp với ông Chu.
Quyết định điều tra trong đảng với Chu được công bố từ hồi tháng 7. Thông báo bắt giữ và chuyển sang cơ quan tư pháp được cho là bước đệm để tiến hành tố tụng hình sự.
"Các cuộc điều tra cho thấy ông Chu vi phạm nghiêm trọng về chính trị, tổ chức kỷ luật và bí mật của đảng", Tân Hoa xã cho biết. "Ông đã lợi dụng quyền hạn để trục lợi cho những người khác, nhận những khoản hối lộ lớn cho bản thân và gia đình".
Ngoài ra, ông Chu còn bị cáo buộc ngoại tình “với một số phụ nữ” và dùng quyền lực để đổi tình, tiền.
Chu Vĩnh Khang là ai?
Trước khi bước lên đỉnh cao quyền lực, Chu Vĩnh Khang từng là người đứng đầu ngành dầu khí Trung Quốc trong suốt 30 năm, rồi được thăng chức bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên (2000-2002) và bộ trưởng Công an (2002-2007). Năm 2007, Chu được bầu vào thường vụ Bộ Chính trị, quản lý các vấn đề An ninh và tư pháp.
Vì sao cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang bị bắt? - Ảnh 2

Ông Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai.

Ông Chu Vĩnh Khang là đồng minh thân cận của “ngôi sao đang lên một thời” Bạc Hy Lai, người đã bị tuyên án tù chung thân năm ngoái. Vốn là một thành viên của Thường vụ Bộ Chính trị, quyết định điều tra ông Chu Vĩnh Khang mang tính biểu tượng rất cao.
Chu Vĩnh Khang bị cáo buộc “vi phạm kỷ luật đảng nghiêm trọng”. Việc điều tra ông Chu đã phá vỡ điều kiêng kỵ “bất thành văn” là các cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc không bao giờ bị truy tố.
Ông Chu lên nắm chức lãnh đạo ngành an ninh với sự tiến cử của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiền nhiệm Giang Trạch Dân. Đây là một chức vụ quan trọng, do ông Chu nắm trong tay các nguồn thông tin, các phương tiện trấn áp và chính điều đó đã trở thành mối đe dọa đối với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chu Vĩnh Khang vốn là ông chủ ngành công nghiệp dầu hỏa. Vụ triệt hạ ông Chu đưa ra một thông điệp cảnh cáo với các nhóm lợi ích rằng ngành công nghiệp này vẫn phải nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Ông Chu Vĩnh Khang có quyền lực bao trùm, nhưng không lại phải là “hoàng tử đỏ”.
Tờ Le Figaro phân tích chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của Chủ tịch Tập Cận Bình là một công cụ để lấy lòng dân, đồng thời làm suy yếu đối thủ tiềm tàng.
Vì sao cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang bị bắt? - Ảnh 3

Ông Chu Vĩnh Khang và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Giới phân tích cho rằng nếu như Chu Vĩnh Khang bị đưa ra xét xử, có thể sẽ tồn tại nguy cơ tiết lộ những chi tiết làm tổn hại đến hình tượng và uy tín của đảng cầm quyền. 
"Chu Vĩnh Khang là một bài học phản diện", chuyên gia về Trung Quốc Joseph Fewsmith thuộc Đại học Boston cho biết. Nhưng chuyên gia cũng cho rằng việc thanh lọc các quan tham ở diện rộng không phải là cách làm chống tham nhũng lâu dài. 
Ngoài ra, Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung Quốc cũng khẳng định: “Hành động của ông Chu Vĩnh Khang là hoàn toàn đi người lại với bản chất và sứ mệnh của Đảng. Điều này đã làm tổn hại hình ảnh của Đảng và có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”.
Giới luật sư Trung Quốc cho rằng Chu Vĩnh Khang phải chịu trách nhiệm rất lớn cho sự yếu kém của nền tư pháp nước này, với chính sách duy trì ổn định bằng mọi giá. 
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tham nhũng là một vấn nạn của Trung Quốc và có thể đe dọa đến sự tồn vong của Đảng.
Đăng Nguyễn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quốc gia nào thông minh nhất thế giới?

Phương Thảo

.

Khái niệm thông minh ở đây không đề cập đến chỉ số IQ của người dân, chất lượng giáo dục tổng thể. Tiêu chí để xếp hạng thông minh ở đây là thành tựu, phát minh của quốc gia đó đóng góp cho nhân loại và cụ thể là số giải Nobel của quốc gia đó.
Tin liên quan

Quốc gia nào có nhiều người phẫu thuật thẩm mĩ nhất?

10 quốc gia có nhiều phụ nữ đẹp nhất

10 quốc gia có tỷ lệ tự sát cao nhất

Những ‘vương quốc tự lập’ siêu nhỏ trên thế giới

Những điều luật lạ đời trên thế giới


Dựa trên số giải Nobel đã được trao, trang The Richest đã tổng kết 10 quốc gia thông minh nhất.



Giải Nobel cao quý là tiêu chí xếp hạng các quốc gia thông minh nhất.

Cho đến thời điểm này, chỉ có 876 cá nhân đã từng nhận giải Nobel tương đương với khoảng 1,2 triệu tiền thưởng (năm 2012). Vậy quốc gia nào có nhiều người được nhận giải Nobel nhất?

Dưới đây là danh sách 10 quốc gia thông minh nhất thế giới.



10. Italy – 20 giải

Michelangelo, Galileo, Machiavelli, Leonardo da Vinci là những thiên tài vĩ đại nhất của mọi thời đại. Tuy nhiên họ qua đời trước khi giải Nobel ra đời. Dẫu vậy, nước Ý vẫn vinh dự sở hữu tới 20 giải Nobel với những cái tên như Guglielmo Marconi và Enrico Fermi đã đoạt giải Nobel vật lý cho phát minh về bom nguyên tử.

Riêng Fermi có một nguyên tố trong bảng tuần hoàn mang tên ông (nguyên tố thứ 100).

9. Áo – 21 giải

Mặc dù chỉ xếp thứ 9 về số lượng giải Nobel nhưng quốc gia này sở hữu tới 7 giải Nobel cao nhất. Đóng góp này là nhờ những nhà khoa học nổi tiếng như Erwin Schrodinger và Friedrich Hayek với phát hiện về tiền và nền kinh tế, giúp châu Âu cải tổ nền kinh tế những năm 1970.

8. Canada – 22 giải

Phát minh insulin cứu giúp hàng triệu người bị tiểu đường là của người hùng Canada Sir Frederick Banting vào năm 1921. Ông cũng là một trong những người trẻ nhất từng nhận giải thưởng Y học cao quý này.

Lester B.Pearson – Thủ tướng thứ 14 của Canada đã từng nhận giải Nobel hòa bình vào năm 1957 khi giúp đỡ Liên Hiệp Quốc giải quyết khủng hoảng kênh đào Suez. Sự thông minh của người Canada nằm ở lòng nhân từ và sự khéo léo của họ.

7. Nga – 23 giải

Không kể đến Dostoyevsky và Pushkin – 2 nhà văn lớn nhất của nước Nga chắc chắn sẽ đoạt giải Nobel nếu họ sống ở thế kỷ 19, nước Nga vẫn tự hào là quốc gia sở hữu những thành tựu văn học lớn nhất của nhân loại.

Nhà sử học Aleksandr Solzhenitsyn người Nga đã vinh dự nhận giải Nobel khi viết lại bộ lịch sử hoành tráng của dân tộc. Nước Nga cũng đi tiên phong trong ngành điện tử, lượng tử, bức xạ điện từ, chất bán dẫn cùng nhiều phát minh vĩ đại khác (hơn một nửa giải Nobel của nước Nga thuộc lĩnh vực Vật lý).

6. Thụy Sĩ – 25 giải

Thụy Sĩ là quốc gia có tỷ lệ giải Nobel trên tổng dân số cao nhất thế giới, đánh bật Nga và Canada. Nhà khoa học vĩ đại nhất của Thụy Sĩ là Einstein. Mặc dù ông sinh ra tại Đức nhưng phần lớn cuộc đời ông sinh sống tại Thụy Sĩ, hưởng nền giáo dục của Thụy Sĩ.



Nhà vật lý hóa học vĩ đại Einstein là người Thụy Sĩ.

Hội chữ Thập đỏ thành lập tại Thụy Sĩ đã ba lần giành giải Nobel.

5. Thụy Điển – 29 giải

Không ngạc nhiên khi Thụy Điển lọt danh sách này. Đây là quê hương của Alfred Nobel. Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển là cái nôi sản sinh ra những nhà khoa học đạt giải Nobel. Những nhà khoa học nổi bật là Hannes Alfven với phát hiện về từ trường của Trái Đất, Svante Arrhenius người sáng lập ngành lý hóa và từng là Giám đốc Viện Nobel tới tận khi ông qua đời.

4. Pháp – 59 giải

Người Pháp có rất nhiều giải thưởng Nobel trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau: nghệ thuật, triết học, văn học, … Nước Pháp có tới 59 giải Nobel trong đó có thiên tài thời trang Jean Paul Sartre đã từng từ chối nhận giải Nobel năm 1964 vì không muốn công việc của mình bị thể chế hóa.

Marie Cuire là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất giành giải Nobel trên hai lĩnh vực là Vật lý (năm 1903 và Hóa học năm 1911.

3. Đức – 104 giải



Henry Kissinger

Người Đức luôn khiến cả thế giới nể phục trước trình độ cơ khí. Các nhà khoa học người Đức tiêu biểu là Max Planck, người chiến thắng vào năm 1918; Milton Friedman – người có ý tưởng thực tế cải thiện chính sách kinh tế châu Âu năm 80 và Henry Kissinger, người đã giành được giải thưởng Hòa bình khi thuyết phục người Mỹ rút quân khỏi Việt Nam.

2. Anh – 121 giải

Hầu như năm nào người Anh cũng có một giải Nobel thuộc lĩnh vực nào đó. Các nhà văn như Rudyard Kipling, Bertrand Russell, William Golding và VS Naipaul đã đõng góp những thành tựu văn học vượt trội cho nước Anh.

Thủ tướng huyền thoại Winston Churchill đã từng giành giải Nobel văn học và lịch sử và Peter Higgs đã từng giành giải Nobel vật lý hiện đại. Ronal Ross đã giúp nhân loại thoát khỏi bệnh sốt rét.

1. Mỹ – 356 giải

Mỹ nắm giữ một phần ba số giải Nobel đã được trao. Không một ai có thể phủ nhận đóng góp của người Mỹ với nhân loại.

Martin Luther King Jr đã giành giải Nobel khi đòi quyền lợi cho công dân, Sinclair Lewis và Ernest Hemingway; Richard Feynman, cha đẻ của điện động lực học lượng tử, Francis Crick và James Watson phát hiện ra DNA là những phát minh vĩ đại nhất của người Mỹ đóng góp cho nhân loại.

———

http://www.giadinhonline.vn/quoc-gia-nao-thong-minh-nhat-the-gioi-d28223.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hà Nội ngày trở gió



Hà Nội vào một chiều giá rét
Bỗng nghe tin như tiếng sét ngang trời
Nguyễn Quang Lập bị bắt!
(Trong khi chưa kịp bớt xót xa vì tin mệ Hân quê bọ
Tám bốn tuổi rồi vẫn phải ngồi bán chuối gom tiền hiện đại hóa nông thôn)
Dù mình chưa bao giờ gặp mặt
Chỉ biết tên ông là người viết lừng danh
Cũng cảm thấy máu ngừng nhanh trong mạch
Ai dám khẳng định mình chọn tương lai cho mình giỏi nhất?
Kết cục nào cho người viết hôm nay?
Tâm trí cuồng quay
Mặc dù không uống rượu
Hà Nội ơi, sông Hồng như máu chảy…
Loang về đâu để dấu ấn mơ hồ?

Chũm 6/12/2014

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dấu hiệu của căn bệnh xã hội "Khùng và ngu tập thể" hay tâm lý "Hỗn loạn bầy đàn"?

Ném đá trên mạng thành "phong trào"


Nhịp sống trẻ Diễn đàn “Đâu rồi, chuyện tử tế?”

05/12/2014 12:07 GMT+7




TT - Dựa trên thực tế hành xử hiện nay trong một bộ phận người trẻ: cái chưa đẹp, thậm chí cái xấu trở nên phổ biến, điều tử tế thành hiếm hoi, đôi khi làm việc tốt lại hóa lố bịch giữa cộng đồng... 
Xe buýt tông ngã người phụ nữ chạy xe máy nhưng tài xế không dừng lại mà thản nhiên cho xe chạy tiếp - Ảnh: Thuận Thắng

* Ảnh góc trái: Nhiều người vô tư bỏ rác ngay dưới bảng cấm bỏ rác tạihẻm 155 Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM 
* Nhiều phụ huynh dựng xe ngay dưới đường đón con gây kẹt xe trên đường Tân Hòa Đông, Q.6, TP.HCM - Ảnh: Quang Định - Hữu Khoa
Phải chăng chúng ta đang trở nên hung hăng? Câu trả lời lắm khi nằm ngay trên màn hình máy tính mỗi lần mở mạng.
Không khó để điểm lại một số sự vụ ăn nhiều gạch đá của cộng đồng mạng thời gian gần đây như sự nổi lên của “ca sĩ nhà vườn” Lệ Rơi, phát ngôn gây sốc của Kenny Sang, Sơn Tùng M-TP ra ca khúc mới...

Ai cũng ném, việc gì cũng ném!
* Thiếu ý thức là bệnh trầm kha 
Đừng vội đổ thừa việc cư xử thiếu tử tế với nhau là do trình độ dân trí thấp, nhận thức còn hạn chế... khi nhiều người học thức đầy mình, nào là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ... nhưng cư xử không khác gì kẻ vô học. Thiếu ý thức đang là căn bệnh trầm kha. Đã đến lúc nhà nước phải ban hành luật, chế tài nghiêm khắc về hành vi, ý thức, cách cư xử nơi công cộng, thẳng tay trừng trị những người vi phạm để lấy đó làm gương.
(lanthanhmt@...)
* Đã thành cái lệ xấu!
Giành giật nhau mà sống đã thành cái lệ xấu của người dân mình. Tôi đi máy bay hay mua vé ở rạp phim lúc nào cũng gặp cảnh giành giật, chen lấn. Đáng buồn là giới trẻ, vốn cuộc sống đã đầy đủ hơn những thế hệ cha ông rất nhiều, ăn mặc bảnh bao gấp bội lần nhưng cách hành xử thì ngày càng tệ. Họ sẵn sàng chen ngang, lấn người khác mà nhìn mặt cứ tỉnh bơ như chẳng có gì xảy ra. Tôi có đứa cháu nhỏ dắt theo đi xem phim phải luôn nhắc nó rằng: “Kệ họ, mình là người có giáo dục, không cần phải làm thế”.
(hutieuxao@...)
* Phải sửa gấp, không thì xấu hổ với “hàng xóm” lắm!
Việt Nam ta đang trong quá trình hội nhập với thế giới, tôi đề nghị nên hội nhập văn hóa xếp hàng, không xả rác, không ăn to nói lớn nơi công cộng... của các nước văn minh khác. Nhà nước cần đặc biệt quan tâm việc này để tăng uy danh cho quốc gia. Đài truyền hình nên tổ chức các chương trình tuyên truyền ngắn gọn, có hiệu quả cho nếp sống văn hóa để ta bớt xấu hổ với các nước hàng xóm láng giềng...
(phamvbiet_tiepthu@...)
Gõ từ khóa “ném đá”, Google lập tức trả ra 725.000 kết quả với đủ loại tiêu đề buồn cười. “Sao nam Việt bị ném đá vì nữ tính quá đà”, “Vì sao T. làm gì cũng bị ném đá?”, “Sao Việt nào bị ném đá nhiều nhất tuần?”, “Tâm sự của một ông bố bị ném đá vì quá chăm con”...
Có thể thấy nhất cử nhất động của bất cứ người nào, dù nổi tiếng hay chưa, khi đưa lên mạng đều dễ dàng, nhanh chóng trở thành đối tượng bị “ném đá”.
Và diễn tiến tiếp theo là xuất hiện những thành phần... ném đá lại những người ném đá! Một hòn đá ném đi có thể có hàng chục, thậm chí hàng trăm hòn đá khác ném lại.
Không thể dẫn lại một lời bình luận nào ở những đề tài thu hút nhiều gạch đá vì tất cả đều đặc nghẹt những từ ngữ thô tục nhất mà người chơi Facebook có thể nghĩ ra để ném vào nhau.
“Sao chuyện gì dân mạng cũng có thể chửi um lên được!” là cảm thán của bạn Cẩm Sinh (sinh viên năm 1 Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM).
Sinh cho biết bạn thường xem phim trên trang hay...vn và có thói quen chọn phim bằng cách đọc trước phần bình luận.
Cô bạn than thở: “Cứ đọc được vài bình luận đàng hoàng thì có bình luận chửi phim bị giật, đứng bằng lời lẽ cực kỳ vô văn hóa.
Phim online miễn phí, nhiều người xem một lúc thì đường truyền không ổn là bình thường, nhưng rất nhiều bạn chửi tục, chửi thề khiến nhiều phần bình luận “nát” như một bãi rác!”.
Thử truy cập vào trang này, chọn phim Giải mã mê cung và kéo xuống phần bình luận sẽ bắt gặp những câu chữ chợ búa được đăng bởi các nam thanh nữ tú có ảnh đại diện lung linh: “Phim giật tung l. Con mẹ nó xem phát bực”, “Xóa con mẹ phim này đi”...
Không chỉ ném đá lẻ tẻ, những “anh hùng bàn phím” còn hiệu triệu tụ tập lại để cùng ném hội đồng.
Gõ “Hội những người thích ném đá” vào ô tìm kiếm trên Facebook sẽ hiện ra một danh sách dài dằng dặc có thể kéo xuống mãi.
Một hội có tên “Hội những người thích ném đá vào mặt hồ đang yên ả” tự giới thiệu: “Là một trong những con người của ồn ào, năng nổ. Dễ hùng hổ trước sự im lặng và sống cá biệt của người khác. Và hành động thể hiện là ném đá một cách nhiệt tình”.
Ngoài ra việc tạo tài khoản, tạo trang dễ dàng trên Facebook cũng tạo điều kiện để các hội anti (chống) thành lập và hoạt động rầm rộ.
Bên cạnh các trang anti nhân vật công chúng, trang... anti lại các trang anti nhân vật công chúng, cộng đồng người chơi Facebook còn lập ra các trang chuyên nói xấu, chửi bới một người cụ thể, là thầy cô, là bạn học hoặc là một người nào đó chỉ thấy trên mạng.
Như “Hội những người thích lấy C. Chó ra làm trò đùa” hoặc “Hội những người ghét... lục cặp và chém gió” là những trang công khai để học sinh nói xấu, chế truyện và ảnh hài về một thầy giáo tại Hà Nội.
“Hội những người anti hai con đ. Q. và V. lớp 8A3”... lại là nơi học sinh của ngôi trường này tụ tập cạnh khóe, xúc phạm hai nạn nhân vì những lý do “hai em ý cũng đòi làm văn nghệ làm xấu mặt trường, hát đ. ai nghe, như chó rống”, hoặc “đã xấu còn trông bẩn bẩn”, hoặc chẳng vì lý do nào cả!
Không những trên Facebook, từ ngày có phong trào ném đá, các diễn đàn dành cho giới trẻ cũng sôi nổi những chủ đề chuyên mắng mỏ, mạt sát nhau. Đây cũng là những chủ đề hút nhiều lượt xem và bình luận nhất.
Trên trang vozforums.com, tiêu đề “Mới chửi nhau với con điên trên fb kỳ thị vùng miền” hút tới 47.003 lượt xem và trên 500 bình luận. Mọi việc chỉ bắt nguồn từ việc “chủ thớt” (người nêu chủ đề) chửi nhau với một bạn nữ vì lý do bạn đó chê một khu ăn uống “bán mắc, dở, với ở đây người Bắc bán không à, khó chịu lắm, mình không thích”.
Cho rằng bạn nữ nọ phân biệt vùng miền, bạn nam có biệt danh unicorn9x đã có màn đấu khẩu kịch liệt.
Sau khi bị “đối thủ” khóa Facebook, anh chàng chưa hả giận nên lên diễn đàn, lập topic để... chửi tiếp. Tuy nhiên, ngược với dự tính tìm đồng minh ban đầu, anh bạn lại hứng số gạch đá từ các thành viên diễn đàn vì lý do “tính đàn bà”, “trẻ trâu” kéo dài suốt 13 trang!

Rác mà các bạn trẻ bỏ lại sau khi kết thúc live show của ca sĩ Mỹ Tâm tại sân vận động Quân khu 7, TP.HCM  tối 10-11 - Ảnh: Quang Định
Rác mà các bạn trẻ bỏ lại sau khi kết thúc live show của ca sĩ Mỹ Tâm tại sân vận động Quân khu 7, TP.HCM tối 10-11 - Ảnh: Quang Định
Tự đồng hóa với cái xấu
Từ “ném đá” ban đầu chỉ xuất hiện như một cách để cộng đồng mạng phản ứng với những người, những việc chướng tai gai mắt, đến nay ném đá đã trở thành trào lưu, thậm chí là thú vui. Chưa hết, thế giới ảo còn sản sinh một thú vui khác là... hóng người khác bị ném đá.
Một người chơi Facebook thừa nhận sở thích hiện tại của bạn là mỗi ngày vào trang cá nhân của Kenny Sang đọc bình luận, xem ảnh chế của cộng đồng mạng dành cho anh chàng.
“Những bình luận, hình ảnh rất tục tĩu nhưng rất mắc cười. Mình thích đọc bài đăng của Kenny Sang một thì thích phần bình luận mười”, anh bạn vô tư chia sẻ. Không ít bạn trẻ có cùng cảm giác hứng thú khi quan sát cách một người bị “cho lên thớt”, thể hiện ở một bình luận chửi luôn có mấy trăm lượt like!
Chỉ một số ít cảm thấy quá đáng và kêu gọi dừng lại. Số ít này nếu không may sẽ tiếp tục nhận lại những lời lẽ thô tục, vô văn hóa vì “tội” xuất hiện giữa cơn bão đá.
Bên cạnh số đông “chửi cho vui”, với nhiều người khác việc miệt thị một người là... cần thiết! “Chỉ có xác chết mới im lặng”, một sinh viên đăng trên trang confession trường mình phân trần cho việc một nhóm sinh viên không tiếc lời chửi bới ban giám hiệu nhà trường vì những quy định cắt giảm điện trong thời gian gần đây.
Bạn cho rằng cái xấu cần được lên án để bị bài trừ và xem “phím chiến” cũng là một hình thức đấu tranh. Tuy nhiên, các bạn không nhận ra rằng chính những lời nói, câu chữ, hành vi kém văn hóa, hung hăng không điểm dừng cũng đang biến chính mình thành kẻ xấu.
Từ bức xúc với cái xấu, nhiều người đã vô tình tự đồng hóa mình với cái xấu. Có lẽ vì vậy mà thế giới ảo tạo cảm giác sự ý nhị, tử tế héo úa dần trong khi tính thô bạo, hung dữ, thậm chí độc ác không ngừng sinh sôi.

Nhịp sống trẻ mở diễn đàn“Đâu rồi, chuyện tử tế?”, đón nhận ý kiến nhiều chiều của bạn đọc về chuyện cư xử giữa người và người hiện nay nhằm hướng tới việc xây dựng thói quen ứng xử có văn hóa, đậm chất nhân văn cho giới trẻ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin thêm từ BLG "NGƯỜI ĐỒNG BẰNG":

Nguyễn Quang Lập chủ blog Quê Choa bị bắt

 Nguồn: Mps.gov.vn

RẤT NÓNG: CHỦ BLOG QUÊ CHOA BỊ NHẬP KHO

Thứ Bảy, ngày 06 tháng 12 năm 2014
Mẹ Đốp
Thông tin về Nhà văn Nguyễn Quang Lập - Chủ Blog Quê Choa" bị Cơ quan An ninh Điều tra Công an TP Hồ Chí Minh bắt lúc 14h chiều hôm nay (Thứ 7) với tội danh theo điều 258 - Bộ Luật Hình sự (Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân). 

Cho đến thời điểm hiện tại, Công an TP Hồ Chí Minh, cơ quan được cho đã thực hiện Lệnh khám xét vào lúc 09h và thực hiện lệnh bắt phục vụ điều tra lúc 14h chiều nay. Tuy nhiên, nguồn tin này đã được xác nhận từ những người thân, người bạn của Nguyễn Quang Lập. 
Đầu tiên là từ FB Nguyễn Quang Vinh (em trai của Nguyễn Quang Lập): "Nhà văn Nguyễn Quang Lập (anh trai tôi), chủ trang Blog Quê Choa bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt lúc 14g hôm nay, thứ 7, theo điều 258 Bộ luật hình sự. Những thông tin khác thông báo sau". 

Từ FB Trương Huy San: "Nguyễn Quang Lập vừa bị ANĐT đưa đi lúc 2:00 hôm nay, 6-12-2014; cuộc khám xét bắt đầu lúc 9:00 sáng nay". 

Blog Tu Zo, trong bài viết "QUÁ SỐC: NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG LẬP CHỦ BLOG QUÊ CHOA BỊ BẮT" đã thông tin đầy đủ như sau: "Nguồn tin từ nhà báo Trương Huy San cho biết, nhà văn Nguyễn Quang Lập, chủ blog Quê Choa vừa bị bắt sáng nay.Trên Facebook của mình, nhà báo Trương Huy San, một trong những người bạn thân của nhà văn Nguyễn Quang Lập đã viết: Nguyễn Quang Lập vừa bị ANĐT đưa đi lúc 2:00 hôm nay, 6-12-2014; cuộc khám xét bắt đầu lúc 9:00 sáng nay. Kèm theo bức ảnh chụp phòng làm việc của nhà văn Nguyễn Quang Lập tại nhà riêng 

Bức ảnh cho thấy, máy tính của nhà văn đã bị lấy đi khỏi bàn làm việc.

FB Trương Huy San đưa tiếp: AN chỉ mang đi máy tính, và một số bài viết, đoạn chat... in ra; họ để lại Hệ Thống Xã Hội Chủ Nghĩa của Kornai Janos và Bài Thơ Của Một Người Yêu Nước Mình của Trần Vàng Sao. Chưa thấy lệnh khởi tố, vợ anh, chị Hồ Thị Hồng nói: "Anh Nguyễn Quang Lập dặn, yên tâm, nếu sau 9 ngày không thấy về thì chắc khoảng 3 năm".

Rõ ràng, sau khi chủ Blog Người Lót Gạch - Hồng Lê Thọ bị bắt, việc Cơ quan An ninh điều tra bắt Nguyễn Quang Lập là chuyện được dự báo từ lâu. Nhân đây xin nhắc lại một số bài viết trên từng dự báo về cái sự thể ngày hôm nay:
.....
Trích từ: Molang0205

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự ngạo mạn của kẻ hèn


Op-Economica
Kể ra thoạt nghe thì cũng thấy vô lý. Kẻ hèn làm sao có thể ngạo mạn. Nhưng cuộc sống vốn dĩ phức tạp và nhiều mâu thuẫn, nên việc kẻ hèn có tí quyền ngạo mạn cũng khả dĩ đấy chứ.
Hắc Lào, Ghẻ Tầu, Viêm Não Nhật… là những thứ hồi xưa gây cười với nghĩa mấy thứ bệnh đó phải mang tên “ngoại quốc” chứ quyết không thể “của ta” được. Tiếng cười tủm tỉm trong lòng này, nghe cũng ngạo nghễ ra phết. Mỗi tội sự ngạo nghễ đó dường như chỉ là của kẻ hèn.
cowardlyChuyện Aziz Nesil cũng có đả động đến từ lâu rồi. Khía cạnh văn hóa này của Thổ Nhĩ Kỳ khá giống Việt Nam. “Ba tao mới là giỏi nhất…” và “Mọi thằng sếp đều dốt nát” chỉ có điều không hiểu vì sao mà toàn bộ bọn sếp dốt nát đó đều đang trả lương cho những bộ óc thiên tài “chúng ta.”
Nhưng tư duy này ở các nước văn minh rất khác. Lâu lâu rồi tôi nghe có nhà vi trùng học tìm được loại vi trùng hiếm, và lấy tên người thân đặt cho vi trùng đó.
Điều này không thể xảy ra ở VN vì thế là “làm hỏng mặt mũi”. Quý hóa lắm thì cũng không thể gọi Gà Nguyễn, Bọ Hung Trần hay Rệp Lê được.
Một góc khác của “sự ngạo mạn” dành riêng cho kẻ hèn này là việc thường cố bám víu vào “tính đặc thù” “tính riêng biệt” như một phương tiện để trốn tránh cạnh tranh.
Thú vui của kẻ hèn là nấp trong một xó, nhìn sai lầm của kẻ khác, cười đắc chí và luận rằng “đặc thù” của mình (trốn kỹ) giúp mình né được tổn thất do sai lầm.
Sự đương đầu—theo cách hiểu của họ—là thứ dành cho kẻ khác, những kẻ “trí khôn có vấn đề”.
Chỉ cần quan sát nửa giờ đồng hồ trên các trang báo điện tử là có thể liệt kê muôn hình vạn trạng của hiện tượng này… Có vẻ như đây là một kích thước văn hóa tồn tại đã lâu, và sẽ còn tiếp tục tồn tại rất lâu nữa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang